1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Chuẩn bị đi các bác sắp có tin mời roài .

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 11/03/2011.

6535 người đang online, trong đó có 896 thành viên. 09:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 58267 lượt đọc và 223 bài trả lời
  1. thuylinhta

    thuylinhta Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    0
    lạ nhỉ
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trong 1, 2 tuần Trung Quốc sẽ làm chứng khoán toàn cầu sập thêm tý nữa roài nó mới ra tay thương lượng lượng mua rẻ , chủ trương của TQ xúi dân mua vàng nhưng chính phủ lại bán vàng ra là có dụng ý cả , có thể nhân cơ hội này các doanh nghiệp VN cũng có thể mua công nghệ từ ý , Hy Lạp với giá bèo
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Cứ từ từ là vừa

    Thứ Tư, 21/09/2011 | 16:36


    TS Võ Trí Thành: “Nới lỏng tiền tệ lúc này là hơi sớm”


    [​IMG]
    Đó là quan điểm mà TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã nhấn mạnh.

    Tuy đã giảm tốc, song áp lực lạm phát những tháng cuối năm vẫn còn rất lớn. Theo ông, từ giờ đến cuối năm, lạm phát chịu tác động bởi những yếu tố nào?
    Lạm phát năm nay xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân từ phía cầu và nguyên nhân từ phía cung. Chính vì vậy, ngay khi Nghị quyết 11 của Chính phủ mới được ban hành, các chuyên gia đã khẳng định, để kiềm chế lạm phát thành công, cần 2 điều kiện. Đó là, phải kiên trì chính sách vĩ mô chặt chẽ nhưng đồng thời cũng không có cú sốc lớn ở bên ngoài.
    Hiện tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo chậm lại rất nhiều, thậm chí có nguy cơ tái suy thoái do vấn đề nợ công ở châu Âu vẫn chưa có lối thoát và khó khăn của nền kinh tế Mỹ. Trong bối cảnh này, khó có các cú sốc làm tăng giá cả hàng hóa. Điều này phần nào cũng ảnh hưởng tích cực đến diễn biến lạm phát tại Việt Nam khi tác động từ phía cung (chi phí) giảm. Thực tế này càng củng cố hơn khả năng lạm phát tính theo năm giảm.
    Tuy nhiên, áp lực đến lạm phát trong những tháng cuối năm chủ yếu bắt nguồn từ trong nước. Một là (phải chăng chúng ta đang lặp lại những sai lầm của năm trước) sự hứng khởi quá đà. Theo các số liệu của NHNN, tín dụng trong tháng 8 bắt đầu có dấu hiệu ít nhiều tăng cao. Nếu đà tăng này được duy trì, rất khó giữ được cái gọi là "chặt chẽ" của chính sách tiền tệ. Hai là áp lực mất giá đồng tiền còn cao do một loạt nguyên nhân như: lạm phát tại Việt Nam vẫn cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, đặc biệt là so với Mỹ; thâm hụt cán cân thương mại còn lớn; dự trữ ngoại tệ vẫn mỏng; tín dụng USD rất lớn... Nếu những áp lực này không được xử lý khéo, sẽ rơi vào vòng xoáy mất giá VND và lạm phát.
    Trong khi đó, theo quy luật, giá cả hàng hóa thường tăng cao vào dịp cuối năm do nhu cầu sản xuất, tiêu dùng lớn. Rồi việc tăng lương tối thiểu cũng tạo nhiều áp lực đến lạm phát.
    Ông nói trong bối cảnh diễn biến kinh tế thế giới trì trệ như hiện nay, khó có cú sốc giá hàng hóa lớn. Tuy nhiên, nếu Mỹ tung ra gói nới lỏng định lượng lần 3 (QE3), đồng USD nhiều khả năng sẽ tiếp tục suy yếu và làm tăng giá các hàng hóa cơ bản như xăng dầu, lương thực và đặc biệt là vàng?
    Việc Mỹ tung ra gói QE3 có cả chiều hướng xấu và không hoàn toàn xấu. Cái xấu đúng như những gì bạn đã nói. Thời điểm hiện nay chưa ra gói cứu trợ nhưng nhiều người lo ngại về giá vàng sẽ tăng. Giá vàng tăng sẽ có những tác động bất lợi đến thị trường tài chính Việt Nam , đến tỷ giá cũng như tâm lý người dân, qua đó ảnh hưởng đến lạm phát.
    Nhưng cũng có một đôi chút không hoàn toàn xấu. Việc USD yếu đi, trong một chừng mực nào đó, có thể giảm sức ép mất giá VND bởi VND là đồng tiền duy nhất ở Đông Nam Á mất giá so với USD nhìn một cách tổng thể.
    Tuy nhiên, như tôi đã phân tích, sức ép chính đối với lạm phát là từ những nguyên nhân nội tại. Vấn đề là chúng ta cần phải thực sự mong muốn và quyết tâm lấy ổn định kinh tế vĩ mô làm nền tảng cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng.
    Vậy theo ông, lạm phát năm nay sẽ là bao nhiêu?
    Từ tháng 8 đến nay, các dự báo đều cho rằng, lạm phát quanh mức từ 18-20% và tăng trưởng 5,5-6%. Tuy nhiên, lạm phát là bao nhiêu không quan trọng bằng phải làm cho người dân cũng như các nhà đầu tư thấy được quyết tâm thực sự của Việt Nam trong việc ổn định kinh tế vĩ mô. Ở đây không chỉ là câu chuyện thông điệp chính sách hay minh bạch chính sách mà bắt đầu gắn với quá trình cải cách cơ cấu, chẳng hạn như cải cách đầu tư công, hệ thống ngân hàng thương mại, ngân sách…
    Không nên vui mừng quá sớm với cái gọi là những thành tích đạt được. Bởi nền tảng của Việt Nam còn rất yếu, áp lực lên tỷ giá đối với lạm phát vẫn cao. Không thể chủ quan, cần kiên trì, nhẫn nại với việc kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô; thông điệp cần phải mạnh mẽ. Đáng tiếc, thời gian qua, thông điệp của các nhà hoạch định rất mạnh mẽ nhưng trên thực tế người ta cảm thấy dường như thiếu nhất quán, sớm nới lỏng và rất nhiều chuyên gia nước ngoài đã có ý kiến về vấn đề này.
    Phải chăng, vì lẽ đó, nhiều tổ chức quốc tế tỏ ra không đồng tình với việc NHNN chủ trương kéo lãi suất cho vay xuống 17-19%/năm?
    Việc niềm tin bị lung lay không hoàn toàn dựa vào việc kéo lãi suất xuống 17-19%/năm, không nên nhìn vào con số. Nhưng cần phải hiểu, lãi suất chỉ giảm khi kỳ vọng lạm phát thực sự giảm. Còn nếu lãi suất giảm xuất phát từ việc xử lý những bất cập trong nội bộ ngành ngân hàng vẫn rất tốt, nhưng cũng cần minh bạch, công bố rõ chuyện này. Chính sự thiếu minh bạch nên bên ngoài bắt đầu có sự hồ nghi. Bởi vậy, theo tôi, vấn đề không phải là con số mà là thông điệp, cách diễn giải, minh bạch thông tin.
    Tuy vậy, trong con mắt của nhiều tổ chức quốc tế, việc cung tiền tăng rất nhanh trong tháng 8 là một sự nới lỏng. Nới lỏng khi lạm phát chưa thực sự giảm, tôi cho là hơi sớm.
    Tuy nhiên, 7 tháng đầu năm, chính sách tiền tệ được thắt rất chặt, song lạm phát vẫn tăng cao?
    Mặt bằng lãi suất quá cao nhiều khả năng gây ra lạm phát đình đốn là điều không ai mong muốn. Đúng là để xử lý lạm phát năm nay không hề đơn giản vì nó có phần chi phí đẩy, ví dụ như những cú sốc giá từ bên ngoài và vấn đề lãi suất. Nhưng nếu vì điều đó mà nới lỏng tổng cầu thì càng nguy hiểm. Bởi rất nhiều nghiên cứu định lượng đã chỉ rõ, lạm phát ở Việt Nam chủ yếu do tín dụng tăng quá cao, do bành trướng đầu tư và thâm hụt ngân sách. Và như tôi đã nói ở trên, nếu lãi suất giảm xuất phát từ việc xử lý những bất cập trong nội tại hệ thống ngân hàng gây ách tắc dòng vốn thì là tốt. Còn nếu không, cần phải cân nhắc lại.
    Việc kiềm chế lạm phát tất yếu gây nhiều khó khăn cho sản xuất, cho tăng trưởng, song phải chấp nhận. Không có chính sách nào hoàn hảo, không có chính sách nào mà tất cả cùng thắng. Tuy nhiên, cũng cần có những chính sách, giải pháp để hỗ trợ cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
    Hồng Dung
    ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN


    _$(document).ready(function(){ _$(".NewsDetail_Box_Title_Right_BookReader").colorbox({width:"60%", inline:true, href:"#inline_bookreader"}); });
    TS Võ Trí Thành: “Nới lỏng tiền tệ lúc này là hơi sớm”


    [​IMG]
    Đó là quan điểm mà TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã nhấn mạnh.

    Tuy đã giảm tốc, song áp lực lạm phát những tháng cuối năm vẫn còn rất lớn. Theo ông, từ giờ đến cuối năm, lạm phát chịu tác động bởi những yếu tố nào?
    Lạm phát năm nay xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân từ phía cầu và nguyên nhân từ phía cung. Chính vì vậy, ngay khi Nghị quyết 11 của Chính phủ mới được ban hành, các chuyên gia đã khẳng định, để kiềm chế lạm phát thành công, cần 2 điều kiện. Đó là, phải kiên trì chính sách vĩ mô chặt chẽ nhưng đồng thời cũng không có cú sốc lớn ở bên ngoài.
    Hiện tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo chậm lại rất nhiều, thậm chí có nguy cơ tái suy thoái do vấn đề nợ công ở châu Âu vẫn chưa có lối thoát và khó khăn của nền kinh tế Mỹ. Trong bối cảnh này, khó có các cú sốc làm tăng giá cả hàng hóa. Điều này phần nào cũng ảnh hưởng tích cực đến diễn biến lạm phát tại Việt Nam khi tác động từ phía cung (chi phí) giảm. Thực tế này càng củng cố hơn khả năng lạm phát tính theo năm giảm.
    Tuy nhiên, áp lực đến lạm phát trong những tháng cuối năm chủ yếu bắt nguồn từ trong nước. Một là (phải chăng chúng ta đang lặp lại những sai lầm của năm trước) sự hứng khởi quá đà. Theo các số liệu của NHNN, tín dụng trong tháng 8 bắt đầu có dấu hiệu ít nhiều tăng cao. Nếu đà tăng này được duy trì, rất khó giữ được cái gọi là "chặt chẽ" của chính sách tiền tệ. Hai là áp lực mất giá đồng tiền còn cao do một loạt nguyên nhân như: lạm phát tại Việt Nam vẫn cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, đặc biệt là so với Mỹ; thâm hụt cán cân thương mại còn lớn; dự trữ ngoại tệ vẫn mỏng; tín dụng USD rất lớn... Nếu những áp lực này không được xử lý khéo, sẽ rơi vào vòng xoáy mất giá VND và lạm phát.
    Trong khi đó, theo quy luật, giá cả hàng hóa thường tăng cao vào dịp cuối năm do nhu cầu sản xuất, tiêu dùng lớn. Rồi việc tăng lương tối thiểu cũng tạo nhiều áp lực đến lạm phát.
    Ông nói trong bối cảnh diễn biến kinh tế thế giới trì trệ như hiện nay, khó có cú sốc giá hàng hóa lớn. Tuy nhiên, nếu Mỹ tung ra gói nới lỏng định lượng lần 3 (QE3), đồng USD nhiều khả năng sẽ tiếp tục suy yếu và làm tăng giá các hàng hóa cơ bản như xăng dầu, lương thực và đặc biệt là vàng?
    Việc Mỹ tung ra gói QE3 có cả chiều hướng xấu và không hoàn toàn xấu. Cái xấu đúng như những gì bạn đã nói. Thời điểm hiện nay chưa ra gói cứu trợ nhưng nhiều người lo ngại về giá vàng sẽ tăng. Giá vàng tăng sẽ có những tác động bất lợi đến thị trường tài chính Việt Nam , đến tỷ giá cũng như tâm lý người dân, qua đó ảnh hưởng đến lạm phát.
    Nhưng cũng có một đôi chút không hoàn toàn xấu. Việc USD yếu đi, trong một chừng mực nào đó, có thể giảm sức ép mất giá VND bởi VND là đồng tiền duy nhất ở Đông Nam Á mất giá so với USD nhìn một cách tổng thể.
    Tuy nhiên, như tôi đã phân tích, sức ép chính đối với lạm phát là từ những nguyên nhân nội tại. Vấn đề là chúng ta cần phải thực sự mong muốn và quyết tâm lấy ổn định kinh tế vĩ mô làm nền tảng cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng.
    Vậy theo ông, lạm phát năm nay sẽ là bao nhiêu?
    Từ tháng 8 đến nay, các dự báo đều cho rằng, lạm phát quanh mức từ 18-20% và tăng trưởng 5,5-6%. Tuy nhiên, lạm phát là bao nhiêu không quan trọng bằng phải làm cho người dân cũng như các nhà đầu tư thấy được quyết tâm thực sự của Việt Nam trong việc ổn định kinh tế vĩ mô. Ở đây không chỉ là câu chuyện thông điệp chính sách hay minh bạch chính sách mà bắt đầu gắn với quá trình cải cách cơ cấu, chẳng hạn như cải cách đầu tư công, hệ thống ngân hàng thương mại, ngân sách…
    Không nên vui mừng quá sớm với cái gọi là những thành tích đạt được. Bởi nền tảng của Việt Nam còn rất yếu, áp lực lên tỷ giá đối với lạm phát vẫn cao. Không thể chủ quan, cần kiên trì, nhẫn nại với việc kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô; thông điệp cần phải mạnh mẽ. Đáng tiếc, thời gian qua, thông điệp của các nhà hoạch định rất mạnh mẽ nhưng trên thực tế người ta cảm thấy dường như thiếu nhất quán, sớm nới lỏng và rất nhiều chuyên gia nước ngoài đã có ý kiến về vấn đề này.
    Phải chăng, vì lẽ đó, nhiều tổ chức quốc tế tỏ ra không đồng tình với việc NHNN chủ trương kéo lãi suất cho vay xuống 17-19%/năm?
    Việc niềm tin bị lung lay không hoàn toàn dựa vào việc kéo lãi suất xuống 17-19%/năm, không nên nhìn vào con số. Nhưng cần phải hiểu, lãi suất chỉ giảm khi kỳ vọng lạm phát thực sự giảm. Còn nếu lãi suất giảm xuất phát từ việc xử lý những bất cập trong nội bộ ngành ngân hàng vẫn rất tốt, nhưng cũng cần minh bạch, công bố rõ chuyện này. Chính sự thiếu minh bạch nên bên ngoài bắt đầu có sự hồ nghi. Bởi vậy, theo tôi, vấn đề không phải là con số mà là thông điệp, cách diễn giải, minh bạch thông tin.
    Tuy vậy, trong con mắt của nhiều tổ chức quốc tế, việc cung tiền tăng rất nhanh trong tháng 8 là một sự nới lỏng. Nới lỏng khi lạm phát chưa thực sự giảm, tôi cho là hơi sớm.
    Tuy nhiên, 7 tháng đầu năm, chính sách tiền tệ được thắt rất chặt, song lạm phát vẫn tăng cao?
    Mặt bằng lãi suất quá cao nhiều khả năng gây ra lạm phát đình đốn là điều không ai mong muốn. Đúng là để xử lý lạm phát năm nay không hề đơn giản vì nó có phần chi phí đẩy, ví dụ như những cú sốc giá từ bên ngoài và vấn đề lãi suất. Nhưng nếu vì điều đó mà nới lỏng tổng cầu thì càng nguy hiểm. Bởi rất nhiều nghiên cứu định lượng đã chỉ rõ, lạm phát ở Việt Nam chủ yếu do tín dụng tăng quá cao, do bành trướng đầu tư và thâm hụt ngân sách. Và như tôi đã nói ở trên, nếu lãi suất giảm xuất phát từ việc xử lý những bất cập trong nội tại hệ thống ngân hàng gây ách tắc dòng vốn thì là tốt. Còn nếu không, cần phải cân nhắc lại.
    Việc kiềm chế lạm phát tất yếu gây nhiều khó khăn cho sản xuất, cho tăng trưởng, song phải chấp nhận. Không có chính sách nào hoàn hảo, không có chính sách nào mà tất cả cùng thắng. Tuy nhiên, cũng cần có những chính sách, giải pháp để hỗ trợ cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
    Hồng Dung
    ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Thứ tư mua vàng thì đẹp

Chia sẻ trang này