Chuẩn bị đi các bác sắp có tin mời roài .

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 11/03/2011.

3530 người đang online, trong đó có 148 thành viên. 01:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 58244 lượt đọc và 223 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Năm nay tăng trưởng tốt là nhất có lẽ là thủy điện sau đấy là khai khoáng (do lợi thế về mặt đầu vào không thay đổi mà đầu ra còn gia tăng giá trị ) sau là thủy sản (trước mắt ngành này được lợi nhưng sắp tới sẽ khó khăn do hàng rào mậu dịch của các nước khác )
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Chiều hướng sắp sắp tới nếu thị trường tăng bền thì một số cp BDS xuống sâu cũng đáng được quan tâm đấy nhuể ;))
  3. thd18666

    thd18666 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    125
    Mịa nó định cướp mồ hôi nước mắt của dân à
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226

    Quái cứ nói xong lại nhận ngay được tin :

    Cá tra lại đối mặt với cuộc chiến tên gọi[​IMG]

    Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu - 17/04/2011 1:29:44 CH -
    [​IMG] Facebook | [​IMG] Twitter | [​IMG] Google Bookmarks | [​IMG] In tin | [​IMG] Gửi email | [​IMG] Xuất PDF | [​IMG] RSS
    Nếu cá tra Việt Nam bị đưa trở lại vào danh sách "catfish” thì cá tra sẽ phải chịu một chế độ kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt.

    Bảo hộ cá da trơn nội địa

    Vào năm 2002, đạo luật An ninh Trang trại, một đạo luật mang tính bảo hộ cho ngành cá da trơn nội địa của Mỹ được Quốc hội Mỹ thông qua, cấm cá tra Việt Nam được ghi tên thương mại “catfish” khi bán tại thị trường Mỹ với mục tiêu giúp người tiêu dùng Mỹ phân biệt dễ dàng loại cá da trơn được sản xuất ở Mỹ hay ở Việt Nam.

    Kể từ đó, chỉ có cá da trơn được nuôi tại Mỹ mới được bán dưới tên là “catfish”, còn các loại nhập khẩu từ Việt Nam như cá tra, cá basa phải đổi tên thành pangasius, một tên gọi không quen thuộc đối với người tiêu dùng Mỹ lúc bấy giờ.

    Sau khi đổi tên gọi, cá tra Việt Nam vẫn được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng, kim ngạch nhập khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ tiếp tăng mạnh sau từng năm. Các cuộc vận động bảo hộ cá da trơn Mỹ tiếp tục diễn ra từ việc áp thuế chống bán phá giá cá tra cho đến việc tung tin sai lệch về chất lượng an toàn thực phẩm.

    Đến năm 2008, một đạo luật mới ra đời với tên gọi đạo luật Farmbill (hay còn gọi là “Đạo luật về Thức ăn, Bảo tồn và Năng lượng") với nội dung bên trong được cài đặt nhiều điều khoản mang tính bảo hộ thương mại. Trong đó đáng chú ý là việc định nghĩa lại cá da trơn nhằm mục đích đưa cá tra Việt Nam vào danh sách catfish nhằm gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ

    Bất công cho cá tra

    Ông Trần Hữu Dũng, phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết Vasep đang đấu tranh với Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) không gộp cá tra vào nhóm catfish khi định nghĩa lại cá da trơn. Ông Dũng còn đề nghị cần tổ chức tập hợp ý kiến nhiều bên của Việt Nam và Mỹ bình luận về dự thảo chương trình thanh tra cá da trơn của USDA.

    Mỹ có hai cơ quan kiểm soát chất lượng lương thực và thực phẩm. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) được giao trách nhiệm kiểm tra mọi loại nông sản và gia súc trên thị trường Mỹ. Cục kiểm tra Lương thực và Dược phẩm (FDA) kiểm tra các loại thuốc và thủy sản.

    Các loại thủy sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ sẽ được FDA kiểm tra ngẫu nhiên, khi hàng hóa nhập khẩu tới Mỹ thì FDA sẽ chọn ngẫu nhiên một số mẫu để kiểm tra.

    Riêng catfish được giao cho USDA kiểm tra với một chế độ kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt.

    Nếu cá tra Việt Nam bị đưa trở lại vào danh sách "catfish”, nghĩa là từ FDA chuyển sang cho USDA quản lý theo quy định của Farmbill, thì sẽ phải chịu một chế độ kiểm tra chất lượng khắt khe đến mức nhiều doanh nghiệp cho rằng khó có thể tuân thủ vì chi phí cao và tốn thời gian để lập hệ thống kiểm tra.

    USDA hiện đang thu thập ý kiến từ cộng đồng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về loài cá nào phải chịu sự điều chỉnh của chương trình thanh tra, kiểm tra cá da trơn như yêu cầu của Luật Nông nghiệp được thông qua năm 2008. Tuy nhiên, tính đến thời điểm 13/4, sau hơn 1 tháng khởi xướng lấy ý kiến cộng đồng của USDA hiện chỉ có khoảng trên 20 ý kiến góp ý chủ yếu từ công dân Mỹ tập trung bảo vệ cá da trơn nội địa.

    Vasep cho rằng trong thời điểm nhạy cảm này, việc thiết lập một kênh thông tin nhằm lấy ý kiến cộng đồng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của con cá tra Việt Nam.
    Duy Linh

  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Vào mùa mưa rồi , bảo quản nông sản sẽ khó khăn , một số nông sản có thể vào chu kỳ giảm , giá rau xanh có thể giảm rất mạnh ;))
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Giá Gạo Việt Nam bằng giá Thái Lan: Khi Thái Lan ''xả hàng''


    [​IMG]
    Giá xuất khẩu không theo kịp giá thu mua trong nước khiến doanh nghiệp không có lãi.
    Các chuyên gia và doanh nghiệp đều cho rằng xu hướng giá gạo của Việt Nam bằng với gạo Thái Lan chưa hẳn đã tốt. Trái lại, doanh nghiệp gạo Việt Nam lại khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu trong thời gian tới.
    Thái Lan xả hàng
    Trên thị trường gạo, giá gạo Việt Nam đã tăng lên xấp xỉ hoặc thậm chí cao hơn so với gạo Thái Lan. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam tuần qua tăng 4% lên 485-490 USD/ tấn, trong khi gạo loại một của Thái Lan giá giảm xuống 475-480 USD/tấn. Gạo Việt Nam đã tăng giá 22% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù vẫn chưa bằng một nửa mức kỷ lục 1.000 đôla/tấn hồi tháng 5-2008.
    Ông Nguyễn Thanh Long, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Gạo Việt, cho biết việc giá gạo Việt Nam được chào giá bằng hoặc hơn gạo Thái Lan là điều có thật. Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân giá thu mua lúa gạo trong nước đang ở mức cao. Hiện lúa khô có giá bình quân 6.000 đồng/kg. Nếu doanh nghiệp bán giá thấp sẽ bị lỗ. Bên cạnh đó, thời gian gần đây Thái Lan cũng chủ trương giảm giá xuất khẩu để giải quyết số gạo tồn kho lên tới 4 triệu tấn.
    GS Võ Tòng Xuân cho biết ở Thái Lan khác với Việt Nam, lúa của nông dân sau khi thu hoạch được chính phủ ấn định giá và mua tạm trữ. Sau đó, chính phủ mới tiến hành đấu giá cho doanh nghiệp đem đi xuất khẩu. Khó khăn trong năm nay, lúa mà nông dân bán cho chính phủ quá nhiều khiến Thái Lan phải chấp nhận giảm giá xuất khẩu.

    [​IMG]

    Xuất khẩu gạo được dự báo sẽ khó khăn trong thời gian tới.​
    “Tuy nhiên, điều cần lưu ý là Thái Lan chỉ dư thừa lúa cao sản nên phải giảm giá ngang bằng Việt Nam. Còn giá gạo thơm, gạo cao cấp của Thái Lan vẫn cao hơn nhiều so với Việt Nam” - GS Xuân nhấn mạnh.
    Áp lực đè lên doanh nghiệp
    Ở một khía cạnh khác, ông Nguyễn Thanh Long cho hay việc Việt Nam chào giá xuất khẩu cao chưa thể hiện được rằng giá gạo Việt Nam bằng với giá Thái Lan. Điều quan trọng là doanh nghiệp có bán được hay không. Chưa kể, nếu giá gạo hai nước bằng nhau thì tất nhiên đối tác nước ngoài sẽ chuyển qua mua gạo của Thái Lan. Trên thực tế, gần đây một số nhà nhập khẩu đã chuyển sang tìm kiếm doanh nghiệp Thái Lan để mua hàng.
    Ông Trần Ngọc Trung, Giám đốc Công ty Vinh Phát, cho biết khó khăn của doanh nghiệp gạo hiện nay là giá mua lúa trong nước nằm ở mức cao mà giá xuất khẩu không theo kịp. Điều này khiến doanh nghiệp gạo thời điểm này không có lãi, hoạt động kinh doanh không hiệu quả lắm. “Lúc này doanh nghiệp cố gắng không để lỗ nhằm bảo đảm cho người trồng lúa được lợi. Kinh doanh cũng có lúc này lúc khác. Hy vọng sau này tình hình sẽ khả quan hơn” - ông Trung nói.
    Theo ông Trung, rất khó để dự đoán thị trường lúa gạo trong thời gian tới. Giá gạo Việt Nam bằng gạo Thái Lan sẽ là khó khăn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, lợi thế của Việt Nam là phần lớn lượng gạo còn trong kho đều mới thu hoạch, có chất lượng tốt. Trong khi đó, nhiều thông tin cho hay lượng gạo mà Thái Lan xả hàng trong đợt này có chất lượng hơi xấu do tồn trong kho quá lâu.
    GS Xuân cho biết giá gạo Thái Lan giảm chỉ là tạm thời. Trong thời gian tới, nước này buộc phải tăng giá xuất khẩu lên. Hiện giá thành sản xuất lúa gạo tại Thái Lan đang tăng cao nên việc giảm giá xuất khẩu khiến cho người trồng lúa trong nước thua lỗ. Mới đây rất nhiều nông dân đã xuống đường gây áp lực cho chính phủ phải tăng giá thu mua nội địa.
    Nhiều doanh nghiệp cho hay hiện hợp đồng thương mại rất khó ký. Chưa kể khách hàng châu Âu, châu Phi lại có xu hướng mua gạo của Pakistan vì giá thấp hơn Việt Nam. “Những diễn biến như vừa qua cho thấy sự cạnh tranh trên thị trường gạo không chỉ diễn ra đối với các doanh nghiệp mà còn là cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia với nhau” - ông Long cho hay.
    Khó đạt mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn
    việc nhiều đối tác chuyển qua mua gạo Thái Lan sẽ ảnh hưởng doanh nghiệp Việt Nam. Điều này không chỉ tác động đến việc tiêu thụ lúa gạo vụ đông xuân, mà còn ảnh hưởng đến vụ mùa hè thu sắp tới. Nếu tình hình này vẫn giữ nguyên, e rằng mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo trong năm như Bộ Công Thương đưa ra khó thành hiện thực.
    Nguyễn Thanh Long
    Giám đốc điều hành Công ty TNHH Gạo Việt​
    Thái Lan sẽ phải tăng giá xuất khẩu
    thời gian tới, Thái Lan sẽ phải tăng giá xuất khẩu mới bù đắp nổi chi phí bỏ ra trong sản xuất lúa. Hiện giá thành sản xuất lúa gạo tại Thái Lan cao hơn nhiều so với Việt Nam. Ở Thái Lan, trung bình một ngày công lao động khoảng 6 USD, trong khi ở Việt Nam khoảng 2 USD. Tiếp nữa, Thái Lan chủ yếu sản xuất lúa chất lượng cao nên năng suất rất thấp, chưa đến 3 tấn/ha, trong khi năng suất lúa ở Việt Nam xấp xỉ 5,3 tấn/ha.
    GS-TS Bùi Chí Bửu
    Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam
    Theo Trung Hiếu

    Pháp luật TP.HCM
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Lỗ vẫn nuôi


    [​IMG]
    Các mặt hàng thực phẩm đang cuốn vào cơn lốc tăng giá, nhưng nông dân, những người trực tiếp làm ra sản phẩm thì lại không được lời bao nhiêu.
    Giá tại gốc rẻ như cho, còn tới tay người tiêu dùng thì cao ngất ngưởng.
    Phập phù
    Năm năm nay, toàn bộ vùng bãi bồi ven sông Hồng thuộc xã Xuân Tân, Xuân Trường, Nam Định cho các hộ dân thuê làm trang trại nông nghiệp, cung cấp nhiều thực phẩm: cá, lợn, gà, chuối, đu đủ… cho nhu cầu tại địa phương và vươn ra các tỉnh lân cận.
    Các trang trại đã góp phần làm thay đổi một vùng bãi bồi hoang vu và thổi một luồng gió mới vào tư tưởng làm ăn cũ kỹ của người nông dân bao đời qua. Tuy vậy, nếu nói các trang trại thực sự là cứu cánh cho nông dân nơi đây thì không hẳn như vậy.
    [​IMG]
    Ông Trịnh Bá Loan, xóm Đông là người tiên phong ra bãi bồi thuê đất lập trang trại. Ông thuê 7ha trong 50 năm, số tiền thuê đất không đáng kể: 270 đồng/m2/năm và trả thành 5 lần trong 5 năm năm đầu tiên. Tức mỗi ha khoảng 3 triệu/năm.
    Ban đầu, trang trại trồng các loại cây ăn quả như chuối, đu đủ, dưới ao nuôi cá, thả vịt, trong chuồng thì nuôi lợn. Nhưng sau 5 năm, trang trại của ông giờ chỉ còn tập trung vào nuôi mỗi lợn. Đơn giản, các loại khác không mang lại lãi, dù đầu tư không biết bao nhiêu công sức, tiền bạc.
    “Bảo nuôi lợn không có lãi thì không đúng nhưng rất phập phù bởi chu kỳ một lứa lợn kéo dài khoảng 3-4 tháng xuất chuồng, nếu may, xuất vào dịp được giá như đợt này thì lãi khoảng 350.000 đồng/con. Còn không, hòa vốn đã là may mắn” – ông Loan nói.
    Một năm, ông nuôi khoảng 3 lứa, mỗi lứa khoảng 300 con, hiện tại lãi chưa thấy đâu vì còn đầu tư chuồng trại, giá cả thức ăn chăn nuôi, thuê nhân công…
    Ông hạch toán, một con lợn từ nhỏ tới khi 70-80kg, tiền giống thời điểm hiện tại 420.000 đồng/con từ 5-6 kg. Mỗi ngày một con ăn hết khoảng 13.000 đồng tiền thức ăn gồm các loại cám, gạo, ngô, thức ăn tăng trọng.
    “Cho lợn ăn rau hết nhiều công nuôi lắm: lấy rau, thái rau lợn, lại phải thêm vài nhân lực, mỗi công vài chục ngàn/ngày” – ông Loan cho hay.
    Trang trại này vừa xuất chuồng 300 con lợn với giá 42.000 đồng/kg. Ông Loan nói: “Chưa bao giờ tôi xuất được giá đó. Rất may lợn xuất chuồng đúng dịp thị trường khan hiếm lợn thịt”.
    “Cứ tưởng làm nông dân dễ”
    Ông Loan từng sang Nga lao động. Khi trở về nhận ra vùng bãi bồi có thể lập được trang trại, ông chủ động đề đạt thuê đất làm và nghĩ rằng làm nông dân dễ quá, nhưng khi bắt tay vào làm thì ông thấy, để đủ ăn thì đơn giản nhưng làm giàu thì quá khó.
    Trước Tết âm lịch, giá thịt lợn xuất chuồng tại khu vực này chỉ vào khoảng 35.000 đồng/kg. Nhưng từ đó tới nay, trang trại này đã phải chứng kiến những “trận” đội giá liên tiếp: thức ăn chăn nuôi tăng 22-23%, có tháng tăng tới bốn lần. “Đấy là tôi mua nhiều khoảng 70-80 triệu tiền hàng/lần lấy, đại lý thường báo tăng giá sớm để tôi mua rẻ hơn được vài trăm ngàn đồng” – ông Loan kể.
    Đó là chưa kể, dịch bệnh liên miên, mỗi con lợn phải mất khoảng 30.000 đồng tiền thuốc. Năm ngoái, tự tay ông phải gom và chôn 50 con do bị tai xanh mà cũng không được hưởng một đồng hỗ trợ nào. Nhiều trang trại ở đây khi phát hiện ra dịch bệnh thường bán chạy lợn ra thị trường để vớt vát. Ông Loan thì cho rằng, đằng nào cũng “thua” rồi, bán lợn ốm ra thị trường chẳng hay ho gì. Năm nay, trang trại vừa bỏ ra hơn 1 triệu để tiêm phòng.
    Mức lãi 350.000 đồng nói ở trên là chưa tính 3 nhân lực nuôi lợn, không tính tiền phòng chống dịch bệnh, tiền xăng dầu chạy máy phát điện vì điện lưới yếu, không đủ công suất. “Mức tiền đó là phấn khởi lắm rồi, năm ngoái, tôi thường xuyên bị lỗ, đàn lợn 300 con nhưng giá chỉ có 19.000-20.000 đồng/kg, mỗi con lỗ 400.000-500.000 đồng” – ông Loan tâm sự.
    Người nông dân không có quyền áp đặt giá bán trên thị trường, tất cả tư thương đến trả giá, không bán nhanh thì lợn quá lứa còn tốn kém hơn, không chủ động được giá thức ăn, dịch bệnh thì xảy ra liên tục… Trong khi đó, thị trường, giá thịt lợn ở mức 80.000 đồng tới 120.000 đồng/kg, do vậy, ông Loan muốn làm trọn hệ thống từ sản xuất tới bán ra thị trường nhưng không có vốn và thị trường vùng quê cũng không đủ để làm mô hình khép kín, xây dựng lò mổ riêng.
    Ông Loan phân tích, sản phẩm thực phẩm ra thị trường có hai người bị thiệt: người sản xuất chịu giá thấp và người tiêu dùng chịu giá cao. Trong khi đó, một người bán thịt lợn bình quân giết mổ một con/ngày lãi tối thiểu được 200.000 đồng, thương lái trung gian cũng lãi trên đầu mỗi con lợn vài chục ngàn đồng.
    “Trong khi, họ chỉ phải lo đi thu gom, không phải lo dịch bệnh, tiền thức ăn, công nuôi… Còn người chăn nuôi rủi ro lớn quá, tôi biết thế nhưng suy cho cùng, có ai bắt tôi nuôi lợn đâu? Thôi thì cứ làm để may thì được lãi tí chút, còn không may thì… chẹp miêng số trời vậy” – ông Loan buồn rầu nói./.
    Theo Thái Tùng
  8. tuankhanh99

    tuankhanh99 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Đã được thích:
    9.087
    hát một mình mãi thế bác, 01 tháng rồi vẫn chờ tin à
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Khả năng Mỹ sẽ đầu tư mạnh công nghệ cao vào Việt Nam nhờ lợ thế giá nhân công rẻ để đối trọng với Trung Quốc để giảm thâm hụt
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Đầu tư Khu Công nghiệp công nghệ cao: Bước đột phát trong chiến lược phát triển kinh tế của Đà Nẵng


    Thứ ba, 07 Tháng 4 2009 00:00
    Ngày 27/3, UBND thành phố Đà Nẵng đã tổ chức Diễn đàn Đầu tư Khu công nghiệp Công nghệ cao Đà Nẵng 2009 với sự tham dự của đồng chí Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế và hơn 300 đại biểu đến từ các công ty trong và ngoài nước. Trao đổi tại Diễn đàn, Chủ tịch UBND thành phố cho biết, với mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung, Dự án Khu Công nghiệp công nghệ cao được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phát trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố, hình thành các ngành công nghiệp mạnh về công nghệ cao của Thành phố, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tạo nhiều việc làm cho nhân dân địa phương và khu vực, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng, cơ bản đưa thành phố này trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. Đồng thời thông qua diễn đàn, thể hiện với các nhà đầu tư về thiện chí của chính quyền thành phố, cho thấy Đà Nẵng đã và đang là địa chỉ đầu tư đáng tin cậy và hiệu quả. Điều đó được minh chứng bằng việc thành phố này được xếp vị trí thứ nhất trong chỉ số cạnh tranh PCI năm 2008.
    Diễn đàn Đầu tư Khu công nghiệp Công nghệ cao Đà Nẵng 2009 cũng là dịp để lãnh đạo thành phố tiếp cận và giới thiệu với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước về Dự án Khu Công nghiệp Công nghệ cao tại thành phố Đà Nẵng. Đây là bước khởi đầu quan trọng, đặt nền móng cho việc phát triển Khu Công nghiệp Công nghệ cao Đà Nẵng. Thông qua diễn đàn này, chính quyền thành phố mong muốn nhận được những góp ý, trao đổi về kinh nghiệm từ những chuyên gia về những mô hình phát triển, các giai đoạn phát triển, các giải pháp về huy động vốn cho phát triển hạ tầng kỹ thuật, cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển, các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cùng các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư cũng như tranh thủ sự đồng tình, phối hợp với các cơ quan trung ương và các tổ chức quốc tế trong việc xây dựng và triển khai dự án.
    Bày tỏ quan điểm về Dự án này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, việc Đà Nẵng tổ chức Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng là một sáng kiến rất đáng hoan nghênh, thể hiện tinh thần tích cực, chủ động phát huy thế mạnh của địa phương. Dự án là cơ hội quý báu để các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao tìm hiểu rõ hơn về các chính sách, cơ chế thông thoáng cũng như tiềm năng của thành phố Đà Nẵng. Với Dự án này, Đà Nẵng ngày càng thể hiện rõ vai trò là mắt xích chủ đạo, trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung – Tây Nguyên.
    Hiện nay trên cả nước đã có nhiều địa phương triển khai hoặc có kế hoạch thành lập khu công nghệ cao như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận… Nhưng với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và giao thông cũng như hệ thống đào tạo nguồn nhân lực dồi dào, đa dạng, nằm bên cạnh Quốc lộ 14B và đường tránh Nam hầm đường bộ Hải Vân và trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, đường cao tốc Đà Nẵng –Dung Quất, cách trung tâm thành phố và sân bay quốc tế Đà Nẵng khoảng 15 km, cách Cảng Đà Nẵng 25 km… Khu Công nghệp công nghệ cao Đà Nẵng kết nối dễ dàng với các vùng kinh tế lớn của cả nước và thế giới. Đà Nẵng còn là một trong ba trung tâm thông tin viễn thông chính của cả nước có trạm cập bờ cáp quang SE-ME-WE 3 kết nối đường truyền với thế giới và đảm nhiệm 2/3 các giao dịch viễn thông quốc tế của cả nước... Với những điều kiện thuận lợi đó, Đà Nẵng có thể mạnh dạn đầu tư phát triển Khu Công nghiệp mà không sợ bị chồng chéo, giảm hiệu quả đầu tư với các ngành công nghiệp sản xuất máy tính cá nhân/thiết bị ngoại vi, máy văn phòng; sản xuất trang thiết bị thông tin liên lạc; phần mềm công nghệ thông tin; quang điện tử; mạch tổ hợp, chất bán dẫn; cơ khí chính xác; trang thiết bị khoa học (thiết bị y tế, thiết bị đo lường chính xác, dụng cụ quang học; Công nghiệp ứng dụng các công nghệ nền của công nghệ sinh học hiện đại để tạo ra sản phẩm phục vụ các ngành nông nghiệp; chế biến thực phẩm; sản xuất ra các sản phẩm dùng trong ngành y và công nghiệp dược phẩm; bảo vệ môi trường; vật liệu…
    Một điều thuận lợi nữa, là Đà Nẵng có thể chủ động được nguồn nhân lực chất lượng cao. Đà Nẵng hiện có 14 trường đại học và cao đẳng, đào tạo tất cả các lĩnh vực trong đó có các ngành liên quan đến công nghệ cao như Điện tử, Viễn thông, Công nghệ thông tin, Tự động hoá… Một số trường đại học của Đà Nẵng cũng đã liên kết với các trường đại học quốc tế như Hoa kỳ, Nhật và một số nước Châu Âu...để đào tạo sinh viên với chất lượng cao. Gần 20 trường dạy nghề và khoảng 70 trung tâm đào tạo tư nhân... Bên cạnh đó, khi dự án đang khởi động thì thành phố cũng sẽ liên kết với các trường đại học, cao đẳng và các trường dạy nghề để hướng nghiệp cho học sinh và định hướng đào tạo cho các trường. Qua đó có thể giới thiệu cho các nhà đầu tư khả năng đáp ứng các yêu cầu về nhân lực công nghệ cao theo đơn đạt hàng của các nhà đầu tư này. Các cơ sở đào tạo tại miền Trung như ở Huế, Quảng Nam, Quy Nhơn… cũng sẽ cung cấp một nguồn nhân lực không nhỏ cho khu công nghiệp.
    Tuy nhiên, để thực hiện được dự án trên, chính quyền thành phố cũng còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa, phải đưa ra được tầm nhìn và các chính sách cụ thể, xây dựng kế hoạch khả thi, đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng hiện đại, có chất lượng cao, có sự phối hợp chặt chẽ giữa trường học – doanh nghiệp – chính phủ, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, thực hiện các chương trình quảng cáo, xúc tiến đầu tư trên quy mô lớn, tranh thủ và đặt quan hệ với các doanh nghiệp, các tổ chức, các khu công nghiệp công nghệ cao lớn trên thế giới nhằm học hỏi kinh nghiệm, trao đổi chuyên gia cũng như tìm kiếm đơn đặt hàng từ các nhà đầu tư. Đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư tiềm năng để phân kỳ các giai đoạn đầu tư phù hợp với điều kiện phát triển và lợi thế cạnh tranh của thành phố.
    Theo Báo Đà Nẵng

Chia sẻ trang này