Chọn hàng ngon đón sóng tháng 8/2021 $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 02/08/2021.

3795 người đang online, trong đó có 356 thành viên. 23:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 172450 lượt đọc và 754 bài trả lời
  1. xgameno1

    xgameno1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    8.043
    Cả thế giới tăng kích vào đầu tư công rồi !
    SongThanCK2015BigDady1516 thích bài này.
  2. buwa2106

    buwa2106 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2007
    Đã được thích:
    1.637
    Bác này đi đâu cũng TVB TVC phản cảm quá
    BigDady1516 thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Tăng tốc giải ngân 290.000 tỷ, giữ vững chất lượng!

    [​IMG]
    6 cơ quan trung ương dậm chân tại điểm xuất phát, tiền cất trong két nhưng chưa thể phân bổ. 2/3 số vốn Thủ tướng Chính phủ giao, tương đương trên 290.000 tỷ đồng cần phải giải ngân trong giai đoạn nước rút...
    Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 7/2021, các bộ, ngành địa phương đã phân bổ gần hết số vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2021 đã được giao. Cụ thể, tổng số vốn đã phân bổ là 465.559,03 tỷ đồng, đạt 100,92% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao (461.300 tỷ đồng).
    Tuy nhiên, tình hình thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/7 mới đạt 169.335,05 tỷ đồng, như vậy, giải ngân vốn kế hoạch năm 2021 mới đạt 36,71% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn gần 4% so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt, tỷ lệ giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài rất thấp, đạt 7,52%, thấp hơn cùng kỳ gần 10%.
    [​IMG]
    Nguồn: Bộ Tài chính.
    "ĐIỂM MẶT" CÁC ĐƠN VỊ CHẬM GIẢI NGÂN
    Ngoại trừ 16.000 tỷ đồng vốn chương trình Mục tiêu quốc gia chưa được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn, tổng kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước là 588.652,19 tỷ đồng, bao gồm 70.677,727 tỷ đồng kế hoạch vốn kéo dài các năm trước sang năm 2021 và 517.974,47 tỷ đồng kế hoạch vốn giao trong năm 2021. Về kế hoạch vốn đã triển khai phân bổ chi tiết, tổng số vốn đã phân bổ là 465.559,03 tỷ đồng, đạt 100,92% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao.
    "Tỷ lệ giải ngân 7 tháng đầu năm 2021 đạt 36,71% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, là thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 ở mức 40,67%. Trong đó, vốn trong nước đạt 40,38% trong khi cùng kỳ đạt 44,05%; vốn nước ngoài đạt 7,52% trong khi cùng kỳ là 17,15%.
    Bộ Tài chính.
    Do một số địa phương giao kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương tăng 56.674,47 tỷ đồng, nên dù đã phân bổ vốn trên 100%, nhưng đến nay, vẫn còn tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 52.415 tỷ đồng, chiếm 11,36% kế hoạch. Có đến 34 bộ và 39 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Một số địa phương có tỷ lệ vốn chưa phân bổ khá cao như: An Giang 43,33%, Cần Thơ 40,55%...
    Ước thanh toán từ đầu năm đến 31/7 là 199.008,7 tỷ đồng, đạt 33,81% kế hoạch. Đáng chú ý, xét riêng giải ngân vốn kế hoạch năm 2021, ước thanh toán từ đầu năm đến 31/7 là 169.335,05 tỷ đồng.
    Hiện có 11 Bộ và 20 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 35% kế hoạch. Còn lại, hầu hết các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt thấp.
    34/50 bộ và 15/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 25% như Bộ Thông tin và Truyền thông 0,40%, Đại học Quốc gia TP. HCM 0,56%, Ban quản lý Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam 0,95%, Đài Truyền hình Việt Nam 1,17%.
    Đáng chú ý, có 6 cơ quan trung ương chưa giải ngân kế hoạch vốn, gồm: Ủy ban Dân tộc, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hiệp Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
    Điểm lại tình hình thực hiện và giải ngân hai dự án trọng điểm quốc gia, Bộ Tài chính đều lo trễ tiến độ.
    [​IMG]
    Nguồn: Bộ Tài chính.
    Thứ nhất, với dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, luỹ kế vốn đã bố trí cho dự án từ năm 2018-2020 là 22.855,035 tỷ đồng. Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước đến nay, dự án đã giải ngân 10.690 tỷ đồng, đạt 46,77% kế hoạch đã giao. Trong đó, kế hoạch năm 2021 mới giải ngân đạt 835,674 tỷ đồng, đạt 17,93%.
    Thứ hai, đối với dự án xây dựng một số đoạn đường cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, số giải ngân đến ngày 22/7 là 6.929,425/14.937,84 tỷ đồng, đạt 46,4% kế hoạch năm 2021 được giao, 10/11 đoạn tuyến đã được triển khai.
    Cụ thể, đoạn Cam Lộ - La Sơn được rót hoàn toàn vốn đầu tư công có khả năng không hoàn thành đúng kế hoạch năm 2021 do một số nguyên nhân, như bão lũ khu vực miền Trung năm 2020, dịch Covid-19 kéo dài dai dẳng, khó khăn trong nguồn vật liệu đất đắp và chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng đối với những đoạn phải xử lý nền đất yếu.
    Đối với ba dự án được chuyển đổi theo Nghị quyết số 117/2020/QH14, đoạn Mai Sơn- Quốc lộ 45, đoạn Vĩnh Hảo-Phan Thiết, Phan Thiết-Dầu Giây, tiến độ thực hiện các gói thầu đến nay chậm so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu do khó khăn về nguồn cung ứng vật liệu đất đắp nền đường.
    "TẠI BỆNH", TĂNG TỐC VỀ ĐÍCH
    Trao đổi tại hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 8 năm 2021 của Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cũng bày tỏ sự lo lắng khi bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Hiện một số dự án còn phải dừng thi công do cán bộ, công nhân phải cách ly tập trung, như cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận, cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu...
    Tuy nhiên, không thể đổ lỗi chậm giải ngân vì đại dịch Covid diễn biến dai dẳng, mà nhiều năm qua, “căn bệnh” chậm giải ngân vốn đầu tư công đã trở thành căn bệnh kinh niên của nền kinh tế.
    Truy tìm căn nguyên của “căn bệnh” này, Bộ Tài chính nhiều lần chỉ rõ do chậm triển khai giải phóng mặt bằng, tái định cư. Một số nơi còn chưa minh bạch trong tổ chức đấu thầu, còn trường hợp lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực, ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Ngoài ra, vướng mắc khác liên quan đến quá trình thi công là do giá vật liệu xây dựng tăng cao so với thời điểm duyệt dự toán.
    Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn về đích, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo các Ban quản lý dự án, chủ đầu tư phải bổ sung các mũi thi công để đẩy nhanh tiến độ các công trình, đặc biệt là đối với các dự án trọng điểm quốc gia. Vụ Kế hoạch Đầu tư phải thường xuyên rà soát, kiểm điểm các dự án giải ngân chậm, để điều hòa vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt hơn hoặc thiếu vốn. Mục tiêu phải hoàn thành kế hoạch giải ngân năm 2021.
    “Bên cạnh tiến độ, chất lượng vẫn là ưu tiên số một. Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng các công trình do Bộ là chủ đầu tư, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia”, tư lệnh ngành giao thông chỉ rõ. Đồng thời, xử lý ngay tồn tại, vướng mắc nhất là vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, nguồn cung ứng vật liệu cho dự án.
    Ngoài ra, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 79/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ. Theo đó, đối với những tỉnh còn nhiều khó khăn, thu không đủ chi, phải nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương từ 50% trở lên, sẽ giảm tỷ lệ cho vay lại vốn ODA mà thay vào đó sẽ được trung ương hỗ trợ, sẽ đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn vay nước ngoài.
    Ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, cho rằng phần lớn các địa phương ở phía Đông Bắc, Tây Bắc Bộ còn có nhiều điều kiện khó khăn như Điện Biên, Lai Châu… Việc sửa đổi Nghị định 79 sẽ giúp địa phương này có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ODA nhiều hơn.
    SongThanCK2015 thích bài này.
  4. love4you

    love4you Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2013
    Đã được thích:
    7.640
    Châu Á tăng dựng đứng kìa, đặt lệnh ATO ngay và luôn
    BigDady1516 thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    TVS,CTS nay trần sớm theo SHS @};-
    --- Gộp bài viết, 23/08/2021, Bài cũ: 23/08/2021 ---
    TNG, LCG, GEX Đang xanh đẹp :drm@};-
    --- Gộp bài viết, 23/08/2021 ---
    VIX Nay cây trần nữa nhỉ :-o@};-
    --- Gộp bài viết, 23/08/2021 ---
    LCG tạo lập có khi đánh về 2x chăng ???:drm@};-
    --- Gộp bài viết, 23/08/2021 ---
    CTS trần :drm1:drm1:drm1@};-
    --- Gộp bài viết, 23/08/2021 ---
    TVS hở trần :drm1@};-
  6. venus987

    venus987 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2010
    Đã được thích:
    908
    List cụ con nào cũng ngon nhẩy
    BigDady1516 thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Khỏe hơn TT là vui rồi tiêu chí từ đầu :D@};-
    SongThanCK2015 thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Lại tội đồ dòng Bark :-?@};-
    --- Gộp bài viết, 23/08/2021, Bài cũ: 23/08/2021 ---
    1305 hỗ trợ tạm thời khá cứng, 13.6 K tỷ phiên sáng chắc nhỏ lẻ mua chăng? Chiều TT xanh lại thì căng nhỉ? Bác nào tái đàn mau đầu phiên chiều nhanh :drm@};-
    SongThanCK2015Choituottay thích bài này.
  9. KimGia

    KimGia Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2021
    Đã được thích:
    1.096
    Mỗi dòng chứng lên, dòng bank chết sâu quá
    BigDady1516 thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Tội đồ 2 quỹ này tin ra chắc chúng cũng ra hàng xong, Cầu Nội tốt quá :-?@};-


    Từng như thỏi nam châm hút vốn, vì sao khối ngoại lại liên tục bán ròng “viên kim cương” VNDiamond?
    23/08/2021
    ETF, nổi bật là 3 quỹ ETF lớn nhất thị trường gồm Fubon FTSE Vietnam ETF, DCVFM VNDiamond ETF và DCVFM VN30 ETF.

    Bên cạnh cú “quay xe” bất ngờ của Fubon FTSE Vietnam ETF, “viên kim cương” DCVFM VNDiamond ETF cũng bất ngờ bị bán ròng ròng 419 tỷ đồng từ đầu tháng 8. Trước đó, chứng chỉ quỹ FUEVFVND của VNDiamond đã liên tục được mua ròng mạnh trong 7 tháng đầu năm 2021.

    [​IMG]
    Số liệu tính đến hết ngày 20/8/2021
    Trong danh mục VNDiamond, nhóm Ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất (40,1%), tiếp theo sau lần lượt là Công nghệ (16,6%), Bán lẻ (14,8%) và Dệt may và thiết bị tiêu dùng (10%),... Các cổ phiếu thành phần trong các nhóm ngành trên như FPT, MWG, PNJ, TCB, VPB,.... đều đã tăng mạnh so với đầu năm dẫn đến áp lực chốt lời là không thể tránh khỏi.

    Quá trình điều chỉnh của các cổ phiếu thành phần đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất đầu tư của quỹ. Trong tháng 7, VFMVN Diamond ETF cũng ghi nhận hiệu suất đầu tư âm gần 1%. Điều này phần nào ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của quỹ.

    [​IMG]
    Tỷ trọng ngành và các cổ phiếu trong danh mục của VNDiamond cuối tháng 7/2021
    Bên cạnh đó, khả năng tăng trưởng của các “viên kim cương” có tỷ trọng lớn trong rổ VNDiamond cũng bị đặt dấu hỏi lớn trong bối cảnh làn sóng COVID thứ 4 đang tác động tiêu cực đến hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp.

    Trong nửa cuối tháng 7, chuỗi TGDĐ/ĐMX có gần 2.000 cửa hàng (chiếm khoảng 70% tổng số điểm bán trên toàn quốc) phải tạm đóng hoặc hạn chế bán hàng. Lợi nhuận tháng 7 của MWG giảm đến 29% so với cùng kỳ. MWG cho biết, nếu các biện pháp giãn cách tiếp tục kéo dài trong các tháng cuối năm, kế hoạch kinh doanh khó đạt được.

    Trầm trọng hơn, PNJ thậm chí còn lỗ 32 tỷ đồng trong tháng 7. Do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn quốc và TP.HCM và các tỉnh phía Nam bắt buộc phải kéo dài và nâng cao mức độ giãn cách xã hội, đến cuối tháng 7 PNJ đã tạm đóng 274 cửa hàng trên toàn hệ thống để thực hiện nghiêm chỉnh việc giãn cách xã hội.

    Trong khi đó, FPT vẫn ghi nhận tăng trưởng nhờ mảng dịch vụ IT (chuyển đổi số). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của 2 trụ cột còn lại là dịch vụ viễn thông và giáo dục đều có sự chững lại do các gián đoạn liên quan đến dịch COVID-19.

    Khó khăn khiến hàng loạt doanh nghiệp trong các ngành trọng yếu đã cầu cứu Chính phủ, đề xuất ngân hàng giảm lãi suất. Nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, các Ngân hàng thương mại cũng đã cam kết giảm lãi suất cho vay với hơn 24.000 tỷ đồng. Việc giảm lãi suất cho vay được đánh giá sẽ tác động lớn đến lợi nhuận của ngành Ngân hàng trong nửa cuối năm 2021.

    Trong một báo cáo mới đây, Dragon Capital cho rằng quý 3 này, Việt Nam có thể ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm do đây là quý phản ánh gần như mọi tác động tiêu cực của đại dịch COVID. Quỹ ngoại này dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam có thể ở mức 3,7%
    --- Gộp bài viết, 23/08/2021, Bài cũ: 23/08/2021 ---
    Chứng, Đầu tư công, điện nước, Logitic.. :drm1@};-@};-@};-
    --- Gộp bài viết, 23/08/2021 ---
    Châu Á tăng 2% đến nơi ace chú ý hàng ngon ôm chặt :drm1@};-

Chia sẻ trang này