Chuẩn bị đi các bác sắp có tin mời roài .

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 11/03/2011.

4048 người đang online, trong đó có 341 thành viên. 09:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 57585 lượt đọc và 223 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Mấy chú còn chưa tỉnh ngủ nên phải chịu thoai :


    [​IMG]Từ 16 - 20/5: Ngân hàng Nhà nước hút ròng 23.850 tỷ đồng trên OMO
    Ndhmoney - 23/05/2011 4:40:00 CH

    (Có 0 bình chọn. Bạn phải đăng nhập để bình chọn.)
    [​IMG] In tin | [​IMG] Lưu vào sổ tay | [​IMG] Gửi email | [​IMG] RSS


    [​IMG] Kỳ hạn cho vay là 7 ngày, lãi suất cho vay của Ngân hàng Nhà nước tăng từ 14%/năm ngày 16/5 lên 15%/năm từ ngày 17/5.

    Theo dữ liệu của Reuters, trong tuần từ ngày 16-20/5/2011, trong 10 phiên đấu thầu từ 174 - 183, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra 79.739 tỷ đồng. Trong đó, ngày bơm ra mạnh nhất với khối lượng 30.000 tỷ đồng (18/5) và ngày bơm ra thấp nhất là 4.000 tỷ đồng (ngày 17/5).

    Bên cạnh đó, trong tuần từ 16-20/5, Ngân hàng Nhà nước cũng đã hút về 103.589 tỷ đồng. Đây là số tiền được bơm ra trong tuần từ ngày 9-13/5/2011.

    Như vậy, trong tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng về 23.850 tỷ đồng trên thị trường mở (OMO).

    Kỳ hạn cho vay vẫn là 7 ngày và lãi suất trên OMO là 14%/năm vào ngày 16/5 nhưng tăng lên 15%/năm kể từ ngày 17/5 theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước.

    Được biết, vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã mua 1 tỷ USD từ ngân hàng thương mại với mức giá từ 20.600 - 20.700 đồng/USD, tương đương với số tiền bơm ra khoảng trên 20.600 tỷ đồng.
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trên diễn đàn còn hô tăng khiếp lắm dòng tiền thì bị cụt bớt thanh khoản èo ọt kiểu này thì còn giảm nhiều ;))
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Thị trường chứng khoán
    Giấc mơ con!


    Thứ Ba, 24/05/2011, 15:51

    Giấc mơ sung túc của gã gần hiện thực hơn bao giờ hết khi mon men bước vào sàn chứng khoán. Nhưng rồi…, giấc mơ con bị gặm nhấm te tua… Sau cơn mưa trời lại sáng hình như chỉ đúng vào ban ngày. Với chứng khoán xứ này, sau cơn mưa, trời càng xầm xì báo hiệu mưa to hơn.

    [​IMG]
    Như một nghi lễ, khi đứa trẻ thôi nôi là người lớn bưng cái rổ đồ hàng lại để nó chọn nghề, để xem nó sẽ cầm món nào trong đám gương lược, bút viết, sách vở… Một câu hỏi gần như… kinh điển của các ông bố, bà mẹ, khi đứa trẻ biết chuyện trò, rằng sau này con thích làm nghề gì?

    Ngày còn bé, trong cái làng bé xíu của mình, gã có một ước mơ cháy bỏng là trở thành… ông bán kem vẫn bóp cái còi toe toe đi qua đi lại. Giữa trưa hè mà có một que kem, với gã là một giấc mơ…

    Gã không hiểu tại sao người lớn lại tiu nghỉu khi nghe dự định của mình. Với một đứa trẻ, mọi mơ ước đều bình đẳng, làm gì có ước mơ sang, ước mơ hèn.

    Hồi mới cầm cái bằng tốt nghiệp ra trường, gã cũng đầy ắp ước mơ hoài bão. Ta sẽ làm cái này, ta sẽ làm được cái kia... Mươi năm trôi qua, sáng tới cơ quan, chiều canh đúng giờ tan tầm. Rảnh thì bù khú với bạn bè..., những hoài bão của ngày xưa bỏ lăn lóc đâu đó. Càng có tuổi, ước mơ của hắn càng có mùi tiền. Cũng phải thôi, ai bảo từ bé đã mơ một giấc mơ nhuốm màu… đánh chén, gã tự diễu mình.

    Giấc mơ sung túc của gã gần hiện thực hơn bao giờ hết khi mon men bước vào sàn chứng khoán. Kể ra thì cũng do hoàn cảnh xô đẩy. Phòng làm việc mươi người mà chỗ này một đám thì thụt lên sàn, chỗ kia ỏm tỏi chia bôi lợi nhuận, oang oang “trồng cây gì, nuôi con gì”, khiến gã không thể cưỡng lại giấc mơ 10% mỗi sáng (thời ấy bọn gã chuyên trị sàn Hà Nội, vì hai sàn… đằng nào chả trần).

    Nhưng rồi…, giấc mơ con bị gặm nhấm te tua… Sau cơn mưa trời lại sáng hình như chỉ đúng vào ban ngày. Với chứng khoán xứ này, sau cơn mưa, trời càng xầm xì báo hiệu mưa to hơn.

    “Tôi có một giấc mơ”, đó là câu nói nổi tiếng của Luther King năm 1963. Gã tin rằng, ước mơ của gã lúc này cũng cháy bỏng không kém. Dạo này gã đã thấy mình kiệt sức. Mặc dù công việc ở cơ quan chẳng phải căng thẳng gì nhưng cứ cảm thấy rã rời. Nhất là khi không cưỡng nổi cơn nghiện mà bước chân lên sàn. Cả năm nay, cái vốn chơi chứng khoán đã teo tóp lại càng teo tóp. “Ngã ở đâu thì đứng dậy ở đấy”, nhưng đã ngã mấy lần rồi!

    Bây giờ, gã lại đang ngồi trên sàn, chẳng có việc gì làm, lướt web ào ào. Màn hình nhập nhòa những nợ, hết nợ công châu Âu lại đến nợ nần Mỹ quốc…, đọc mà như không đọc. Nhưng đến tin về các bác quản lý thị trường có hai ngày mà xử phạt tới 13 vị giao dịch chui, thu tiền hơn nửa tỷ bạc thì hắn bực thật. Cứ cái kiểu phạt rồi cho tồn tại thế này, gã cũng muốn làm liều để bị phạt?

    Kể ra như mọi khi gã cũng chẳng hơi đâu mà tức bực cho hại người. Vì nói như cụ Nam Cao, cái kẻ bị đau chân thì chỉ nhớ đến cái chân đau của mình. Nhưng hôm nay gã đã sẵn cái bực vì nghe phong thanh rằng, cái món thuế chứng khoán ấy, ai mà lần lữa khai muộn thì còn bị sở thuế sức giấy phạt tiền. Những NĐT như gã mà phải nộp thuế (vì có) thu nhập thì hài hước thật. Gã đột nhiên ghét cái ngày tiện chân theo đồng nghiệp lên sàn...

    Nhưng thôi, “thị trường nhà mình vốn thế”. Cứ phạt rồi cấm chơi chứng khoán thì chẳng mấy chốc mà thị trường vắng teo. Lơ mơ ngồi trên sàn, chợt cái đầu vốn mụ mị của gã bỗng sáng láng lạ kỳ. Theo gã, thị trường vẫn có thể qua cơn lửa tắt, cơm sôi với việc phối - kết - hợp thực hiện cấp bách một số giải pháp sau:

    Giải pháp 1: Tổ chức cho các NĐT úp mở về việc mình sắp hoàn tất hồ sơ hoàn thuế chứng khoán. Để chắc ăn, có thể nhờ thêm các chuyên gia photoshop chỉnh sửa những tấm ảnh chụp cảnh NĐT đi hoàn thuế đông như trảy hội, lại được sở thuế phục vụ trà nước chu đáo, ân cần… Thuế mà còn được hoàn thì nay mai, từ T+1 đến các “chính sách cứu” khác sẽ được thần tốc áp dụng. Tuy nhiên, mưu này hơi bất nhẫn với người cùng cảnh như gã, lại dễ khiến cơ quan thuế sốc vì bị… vu khống, không hay lắm. Vậy xin chuyển sang kế thứ hai.

    Giải pháp 2: Bỏ tiền ra thuê vài “chiên gia”, tổ chức ở đảo quốc xa xôi nào đó ra một bản báo cáo, rằng cổ phiếu Việt Nam đang rẻ nhất thế giới. Trong đó có dẫn những chi tiết sinh động, đại loại như nhiều ngày nay, các bà bán rau tụ tập trước cổng một số tòa soạn báo kiến nghị không được so sánh cổ phiếu… với rau! Đồng thời, úp mở là sắp có quỹ siêu khủng đang nghiên cứu, xem xét vào Việt Nam (nhớ là đang và sắp). Cách này có thể có hiệu quả cao nhưng lại dựa hơi ngoại bang nên cũng không vẹn toàn lắm. Có thể thử cách thứ 3.

    Giải pháp 3: Đề nghị VAFI tiếp tục ráo riết cảnh báo lãnh đạo các DN niêm yết hãy canh chừng chiếc ghế của mình. Cổ phiếu rẻ bèo mà người ta âm thầm thâu tóm thì các vị không cẩn thận sẽ trở thành người làm thuê thật chứ chả chơi. Sợ mất ghế, các bác có khi huy động bà con, anh em mua vào ầm ầm… Kế này cũng tạm, nhưng lại vướng vì tốc độ bán giấy lấy tiền của nhiều người xuất quỷ nhập thần lắm. Khó mà thâu tóm được. Mà nhân nói đến bán giấy, hãy xem cách thứ 4.

    Giải pháp 4: Công bố một “công trình nghiên cứu” chỉ ra rằng, hoàn toàn có thể yêu cầu tất cả các DN đã từng tăng vốn trả lại tiền cho cổ đông. Mấy năm qua, ai vào chứng khoán cũng méo mặt. Mà tiền thì có thể tự nhiên sinh ra chứ không thể tự nhiên mất đi. Vậy tiền đi đâu? Địa chỉ đây: 5 năm qua, MSN vốn từ 32 tỷ đồng tăng lên hơn 5.000 tỷ đồng; SSI từ 300 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng; KLS từ 18 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng… vân vân và vân vân… Ốm yếu như gã (và thị trường), nếu được trả lại tiền thì ngang tiếp máu rồi còn gì???

    Càng nghĩ, gã càng thấy lóe sáng. Sàn vắng thế này đúng là thích hợp để tư duy!
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    dầu lại về 100 khả năng vượt 120 thì cpi khó giảm được ;))
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Có cái chuyện dự trữ bắt buộc cũng đem ra bàn rõ khổ , sao lại lại tính đổ đầu mà phân bố đều được , nhỏ yếu thì dự trữ ít , lớn khỏe thì nhiều hơn , nhất là mấy anh quốc doanh được nhiều ưu đãi cần làm gương , NH có dự trữ thì càng khỏe , cp cũng yên tâm .....



    [​IMG]Có nên dùng "bom tấn" tăng dự trữ bắt buộc?
    Diễn đàn Kinh Tế Việt Nam - 25/05/2011 6:15:48 SA

    (Có 0 bình chọn. Bạn phải đăng nhập để bình chọn.)
    [​IMG] In tin | [​IMG] Lưu vào sổ tay | [​IMG] Gửi email | [​IMG] RSS


    [​IMG] Trần lãi suất 14% đã trở nên lạc hậu khi lãi suất thực đã vượt lên tới trên 18%. Tăng dự trữ bắt buộc là một công cụ cực mạnh đang được nhắc đến nhưng đây được coi là biện pháp “bom tấn” bởi có thể xảy ra khủng hoảng với một số ngân hàng hạn chế khả năng thanh khoản.

    Lãi suất: không muốn cũng phải tăng

    Lãi suất trên thị trường hiện nay là 18% - 19% mới mong bảo toàn được nguồn vốn và huy động được vốn. Đó là một thực tế dù trần lãi suất 14% vẫn còn giá trị. Các ngân hàng có rất nhiều cách khéo để lách và nếu cần thì họ cũng phải liều "mình như chẳng có" vì sự tồn tại của mình. Còn cơ quan quản lý, dù đã có quy định trần, liên tục có nhắc nhở cảnh bảo nhưng vẫn khó thay đổi được tình hình.

    Trao đổi vấn đề này gần đây, ông Lê Xuân Nghĩa - Phó Chủ tịch ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng hoàn toàn không phải vô cớ. Một phép tính của chuyên gia này cho thấy, trần lãi suất 14% một năm hiện nay quá thấp so với lạm phát kỳ vọng. Bởi vì, chỉ số giá tiêu dùng tính đến cuối tháng 4 đã tăng 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Để lãi suất thực dương, ngân hàng phải trả cho người gửi tiền 17%-18% một năm mới đúng chứ. Hơn nữa, thực tế, các ngân hàng đã vay mượn của nhau trên mức trần, có lúc tới 22%-23% một năm.

    Trong một diễn biến khác, mới đây Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (OMO) từ 14%/năm lên 15%/năm, "phá vỡ" cả mức trần 14%/năm lãi suất huy động VND.

    Chính vì thế, tại một diễn đàn mới đây, nhiều chuyên gia cho rằng, trần lãi suất lúc này đã không còn phù hợp. Thậm chí có chuyên gia cho rằng, với thực tế hiện nay thì việc bỏ trần lãi suất là chuyện không còn xa.

    Tuy nhiên, bỏ trần lãi suất thì dùng phương án nào đề quản lý thị trường như hiện nay, nếu bỏ thì theo lộ trình nào và có cần thêm biện pháp để hỗ trợ mục tiêu chống làm phát.

    Chính vì thế, ông Nghĩa cho rằng, việc bỏ quy định về trần lãi suất huy động phải chọn thời điểm thích hợp, ít nhất đó là lúc thị trường có dấu hiệu lạm phát đang giảm nhiệt. Tuy nhiên, trong tháng 4 vừa qua có chỉ số lạm phát cao và xu hướng tiếp theo chưa rõ ràng thì khó có thể nói bỏ hay không trần lãi suất huy động vào thời điểm này.

    Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng, cần dỡ bỏ trần lãi suất nhưng áp dụng cơ chế lãi suất cơ bản, tức là không quá 15% lãi suất cơ bản. Trong khi đó, trên thị trường lại đang có thông tin Ngân hàng Nhà nước sắp trình lên Chính phủ hai phương án điều hành lãi suất.

    Phương án một: Ngân hàng Nhà nước sẽ nâng mức trần lãi suất huy động tối đa lên khoảng 15,5% - 16,5%/năm; đồng thời ấn định lãi suất cho vay khoảng 18% - 19%/năm.

    Phương án hai: Bỏ trần lãi suất huy động, ấn định lãi suất cho vay khoảng 18% - 19%/năm, tập trung tín dụng cho sản xuất theo chỉ đạo của Chính phủ để cứu doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia về kinh tế vĩ mô, dù phương án nào thì nếu tiếp tục mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô với công cụ chủ yếu là chính sách tiền tệ thì lãi suất tăng là khó tránh khỏi. Chúng ta phải chấp nhận đánh đổi để có sự ổn định dài hạn. Những khó khăn của DN có thể sẽ giải quyết phần nào nếu có một chính sách linh hoạt để hướng các dòng tiền đi đúng mong muốn.

    Dữ trữ bắt buộc: vẫn nhạy cảm

    Trong kiến nghị mới đây, Ủy ban giám sát tài chính đã cho rằng, có thể sẽ phải sử dụng đến công cụ dữ trữ bắt buộc.

    Giải thích điều này, ông Nghĩa cho rằng, quy định hiện nay là các ngân hàng không được sử dụng quá 80% để cho vay. Quy định này không thực tế, thay vào đó nên sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc.

    Nếu sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc, ví dụ ở mức 5%, các ngân hàng lớn bé đều phải nộp về Ngân hàng Nhà nước mức dự trữ bắt buộc, khi đó có thể hỗ trợ ngân hàng nào đó có khó khăn về thanh khoản. Ông Nghĩa lưu ý, trong các công cụ chính sách tiền tệ thì dự trữ bắt buộc được ví như "bom tấn". Trung Quốc đã sử dụng linh hoạt và thành công với công cụ này.

    Tuy nhiên, trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng, cần thận trọng khi sử dụng công cụ này vì đây là một biện pháp có tác dụng rất mạnh. Một trong những điều cần chú ý là tình trạng thanh khoản của các ngân hàng. Nếu không sẽ xảy ra tình trạng như năm 2008.

    Thực tế, hồi đầu năm vì lo ngại thanh khoản nên cơ quan quản lý chưa tính đến biện pháp sử dụng dữ trữ bắt buộc. Tuy nhiên, với thực tế lãi suất hiện nay thì không nói cũng thấy thanh khoản đang có vẫn đề.

    Vậy nếu tăng dữ trữ bắt buộc, các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Đặc biệt là những ngân hàng nhỏ đang trong tình trạng thiếu thanh khoản tiền đồng hiện nay. Hiện nhiều ngân hàng nhỏ đang chạy đua đẩy lãi suất huy động tiền đồng lên đến 18%-19% khiến các ngân hàng lớn không muốn cũng phải đẩy lên để giữ khách.

    Trong điều kiện hiện nay, nếu tăng dữ trữ, có thề nhiều ngân hàng nhỏ sẽ gặp khó khăn. Liệu cơ quan nhà nước có "dám" để xảy ra khủng hoảng với một vài ngân hàng và có thể lan ra cả dây chuyền để tính đến bài "dữ trữ bắt buộc" hay có đủ sức mạnh để xử lý thậm chí chấp nhận hy sinh một vài ngân hàng? Thực tế điều này là rất khó và dữ trữ bắt buộc vẫn vướng chuyện nhạy cảm này.

    Tuy nhiên, nếu cần thiết, công cụ này có thể sẽ được tính đến nhưng cần có một sự áp dụng linh hoạt. Mỗi ngân hàng có thể sẽ chịu các mức khác nhau mà không cần phải áp dụng đồng bộ. Tuy nhiên, việc cho ai được bao nhiêu lại là điều không hề đơn giản và có thể lại xảy ra nhiều hệ lụy. Bởi vì ngoài việc quy định tỷ lệ cho từng ngân hàng lại còn tính đến chuyện chuẩn bị để hỗ trợ các ngân hàng về thanh khoản

    Trong khi đó, lạm phát tháng 5 đã tăng chậm hơn, đây có thể là lý do để có thêm thời gian tính toán cho các biên pháp mạnh hơn nếu cần thiết. Nếu tín hiệu tích cực này được tiếp tục thì có thể những biện pháp mạnh như dữ trữ bắt buộc được trì hoãn.

    Tuy nhiên, dưới một cái nhìn dài hạn ổn định vĩ mô thì nhiều người lại cho rằng, đây là cơ hội để mạnh tay chấn chỉnh. Một biện pháp như dữ trữ bắt buộc nếu được áp dụng không chỉ có ý nghĩa đối với chính sách tiền tệ mà còn có thể làm bộc lộ những điểm yếu trong hệ thống ngân hàng để nhìn nhận và chấn chỉnh.

    Bên cạnh đó, với một chính sách tiền tệ quá trông chờ vào công cụ lãi suất theo kiểu "độc diễn" thì đang và sẽ còn tác động rất lớn đến sản xuất. Nhiều DN đã kếu khó với một chính sách thắt chặt quá mức. Vì thế, ngoài áp dụng thêm các biện pháp linh hoạt về chính sách tiền tệ thì các chính sách tài khóa sẽ cần được đẩy mạnh hơn.

    Minh Sơn


  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tin xấu chưa hết đâu , hệ quả của việc thắt chặt cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư nước ngoài nữa , IPO thì chết hẳn roài , do vậy việc dữ trữ bắt buộc sớm chừng nào thì kinh tế VN mới may ra được cứu ngày đó vì nó là tiền đề để tăng cung tiền ;))
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Đồng ý tăng dự trữ bắt buộc là gánh nặng thêm Ls cho ngân hàng qua đose4ti1nh vào người vay nhưng thực tế lại không phải vậy vì Ls còn có khoảng hệ số rủi ro khi toàn hệ thống mạnh thì con số rủi ro sẽ nhỏ nhanh hơn phần Ls cdưtữ bắt buộc do vậy tương lai mới có cơ hạ mặt bằng Ls được ;))
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trong năm nay Mỹ sẽ buộc phải theo đuổi chính sách Lp dài hạn để vực dậy nền kinh tế do vậy do vậy chi phí đầu vào sẽ tăng sẽ tăng mạnh vào đầu tháng 9 tới do vậy CPI Vn không thể thấp hơn 19% nhưng VN giờ còn công cụ dự trữ bắt buộc trong khi TQ công cụ này đã gần đạt đỉnh do vậy sắp tới cùng với tăng dự trữ TQ chỉ còn cách nâng dần NDT
  10. tuankhanh99

    tuankhanh99 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Đã được thích:
    9.089
    Vào tý cho vui, để chủ top cứ móc lên mãi ko thấy ai hưởng ứng:))

Chia sẻ trang này