1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Chuẩn bị đi các bác sắp có tin mời roài .

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 11/03/2011.

6424 người đang online, trong đó có 876 thành viên. 09:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 58267 lượt đọc và 223 bài trả lời
  1. hoadang22

    hoadang22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/07/2009
    Đã được thích:
    52
    Khi all đều cầm vnd thì đổi..........:((:((:((:((:((em ko dám nghĩ[r23)][r23)][r23)][r23)]
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Mỹ đóng cửa văn phòng di trú và nhập tịch tại TPHCM
    Thứ ba, 15/03/2011 08:15
    Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TPHCM sẽ đảm nhận trách nhiệm giải quyết một số công việc trước đây của văn phòng.
    Ngày 14/3, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TPHCM cho biết, cơ quan di trú và nhập tịch của Mỹ (USCIS) sẽ chính thức đóng cửa văn phòng tại TPHCM vào ngày 31/3/2011.
    Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TPHCM sẽ tiếp tục cung cấp các dịch vụ công dân Mỹ, và các dịch vụ visa bao gồm visa du lịch, du học, công tác và định cư.

    Chi tiết tại trang web http://hochiminh.usconsulate.gov hoặc liên lạc hcmcinfo@state.gov. Cá nhân quan tâm cũng có thể liên lạc với văn phòng USCIS tại Bangkok qua số điện thoại, 00-662-205-5352 (từ Việt Nam) hoặc 011-662-205-5352 (từ Mỹ); hoặc email bbkcis.inquiries@dhs.gov.
    Văn phòng USCIS tại TPHCM bắt đầu hoạt động từ 1998, đặt tại khuôn viên Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TPHCM với chức năng chủ yếu là thu nhận và xét đơn định cư tại Mỹ của công dân Việt Nam.
    Nguồn SGTT
  3. ckchanpheo

    ckchanpheo Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    10
    Tin này mắc gì đến chứng ?:-??
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    đúng như tui nói roài nhá :


    Tài chính ngân hàng 16/03/2011 16:32 | A A A

    Tăng dự trữ bắt buộc để giảm găm giữ ngoại tệ?

    Nhiều ý kiến tỏ ra đồng thuận với chủ trương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng.


    [​IMG]
    Cuối tuần này, Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia sẽ họp bàn về việc nên hay không nên quy định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng.

    Cuộc họp chưa diễn ra nhưng theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều ý kiến tỏ ra đồng thuận với chủ trương này vì cho rằng đây là giải pháp mềm dẻo nhằm hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ, góp phần chống đôla hoá trong nền kinh tế.

    Theo quy định hiện hành (áp dụng từ tháng 2.2010), tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức tín dụng là 4% (với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng) và 2% (với kỳ hạn 12 tháng trở lên). Phó chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa cho rằng, nếu tăng mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc – có thể lên mức 10% trên tổng số dư tiền gửi – sẽ buộc các ngân hàng phải tính toán lại hoạt động kinh doanh ngoại tệ, từng bước hạn chế cho vay, tiến tới chấm dứt cho vay và chấm dứt huy động ngoại tệ. Khi đó, những người nắm giữ ngoại tệ sẽ phải cân nhắc khả năng bán ra bởi nếu không, chỉ có thể “để dưới gối”.

    Ông Phạm Thế Anh, kinh tế trưởng công ty chứng khoán Thăng Long, tính toán: với mặt bằng lãi suất huy động đôla Mỹ hiện nay (dao động quanh mức 5 – 6%/năm), trong trường hợp tỷ lệ dự trữ bắt buộc nâng lên mức 10%, các ngân hàng sẽ phải cho vay ra với mức lãi suất 15% mới có lợi nhuận. Trong khi đó, lãi suất vay vốn USD ở mức 10%/năm trở lên là chẳng ai dám vay bởi quá đắt đỏ. Do vậy, các ngân hàng sẽ buộc phải hạ mặt bằng lãi suất huy động đôla, xuống mức 2 – 3%/năm hoặc thấp hơn. So với mặt bằng lãi suất huy động VND hiện khoảng 14%/năm, lãi suất huy động USD dưới 5%/năm sẽ kém hấp dẫn với người gửi tiền.

    Ông Cao Sỹ Kiêm, thành viên hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, cho biết ông cũng ủng hộ biện pháp tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi ngoại tệ và lưu ý một số công việc khác phải được hoàn chỉnh để thực hiện đồng bộ, chẳng hạn như hệ thống chính sách chống đôla hoá đã có nhưng chưa đầy đủ; việc tổ chức thực hiện các quy định thiếu triệt để và công tác xử lý thiếu nghiêm minh… Ông Kiêm cũng cho rằng nên quản lý chặt chẽ việc kinh doanh vàng miếng như cách thức quản lý ngoại tệ hiện nay và khi đó, người dân có thể cất giữ, mang theo người, nhưng nếu giao dịch phải được sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền thay vì tự do mua – bán.

    Trước một số ý kiến xem xét khả năng tăng dự trữ bắt buộc với tiền gửi VND, lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần lo lắng: thông tư 13 của ngân hàng Nhà nước quy định ngân hàng không được cho vay vượt 80% vốn huy động cũng tương tự như một quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Nếu ngân hàng Nhà nước lại tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ là làm tăng gánh nặng chi phí vốn của ngân hàng, khiến lãi suất càng khó giảm, ngay cả khi lạm phát đã “hạ nhiệt”. Ông này cho rằng kinh tế vĩ mô cần có thời gian để “ngấm” các chính sách, do vậy, không thể kỳ vọng lạm phát giảm ngay được. Mặt khác, nếu để điều tiết cung tiền, ngân hàng Nhà nước có thể điều tiết qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO), bằng cách bán trái phiếu chính phủ và các giấy tờ có giá thay vì bằng công cụ dự trữ bắt buộc.





    Theo Thảo Nguyễn - SGTT/**/
    /**/



  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Theo tui khả năng CP đang cân nhắc việc giảm Ls đô trước hay tăng dự trữ trước
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    theo tui dự đoán khả năng tăng dự trữ phải là ưu tiên số 1 vì nó tối ưu hơn biện pháp giảm Ls trước ở những điểm sau
    Ưu điểm :
    .Bảo đảm thanh khoản cho hệ thống NH
    .Đánh động tâm lý cho mọi người biết quyết tâm hành động của CP , người cầm giữ đô đầu cơ sẽ tranh thủ chốt lời khi giá tăng tạm thời
    .Tránh gây sáo trộn cho người gởi đô trong và ngoài nước và gây ảnh hưởng đến dòng vốn này
    . Tạo uy tín trên trường quốc tế
    khuyết điểm :

    . gây biến động gía đô nhất thời trên tt tự do , sẽ ảnh hưởng một phần tâm lý đến nhà đầu cơ

    Nói chung nên đi kèm biện pháp kiểm soát gắt gao giao dịch đô trên tt tự do .


  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Siết chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

    Việc vay và trả nợ nước ngoài, chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài được Chi nhánh NHNN Hà Nội giám sát chặt chẽ.
    like code

    Bà Nguyễn Thị Mai Sương, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh thành phố Hà Nội cho biết, việc vay và trả nợ nước ngoài, chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài được cơ quan này giám sát chặt chẽ.

    Đây là động thái nhằm giảm áp lực ngoại tệ đối với nền kinh tế và cũng là để góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết 11 của Chính phủ.

    Cùng với quản lý chặt việc vay, trả nợ và chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, từ đầu tháng 3, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng chấp hành và kiểm soát chặt chẽ việc cho vay, kinh doanh mua bán ngoại tệ và sử dụng các công cụ phát sinh theo đúng quy định của pháp luật.

    Theo M.Lan
    Doanh nhân Sài Gòn
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    xét về dài hạn tăng dự trữ bắt buộc là rất tốt cho nền kinh tế :-"
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ khiến các ngân hàng phải tính toán, cân nhắc việc giảm lãi suất huy động, đồng thời tăng lãi suất cho vay ngoại tệ để bù cho phần vốn huy động phải dự trữ bắt buộc.

Chia sẻ trang này