Chọn hàng ngon đón sóng tháng 8/2021 $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 02/08/2021.

3453 người đang online, trong đó có 330 thành viên. 23:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 172407 lượt đọc và 754 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Xuất khẩu – cửa sáng cho doanh nghiệp thép nửa cuối năm
    Người đồng hành | 25/8 lúc 08:43

    [​IMG]

    Tiêu thụ nội địa dần giảm trong khi xuất khẩu duy trì tăng trưởng.
    Giá thép chững lại trong bối cảnh giá nguyên liệu ổn định trong tháng 7.
    Hoa Sen và Nam Kim gặp khó ở thị trường nội địa do tiêu thụ chủ yếu ở miền Nam.
    Hòa Phát tăng cung ứng cho các công trình đầu tư công giúp sản lượng thép xây dựng tháng 7 tăng trở lại.

    Điểm sáng xuất khẩu

    Theo báo cáo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), tiêu thụ thép các loại đạt 2,1 triệu tấn, tương đương tháng trước và tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đạt được nhờ mảng xuất khẩu tiếp tục khởi sắc trong khi tiêu thụ nội địa giảm.

    Cụ thể, tiêu thụ nội địa đạt 1,4 triệu tấn, giảm 3,6% so với tháng trước và giảm 7% so với cùng kỳ năm trước. Ngược lại, xuất khẩu tăng 5,6% so với tháng trước và tăng 55% so với cùng kỳ năm trước đạt 658,207 tấn. Trong đó, xuất khẩu thép cuộn cán nóng (HRC) tăng 96% đạt 123.170 tấn, tôn mạ tăng 72% đạt 386.259 tấn, thép cán nguội tăng 72% đạt 59.589 tấn, thép xây dựng tăng 16% đạt 153.672 tấn.

    Như vậy, sau khi đạt đỉnh vào tháng 3 thì tiêu thụ thép nội địa suy giảm dần trong khi xuất khẩu hết sức khả quan, xuất khẩu thép tháng 7 đã vượt qua mức cao thiết lập trong tháng 3.

    [​IMG]

    Đơn vị: triệu tấn

    VSA lý giải sản lượng bán hàng thép tháng 7 tăng so với cùng kỳ năm trước nhờ sản lượng xuất khẩu thép tăng cao trong bối cảnh nhu cầu trong nước thấp khi các tỉnh thành phố phía Nam, Hà Nội, TP HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính Phủ. Dự kiến tình hình nửa cuối năm sẽ khó khăn khi dịch bùng phát mạnh ở TP HCM và các tỉnh phía Nam.

    Lũy kế 7 tháng, tiêu thụ thép các loại đạt 16,1 triệu tấn, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm trước. Riêng xuất khẩu đạt hơn 4 triệu tấn, tăng 79%.

    Giá các loại nguyên vật liệu sản xuất thép có xu hướng ổn định trong tháng 7 theo đà chững lại của giá nguyên liệu thị trường khu vực và thế giới. Theo đó, giá bán thép trong nước ở mức bình quân khoảng 16.200-16.500 đồng/kg tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp cụ thể.

    [​IMG]

    VSA cho rằng các thị trường thép lớn như Mỹ, EU, Ấn Độ và Trung Quốc trong tháng 7 tương đối ổn định so với đầu năm với 6 tháng đầu năm, nhưng nhìn chung có rất nhiều động lực để hỗ trợ tăng giá trong những tháng cuối năm. Trong khi thị trường thép Mỹ vẫn tăng giá thì EU suy yếu do yếu tố thời tiết (lũ lụt và mùa hè). Thị trường Trung Quốc có thể đi ngang khi các biện pháp thắt chặt lĩnh vực bất động sản có thể ảnh hưởng đến nhu cầu nửa cuối năm và hành động cắt giảm sản lượng thép bắt đầu từ cuối tháng 7.

    Trung Quốc cũng đang cân nhắc áp thêm thuế đối với hoạt động xuất khẩu thép với mức thuế dự kiến 10-25% và danh mục sản phẩm bị áp thuế bao gồm cả HRC, dự kiến triển khai trong quý III. Vào tháng 4, quốc gia này đã hủy bỏ hoàn thuế VAT (13%) với nhiều mặt hàng thép xuất khẩu, trong khi hạ thuế nhập khẩu về 0% nhằm điều tiết nguồn cung và tăng cường nguồn cung đầu vào cho hoạt động sản xuất thép nội địa.

    Hoa Sen và Nam Kim tăng cường xuất khẩu, Hòa Phát cung ứng cho công trình đầu tư công

    Trong bối cảnh thị trường trong nước trầm lắng do ảnh hưởng của dịch bệnh và yếu tố mùa vụ, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh xuất khẩu để bù đắp lại.

    Lũy kế 7 tháng, Hoa Sen (HoSE: HSG) xuất khẩu 737.392 tấn tôn mạ, chiếm 67% tổng sản lượng bán ra. Nam Kim (HoSE: NKG) xuất khẩu 366.547 tấn, chiếm 73% tổng sản lượng tôn mạ bán ra.

    Tỷ trọng xuất khẩu đã được cả Hoa Sen và Nam Kim nâng cao rất nhiều trong năm nay. Với Hoa Sen, kênh xuất khẩu trước đây chỉ chiếm khoảng 34-37% cơ cấu sản lượng tiêu thụ thành phẩm, niên độ 2019-2020 tăng lên 43%. Với Nam Kim thì xuất khẩu đóng góp khoảng 40% cơ cấu doanh thu giai đoạn 2019-2020, nửa đầu năm nay nâng lên 57%.

    SSI Research đánh giá kênh xuất khẩu có thể giúp 2 doanh nghiệp trên duy trì hoạt động hết công suất trong thời gian tới bất chấp tác động tiêu cực kéo dài của dịch Covid-19 đối với nhu cầu trong nước. Cả Hoa Sen và Nam Kim đều đã có đơn hàng xuất khẩu để hoạt động hết công suất đến hết tháng 11.

    Đối với Nam Kim, xuất khẩu dự kiến chiếm 80% tổng sản lượng trong nửa cuối năm 2021, trong khi Hoa Sen là hơn 70% tổng sản lượng. Động lực chính của sản lượng xuất khẩu là thị trường Mỹ và châu Âu, có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các thị trường khác. Điều này là do giá thép cao hơn khoảng 30% -70% so với các thị trường khác, bù đắp thuế nhập khẩu và chi phí vận chuyển. Hoa Sen dự kiến tỷ trọng từ thị trường Mỹ và châu Âu sẽ tăng từ 20 - 30% lên hơn 50%, trong khi Nam Kim dự kiến 80% sản lượng xuất khẩu đến từ các thị trường này trong thời gian tới. Do đó, tỷ suất lợi nhuận gộp tổng thể dự kiến sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong 1-2 quý tới, SSI Reserch nhận định.

    Thị trường nội địa chính của Hoa Sen và Nam Kim là miền Nam nên bị ảnh hưởng đáng kể bởi dịch bệnh. Trong tháng 7, Hoa Sen bán 157.845 tấn tôn mạ, tăng 1,7% so với tháng 6; xuất khẩu tăng 20,6% lên 123.088 tấn. Nam Kim bán 75.483 tấn, giảm 15,6%; xuất khẩu giảm nhẹ 2,5% xuống 61.950 tấn tôn mạ.

    Với Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) thị trường chính vẫn là miền Bắc chiếm 50% tổng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng 7 tháng đầu năm, miền Nam 15,1%, miền Trung 14,9% và xuất khẩu đóng góp hơn 20%.
  2. KimGia

    KimGia Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2021
    Đã được thích:
    1.096
    vượt 27.3 đã là căng lắm rồi còn đồi CE, hàng bán nhiều quá
  3. Nhatnguyen66

    Nhatnguyen66 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    169
    GEx nay tím rồi bác chủ , tiếc là e mất hàng . chán a tuấn =))
    BigDady1516, Phuoc_Loc_ThoKhongphaicamap thích bài này.
  4. Khongphaicamap

    Khongphaicamap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2021
    Đã được thích:
    567
    Hú hù hu. Bác Big ơi. con Gex tím roài. Cảm ơn bác Big nhắc đến TM để kéo con này lên.
    BigDady1516, Tiger99Phuoc_Loc_Tho thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Ku tuổi Tý kê lệnh vãi linh hồn :D@};-@};-@};-
    --- Gộp bài viết, 06/09/2021, Bài cũ: 06/09/2021 ---
    Nay Beark Out luôn :drm@};-

    - 2 em Lì nhất List tháng 8 nay trần SCR, GEX :drm@};-@};-@};-
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    GEX: Toan tính của Gelex khi đưa Gelex Electric lên sàn

    [​IMG]

    Công ty cổ phần Tập đoàn Gelex (mã GEX) đang chuẩn bị những bước đi cần thiết cho việc đưa cổ phiếu của công ty con - Công ty cổ phần Thiết bị điện Gelex (Gelex Electric) lên sàn UPCoM vào quý IV/2021.

    Chuẩn bị đưa Gelex Electric lên sàn

    Mới đây, một công ty chứng khoán đã triển khai chào bán riêng lẻ 10 triệu cổ phiếu Gelex Electric cho dưới 100 nhà đầu tư cá nhân. Cổ phiếu có mệnh giá 10.000 đồng, giá đặt mua tối thiểu là 25.000 đồng/cổ phiếu.

    Lượng đặt mua tối thiểu của một nhà đầu tư là 20.000 cổ phần, bước khối lượng là 10.000 cổ phần. Nhà đầu tư đăng ký và nộp tiền mua cổ phiếu trong tháng 8/2021 và dự kiến số cổ phiếu này sẽ được phân phối trong tháng 9/2021.

    Gelex Electric được thành lập năm 2016 để sở hữu, kiểm soát và điều hành một nhóm công ty sản xuất thuộc Gelex. Hiện Công ty đang sở hữu 5 công ty con, các công ty này đều có lịch sử hoạt động lâu đời.

    Cụ thể, Gelex Electric nắm 96,16% vốn tại Công ty cổ phần Dây cáp điện Việt Nam (thành lập năm 1975); nắm 76,7% vốn tại Công ty cổ phần Chế tạo điện cơ Hà Nội (thành lập năm 1961); nắm 80,87% vốn tại Công ty cổ phần Thiết bị điện (thành lập năm 1980); nắm 74,99% tại Công ty cổ phần Đo điện EMIC (thành lập năm 1983) và sở hữu 100% tại Công ty TNHH Dây đồng Việt Nam CFT (thành lập năm 1996).

    Danh mục sản phẩm của nhóm công ty trực thuộc Gelex Electric là cáp điện, động cơ điện, dây đồng, đồng hồ điện, máy biến áp. Ngoài ra, Công ty đang đầu tư vào một số công ty liên kết khác.

    Được biết, tại thời điểm 30/6/2021, Tổng công ty Gelex đang sở hữu 99,998% vốn điều lệ tại Gelex Electric. Theo bản giới thiệu đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ, Gelex Electric sẽ tăng vốn điều lệ từ 2.128 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng.

    Theo đó, tỷ lệ sở hữu của Gelex giảm xuống còn 80%, cổ đông chiến lược sở hữu 8%, 12% còn lại thuộc về quỹ đầu tư và nhóm nhà đầu tư nhỏ lẻ khác. Đợt chào bán riêng lẻ 10 triệu cổ phần này nằm trong kế hoạch phát hành cho các quỹ đầu tư và nhà đầu tư nhỏ lẻ.

    Có thể thấy, đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ trong tháng 8 này nếu thành công sẽ giúp Gelex Electric trở thành công ty đại chúng (có vốn điều lệ tối thiểu 10 tỷ đồng và số cổ đông tối thiểu là 100 cổ đông, không tính nhà đầu tư chuyên nghiệp - PV), thỏa mãn điều kiện giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM - mục tiêu mà Công ty hướng đến trong quý IV năm nay, như bản giới thiệu cơ hội đầu tư công ty chứng khoán kia đề cập tới.

    Gelex Electric có gì?

    Lịch sử tăng trưởng của Gelex Electric đến từ hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) các công ty nhà nước trong lĩnh vực thiết bị điện (xem bảng).

    [​IMG]

    Lợi nhuận hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp trừ đi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp) của công ty mẹ qua các năm tương đối khiêm tốn. Cụ thể, lợi nhuận hoạt động kinh doanh cốt lõi năm 2018 là 48,6 tỷ đồng, năm 2019 tăng 39,3% lên 67,7 tỷ đồng và năm 2020 giảm 63,3% về còn 24,8 tỷ đồng.

    Lợi nhuận của Gelex Electric trong những năm qua đến từ sự đóng góp chủ yếu của các công ty con khi thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính.

    Bên cạnh đó, dù giá trị tuyệt đối về doanh thu và lợi nhuận gia tăng qua các năm, nhưng biên lợi nhuận của Công ty không có sự gia tăng, thậm chí đang giảm.

    Cụ thể, biên lợi nhuận hoạt động kinh doanh cốt lõi năm 2018 là 8,7%, năm 2019 là 9,6% và năm 2020 đã giảm về 7,4%. Tương tự, biên lợi nhuận sau thuế năm 2018 là 9,1%, năm 2019 giảm về 6%, năm 2020 giảm về còn 4,1%.

    Hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện, đồng là nguyên liệu chính cấu thành nên sản phẩm của Công ty. Theo dữ liệu của Tradingeconomics, kể từ đầu năm tới 31/8/2021, giá đồng đã tăng 24%, lên 4,34 USD/pound và tăng 106,7% so với tháng 3/2020 tới nay.

    Theo các chuyên gia kinh tế, giá đồng tiếp tục tăng cao và duy trì mặt bằng giá cao so với trước đại dịch do nhu cầu từ Trung Quốc gia tăng, khả năng gián đoạn nguồn cung ở Chile khi nguồn cung đồng lớn của thế giới này đang chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

    Không chỉ giá đồng, giá các nguyên liệu cơ bản khác như thiếc, nhựa và nhiều nguyên liệu cơ bản là đầu vào của các công ty thành viên Gelex Electric cũng tăng mạnh, làm giảm biên lợi nhuận của Công ty.

    Báo cáo tài chính bán niên năm 2021 của Gelex cho biết, đối với mảng sản xuất - kinh doanh thiết bị điện, Công ty ghi nhận doanh thu 9.660,8 tỷ đồng, lợi nhuận thuần trước thuế đạt 972,4 tỷ đồng, lần lượt tăng 59,2% và 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận thuần trước thuế của bộ phận này đã giảm mạnh từ 14,5% về chỉ còn 10,1% so với cùng kỳ.

    Giá nguyên vật liệu dự báo vẫn trong xu hướng tăng, do vậy, biên lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tiếp tục chịu áp lực suy giảm.

    Gelex “đẩy” doanh thu, lợi nhuận cho công ty con?

    Bản giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu Gelex Electric của công ty chứng khoán cho biết, theo kế hoạch, doanh thu giai đoạn 2021 -2026 của doanh nghiệp dự kiến tăng trưởng 6%. Gelex Electric sẽ tiếp tục sử dụng chiến lược M&A để tăng quy mô và mạng lưới phân phối, tăng năng lực sản xuất.

    "Sau khi lên sàn, Gelex Electric sẽ thực hiện M&A các dự án năng lượng tái tạo từ các công ty trong Tập đoàn Gelex."

    Cụ thể, sau khi lên sàn chứng khoán, Gelex Electric sẽ thực hiện M&A các dự án năng lượng tái tạo từ các công ty trong Tập đoàn Gelex, trong đó có các dự án đã phát điện thương mại và có thể ghi nhận lợi nhuận ngay lập tức.

    Được biết, Gelex đang sở hữu hàng loạt nhà máy điện năng lượng tái tạo như Phú Thạnh Mỹ (thủy điện), Gelex Ninh Thuận (điện mặt trời), Hướng Phùng (điện gió), Gelex Quảng Trị (điện gió)…

    Nếu kế hoạch này được triển khai, Gelex Electric được bổ sung doanh thu và lợi nhuận từ mảng năng lượng tái tạo. Trong khi đó, Gelex hợp nhất kết quả kinh doanh các dự án năng lượng tái tạo thông qua hợp nhất kết quả kinh doanh của Gelex Electric.

    Việc đưa cổ phiếu Gelex Electric lên sàn và M&A mảng điện năng lượng tái tạo trong thời gian tới có thể giúp Gelex thực hiện việc định giá lại tài sản là các công ty trong lĩnh vực thiết bị điện, cũng như có thể tận dụng thị trường triển khai các kế hoạch huy động vốn với thương hiệu Gelex, thay vì để các công ty đơn lẻ có gốc sở hữu nhà nước.
  7. success2468

    success2468 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2009
    Đã được thích:
    774
    Công nhận cản 27.3 cứng thật. Mai sẽ break :)
  8. hoangtnd

    hoangtnd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/07/2010
    Đã được thích:
    689
    --- Gộp bài viết, 06/09/2021, Bài cũ: 03/01/1970 ---
    Last edited: 06/09/2021
    BigDady1516 thích bài này.
  9. KimGia

    KimGia Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2021
    Đã được thích:
    1.096
    Diễn biến hôm nay làm thất vọng quá
    BigDady1516 thích bài này.
  10. system84

    system84 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2018
    Đã được thích:
    5.612
    Bằng tuổi e bác BIG ơi
    E còn cầm VGC mà ko thấy kéo mạnh
    Hơi chanh lòng cho hàng tuyển
    BigDady1516muacophieunao85 thích bài này.

Chia sẻ trang này