Chuẩn bị đi các bác sắp có tin mời roài .

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 11/03/2011.

2825 người đang online, trong đó có 405 thành viên. 16:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 58008 lượt đọc và 223 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    hôm qua kéo mấy mã chứng khoán hôm nay kích luôn PVC gớm thật ;))
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Kinh tế vĩ mô - Đầu tư
    Chế độ đọc sách Thứ 3, 10/05/2011, 09:53

    Việt Nam sẽ là trung tâm sản xuất của hãng quần Jeans lớn nhất thế giới Levi's


    [​IMG]
    Với tổng vốn đầu tư 8 triệu USD cho máy móc, thiết bị, nhà máy Levi Strauss tại Ninh Bình là một trung tâm hoàn thiện sản phẩm.

    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }

    Trong chuyến thăm Việt Nam gần đây, ông John Anderson, Chủ tịch Levi Strauss, hãng sản xuất quần jeans lớn nhất thế giới khẳng định, Việt Nam sẽ là trung tâm sản xuất của Levi Strauss để xuất khẩu các sản phẩm sang các thị trường ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

    Thưa ông, Trung Quốc được biết đến như là một trung tâm may mặc của toàn thế giới và các công ty dệt may quốc tế cũng đã xây dựng các cơ sở sản xuất quy mô lớn tại đó. Vậy tại sao Levi Strauss lại chọn Việt Nam?

    Chúng tôi cũng đã xem xét những quốc gia khác, nhưng cuối cùng, quyết định chọn Việt Nam vì ở đây có lực lượng lao động trẻ dồi dào, có trình độ học vấn cao, khéo tay và còn vì Việt Nam khá gần với các thị trường châu Á-Thái Bình Dương.

    Hơn nữa, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực. Thêm vào đó, tại đây chúng tôi có thể dễ dàng tìm được các nhà thầu sản xuất chuyên nghiệp và nguồn cung cấp nguyên liệu sẵn có.

    Đối với Levi Strauss, Việt Nam là thị trường rất quan trọng, bởi đây là một trong những nước thực hiện nhiều hợp đồng gia công quan trọng nhất cho chúng tôi và cũng là một thị trường đang phát triển dành cho hoạt động bán lẻ các sản phẩm của Công ty (thông qua nhà phân phối độc quyền là Công ty Thanh Bắc).

    Được biết, nhà máy hoàn thiện sản phẩm của Levi Strauss đã được xây dựng tại Ninh Bình và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm ngoái. Ông có thể giới thiệu đôi nét về nhà máy này?

    Với tổng vốn đầu tư 8 triệu USD cho máy móc, thiết bị, nhà máy Levi Strauss tại Ninh Bình là một trung tâm hoàn thiện sản phẩm, nơi chúng tôi hoàn thiện các “chi tiết trang trí” để tạo nên kiểu dáng cho sản phẩm quần jeans mang thương hiệu Levi’s. Các quy trình hoàn thiện liên quan đến các bước thao tác làm thay đổi màu sắc, hình dáng, đường nét… để làm tăng giá trị, tạo nên một phong cách riêng biệt cho sản phẩm quần jeans của Levi Strauss.

    Hiện chúng tôi đang sử dụng 700 lao động có khả năng hoàn thiện 6.000 sản phẩm/ngày và toàn bộ sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường châu Á. Sắp tới, chúng tôi dự định tăng công suất lên 10.000 sản phẩm/ngày để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ ngay tại Việt Nam.

    Hiện có một số công ty may mặc tại Việt Nam đang lo ngại về số lượng và chất lượng lao động Việt Nam. Nhà máy của Levi Strauss tại Ninh Bình có gặp khó khăn này không?

    Hoàn toàn không. Chúng tôi đã tuyển dụng được số lao động cần thiết, đồng thời tăng cường công tác đào tạo lao động ngay tại chỗ để đảm bảo sản xuất của chúng tôi luôn thông suốt, kể cả khi chúng tôi quyết định tăng công suất trong thời gian tới.

    Levi Strauss đã có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam như thế nào. Chẳng hạn, Công ty có tiếp tục xây dựng thêm nhà máy hoàn thiện sản phẩm tại khu vực phía Nam, thưa ông?

    Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư cho thương hiệu Levi’s tại Việt Nam, đặc biệt là phát triển các thương hiệu mới. Chúng tôi muốn thương hiệu của Levi Strauss sẽ hiện diện tại mỗi tỉnh, thành phố lớn ở Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi chưa có ý định cụ thể cho việc xây dựng thêm nhà máy tại các tỉnh miền Nam.

    Ông có nói rằng toàn bộ sản phẩm của Levi Strauss sản xuất tại Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang thị trường châu Á. Liệu có thể hiểu rằng, châu Á là thị trường quan trọng nhất của Levi Strauss?

    Châu Á là một thị trường quan trọng của chúng tôi. Năm 2010, doanh thu tại châu Á - Thái Bình Dương chiếm 20% tổng doanh thu của Công ty .

    Levi’s là thương hiệu dẫn đầu trong phân khúc các sản phẩm may mặc bằng chất liệu vải jean cao cấp tại hầu hết các quốc gia châu Á. Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào khu vực này, mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao, được gia công khéo léo và những trải nghiệm thương hiệu thú vị.

    Theo Song Ngọc
    Báo Đầu tư
  3. trungvitlon

    trungvitlon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2011
    Đã được thích:
    1
    Lấy đâu ra mà chảy ? Thông tư 07/2011/TT-NHNN vừa có hiệu lực ngày 09/05/11. Theo đó các Ngân hàng thương mại sẽ không cho khách hàng là người cư trú vay ngoại tệ nếu không có nguồn ngoại tệ. Sẽ có 2 tình huống xảy ra:
    - Một là, sẽ hạn chế các đơn vị chỉ chuyên nhập khẩu do đó hạn chế nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu vì không phải doanh nghiệp nào cũng cần ngoại tệ là được ngân hàng đáp ứng. Các đơn vị nhập khẩu với lượng ngoại tệ lớn đang đứng trước nguy cơ bị ngân hàng từ chối cho vay
    - Hai là, giảm tải cho những ngân hàng thương mại do nguồn cung ngoại tệ còn hạn chế
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Lấy đâu ra mà chảy ? Thông tư 07/2011/TT-NHNN vừa có hiệu lực ngày 09/05/11. Theo đó các Ngân hàng thương mại sẽ không cho khách hàng là người cư trú vay ngoại tệ nếu không có nguồn ngoại tệ. Sẽ có 2 tình huống xảy ra:
    - Một là, sẽ hạn chế các đơn vị chỉ chuyên nhập khẩu do đó hạn chế nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu vì không phải doanh nghiệp nào cũng cần ngoại tệ là được ngân hàng đáp ứng. Các đơn vị nhập khẩu với lượng ngoại tệ lớn đang đứng trước nguy cơ bị ngân hàng từ chối cho vay
    - Hai là, giảm tải cho những ngân hàng thương mại do nguồn cung ngoại tệ còn hạn chế

    Hiệu quả thế mà gọi là không à usd trên 22 giờ còn bao nhiêu ?....doanh nghiệp hạn chế nhập khẩu thì thâm hụt càng giảm cũng không quá xấu ;))
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Chuẩn nhá , các bác xem trang 13 sẽ rõ ;))
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    quá giống ở những trang đầu tui đã nói , nếu Việt Nam thực hiện theo kế sác của anh tàu thì chính cp dư khủng đô mà NH lại đầy ắp tiền để bảo đảm thanh khoản chứ dứt khoát không lâm vào tình cảnh bi đát như hiện nay , có lẽ tụi cho vay đang cười nhạo sự yếu kém của ta

    Lý do đằng sau việc Trung Quốc không kiểm soát nổi lạm phát
    Vitinfo - 13/05/2011 2:40:39 CH

    (Có 0 bình chọn. Bạn phải đăng nhập để bình chọn.)
    [​IMG] In tin | [​IMG] Lưu vào sổ tay | [​IMG] Gửi email | [​IMG] RSS


    [​IMG] Sau 4 lần nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lạm phát Trung Quốc không hề giảm mà còn có chiều hướng leo thang. Vậy tại sao Trung Quốc vẫn tiếp tục chính sách này lần thứ 5 liên tiếp trong năm nay?

    Hôm qua (12/5), lần thứ 5 trong năm nay, Trung Quốc chính thức nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng nhằm kiềm chế giá cả tăng cao.

    Có lẽ chính sách lạm phát của Trung Quốc đang “có vấn đề” khi cả 4 lần nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trước đó không hề phát huy tác dụng. Giá cả tại Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng nhanh hơn dự đoán trong tháng Tư. Tín dụng ngân hàng tăng trưởng nhanh hơn. Giá tiêu dùng tại nước này đã tăng trên 5% tháng thứ 2 liên tiếp.

    Tuy nhiên, lần này Trung Quốc và rất nhiều chuyên gia kinh tế “khờ khạo” khác vẫn tin rằng, lần nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần này sẽ đem lại hiệu quả.

    Vậy tại sao quá trình hoạt động này lại không hiệu quả? Lý do là, ưu tiên hàng đầu của chính phủ Trung Quốc thực chất không phải là kiềm chế lạm phát mà là tạo việc làm. Trung Quốc đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu việc làm mỗi năm do lo ngại thất nghiệp có thể gây bất ổn chính trị.

    Để có thể duy trì tốc độ tạo việc làm, chính phủ Trung Quốc đưa ra mọi biện pháp, hầu hết trong số đó mang lại lợi ích ngắn hạn song lại ảnh hưởng lâu dài tới nền kinh tế.

    Tiền tệ của Trung Quốc mang lại tác động xấu nhất. Chính phủ Trung Quốc thiết lập tỷ giá đồng NDT so với USD, thay vì thả nổi tỷ giá đồng tiền này theo cung và cầu. Điều này giúp hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc có giá rẻ và tạo ra nhiều việc làm cho sản xuất của nước này.

    Tuy nhiên, chính việc Trung Quốc neo giá tiền tệ đã gây ra lạm phát. Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã mua USD và bơm thêm đồng NDT vào thị trường.

    Nói cách khác, chế độ neo giá tiền tệ được chính phủ Trung Quốc duy trì bằng việc không ngừng in tiền. Điều này không giúp gì mà còn tạo ra lạm phát.

    Không chỉ vậy, một vòng xoáy luẩn quẩn đã được tạo ra. Chế độ neo giá tiền tệ của Trung Quốc giúp các nhà sản xuất trong nước xuất khẩu nhiều hơn, từ đó ngoại tệ sẽ chảy nhiều hơn vào Trung Quốc và đòi hỏi chính phủ nước này in thêm tiền để duy trì tỷ giá NDT ở mức thấp. Guồng quay này sẽ dẫn đến thảm họa lạm phát tại Trung Quốc.

    Mục tiêu 25 triệu việc làm mỗi năm chính là lý do khiến Trung Quốc không thể kiểm soát nổi tỷ lệ lạm phát.

    Nhu cầu về vàng đã bùng nổ tại Trung Quốc trong nửa đầu năm nay, bởi một số nhà đầu tư có mối quan hệ đặc biệt với chính phủ hiểu rằng, nếu chế độ neo tỷ giá còn tiếp tục được duy trì, Trung Quốc sẽ không thể kiềm chế nổi lạm phát. Giá cả sẽ tăng, bong bóng tài sản hình hành, quyết định đầu tư bị bóp méo cho đến khi chính sách tiền tệ như hiện nay được ngừng lại.

    Lãnh đạo Trung Quốc đã cho phép đồng NDT tăng giá so với đồng USD lên mức 6,5 NDT/USD, mức cao nhất kể từ năm 1993. Tuy nhiên, mức này vẫn không có tác dụng giảm lạm phát của Trung Quốc.



    Tin cũ hơn
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Khà , khà như kế hoạch roài nhá ;))
  8. ngovan_doanh

    ngovan_doanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Có gì tích cực không đồng chí ơi ?
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Chưa tăng dự trữ tiền đồng thì chứng khoán Việt Nam chưa tới đáy được đâu , đường lên còn xa vời lắm ;))
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Cho dù có tăng dự trữ bắt buộc để hỗ trợ doanh nghiệp thì còn phải xem thị trường thế giới thế nào , có thuận không , nếu không việc tăng dự trữ sẽ còn kéo dài ;))

Chia sẻ trang này