Chuẩn bị đi các bác sắp có tin mời roài .

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 11/03/2011.

3884 người đang online, trong đó có 322 thành viên. 08:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 57585 lượt đọc và 223 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Cổ tức trong 15 ngày đầu tháng gần 1500 tỷ , tuy vậy cầm cự bao lâu còn tùy BBs , có BBs hơi hụt tinh thần vụ dự trữ này
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Mới phấn chấn buổi sáng , giờ lại muốn mất ngủ rồi
  3. quyphupham

    quyphupham Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2010
    Đã được thích:
    0
  4. quyphupham

    quyphupham Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2010
    Đã được thích:
    0
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    xem mấy tin này mà sợ :

    Chứng khoán vỡ, đại gia thi nhau vào … viện tâm thần
    Thị trường chứng khoán “chạm đáy” đã khiến nhiều nhà đầu tư lao đao, mất sạch toàn bộ tài sản đang sở hữu cũng như tài sản đi vay. Có người còn lôi kéo cả họ hàng, làng xóm cùng thua "chứng". Nhiều "đại gia" phải vào bệnh viện tâm thần do khủng khoảng tâm lý.
    Tính tới thời điểm này, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận những trường hợp đầu tiên cần điều trị tâm lý do khủng hoảng tinh thần liên quan đến thua lỗ trong đầu tư chứng khoán.

    Cả họ "chết" vì chứng khoán

    Đây là trường hợp một "đại gia" trẻ tuổi tên N., năm nay 28 tuổi, trú tại Thanh Trì, Hà Nội, tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội. "Đại gia" này là con của một người lái tàu hỏa (Thuộc Tổng Công ty Đường sắt VN), là cháu đích tôn và niềm tự hào của gia đình cũng như dòng họ vì đã học tập, làm việc ở những nơi "có tiếng". Bởi thế, tiếng nói của anh rất có trọng lượng trong đại gia đình.

    Anh N. tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân năm 2006, đúng thời điểm phong trào đầu tư vào thị trường chứng khoán ở Việt Nam bắt đầu rộ lên. Có kiến thức và vốn, anh N. đã mạnh dạn đầu tư và thu lời lớn. Thấy tiền đẻ ra tiền với tốc độ chóng mặt, ban đầu nhiều người trong gia đình cùng chung vốn với anh để đầu tư, sau đó đến những người hàng xóm cũng tham gia vào "trò chơi" này.

    "Trọng lượng" này càng được nhân lên khi vào thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam đang hưng phấn (năm 2007). Trong năm này, anh N. cùng những nhà đầu tư gia đình, làng xóm của mình đã thu lời lớn. Thấy ngon ăn, nguồn tiền đổ vào càng nhiều.

    Khi thị trường chứng khoán Việt Nam có dấu hiệu đi xuống, nghe theo anh, nhiều người vẫn không rút tiền về, thay vào đó là kiên trì chờ đợi. Đến đầu năm 2011, chứng khoán càng ngày càng bị lún sâu vào tình trạng trì trệ. Đến khi thị trường chạm đáy (vào tháng 4/2011), anh N. đã mất hoàn toàn số tiền bỏ ra (ít nhất là hơn chục tỉ đồng), chưa kể ngôi nhà 7 tỷ của anh trai cũng "bốc hơi". Những người hàng xóm, họ hàng nghe anh đầu tư cũng mất trắng tài sản và cùng rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.

    Do chịu áp lực quá lớn (từ cả mọi người xung quanh), anh N. sinh ra hoảng loạn. Cách đây nửa tháng, anh được gia đình đưa vào điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai). Người tiếp nhận anh N. là Tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Dũng.

    Bác sỹ Dũng cho biết anh N. rơi vào trạng thái căng thẳng cao độ, mất kiểm soát hành vi vì tinh thần hoảng loạn do chịu sức ép lớn trong quãng thời gian ngắn. Sau 9 ngày nằm điều trị tại Viện, tình hình của anh N. đã ổn định tạm thời. Đáng ra cần phải điều trị tiếp nhưng gia đình quyết xin bệnh viện đưa anh N. trở về nhà để đi ... nhờ thầy bói "giải đen", mặc các bác sỹ khuyên can là không nên làm vậy.

    Điều thú vị là trong suốt 9 ngày điều trị ở viện, bác sỹ Dũng cho biết hầu như ngày nào cũng phải có tới hàng trăm người ùn ùn kéo vào thăm anh N. Đã làm việc ở viện hơn 20 năm nhưng chưa khi nào bác sỹ Dũng gặp một bệnh nhân có nhiều người vào thăm như vậy.

    "Đây toàn là họ hàng, làng xóm của N. cả. Họ lên xem tình hình cậu ấy thế nào, ai cũng mong cậu ta khỏi bệnh để trông chờ xem cậu còn "ngón đòn" nào chưa giở ra để cữu vãn tiền bạc. Còn những người cho cậu vay thì mong cậu khỏi để đòi được nợ", bác sỹ Dũng nói.

    Tự tử hai lần đều bất thành vì chứng khoán


    Thêm một trường hợp 38 tuổi tại Gia Lâm, Hà Nội lao đao vì chứng khoán. "Đại gia" nữ tên H. này đã sử dụng toàn bộ tiền mặt, giấy tờ, sổ đỏ của những ngôi nhà gia đình đang sở hữu để "đánh cược" vào chứng khoán. Thậm chí, cả căn nhà của mẹ đẻ H. cũng bị cắm sổ đỏ để H. có tiền chơi chứng khoán. Khi thị trường vỡ, nhà đầu tư tháo chạy, H. mất trắng ít nhất vài chục tỷ đồng và cả nhà (cả nội lẫn ngoại) và hiện đang phải ở nhà thuê.

    Mất tiền quá nhiều, lại chịu sự chỉ trích của nhiều người trong gia đình, chị H. không chịu nổi áp lực đã tự tử ở nhà nhưng bất thành. Sự việc này xảy ra cách đây khoảng một tháng. Một tuần sau vụ tử tử bất thành này, chị H. tiếp tục viết thư tuyệt mệnh và định nhảy cầu Chương Dương tự vẫn nhưng gia đình phát hiện kịp. Kể từ đó, chị được đưa vào Viện Sức khỏe tâm thần, nơi bác sỹ Nguyễn Văn Dũng đang công tác, để điều trị.

    Sau khoảng nửa tháng nằm viện, được theo dõi và chăm sóc tốt, chị H. đã bình phục. Khi được các bác sỹ cho phép, gia đình đón chị về Gia Lâm để điều trị tại nhà. Do bệnh dễ tái phát nên bác sỹ Dũng vẫn chịu trách nhiệm giám sát trường hợp này. Hiện nay, chị H. chưa có biểu hiện gì khác thường. Tuy nhiên, để lấy lại được thăng bằng trong cuộc sống và tinh thần không còn bị kích động thì bác sỹ Dũng cho rằng cần phải theo dõi chặt chẽ trong thời gian dài, tránh trường hợp bệnh nhân trong một giây lát nghĩ quẩn sẽ lại làm liều. "Của đau con xót", bác sỹ Dũng nói.

    Đây là trường hợp may mắn vì vẫn giữ được mạng sống. Nhưng bác sỹ Dũng rất tiếc một trường hợp đã tự tử "thành công" trên cầu Đuống, cũng vì chứng khoán mà ra!

    Sở dĩ bác sỹ Dũng biết trường hợp này tự tử vì chứng khoán là bởi trước khi tự tử, chị này đã được gia đình đưa tới để xin tư vấn và điều trị. Theo lời kể của gia đình, người phụ nữ này chuyên buôn bán ở chợ Hôm, có rất nhiều bất động sản, nhà cửa, chung cư, quán Café. Chị nhảy vào chứng khoán khoảng 3 năm nay. Theo thời gian, những tài sản chị có thi nhau "đội nón ra đi" nhưng đến khi không còn gì trong tay, chị mới giật mình hoảng loạn.

    "Rất tiếc là trường hợp này đã được kiểm soát, điều trị nhưng lại tái phát bệnh trong thời gian ở nhà. Theo tôi được biết thì hôm tự tử, chị đi một chiếc xe SH đến cầu Đuống rồi bỏ đó, nhảy thẳng xuống sông. Khi kiểm tra vật dụng, người ta thấy trong cốp xe của chị vẫn còn 90 triệu đồng tiền mặt và một lá thư tuyệt mệnh", bác sỹ Dũng kể lại.

    Trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình kinh tế không thuận lợi, sẽ có nhiều nhà đầu tư căng thẳng, lo lắng, dễ sinh ra sang chấn tâm lý gây hoang mang, hoảng loạn, hành vi mất kiểm soát. Vì thế, bác sỹ Dũng cảnh báo gia đình của những "đại gia" này cần hết sức cảnh giác, nếu có biểu hiện tâm lý bất thường cần được can thiệp ngay.
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    trích :

    [​IMG] 16/04/11, 15:49 #91 Sắp tới sẽ là mặt hàng tiếp theo các bác tìm hiểu nhá > Mỹ thắt chặt > hàng hóa lao dốc không phanh nhá ;))


    1 người đã cảm ơn bài viết hữu ích: daocuc (16/04/11)




    18/04/11, 13:02 #108 Khả năng Mỹ sẽ đầu tư mạnh công nghệ cao vào Việt Nam nhờ lợi thế giá nhân công rẻ để đối trọng với Trung Quốc để giảm thâm hụt





    Giờ tuyên bố chính thức :







    Thế giới

    18:02:00 Thứ Sáu, 02/09/2011

    Việt Nam trở thành thị trường ngày càng quan trọng của Mỹ

    [​IMG] -
    Thứ trưởng Thương mại Mỹ Francisco Sanchez cho rằng Việt Nam là một trong vài thị trường mà Mỹ mong muốn nhất để phát triển quan hệ thương mại và Việt Nam sẽ trở thành địa điểm ngày càng quan trọng để Mỹ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.


    [​IMG]

    Ảnh minh họa. Ảnh: Internet.


    Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, phát biểu tại buổi chiêu đãi kỷ niệm lần thứ 66 Quốc khánh Việt Nam (2/9) do Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ tổ chức tại thủ đô Oasinhtơn vào tối 1/9, Thứ trưởng Thương mại Mỹ cũng nêu bật những đóng góp to lớn của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế cũng như những thành tựu mà Mỹ và Việt Nam đã đạt được kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995.

    Thứ trưởng Mỹ nói: "Chúng ta (Mỹ và Việt Nam) chia sẻ lợi ích quốc gia trong hàng loạt vấn đề khu vực và toàn cầu, từ an ninh và phát triển kinh tế đến thay đổi khí hậu, y tế và giáo dục. Về phương diện kinh tế, chúng ta đã đạt được thành tựu to lớn kể từ khi thực hiện Hiệp định Thương mại song phương Mỹ - Việt từ một thập kỳ trước. Quan hệ kinh tế của hai nước đang phát triển nhanh chóng. Việt Nam và Mỹ đang hưởng lợi từ quan hệ đó, và đó là biểu hiện của mối quan hệ đối tác lớn, mối quan hệ đối tác mà hai nước chúng ta cần phải tiếp tục xây dựng thành công".

    Theo Thứ trưởng Thương mại Mỹ, hai nước cần tiếp tục tăng cường quan hệ thương mại thông qua các diễn đàn như Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ông bày tỏ hy vọng với sự giúp đỡ của Việt Nam và các đối tác đang đàm phán Hiệp định Đối tác thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) khác, Mỹ sẽ đạt được một hiệp định toàn diện cho các hoạt động thương mại.

    Đại sứ nước ta tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường đã nêu bật những thành tựu mà nhân dân Việt Nam đạt được trong 66 năm qua. Đại sứ nói: "Việt Nam ngày nay đã được công nhận rộng rãi là một đối tác tin cậy, có trách nhiệm và rất năng động trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam đang đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

    Đại sứ Nguyễn Quốc Cường cho biết sau 16 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ Việt Nam - Mỹ đã phát triển với tốc độ chưa từng có trong một số lĩnh vực. Quan hệ chính trị, an ninh và quốc phòng đang tiến triển một cách vững chắc thông qua các cuộc đối thoại và tiếp xúc cấp cao thường kỳ. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và là một trong những nhà đầu tư trực tiếp hàng đầu. Mặt khác, xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam trong những năm gần đây liên tục tăng, từ 20-25%/năm. Chúng ta có cơ sở để tin rằng quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước sẽ còn tăng nhanh hơn trong những năm tới trong bối cảnh hai nước đang đàm phán nghiêm túc TPP. Hợp tác về công nghệ, giáo dục, y tế, biến đổi khí hậu, chống phổ biến vũ khí hủy diệt và chống khủng bố đang được mở rộng thông qua các thể chế song phương. Số sinh viên Việt Nam tại Mỹ đã vượt 13.000, đưa Việt Nam trở thành nước dẫn đầu trong số các nước ASEAN trong việc đưa sinh viên sang Mỹ học tập. Về đa phương, hai nước có lợi ích chiến lược trong việc duy trì và củng cố hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực".

    Đại sứ Nguyễn Quốc Cường bày tỏ tin tưởng Việt Nam và Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp để đưa mức độ can dự và đối tác giữa hai nước lên một tầm cao mới như Tổng thống Barack Obama đã nêu rõ khi tiếp Đại sứ trong buổi trình quốc thư vào ngày 7/7 vừa qua.
    Lễ chiêu đãi kỷ niệm Quốc khánh 2/9 còn có sự tham dự của nhiều quan chức cấp cao khác của Mỹ như Thứ trưởng Ngoại giao Patrick Kennedy, Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell, Thứ trưởng Quốc phòng Micheal Vickers và Giám đốc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Charles Bolden; các đại sứ của các nước ASEAN, đại diện Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) tại Mỹ và đại diện cộng đồng người Việt tại Mỹ.
    Trước đó, ngày 31/8, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã gửi thông điệp chúc mừng ngày Quốc khánh Việt Nam. Ngoại trưởng Clintơn tái khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục là bạn, là đối tác của Việt Nam.

    TTXVN/Tin tức
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trung Quốc muốn chơi xỏ lá Việt Nam xem ra cũng rất khó , Phuong Xa hy vọng chiều hướng tới VN sẽ phát triển theo mô hình thằng Sing

    Trung Quốc sẵn sàng gạt bỏ trở ngại để thúc đẩy quan hệ với Việt Nam

    [​IMG] -
    Phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc cho biết Trung Quốc sẵn sàng gạt bỏ trở ngại, nỗ lực cùng với Việt Nam tăng cường giao lưu hữu nghị, đưa hợp tác thiết thực giữa hai nước đi vào chiều sâu, thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - Việt Nam luôn phát triển.


    [​IMG]
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Mã Triều Húc. Ảnh: THX/TTXVN.
    Phát biểu tại cuộc họp báo chiều 1/9, ông Mã Triều Húc cho biết, nhận lời mời của Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc sẽ đi thăm Việt Nam từ ngày 5 - 9/9, đồng chủ trì Hội nghị của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 5. Theo ông Mã Triều Húc, trong thời gian diễn ra hội nghị, hai bên sẽ nhìn lại tiến triển của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ hội nghị lần thứ tư đến nay, trao đổi về tầm nhìn và biện pháp hợp tác cụ thể trong giai đoạn tới trong nhiều lĩnh vực. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ tin tưởng rằng chuyến thăm lần này của Ủy viên Đới Bỉnh Quốc sẽ phát huy vai trò tích cực trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam phát triển ổn định, lành mạnh.

    Theo ông Mã Triều Húc, hiện nay quan hệ Trung Quốc - Việt Nam tổng thể phát triển rất tốt, giao lưu ở các cấp độ chặt chẽ, hợp tác kinh tế thương mại đạt nhiều thành quả tích cực, hợp tác trong các lĩnh vực quân sự, thi hành pháp luật, an ninh, giáo dục, khoa học công nghệ, văn hóa, y tế… không ngừng phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc một lần nữa khẳng định “quan hệ Trung Quốc - Việt Nam phát triển ổn định lành mạnh là phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước và nhân dân hai nước, cũng có lợi cho ổn định và phồn vinh của cả khu vực”.

    TTXVN/Tin tức



  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tân thống đốc Bình có thể nhìn thấy lỗ hổng về chính sách tiền tệ ....tuy vậy cũng cần một thời gian để xem anh nào còn có khả năng sống sót suốt thời gian qua để vực còn không thì nên cho chìm luôn để tránh "muối bỏ biển'
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Chính phủ Trung Quốc theo dõi và dùng chính sách tác động vào ngành cao su ....chẳng những thế cửa nhập các mặt hàng khác đều bị khống chế rất hạn hẹp , trong khi đó chính phủ Việt Nam lại buông lỏng quản lý , chế tài không nghiêm , không có sự thống nhất đồng bộ giữa chính phủ -luật pháp VN - bộ quản lý - nhân viên thực thi pháp luật ....giúp tạo điều kiện sinh sôi hàng hoá TQ kém chất lượng tại VN trốn thuế , phá huỷ hệ thống sản xuất non trẻ VN đang chấp hành pháp luật và đóng góp đáng kể vào ngân khố quốc gia ....nếu vẫn tiếp tục kiểu này vận mệnh đất nước trước sau cũng lâm nguy
    Cphủ cần mau chóng chấn chỉnh lại , cần phải có sự liên kết Cphủ - doanh nghiệp - cơ quan luật pháp để qua đó tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp , giúp đỡ liên kết định hướng phát triển , cơ quan pháp luật cũng là một công cụ hữu hiệu để dẹp bỏ mối nguy cho doanh nghiệp cũng như tạo sự liên kết gắn bó qua đó cùng nhau có lợi


    Tiếng kêu vô vọng xuất hiện dầy đặc trên các mặt báo , tương lai VN đang cần người thổi còi

    Thương mại


    Để không lãng phí một kênh phân phối hữu hiệu Cập nhật lúc: 07:39 14/09/2011[​IMG]

    Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa

    (VEN) - Chiếm khoảng 80% thị phần bán lẻ, chợ truyền thống hiện đang là kênh phân phối rất quan trọng, thế nhưng phần lớn hàng hóa ở các chợ truyền thống hiện nay lại có xuất xứ từ Trung Quốc. Để hạn chế tình trạng này và cũng để hàng Việt không bị mất đi một kênh phân phối hữu hiệu rất cần sự chung tay của các cơ quan quản lý, DN và của chính các tiểu thương kinh doanh tại những khu chợ truyền thống.




    Chưa có chỗ đứng
    Theo điều tra của Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, hiện nay lượng hàng hóa luân chuyển qua hệ thống chợ truyền thống chiếm tới 80% thị phần bán lẻ của cả nước. Một số chợ đầu mối không chỉ đóng vai trò là nơi dự trữ, cung cấp hàng hóa cho cả nước mà còn là nơi mang đậm nét văn hóa của người Việt như: chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Bến Thành…
    Tuy nhiên, qua thực tế hiện nay ở các chợ truyền thống, hàng Việt Nam chiếm tỷ trọng rất thấp so với hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc. Điển hình như ở chợ Đồng Xuân, một trong những chợ đầu mối hàng đầu khu vực phía Bắc, theo như lời của ông Đỗ Xuân Thủy, Giám đốc Công ty Cổ phần Đồng Xuân thì những mặt hàng lưu niệm, đồ chơi, đồ điện tử, vali, điện thoại, cặp sách… hàng Trung Quốc chiếm đến 90%. Những mặt hàng tạp phẩm, vải sợi, quần áo may sẵn hàng Trung Quốc chiếm đến 70%, rất ít hàng Việt Nam chất lượng cao có mặt tại các quầy hàng ở chợ Đồng Xuân. Trong khi đó, với vai trò là chợ đầu mối lớn mỗi ngày lượng hàng hóa luân chuyển qua chợ từ 15-20 tấn đến các vùng miền trong cả nước, với hơn 2.000 hộ kinh doanh các mặt hàng ngành hàng khác nhau mỗi năm doanh thu của chợ Đồng Xuân đạt trên 4.000 tỷ đồng.
    Bỏ ngỏ hệ thống các chợ truyền thống hàng Việt thực sự đang lãng phí một kênh phân phối rất hữu hiệu.
    Vì sao
    Lý giải cho tình trạng hàng Việt chưa có chỗ đứng trong các chợ truyền thống như hiện nay, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam cho rằng, ở một số lĩnh vực hàng Việt Nam có chất lượng tốt, nhưng mẫu mã chưa đa dạng, giá cả chưa cạnh tranh. Với đa phần người dân Việt Nam thu nhập còn ở mức thấp do vậy người tiêu dùng rất quan tâm đến giá cả hàng hóa, chỉ cần chênh lệch từ 500-1.000 đồng/sản phẩm là họ sẵn sàng chuyển sang sản phẩm của hãng khác. Trong khi đó, hàng Trung Quốc rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng luôn thay đổi, giá cả hấp dẫn, đáp ứng đại đa số người tiêu dùng có thu nhập thấp nên sức tiêu thụ khá tốt.
    Mặt khác, chiếm khoảng 80% thị trường tiêu thụ, thị trường ở khu vực nông thôn và các tỉnh được coi là thị trường rất tiềm năng và dễ tính, nhưng các nhà sản xuất trong nước còn chưa quan tâm đến thị trường này. Hầu hết các DN Việt Nam đều tập trung đầu tư hình ảnh và tiêu thụ hàng hóa tại thị trường xuất khẩu và đô thị mà không chú trọng tới thị trường tiềm năng ở vùng nông thôn qua các chợ truyền thống. Trong khi đó, hàng hóa Trung Quốc luôn hướng tới nhiều đối tượng, người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình và cả thu nhập cao đều có thể chọn lựa cho mình những sản phẩm phù hợp.
    Cùng chung quan điểm, ông Đỗ Xuân Thủy cho biết thêm, việc thiết lập mối liên kết giữa nhà sản xuất và nhà phân phối hàng Việt còn rất hạn chế. Các tổ chức, cá nhân muốn làm đại lý phân phối cho nhà sản xuất trong nước thì cần phải đáp ứng rất nhiều các điều kiện và thủ tục rất nặng nề, phức tạp. Trong khi đó, hàng Trung Quốc thiết lập được kênh phân phối hoàn thiện từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Ngay từ thực tế kinh doanh tại chợ Đồng Xuân cho thấy, việc thiết lập sự liên kết giữa nhà sản xuất Trung Quốc và các nhà phân phối rất chặt chẽ, mật thiết và đơn giản…
    Rất cần sự chung tay
    Tại buổi tọa đàm về Hàng Việt với chợ truyền thống được tổ chức gần đây, Thứ Trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa nhận định, với gần 9.000 chợ truyền thống trên khắp cả nước và 80% lưu lượng hàng hóa luân chuyển qua kênh phân phối này, đây thực sự là kênh phân phối hữu hiệu cho hàng Việt và là phương tiện rất hữu ích để phát triển sâu rộng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Và để hàng Việt khai thác tốt hệ thống phân phối này rất cần sự chung tay của các cơ quan quản lý, DN và của ngay cả các tiểu thương kinh doanh tại các chợ truyền thống.
    Về phía DN, cần chú trọng hơn đến đối tượng thu nhập thấp thông qua xây dựng kênh phân phối tại các chợ truyền thống.Triệt để khai thác tâm lý e ngại và nhược điểm kém chất lượng của một số mặt hàng Trung Quốc làm lợi thế cạnh tranh của DN. Và cần thiết lập sự liên kết chặt chẽ giữa DN sản xuất và nhà phân phối để nâng cao sức cạnh tranh và lan tỏa cho hàng Việt.
    Việc kiểm soát hàng hóa tiểu ngạch từ Trung Quốc của các cơ quan quản lý nhà nước cần làm tốt hơn nữa, bởi hàng Trung Quốc len lỏi vào các chợ truyền thống thông qua đường tiểu ngạch, không chịu thuế nhập khẩu giá thành rất rẻ sẽ tạo sức cạnh tranh đáng kể với hàng Việt. Vì vậy, làm tốt công tác kiểm soát hàng tiểu ngạch các cơ quan quản lý nhà nước sẽ hỗ trợ đáng kể cho hàng Việt Nam chiếm lĩnh hệ thống phân phối chợ truyền thống đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
    Về phía các hộ kinh doanh tại chợ truyền thống cần khuyến khích lòng tự hào dân tộc thông qua việc ưu tiên kinh doanh hàng Việt. Thêm vào đó, cần có những sự hỗ trợ cần thiết về: thuế, vốn đầu tư, hàng hóa, thủ tục hành chính, chính sách trao đổi hàng hóa phù hợp… của DN và ban quản lý chợ.
    Chia sẻ về mong muốn của bà con tiểu thương chợ Đồng Xuân với việc kinh doanh hàng Việt, bà Phí Thị Nghĩa, người đã có thâm niên 20 năm kinh doanh tại chợ Đồng Xuân cho biết, bà con tiểu thương chợ Đồng Xuân rất mong muốn được kinh doanh hàng Việt và ủng hộ cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chỉ cần DN giao hàng về cho chúng tôi, hỗ trợ vốn mua hàng và có chính sách trao đổi hàng hóa phù hợp chúng tôi sẵn sàng hợp tác./.
    Việt Nga





  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Việt Nam cần vốn, Mỹ sẵn sàng đầu tư“Việt Nam cần vốn, các doanh nghiệp Mỹ sẵn sàng đầu tư. Chỉ cần môi trường kinh doanh cởi mở, có cơ chế khuyến khích đầu tư hiệu quả” - trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ Suresh Kumar phát biểu tại Hà Nội chiều 16/9.“Việt Nam cần vốn, các doanh nghiệp Mỹ sẵn sàng đầu tư. Chỉ cần môi trường kinh doanh cởi mở, có cơ chế khuyến khích đầu tư hiệu quả” - trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ Suresh Kumar phát biểu tại Hà Nội chiều 16/9.
    Đó là “phát triển nhanh và bền vững, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng "tăng trưởng sâu" và giàu tri thức thay vì dựa vào lao động và tài nguyên”.
    Theo ông, Việt Nam đã nêu quyết tâm tiếp tục mở rộng khu vực tư và cân bằng phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Chính phủ coi trọng vai trò của giáo dục và các nhà đầu tư nước ngoài trong việc thúc đẩy đổi mới, nghiên cứu và phát triển cũng như các ngành công nghiệp dựa trên tri thức.
    "Đó là kế hoạch tham vọng và ấn tượng", ông Kumar nhận định.
    Chia sẻ những thách thức tái cân bằng nền kinh tế mà Việt Nam đang phải đối mặt, ông cho rằng Việt Nam nên đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo môi trường kinh doanh minh bạch và bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, cũng như thu hút và sử dụng hiệu quả đầu tư nước ngoài.
    "Về lâu dài, nền kinh tế không bảo vệ tốt quyền sở hữu trí tuệ và định hướng thị trường không hiệu quả sẽ đánh mất những ý tưởng và công nghệ mới của cả một thế hệ, đồng nghĩa mất đi những việc làm đi kèm với việc sản xuất sản phẩm mới", ông Kumar phân tích.
    Cùng có lợi
    Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ đã thông tin về chiến lược tăng gấp đôi giá trị xuất khẩu thương mại của Mỹ, một chiến lược có thể tạo ra lợi nhuận và việc làm cả ở Mỹ lẫn các nước đối tác, trong đó có Việt Nam.
    Khẳng định đó là hợp tác cùng có lợi, ông phân tích: "Việt Nam cần vốn, các doanh nghiệp Mỹ sẵn sàng đầu tư. Chỉ cần môi trường kinh doanh cởi mở và có các cơ chế khuyến khích đầu tư hiệu quả, doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Mỹ đều có lợi nhuận".
    Bày tỏ mong muốn Việt Nam sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho khu vực tư nhân và các nhà đầu tư nước ngoài, ông Kumar tin tưởng vào "tương lai tươi sáng" cho hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ.
    “Một cơ hội mà Việt Nam và Mỹ phải nắm lấy", ông nhấn mạnh.
    Với quan hệ kinh tế và thương mại vẫn là nền tảng quan trọng cho quan hệ Mỹ - Việt, trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ cũng cho rằng việc hợp tác sẽ giúp hai nước giải quyết các thách thức việc làm, môi trường, năng lượng, kinh tế và xã hội.
    Theo VietnamNet

Chia sẻ trang này