Chuẩn bị đi các bác sắp có tin mời roài .

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 11/03/2011.

5085 người đang online, trong đó có 506 thành viên. 18:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 58224 lượt đọc và 223 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tháng 5 là tháng bắt đầu đáo hạn trái phiếu do vậy không sợ NH thiếu tiền nhá ;))
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    pán vàng thời buổi này thì chỉ co mà cụt vốn
    vàng là để găm vốn chứ như ttck vịt ngan này thì chỉ có đổ thóc giống ra mà ăn thôi

    Chưa có thông tin gì về khoảng này nhưng sắp tới dân ta chốt vàng là chắc roài ;))
  3. thanhlegas

    thanhlegas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/05/2010
    Đã được thích:
    0
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Khả năng phát hành trái phiếu chính phủ tới đây nếu lợi tức 13% sẽ không còn hàng để bán mặc dù đợt phát hành trước không ai mua ;))
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Theo dõi tui thấy bác này là hay phát biểu ma lại phát biểu linh tinh nhất đấy :

    TS Cao Sỹ Kiêm: Hy sinh tăng trưởng để chống lạm phát


    [​IMG]
    “Năm nay tăng trưởng sẽ khó đạt mục tiêu QH đề ra, cố gắng thì có thể đạt 5% trở lên".

    “Nói cách khác, phải chấp nhận tăng trưởng phù hợp để chống lạm phát”- Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, Tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm trả lời phỏng vấn Tiền Phong.

    Ông Cao Sỹ Kiêm phân tích: Lạm phát 2011 có yếu tố ảnh hưởng lạm phát thế giới, giá xăng dầu, sắt thép, thiết bị máy móc, nguyên liệu đều tăng cao, tác động mạnh tới nước ta. Thứ hai, do khiếm khuyết nội tại nền kinh tế: Bội chi, nhập siêu cao liên tục trong nhiều năm làm kinh tế vĩ mô có những bất cập, ngày càng trầm trọng. Còn tư duy bao cấp nên giá một số mặt hàng vẫn thấp hơn giá thị trường.

    Ngoài ra, mô hình tăng trưởng cũng có vấn đề: Chúng ta chủ yếu phát triển theo chiều rộng, thiếu chiều sâu, cơ cấu kinh tế không hợp lý, nông nghiệp quảng canh, chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô, không có mũi nhọn. Có thể thấy trước mắt, lâu dài vấn đề điện, hạ tầng giao thông, thủ tục hành chính vẫn bức xúc, sẽ ảnh hưởng đến ổn định vĩ mô trong khi mô hình phát triển đang có những bất cập.

    Chính trong bối cảnh thế giới khủng hoảng năng lượng, lương thực, thực phẩm, dịch bệnh đã đẩy giá tăng cao – cần nhấn mạnh riêng lương thực, thực phẩm chiếm tới 41% cơ cấu trong rổ giá cả, sẽ kéo giá hàng loạt mặt hàng trong nước lên cao.

    Năm nay, do chúng ta đã điều chỉnh giá điện, xăng dầu, điều chỉnh lãi suất làm tăng vọt giá nhiều mặt hàng. Tới đây, tăng lương sẽ còn ảnh hưởng nữa, khiến độ trượt kéo dài hơn. Chính vì vậy, lạm phát năm nay kéo dài và chỉ trong quý I đã là 6,2%.

    Hi sinh tăng trưởng để chống lạm phát

    Lạm phát cao ngay từ quý I và còn kéo dài sẽ gây ra, bất ổn gì đối với nền kinh tế, thưa ông?

    Khả năng kiềm chế lạm phát 7% như chỉ tiêu là cực khó. Nếu thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thì cố gắng có thể giữ ở 9%. Nhưng rất khó bởi lạm phát vẫn đang đà vọt lên.

    Vấn đề thứ hai, không thể giữ tăng trưởng ở mức 6,5-7%, bởi lúc này cần ưu tiên chống lạm phát, tức phải giảm tăng trưởng. Chúng ta chủ trương cắt giảm đầu tư công, không cho chuyển vốn năm trước lên và ứng vốn năm sau cho các dự án trong năm nay. Như vậy, cung ứng vốn cho sản xuất sẽ hạn chế.

    Trong khi đó, chỉ có 1/3 số doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa có thể tiếp cận được nguồn vốn do siết chặt tín dụng: DN đi vay đã rất khó khăn, nhưng với lãi suất cao, nên dù có vay được thì làm gì để trả nợ là một vấn đề. Vì thế, năm nay tăng trưởng kinh tế sẽ khó đạt mục tiêu QH đề ra, cố gắng thì có thể đạt 5% trở lên. Chúng ta hy sinh, tăng trưởng phù hợp để chống lạm phát.

    Lạm phát không chỉ ảnh hưởng tới Nhà nước, DN và đời sống nhân dân cũng sẽ rất khó khăn. Nếu đúng như dự kiến nói trên, trong hai năm trung bình giá cả đã tăng 20% rồi. Mặc dù chúng ta trợ cấp giá điện cho các hộ nghèo và tăng lương từ đầu tháng 5, nhưng không đủ bù đắp vì lạm phát cao hơn mức bù đắp đó.

    Nghị quyết 11 của Chính phủ đưa ra hàng loạt biện pháp để kiềm chế lạm phát, ông đánh giá ra sao về hiệu quả của những giải pháp này?

    Chắc chắn có hiệu quả nhưng không phải ngay lập tức mà phải đến cuối tháng 6-7 mới rõ nét. Lúc đó lạm phát giảm, kéo lãi suất sẽ giảm xuống, việc huy động vốn sẽ tốt hơn và tăng trưởng trở lại ổn định hơn. Tuy nhiên, chính sách phải thật sự đồng bộ.

    Ví dụ vừa qua chúng ta siết quản lý vàng, ngoại tệ - lẽ ra khi quản lý chặt thị trường tự do thì phải có cơ chế để thị trường phát triển bình thường. Nhưng chúng ta điều hành chưa nhịp nhàng, cho nên có lúc bế tắc. Vừa qua Chính phủ đã chỉ rõ yếu kém và hướng khắc phục rồi.


    Chống lạm phát – tránh chỉ chạy theo mục tiêu trước mắt

    Tại kỳ họp QH vừa qua, có ĐB cho rằng, các giải pháp Chính phủ đưa ra rất đúng nhưng chung chung, chưa đi vào những vấn đề cụ thể, có tính thời điểm, ông nghĩ sao?

    Các biện pháp Chính phủ đưa ra rất đúng. Nhưng quan trọng là phải điều hành thật tốt, kỷ luật nghiêm khắc. Tôi cũng đã phát biểu tại QH, phải cụ thể hóa những giải pháp đó: Ai làm, làm cái gì, tiến độ ra sao phải rõ. Không thể chỉ đề ra chủ trương rồi để đó mà phải có hành động cụ thể của từng bộ ngành, địa phương.

    Báo cáo QH, Thủ tướng Chính phủ cũng đã thừa nhận vấn đề kỷ cương có những hạn chế. Một xã hội không có kỷ cương thì luật pháp sẽ bị vô hiệu hóa, người làm tốt, làm không tốt, thậm chí chụp giật, làm sai đều như nhau thì tác hại rất lớn. Nhưng nguy hại nhất là sẽ làm mất lòng tin, lúc đó các DN sẽ chỉ đối phó, thủ thế.

    Những giải pháp chống lạm phát chỉ có tính chất tình thế. Phải kết hợp giải quyết những vấn đề dài hạn, nền tảng – đó là mô hình tăng trưởng hiệu quả, có chiều sâu, cơ cấu kinh tế phù hợp, có hàm lượng chất xám cao. Đồng thời phải tạo ra một thị trường minh bạch.

    Chẳng hạn thị trường chứng khoán phải trong sáng, có lòng tin, có thu nhập, chứ không phải chụp giật để người ta có một đồng vào mua sau một hồi chỉ còn 5 hào thôi! Đấy là những vấn đề cốt lõi phải giải quyết, tránh chỉ chạy theo những mục tiêu trước mắt để rồi mấy năm sau sẽ lại rơi vào vòng xoáy ban đầu: Lạm phát – suy giảm - rồi lại lạm phát.

    Theo Nguyễn Tuấn
    Tiền Phong
    Cái tụi báo tiền phong vừa roài cũng dính vụ ITA nghe nói lãnh đa xọ khám ;))
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ là đúng hướng


    [​IMG]
    Khi lãi suất huy động ngoại tệ giảm xuống, người dân sẽ chuyển sang gửi VND và các doanh nghiệp cũng giảm vay ngoại tệ do lãi vay tăng lên.

    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }
    Ngân hàng Nhà nước vừa cùng một lúc có quyết định điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng tăng lên 2% và không chế trần lãi suất tiền gửi USD ở mức 3%. Sự điều chỉnh này của Ngân hàng Nhà nước đã nhận được sự đồng thuận của các chuyên gia và các ngân hàng thương mại.

    Sẽ giảm tình trạng găm giữ USD

    Trong thời gian vừa qua, lãi suất tiền đồng luôn ở mức cao lên đến trên 20% một năm khiến nhiều doanh nghiệp đã quay sang vay USD. Chính điều này góp phần đẩy tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ quý I tăng cao tới 12,06%, trong khi tín dụng tiền đồng chỉ tăng 1,43%.

    Các chuyên gia nhận định, trong khi Ngân hàng Nhà nước khống chế tăng trưởng tín dụng, trong đó có tín dụng ngoại tệ, ở mức dưới 20% trong năm 2011, việc tăng dự trữ bắt buộc ngoại tệ là phù hợp. Đồng thời, tăng dự trữ bắt buộc cũng sẽ làm giảm áp lực tỷ giá, lạm phát.

    TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và giảm lãi suất huy động tiền USD sẽ khiến các ngân hàng phải tính toán, cân nhắc việc giảm lãi suất huy động, đồng thời tăng lãi suất cho vay ngoại tệ để bù cho phần vốn huy động phải dự trữ bắt buộc.

    Khi lãi suất huy động ngoại tệ giảm xuống, người dân sẽ chuyển sang gửi VND và các doanh nghiệp cũng giảm vay ngoại tệ do lãi vay tăng lên, từ đó giảm tình trạng găm giữ USD, tăng cung ngoại tệ cho thị trường.

    Đặc biệt, nó có thể giúp tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế giảm thiểu, bởi người dân không còn cảm thấy quá hấp dẫn khi giữ ngoại tệ.

    Ông Lê Đức Thọ, Phó Tổng giám đốc VietinBank nhận định, việc Ngân hàng Nhà nước cùng lúc điều chỉnh cả hai vấn đề liên quan đến USD là mong muốn thị trường ngoại hối dần dần ổn định theo khuôn khổ phù hợp. Trong đó có sự quản lý nhà nước bằng cách khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu để cải thiện cán cân thương mại, cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Qua đó để làm giảm tỷ lệ đôla hóa trong nền kinh tế đồng thời thu hút nguồn ngoại tệ nước ngoài, nguồn kiều hối của kiều bào. Mục tiêu này nằm trong lộ trình và có những tính hợp lý.

    Ông Thọ cũng cho biết thêm, hiện nay, tình trạng đô la hóa cao, chênh lệch lãi suất tiền đồng và ngoại tệ cao khiến doanh nghiệp đổ xô vay tiền ngoại tệ lớn đã làm mất cân đối cung cầu trong mua bán ngoại tệ. Tăng dự trữ sẽ giúp tăng chi phí đầu vào, tăng giá cho vay và làm giảm nhu cầu vay của doanh nghiệp.

    “Đến đầu tháng 5, Thông tư 07 có hiệu lực sẽ hạn chế việc cho vay ngoại tệ của các tổ chức tín dụng với doanh nghiệp. Tất cả điều đó sẽ giúp lộ trình mục tiêu đạt được tốt hơn, đây cũng chính là biện pháp để tạo sự đồng bộ,” ông Thọ nhấn mạnh.

    Tuy nhiên, một lãnh đạo ngân hàng thương mại cổ phần khác lại chia sẻ, việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ và khống chế lãi suất tiền gửi USD sẽ khiến ngân hàng ông phải tính toán, cân nhắc lại bài toàn huy động và cho vay ngoại tệ trong thời gian tới. Bởi tăng dự trữ bắt buộc sẽ làm tăng chi phí vốn.

    Thu hút nguồn tiền nhàn rỗi

    Trong mấy ngày qua, Ngân hàng Nhà nước luôn có sự linh hoạt trong điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng. Chính vì vậy giá USD niêm yết và tại thị trường tự do không còn chênh lớn, chỉ từ khoảng 100-110 đồng/USD.

    Chính vì vậy, trên thực tế không chỉ doanh nghiệp mà chính ngân hàng cũng mạnh dạn bán USD. Chủ tịch Hội đồng quản trị một ngân hàng cho biết, thông qua những động thái của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thấy trước được hướng đi của tỷ giá nên đẩy mạnh bán USD lấy VND để kinh doanh, vì lãi suất VND tại thị trường liên ngân hàng có ngày lên đến 21-23%/năm.

    Cũng theo các ngân hàng, những ngày gần đây doanh nghiệp xuất khẩu không còn chần chừ mà đã đẩy mạnh bán USD cho ngân hàng.

    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cũng cho biết, qua báo cáo từ 78 tổ chức, tập đoàn, tổng công ty thì tổng số dư tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức này tính đến cuối tháng 3/2011 là 1,61 tỷ USD, trong đó, lượng tiền gửi có kỳ hạn là 376 triệu USD.

    Còn tại cuộc họp báo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ngày 6/4, ông Đinh La Thăng, Chủ tịch Tập đoàn cũng cho biết, PVN đã bán 2,7 tỷ USD cho ngân hàng theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. "PVN là một tập đoàn kinh tế nhà nước có thu và chi ngoại tệ. Chúng tôi có bao nhiêu, bán bấy nhiêu và không giữ lại ngoại tệ cho mình," ông Thăng cho hay.

    Với việc khống chế trần lãi suất huy động USD ở mức 3%/năm, tới đây các ngân hàng thương mại sẽ phải hạ lãi suất huy động USD, để tăng sự hấp dẫn của các hoạt động tín dụng bằng VND. Khi đó, người dân sẽ chuyển hướng sang các giao dịch VND, vì với việc giao dịch trên thị trường “chợ đen” bị siết chặt, lãi suất tiết kiệm USD xuống thấp, nếu không bán USD cho ngân hàng, người dân khó có thể “sinh lời” từ lượng ngoại tệ đang găm giữ.

    Ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng thừa nhận, với việc giảm lãi suất huy động USD có thể làm cho người dân cảm thấy đồng USD yếu đi ở trong nước vì lãi suất tiền đồng đang cao, người dân sẽ bán USD đi để gửi tiết kiệm bằng VND hoặc một số tài sản khác. Như vậy thì nguồn cung sẽ tăng lên và Nhà nước có cơ sở để thu gom USD, làm tăng dự trữ ngoại hối và làm cho thị trường ngoại hối ổn định hơn.

    Ông Thành cũng tỏ ra băn khoăn, một số điểm bất cập trong chính sách này mà chúng ta cần phải thận trọng hơn. Ví dụ như phải cân nhắc rất rõ lãi suất đồng USD của Việt Nam hiện nay cao hơn so với các nước trong khu vực. Chính vì vậy, một lượng tiền lớn bằng USD của kiều bào gửi về nước đã được người thân gửi vào trong hệ thống ngân hàng là vì lãi suất cao. Nếu hạ lãi suất xuống thấp như thế này thì chúng ta phải tính toán là khả năng có một lượng luồng vốn sẽ không chảy vào trong hệ thống ngân hàng nữa.

    Tuy nhiên, ông Thọ lại đưa ra lập luận, thu hút kiều hối để tạo cơ hội đầu tư không nhất thiết chỉ là gửi tiết kiệm mà họ có thể chuyển đổi sang VND giúp người thân kinh doanh. Ngoài ra, khi thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam là phải dùng VND, điều đó sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trong nước, tạo cơ hội đầu tư chứ không chỉ gửi tiết kiệm.

    Các chuyên gia khác cũng nhận định, những biện pháp của Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra thì chỉ một thời gian ngắn nữa thôi sẽ có một lượng ngoại tệ rất lớn được hoán đổi ra tiền đồng, nguồn cung ngoại tệ dồi dào hơn là cơ sở để ổn định tỷ giá.

    Theo Minh Thúy
    Vietnam
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Vĩ mô ổn định FDI sẽ tăng cao thoai ;))
  8. chaytoekhoi

    chaytoekhoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Mỹ đang cắt giảm ngân sách, EU đang vật lộn cứu Bồ Đào Nha, Nhật dự kiến giảm 20% ODA để tái thiết đất nước, TQ đang kiềm chế bão giá, Trung Đông thì bất ổn chính trị ... ai sẽ bỏ tiền vào VN ??? :-ss
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nhiều doanh nghiệp Thái muốn đầu tư vào Việt Nam .
    Thứ năm, 07 Tháng 4 2011 05:38 .
    Các doanh nghiệp Thái Lan (bên phải) tìm hiểu về môi trường đầu tư tại Becamex IDC, tỉnh Bình Dương - Ảnh: Quốc Hùng
    Nhiều doanh nghiệp Thái Lan mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp tại Việt Nam thành lập liên doanh mở nhà máy sản xuất.

    Theo ông Tharabodee Serng-Adichaiwit, Phó Chủ tịch cấp cao của Bangkok Bank và là Tổng giám đốc của Bangkok Bank tại Việt Nam, đơn vị hôm nay (7-4) đưa đoàn doanh nghiệp Thái Lan gồm 37 công ty đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư, cho biết do chi phí sản xuất ở địa phương cao (gồm cả lương trả cho người lao động) nên nhiều doanh nghiệp Thái Lan hiện có xu hướng mở rộng đầu tư ra các nước trong khu vực.

    So với Lào, Campuchia và một số nước khác trong khu vực, Việt Nam được nhiều doanh nghiệp Thái quan tâm bởi thị trường trong và ngoài nước rộng lớn và đặc biệt nguồn lao động có tay nghề với chi phí không cao so với Thái Lan hiện nay, ông Tharabodee nói.

    Theo ông, hiện Bangkok Bank có trên 1.000 hội viên là các doanh nghiệp Thái mong muốn đến thị trường Việt Nam tìm hiểu môi trường đầu tư, tuy nhiên trong giai đoạn đầu, Bangkok Bank chỉ đưa 37 doanh nghiệp đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Bình Dương, Đồng Nai và TPHCM.

    Ông cho biết, phần lớn các doanh nghiệp này là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động đa dạng ngành nghề trong đó chủ yếu là lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

    Theo ông Võ Sơn Điền, Giám đốc tiếp thị của Becamex IDC - đơn vị phát triển hạ tầng các khu công nghiệp lớn ở Bình Dương, cho biết từ đầu năm đến nay Becamex đã ký hợp đồng thuê đất với 4-5 nhà đầu tư đến từ Thái Lan. Những lĩnh vực mà doanh nghiệp Thái quan tâm là in ấn, bao bì, đóng gói...

    Hiện Thái Lan là quốc gia đứng thứ mười có số lượng vốn đầu tư lớn vào Việt Nam, hơn 5,8 tỉ đô la Mỹ với 244 dự án đầu tư. Những tập đoàn lớn của Thái Lan như SCG, CP... đã có một số dự án đầu tư ở Việt Nam.



    Quốc Hùng
    Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

    --------------------------------------------------------------------------------
    Tin mới hơn:
    08/04/2011 - PVN cắt giảm bước đầu 6.600 tỷ đồng vốn đầu tư08/04/2011 - 275 triệu USD tài trợ cho dự án nhiệt điện Mạo KhêTin cũ hơn:
    06/04/2011 - Vinatex sẽ xây 4 nhà máy tiêu chuẩn quốc tế tại Bình Phước05/04/2011 - EVN hoãn và giãn tiến độ đầu tư 12.572 tỷ đồng04/04/2011 - Khu kinh tế Vân Phong thu hút thêm khoảng 70.000 tỉ đồng đầu tư04/04/2011 - Ưu tiên đầu tư CNTT-TT, trong thời lạm phát 02/04/2011 - VietinBank tài trợ tới 600 tỷ đồng cho Nhơn Trạch 202/04/2011 - Đồng Nai: điểm đến thân thiện của nhà đầu tư02/04/2011 - An Giang gọi vốn đầu tư 100 dự án trên 60.000 tỷ đồng02/04/2011 - Cắt giảm đầu tư công: Kết quả chưa rõ ràng 01/04/2011 - Coca - Cola đẩy mạnh đầu tư vào miền Trung30/03/2011 - Ngành dầu khí Việt Nam đẩy mạnh thu hút đầu tưTrang kế >>
    --------------------------------------------------------------------------------
    ..
    Select Language
    cookie
    .example-class,#example-id
    opacity
    .

    . Videos trong ngàyHình ảnhSearch



    Tìm kiếm . Tin Mới NhấtTin Đọc NhiềuThời TiếtTham khảo giá hàng hoá xuất nhập khẩu ngày 9/4/2011Hàng hoá của Việt Nam nhập khẩu từ Indonesia năm 2010 tăng 23,5% về kim ngạchNhững mặt hàng chính xuất khẩu sang Indonesia 2 tháng năm 2011Nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Hàn Quốc năm 2010 tăng mạnh về kim ngạchBất ngờ dự báo xuất khẩu gạo vượt 7 triệu tấn.Vaseline Men: Sản phẩm mới dành riêng cho nam giới4 “rào cản” lớn của Việt Nam khi xuất khẩu vào EUKhó tăng thị phần giày dép tại Mỹ Sẽ xuất khẩu 100.000 tấn đường bất chấp lỗATM 'nuốt' tiền hàng loạt.Setting
    Could not load data from google!.
    Have you entered the right location name?
    Location Degree display °F °C °C & °F .. .

    .. .
    Thông Tin Chứng Khoán
    HoSTC HaSTC
    Mã CK TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL

    .  Tỷ Giá USD 20.920
    GBP 34.588
    HKD 2.721
    CHF 23.309
    JPY 249.27
    AUD 22.298
    CAD 22.076
    SGD 16.799
    EUR 30.568
    NZD 16.585
    Bat Thái Lan 807
    (Nguồn: )
    .  Giá vàng 9999
    ĐVT: tr.đ/lượngLoại Mua Bán
    SBJ 37,260 37,340
    SJC 37,250 37,350
    (Nguồn: )
    .





    .
    .WEB LIÊN QUAN
    Vietnamexportsimports.com.





    ...Trang ChủGiới ThiệuDịch VụLiên Hệ
    Reset user settingTrên cùng.Copyright © 2011 Bản quyền thuộc về Thông Tin Thương Mại Quốc Tế - Xuất Nhập Khẩu.
    Developed by Trong Tam Toan Cau Corp. Email: trongtamglofo@yahoo.com. Tel: (+84 64) 3854318.
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Doanh nghiệp Đài Loan “đổ xô” tìm cơ hội kinh doanh ở Việt Nam
    (Dân trí) - Đoàn doanh nghiệp Đài Loan lớn nhất từ trước tới nay với hơn 100 thành viên đã đến Hà Nội ngày 7/4, thực hiện chuyến thăm kéo dài 5 ngày nhằm tìm hiểu môi trường đầu tư và cơ hội kinh doanh tại Việt Nam, với mối quan tâm vào rất nhiều lĩnh vực.
    Dẫn đầu đoàn doanh nghiệp này là ông Ngô Thượng Minh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Xuất Nhập khẩu Đài Loan. Doanh nghiệp của ông chuyên kinh doanh mặt hàng ngũ cốc và ông rất mong muốn nhân chuyến thăm này có thể tìm được nhà cung cấp nông sản như đậu đỏ, đậu đen ở Việt Nam.
    Ngày 7/4, tại Hà Nội, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc ở Hà Nội, đã phối hợp với Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Công Thương Việt Nam tổ chức một hội nghị giới thiệu môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam tới các nhà đầu tư Đài Loan.

    Trong 10 ngày tới, Hiệp hội Doanh nghiệp Xuất Nhập khẩu Đài Bắc do Ông Lưu Quốc Chiêu, chủ tịch hiệp hội, sẽ dẫn đầu đoàn doanh nghiệp với hơn 30 đại diện sang thăm Việt Nam. Ngoài chương trình ở Hà Nội và làm việc với VCCI, đoàn dự kiến sẽ tiếp tục khảo sát môi trường kinh tế thương mại tại TP. Hồ Chí Minh.​
    Sau các đoàn doanh nghiệp đến vào tháng 4/2011, thì tháng 5 và tháng 6/2011, Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử, Điện cơ, do ông Tiêu Hựu Quân dẫn đầu, sẽ sang thăm Việt Nam nhằm khảo sát môi trường đầu tư. Hiệp hội này đang đóng góp khoảng 1/2 tổng GDP của Đài Loan (430 tỷ đô la Mỹ). Nếu đoàn doanh nghiệp này có thể tìm được đối tác tại Việt Nam, sẽ tạo nền tảng vững chăc hơn cho mối quan hệ kinh tế-thương mại song phương giữa Đài Loan và Việt Nam.
    Nhân dịp này PV Dân trí có cuộc trao đổi với Ông Ngô Thượng Minh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Xuất Nhập khẩu Đài Loan:
    Được biết, đây là đoàn doanh nghiệp lớn nhất của Đài Loan sang thăm Việt Nam. Xin ông cho biết mục đích của chuyến thăm lần này là gì và các doanh nghiệp Đài Loan đặc biệt quan tâm đến những lĩnh vực nào ở Việt Nam?
    Chúng tôi đến Việt Nam theo lời mời của Ngài Hoàng Chí Bằng, Trưởng đại diện Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc ở Hà Nội, nhân dịp ngài nhậm chức tại Việt Nam. Chúng tôi đã được nghe ngài Hoàng Chí Bằng quảng bá nhiều về môi trường đầu tư của Việt Nam. Trong đoàn của chúng tôi là đại biểu đến từ hầu hết các địa phương của Đài Loan, đa số họ là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong chuyến thăm lần này, chúng tôi muốn khảo sát môi trường đầu tư, kinh tế và thương mại của Việt Nam.
    Cá nhân ông quan tâm tới lĩnh vực nào và ông đánh giá tiềm năng của lĩnh vực đó tại Việt Nam ra sao?
    Tôi rất quan tâm đến các sản phẩm nông sản ở Việt Nam, trong đó ngành nghề chính của tôi là đậu đen và đậu đỏ. Tuy nhiên, thị trường cung ứng 2 sản phẩm này của Việt Nam vẫn còn rất nhỏ, nên tôi cho rằng sẽ không dễ có thể tìm được đối tác ở Việt Nam. Chúng tôi đang cố găng tìm kiếm và tiếp cận các nhà cung cấp này. Đến Việt Nam lần này, với tư cách là Chủ tịch Hiệp Hội Xuất Nhập Khẩu Đài Loan tôi dẫn đầu đoàn sang khảo sát thị trường mới, còn thị trường chính của tôi hiện nay vẫn là Mỹ.
    Hiện nay Việt Nam đang nhập siêu từ Đài Loan rất lớn, và con số này lên tới hơn 5 tỷ đô la Mỹ năm 2010 theo thống kê của VCCI. Theo quan điểm của ông, Việt Nam và Đài Loan cần làm gì để rút ngắn khoảng cách này? Ông có lời khuyên gì cho các nhà xuất khẩu Việt Nam sang Đài Loan?
    Tôi cũng được biết là Việt Nam đang phải nhập siêu nhiều từ Đài Loan, và để giảm bớt tỷ lệ này thì điều quan trọng là hai bên phải thúc đẩy hợp tác. Vấn đề cốt lõi nhằm giải quyết tình hình nhập siêu của Việt Nam với Đài Loan là phải tìm ra những sản phẩm nào của Việt Nam có thể xuất khẩu sang Đài Loan.
    Từ những thông tin tiếp cận được, cũng như thông qua các nhà đầu tư Đài Loan đã có mặt tại Việt Nam, ông có đánh giá như thế nào về môi trường đầu tư ở Việt Nam?
    Thực tế thì tôi rất khó đưa ra một đánh giá cá nhân cụ thể tại thời điểm này. Tuy nhiên, chúng tôi đã thu thập được nhiều thông tin và ý kiến bổ ích. Trong buổi tọa đàm chiều nay, ngài Thứ Trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, cũng như Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI và Ngài Hoàng Chí Bằng đã có những giới thiệu rất cụ thể về môi trường đầu tư ở Việt Nam, trong đó bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm. Tôi và Ngài Hoàng Chí Bằng là bạn thân lâu năm. Ngài đã rất nhiệt tình giới thiệu cho chúng tôi về môi trường kinh doanh, đầu tư ở Việt Nam, tôi hy vọng Việt Nam sẽ không làm chúng tôi thất vọng.
    Xin trân trọng cảm ơn!
    Thảo Nguyên

Chia sẻ trang này