Chọn hàng ngon đón sóng tháng 8/2021 $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 02/08/2021.

4683 người đang online, trong đó có 548 thành viên. 21:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 172405 lượt đọc và 754 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Mã nào cũng ngon mỗi tội ko mua hết dc, bạn chọn mỗi dòng 1 mà thì quá là cô đặc :drm@};-
    SongThanCK2015xgameno1 thích bài này.
  2. BeaSky

    BeaSky Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/08/2020
    Đã được thích:
    2.462
    Đẩy lên cho các cụ Show hàng:bz:bz:bz
    BigDady1516 thích bài này.
  3. dautudichthuc

    dautudichthuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    6.106
    dig về nhiêu mua được bác chủ
    BigDady1516 thích bài này.
  4. alisson36

    alisson36 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2020
    Đã được thích:
    871
    Múc TNG + TCB cực ổn nhé bro.

    Bổ sung TCB nhé
    BigDady1516 thích bài này.
  5. sdonline

    sdonline Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/07/2016
    Đã được thích:
    5.246
    TNG-TDT-HSG-NKG-VCI-SBT-LSS-PVS-GMD múc mạnh cho tôi!
    BigDady1516 thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Cổ phiếu cảng biển - vận tải biển đồng loạt tăng mạnh ngày 2/8, nhiều mã kịch trần

    [​IMG]

    Kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp cảng biển - vận tải biển tiếp tục khởi sắc.

    Cổ phiếu các doanh nghiệp cảng biển và vận tải biển đồng loạt tăng mạnh trong phiên giao dịch hôm nay (2/8).

    Bốn cổ phiếu đã tăng kịch trần gồm: MVN (Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam) 14,9%, HAH (CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An) 6,9%, VOS (CTCP Vận tải biển Việt Nam) 6,9% và DVP (CTCP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ) 6,8%.

    [​IMG]

    Nhiều cổ phiếu doanh nghiệp khác cũng tăng với biên độ lớn như: TCL (Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng) tăng 4,8%, SGP (CTCP Cảng Sài Gòn) tăng 3,8%, PHP (Cảng Hải Phòng) tăng 3,5%, PVT (PV Trans) tăng 3,2%...

    Các doanh nghiệp cảng biển và vận tải biển đã công bố kết quả kinh doanh quý 2 tăng trưởng hai đến ba chữ số. Trong đó, lợi nhuận trước thuế của MVN đạt 839 tỷ đồng, tăng 226%; của HAH đạt 116 tỷ đồng, tăng 154%; hay SGP đạt 165 tỷ đồng, tăng 89%...

    Các doanh nghiệp này có kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm thăng hoa trong bối cảnh lượng hàng hoá luân chuyển qua các cảng gia tăng, đồng thời giá cước vận tải ở mức tốt.

    [​IMG]

    Giá nhiều cổ phiếu vận tải biển – cảng biển đã tăng nhanh trong nhiều phiên giao dịch gần đây cùng khối lượng giao dịch. Đáng chú ý nhất phải kể đến trường hợp HAH khi cổ phiếu này đã tăng không nghỉ từ cuối tháng Năm, trước thời điểm công bố kết quả kinh doanh. Hiện mức tăng đã là hơn 81%, cổ phiếu đóng cửa phiên giao dịch 2/8 ở mức 47.200 đồng mỗi đơn vị. Hay như GMD cũng đã tăng trưởng trong hơn hai tuần gần đây, đạt hiệu suất hơn 20%...
    SongThanCK2015xgameno1 thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    PLX: Eneos Corporation đăng ký mua 8 triệu cổ phiếu Petrolimex

    Nhóm cổ đông đến từ Nhật Bản đăng ký mua thêm cổ phiếu tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã chứng khoán PLX - sàn HOSE).


    [​IMG]

    Cụ thể, Eneos Corporation đăng ký mua 8 triệu cổ phiếu PLX để nâng sở hữu từ 4,87% lên 5,49% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 6/8 đến 3/9.

    Ngoài ra, tổ chức liên quan là Công ty TNHH Eneos Việt Nam cũng đang sở hữu 8% vốn điều lệ tại PLX.

    Trong quý II/2021, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 46.588,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.513,7 tỷ đồng, lần lượt tăng 74,4% và 35,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận giảm từ 10,2% về chỉ còn 8,9%.

    Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 52,1% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 1.422,4 tỷ đồng lên 4.154,2 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng 18,9% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 389,6 tỷ đồng lên 2.452 tỷ đồng; lợi nhuận khác giảm 100,23 tỷ đồng về âm 0,33 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

    Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 84.835,8 tỷ đồng, tăng 30,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 2.249,9 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 692,5 tỷ đồng.

    Trong năm 2021, doanh nghiệp dự kiến doanh thu là 135.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 3.360 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 9,1% và 140,2% so với thực hiện trong năm 2020. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 2.741,3 tỷ đồng, PLX đã hoàn thành được 81,6% kế hoạch lợi nhuận năm.

    Đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/8, cổ phiếu PLX tăng 200 đồng lên 51.500 đồng/cổ phiếu.
    SongThanCK2015xgameno1 thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Bầu Thụy và Thaiholdings đang sở hữu bao nhiêu tại LienVietPostBank?


    Trong các lãnh đạo của LienVietPostBank, bầu Thụy đang sở hữu nhiều cổ phiếu LPB nhất...

    [​IMG]

    Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty CP Thaiholdings (THD), cuối tháng 6, tập đoàn đang đầu tư vào các cổ phiếu LPB, MSN, HUT, CTG, MBB. Trong đó cổ phiếu LPB chiếm tỷ trọng lớn nhất. Giá gốc cổ phiếu LPB mà Thaiholdings nắm giữ đạt hơn 1.150 tỷ đồng, giá trị hợp lý là 1.243 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021 Thaiholdings

    Trong khi đó, báo cáo tài chính riêng lẻ cho thấy tập đoàn mẹ đang nắm giữ số cổ phiếu LPB có giá gốc 482 tỷ đồng, giá hợp lý 512 tỷ đồng.

    Như vậy, số cổ phiếu LPB có giá trị khoảng 668 tỷ đồng còn lại do các công ty con của Thaiholdings nắm giữ.



    [​IMG]

    BCTC riêng lẻ quý II/2021 của Thaiholdings

    Trước đó, theo công bố của Thaiholdings, công ty này chỉ mua 20 triệu cổ phiếu LPB từ ngày 29/6 đến 5/7/2021. Trước giao dịch, Thaiholdings không sở hữu cổ phiếu LPB nào.

    Trong thời gian Thaiholdings mua vào, giá cổ phiếu LPB dao động quanh mức 30.000 đồng/cp. Theo mức giá này, Thaiholdings chỉ phải bỏ ra quanh mức 600 tỷ đồng để thực hiện giao dịch. Vì giao dịch kết thúc vào ngày 5/7 trong khi BCTC chốt đến ngày 30/6 nên giá trị khoản đầu tư 482 tỷ đồng có thể chưa phản ánh hết giá trị 20 triệu cổ phiếu LPB mà Thaiholdings đã mua.

    Quay lại với báo cáo tài chính hợp nhất của Thaiholdings, giá trị hợp lý của khoản đầu tư cổ phiếu LPB được xác định theo giá đóng cửa ngày 30/6 (29.950 đồng/cp) là 1.244 tỷ đồng. Theo đó, ước tính số cổ phiếu LPB do Thaiholdings và công ty con sở hữu là khoảng 41,5 triệu cp.

    Thaiholdings là công ty có liên quan mật thiết với ông Nguyễn Đức Thụy (Phó Chủ tịch HĐQT LPB). Ông Thụy là người sáng lập Thaiholdings, mặc dù không còn chức vụ gì nhưng ông đang sở hữu tới 24,55% cổ phần tại đây.

    Nhiều khả năng do ông Thụy không giữ chức vụ gì tại công ty con của Thaiholdings nên việc các công ty này mua cổ phiếu LPB không phải công bố thông tin. Điều này dẫn tới việc tỷ lệ sở hữu thực tế của Thaiholdings và các công ty con tại LPB cao hơn nhiều so với công bố chỉ 20 triệu cp.

    Hiện ông Nguyễn Đức Thụy sở hữu hơn 30,5 triệu cp LPB. 2 người em trai của ông là Nguyễn Xuân Thuỷ và Nguyễn Văn Thuyết lần lượt sở hữu hơn 1,6 triệu đơn vị và 295 nghìn cp.

    Bầu Thụy cũng là người sở hữu nhiều cổ phiếu LPB nhất trong số những lãnh đạo hiện nay của ngân hàng. Sau ông Thụy là ông Phạm Doãn Sơn (Phó Chủ tịch thường trực HĐQT kiêm TGĐ), sở hữu hơn 20,4 triệu cp LPB.

    Như vậy, số cổ phiếu LPB mà "bầu Thụy", người thân và nhóm Thaiholdings sở hữu có thể lên tới gần 74 triệu đơn vị, chiếm gần 6,9% vốn cổ phần ngân hàng này.

    Đóng cửa ngày 1/8, giá cổ phiếu LPB đứng ở mức 25.000 đồng/cp. Số cổ phiếu LPB mà nhóm Thaiholdings và bầu Thụy nắm giữ có thể có giá trị gần 1.800 tỷ đồng.
    SongThanCK2015xgameno1 thích bài này.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    GEX: Gelex - 6 tháng lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ, tăng 91% cùng kỳ năm trước sau khi hợp nhất Viglacera

    Ngoài ra, hoạt động sản xuất kinh doanh của khối thiết bị điện đạt lợi nhuận tốt hơn so với cùng kỳ 2020.

    [​IMG]

    CTCP Tập đoàn Gelex công bố kết quả kinh doanh hợp nhất giữa niên độ 2021. Theo đó, hầu hết các chỉ số tài chính của Gelex trong quý 2 và nửa đầu năm 2021 đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước chủ yếu đến từ việc sở hữu chi phối tại Tổng công ty Viglacera – CTCP từ quý 2/2021 (hợp nhất báo cáo tài chính) và hoạt động sản xuất kinh doanh của khối thiết bị điện đạt lợi nhuận tốt hơn so với cùng kỳ 2020.

    Cụ thể, doanh thu bán hàng hợp nhất quý này của Gelex đạt hơn 8.740 tỷ đồng, tăng 126% cùng kỳ năm trước, luỹ kế 6 tháng đạt 13.185 tỷ đồng, tăng 78,5%. Trong cơ cấu doanh thu 6 tháng, mảng logistic đã biến mất sau khi công ty thoái vốn khỏi ngành này, thay vào đó là doanh thu bất động sản và vật liệu xây dựng nhờ hợp nhất Viglacera.

    [​IMG]

    Doanh thu của mảng thiết bị điện tăng 59% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu mảng năng lượng (điện, nước) cũng tăng gần 30%

    Doanh thu tài chính quý 2/2021 đạt 311 tỷ đồng giảm nhẹ gần 3% so với cùng kỳ năm trước, luỹ kế 6 tháng đạt 518 tỷ đồng, tăng 42,5%.

    Chi phí tài chính lên tới 421 tỷ đồng, tăng 36,5% cùng kỳ năm trước, luỹ kế 6 tháng chi phí tài chính lên tới 726 tỷ đồng, tăng hơn 34%.

    Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng mạnh so với cùng kỳ 2020. Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 2/2021 của Tập đoàn đạt gần 680 tỷ đồng, tăng 73% cùng kỳ năm trước, luỹ kế 6 tháng doanh thu đạt hơn 1.012 tỷ đồng, tăng hơn 91%.

    [​IMG]

    Lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 2/2021 đạt 521 tỷ đồng, tăng hơn 59% cùng kỳ 2020, luỹ kế 6 tháng đạt 542 tỷ đồng, tăng 54%.

    LNST cổ đông công ty mẹ đạt 288 tỷ đồng, giảm 3% cùng kỳ năm trước, luỹ kế 6 tháng đạt 542 tỷ đồng, tăng hơn 54%.

    Tại thời điểm 30/6/2021, tổng tài sản của Tập đoàn Gelex đạt 47.870 tỷ đồng, tăng hơn 20.700 tỷ so với đầu năm. Tiền và các khoản tương đương tiền đạt gần 3.097 tỷ đồng, gấp đôi số đầu năm, ngoài ra còn có 2.558 tỷ đồng đầu tư trái phiếu. Do hợp nhất Viglacera, tồn kho cuối quý 2 lên tới hơn 10.500 tỷ, gấp đôi số đầu năm. Nợ ngắn hạn của tập đoàn hơn 10.000 tỷ trong đó hơn 1.000 tỷ là trái phiếu dài hạn đến hạn trả, nợ dài hạn 9346 tỷ, tăng mạnh so với số đầu năm.

    [​IMG]

    Các dự án dở dang của tập đoàn, trong đó có nhiều dự án khu công nghiệp
    --- Gộp bài viết, 02/08/2021, Bài cũ: 02/08/2021 ---
    Quanh 24 sợ khó nhưng kiên trì, phiên nay chưa rung lắc nhiều, phiên mai, phiên thứ 4 TT sẽ có rung lắc nhiều @};-
    SongThanCK2015xgameno1 thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Chốt lãi khi cổ phiếu TNG tiếp cận ngưỡng giá 27.0

    CTCK BIDV (BSC)

    Cổ phiếu TNG của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG đang nằm trong xu hướng hồi phục từ vùng đáy 18.0. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.

    Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều cho thấy tín hiệu hồi phục. Đường giá cổ phiếu đã cắt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.

    Nhà đầu tư có thể cân nhắc mở vị thế quanh ngưỡng giá 22.0 và chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng giá 27.0 Cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 20.0.
    SongThanCK2015xgameno1 thích bài này.

Chia sẻ trang này