1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Chuẩn Bị xiền ăn hàng cho Sóng tới mục tiêu x2 TK tiếp nào $$$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 21/06/2022.

7715 người đang online, trong đó có 1078 thành viên. 10:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 18199 lượt đọc và 70 bài trả lời
  1. MaTuoc

    MaTuoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2016
    Đã được thích:
    2.917
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    MaTuoc thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Xuất khẩu dệt may sang Mỹ mang về gần 8 tỷ USD trong 5 tháng
    27/06/2022


    Luỹ kế 5 tháng xuất khẩu dệt may đi Mỹ đạt hơn 7,8 tỷ USD, tăng 21% so cùng kỳ năm ngoái, tiếp tục là quốc gia cung cấp hàng may mặc lớn của Mỹ.
    Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vitatex) cho biết xuất khẩu dệt may Việt Nam đi Mỹ tháng 5 đạt 1,67 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ tăng đã giảm một nửa so với tháng 4. Luỹ kế 5 tháng xuất khẩu dệt may đi Mỹ đạt hơn 7,8 tỷ USD, tăng 21% so cùng kỳ năm ngoái.

    Số liệu của Vinatex cũng cho biết trong quý I/2022, nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ đã tăng 39,7% về giá trị và 24,7% về số lượng so với năm trước.

    Điểm đáng lưu ý thị phần xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào Mỹ giảm từ 19,7% xuống 18,3% trong khi Trung Quốc duy trì thị phần 21-22%, Bangladesh và Ấn Độ tăng mạnh về thị phần, lần lượt từ 8,7% lên 10,2% và từ 5,6% lên 6,1%. Ngoài ra Indonesia cũng có mức tăng ấn tượng lên đến 62% về giá trị.

    Về chủng loại nhập khẩu, nhóm hàng dệt thoi sau khi có sự suy giảm vào quý II năm ngoái đã có 3 quý liên tiếp tính đến hết quý I/2022 tăng trưởng. Cụ thể, quý đầu năm tăng 38% so cùng kỳ năm ngoái.

    Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp hàng dệt thoi lớn nhất cho Mỹ trong quý I, đạt 2,4 tỷ USD, tăng 23% so cùng kỳ năm ngoái bất chấp các lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm từ bông Tân Cương của Mỹ.

    Nhóm hàng dệt kim chứng kiến sự tăng trưởng mạnh xuất khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc, tăng 41%, Bangladesh tăng 75% và Indonesia tăng 62%. Xuất khẩu hàng dệt kim của Việt Nam đi Mỹ quý I/2022 mặc dù tăng trưởng 28% so cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn thấp hơn mức tăng nhập khẩu hàng dệt kim của Mỹ trong quý I này ở mức 38%.
  4. MaTuoc

    MaTuoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2016
    Đã được thích:
    2.917
    Lần này bank và thép sẽ mạnh, còn nhóm ck hồi kỹ thuật thôi do nhóm đó đông lại ăn nhau ở tk của thị trường nên kỳ vọng ko lớn bằng 2 dòng kia, đặc biệt nhóm thép sẽ hưởng lợi từ thế giới đang kích cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và trong nước ăn gói đầu tư công
    BigDady1516 thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt tăng, một mã có thỏa thuận "khủng" 350 tỷ đồng

    [​IMG]

    Có tới 19 cổ phiếu ngân hàng tăng giá trong phiên hôm nay. Nhiều cổ phiếu có giao dịch thỏa thuận "khủng", giá trị hàng trăm tỷ đồng

    Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay (27/6), VNIndex tăng 17,34 điểm lên 1.202,82 điểm với lực kéo đến từ các cổ phiếu lớn.

    Nhóm ngân hàng cũng diễn biến tích cực với sắc xanh chiếm chủ đạo toàn ngành: 19 mã tăng giá, 3 mã đứng giá tham chiếu và 5 mã giảm giá.

    Các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất chủ yếu là các mã giao dịch trên HNX, UPCoM như BAB (4,2%), KLB (3,5%), VBB (3%), ABB (2,9%). Tuy nhiên, thanh khoản của những cổ phiếu này rất thấp, chẳng hạn VBB chỉ có 400 cp được giao dịch, KLB cũng chỉ đạt 2.800 cp.

    Nhiều cổ phiếu lớn cũng có diễn biến tích cực, tăng giá trên dưới 3% trong phiên đầu tuần như CTG (3,4%), VPB (2,7%), TPB (2,7%). Các mã khác như BID, MBB, HDB,…tăng 1,5-1,8%.

    Ở chiều ngược lại, LPB giảm mạnh nhất ngành (-4,5%) xuống còn 12.600 đồng/cp. Đáng chú ý, LPB ghi nhận nhiều lô giao dịch khối lượng lớn, thanh khoản hôm nay đạt hơn 12,8 triệu đơn vị, giá trị hơn 167 tỷ đồng, dẫn đầu về giao dịch khớp lệnh nhóm ngân hàng.

    4 cổ phiếu giảm giá khác là VCB (-0,1%), PGB (-1,1%), SGB (-2,2%), NVB (-3,1%).

    OCB, EIB có giao dịch thỏa thuận "khủng"

    Hơn 60 triệu cổ phiếu ngân hàng được khớp lệnh trong phiên 27/6, giá trị hơn 1.300 tỷ đồng. Trong khi đó, ở phương thức thỏa thuận, nhiều cổ phiếu ngân hàng có giao dịch "khủng", giá trị hàng trăm tỷ đồng.

    Cụ thể, SHB ghi nhận hơn 8 triệu cổ phiếu được trao tay giữa các nhà đầu tư theo phương thức thỏa thuận, giá trị 110 tỷ đồng trong phiên 27/6. Cổ phiếu này có giao dịch hết sức sôi động từ đầu tháng 6 đến nay, tổng có gần 170 triệu cổ phiếu SHB được trao tay theo giao dịch này, giá trị hơn 2.300 tỷ đồng.

    OCB có thanh khoản đột biến với hơn 17,8 triệu cổ phiếu được thỏa thuận trong phiên hôm nay, giá trị hơn 285 tỷ đồng. Tương tự, TCB có hơn 5 triệu cp được thỏa thuận, giá trị hơn 174 tỷ đồng.

    Đặc biệt, EIB có 11,75 triệu cp được trao tay ở giá 29.500 đồng/cp, tương đương giá trị gần 350 tỷ đồng.

    Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhiều cổ phiếu

    Nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu gom cổ phiếu ngân hàng trong phiên hôm nay, mua ròng 8 mã và bán ròng 3 mã. Trong đó, CTG được mua ròng hơn 2 triệu cp, STB gần 900.000 cp, TPB hơn 1 triệu cp,….

    Đáng chú ý, sau khi chuỗi mua ròng đối với HDB bị ngắt đoạn trong 3 phiên (22,23,24/6 bán ròng hơn 1,3 triệu cp) thì sang phiên 27/6, khối ngoại đã trở lại mua ròng cổ phiếu này. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào 295.800 cp HDB trong khi chỉ bán ra 133.100 cp (tức mua ròng 162.700 cp).

    Trong gần 1 tháng rưỡi trở lại đây, nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục mua vào cổ phiếu HDB: chỉ bán ròng 4 phiên, trong khi mua ròng 27 phiên. Song song với động thái gom mạnh của khối ngoại, cổ phiếu HDB cũng không bị giảm mạnh như nhiều mã khác trong giai đoạn 1 tháng vừa qua. Đóng cửa 27/6, thị giá HDB ở mức 23.350 đồng/cp, vốn hóa đạt khoảng 47.000 tỷ, trong top 10 ngân hàng.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    BĐSCN nay vào hàng được @};-
    --- Gộp bài viết, 28/06/2022, Bài cũ: 28/06/2022 ---
    Dòng P leader @};-
    --- Gộp bài viết, 28/06/2022 ---
    STB nổ dòng B phi nào :drm1@};-
    --- Gộp bài viết, 28/06/2022 ---
    T T đã ổn định 1200 lên tiếp nào @};-
    --- Gộp bài viết, 28/06/2022 ---
    TNG chiều trần thì Beark Out:drm1@};-
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Cạn room tín dụng, đã đến lúc ngân hàng thay đổi khẩu vị


    Đến tháng 6/2022, tăng trưởng tín dụng theo số liệu cập nhật của Ngân hàng Nhà nước đã đạt 8,15% so với cuối năm 2021, tương đương mức tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước.

    Dù còn cách khá xa so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 14% nhưng nhiều ngân hàng ngay từ hồi cuối tháng 5 đã đồng loạt xin được cấp thêm hạn mức (room) tín dụng.

    Theo đó, tại một số ngân hàng như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), tín dụng của ngân hàng đã đạt gần 9% sau 4 tháng đầu năm so với mức tín dụng đã được cấp chính thức là 10%; Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng đạt mức tăng trưởng tín dụng 8% tại cùng thời điểm trên, dù room được cấp là 10%; Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) khi đạt mức tăng trưởng tín dụng tới 14,3% ngay sau quý I/2022, gần chạm trần mốc 15% được cấp.

    [​IMG]

    Cạn room tín dụng, đã đến lúc ngân hàng thay đổi khẩu vị.

    Một số ngân hàng khác như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)... cũng trong tình trạng tương tự.

    Lãnh đạo các ngân hàng nhìn nhận nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng cao kể từ cuối năm 2021 và dự báo từ nay đến cuối năm sẽ vẫn tiếp tục tăng mạnh.

    Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ 2% lãi suất cho doanh nghiệp theo gói 40.000 tỷ đồng từ ngân sách cũng đang được toàn ngành ngân hàng gấp rút triển khai. Do đó, để đáp ứng cơn "khát vốn" cho phục hồi tăng trưởng, lãnh đạo các ngân hàng đồng loạt kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sớm nới room tín dụng phù hợp.

    Tuy nhiên, nới room tín dụng liệu có giải được cơn "khát vốn" của doanh nghiệp? Trao đổi cùng phóng viên, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam bày tỏ quan điểm khi room tín dụng của các ngân hàng đã gần cạn, sẽ rất khó triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, phục hồi nền kinh tế, bao gồm cả chương trình hỗ trợ lãi suất 2%.

    Dù vậy, với vai trò là cơ quan điều hành, trước áp lực lạm phát toàn cầu đang tăng cao, ông Hùng nhấn mạnh Ngân hàng Nhà nước sẽ phải cân nhắc kỹ việc nới room để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát trong nước.

    Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện có ngân hàng gần cạn room nhưng cũng có những ngân hàng vẫn còn room tín dụng và đây là cơ hội để các ngân hàng xem xét lại khẩu vị rủi ro, cơ cấu lại chất lượng tín dụng.

    Trên thực tế, lãnh đạo một ngân hàng cho biết để gỡ thế khó khi room tín dụng gần cạn, ngân hàng phải linh hoạt cơ cấu lại dư nợ, hướng dòng vốn vào cho vay ngắn hạn, vay lưu động, bổ sung vốn kinh doanh....

    [​IMG]

    Nếu không kiểm soát room tín dụng, áp lực lạm phát sẽ rất lớn. Ảnh: Thái Hùng- TTXVN

    Thông thường cạn room tín dụng, các ngân hàng sẽ xin cơ quan quản lý cấp thêm nhưng không phải ngân hàng nào cũng được chấp thuận. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng từng trả lời chất vấn trước Quốc hội rằng ngân hàng nào cũng muốn tăng trưởng tín dụng nhiều, nhưng nếu đáp ứng hết hạn mức mong muốn của ngân hàng thương mại thì Việt Nam sẽ không ổn định được vĩ mô như hiện nay.

    Với tốc độ tăng trưởng lớn, nếu không kiểm soát room tín dụng, áp lực lạm phát sẽ rất lớn, áp lực tăng lãi suất huy động cũng rất cao, dẫn tới lãi suất cho vay và nợ xấu tăng theo. "Trước đây khi không kiểm soát room tín dụng, một số ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng rất cao, lên tới trên 30%, tạo ra những cuộc đua lãi suất để huy động nguồn tiền cho vay", Thống đốc cho hay.

    Nhìn lại từ đầu năm đến nay, trước tốc độ tăng trưởng của tín dụng, cuộc đua lãi suất cũng đã tăng nhiệt trở lại sau hơn 2 năm neo ở mức thấp. Báo cáo mới phát hành của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VBCS) cho biết lãi suất huy động kể từ đầu năm đến nay đã nhích tăng khoảng 0,3-0,8%/năm; trong đó, kỳ hạn 12 tháng có mức tăng đạt xấp xỉ 0,7%/năm.

    Xét riêng trong tháng 6, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất thêm từ 0,1-0,4%/năm tùy từng kỳ hạn như: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB)... Trong đó, SCB đang là một trong những ngân hàng có mức lãi suất hấp dẫn nhất ở kỳ hạn 12 tháng với 7,3%/năm.

    Đáng chú ý, trong lần điều chỉnh lãi suất này còn có cả các ngân hàng lớn có vốn Nhà nước. Theo đó, lần đầu tiên trong suốt 3 năm qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tăng lãi suất tiền gửi thêm 0,1%/năm ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, áp dụng ở mức 5,6%/năm. Trong khi đó, tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), lãi suất huy động trực tuyến cũng đã được cộng thêm 0,1%/năm so với hình thức gửi tại quầy.

    Trước đó, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tăng lãi suất huy động các kỳ hạn 12, 24 và 36 tháng lên mức 6,4%/năm, thêm 0,3%/năm so với hồi tháng 5/2022. Hay tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), khách hàng gửi tiền lần đầu cũng được tặng lãi suất thêm tới 0,5%/năm....

    Nhìn chung, tại thời điểm này lãi suất tiền gửi ngắn hạn dưới 6 tháng đều được hầu hết các tổ chức tín dụng áp dụng mức kịch trần là 4%/năm. Còn với tiền gửi dài hạn, mức lãi suất trên 7%/năm đã xuất hiện trở lại ở nhiều ngân hàng như SCB, Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapital Bank), Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank)...

    Ngoài cộng lãi suất, một số ngân hàng còn dành ưu đãi cho khách hàng duy trì tiền gửi cố định trong thời gian từ 6-12 tháng như miễn phí thường niên khi mở thẻ tín dụng quốc tế, miễn phí chuyển tiền cho người thân ở nước ngoài...

    Lý giải cho các đợt tăng lãi suất liên tiếp, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính, cho rằng việc lãi suất huy động ở mức thấp trong suốt 2 năm qua dù tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh nhưng cũng đã phần nào khiến dòng vốn ít nhiều đã chảy sang các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản, tiền số... Lượng tăng trưởng vốn huy động vì thế chậm hơn rất nhiều so với thời gian trước đây và cũng tăng trưởng chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của vốn tín dụng.

    "Do đó, để đảm bảo khả năng cung ứng vốn, các ngân hàng đã dần dần nâng lãi suất tiết kiệm lên mức phù hợp với yêu cầu thu hút vốn và đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền", ông Thịnh nói.

    Đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới còn nhiều bất ổn về chính trị, chuỗi cung ứng đứt gãy..., lãnh đạo của một ngân hàng thương mại cho biết ngân hàng buộc phải tăng lãi suất để giữ chân người gửi tiền khi áp lực lạm phát đang đè nặng.

    Tích cực thu hút vốn nhưng room cạn - vốn có nhưng lại khó cho vay - là thực trạng tại nhiều ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định, định hướng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14% không phải là "đóng cứng" mà sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt tùy diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô và dựa vào sức khỏe của từng tổ chức tín dụng.

    Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, Ngân hàng Nhà nước xem xét phân bổ tăng trưởng tín dụng dựa trên một số yếu tố như mặt bằng lãi suất huy động, cho vay, tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn... đảm bảo thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

    Các chuyên gia của Bộ phận phân tích chứng khoán SSI (SSI Research) dự báo Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ cấp thêm hạn mức tín dụng vào cuối quý III/2022 phụ thuộc vào sức khỏe tài chính của từng ngân hàng. Nhờ vậy, mặt bằng lãi suất tiền gửi sẽ không còn gặp nhiều áp lực tăng như trong thời gian gần đây.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    OPEC+ hạ ước tính dư cung dầu trên thị trường xuống 1 triệu thùng/ngày
    Vietnam+ | 33 phút

    Báo cáo được chuẩn bị trước cho cuộc họp JTC của OPEC+ cho thấy nhóm này ước tính dư cung dầu sẽ vào khoảng 1 triệu thùng/ngày trong năm nay, giảm so với ước tính trước đó là 1,4 triệu thùng/ngày.

    Hãng tin Reuters ngày 27/6 dẫn một báo cáo cho hay Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (còn gọi là nhóm OPEC+) dự kiến hạ dự báo nguồn dầu dư thừa trên thị trường trong năm nay.

    Cụ thể, báo cáo được chuẩn bị trước cho cuộc họp Ủy ban kỹ thuật chung (JTC) của OPEC+ cho thấy nhóm này ước tính dư cung dầu sẽ vào khoảng 1 triệu thùng/ngày trong năm nay, giảm so với ước tính trước đó là 1,4 triệu thùng/ngày.

    Cuộc họp của JTC dự kiến diễn ra vào ngày 28/6 (giờ địa phương) trước khi cuộc họp của OPEC+ diễn ra vào ngày 30/6.

    Việc giảm dự báo dư cung dầu được đưa ra khi OPEC+ tiếp tục sản xuất dưới hạn ngạch của mình. Trước đó, các thành viên OPEC+ đã nhất trí tăng sản lượng trong tháng 5/2022 lên 432.000 thùng/ngày, song nhóm đã không thể đạt được mục tiêu trên và thậm chí khiến sản lượng giảm 2,7 triệu thùng/ngày.

    Sang tháng Sáu, OPEC+ một lần nữa đồng ý tăng sản lượng thêm 432.000 thùng/ngày, nhưng giới quan sát trong ngành đều nhận định là nhóm này cũng sẽ không thể đáp ứng được hạn ngạch đó

    [​IMG]

    Ảnh minh họa (Nguồn: Reuters.)

    Đối với tháng Bảy và tháng Tám, OPEC+ thậm chí còn tham vọng hơn khi nâng mục tiêu sản lượng. Nhưng việc OPEC+ tiếp tục sản xuất dưới ngưỡng mục tiêu sẽ làm giảm lượng dư cung dự kiến cho thị trường, nếu OPEC+ thực sự đang sử dụng các số liệu sản xuất này trong ước tính của họ.

    Một trong những thành viên "tụt hậu" lớn nhất của OPEC trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng là Nigeria, nước thực sự đã giảm sản lượng vào tháng Năm thay vì tăng theo hạn ngạch. Kết quả là sản lượng thực tế của nước này bị thiếu 500.000 thùng/ngày so với hạn ngạch. Nhưng Bộ trưởng Dầu mỏ của Nigeria tuần trước nói rằng họ sẽ có thể đáp ứng hạn ngạch sản xuất của OPEC vào cuối tháng Tám.

    Nếu Nigeria đạt được hạn ngạch sản xuất như cam kết trên, tình hình trên thị trường theo ước tính của OPEC+ có thể sẽ được được cải thiện khá đáng kể./.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    CTG trần @};-
    --- Gộp bài viết, 28/06/2022 ---
    LPB trần @};-
    --- Gộp bài viết, 28/06/2022 ---
    Kêt phiên tăng 15 điểm @};-
    --- Gộp bài viết, 28/06/2022 ---
    P và năng lượng vẫn ổn chỉ là chốt ngắn hạn @};-
    B vào cuộc là đẹp @};-
    --- Gộp bài viết, 28/06/2022 ---
    Oil Bent đang về 116@};-
    gallant10Bahung2017 thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    TCM: Thành viên HĐQT dự kiến chi 47 tỷ đồng gom cổ phiếu TCM

    Thành viên HĐQT CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (HOSE – Mã: TCM) đăng ký giao dịch cổ phiếu TCM với mục đích đầu tư cá nhân.

    [​IMG]

    Theo đó, ông Nguyễn Văn Nghĩa, thành viên HĐQT TCM đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu, giao dịch dự kiến được thực hiện ngày 30/6 - 29/7/2022, theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, ông Văn Nghĩa sẽ nâng sở hữu tại TCM từ gần 12,84 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 15,667% lên gần 13,84 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 16,888%.

    Ngược chiều mua, ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT TCM đăng ký bán 500.000 cổ phiếu TCM theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận, dự kiến từ ngày 29/6 đến ngày 28/7/2022. Nếu giao dịch thành công, ông Như Tùng chỉ còn nắm giữ 75.042 cổ phiếu TCM, tỷ lệ 0,09%.

    Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/6, cổ phiếu TCM tăng nhẹ 500 đồng lên 47.500 đồng/cp. Tạm tính với mức giá này, ông Văn Nghĩa sẽ phải chi khoảng 47 tỷ đồng, trong khi ông Như Tùng thu về 23,5 tỷ đồng để mua hoặc bán lượng cổ phiếu TCM như đã đăng ký.

    [​IMG]

    Diễn biến giá cổ phiếu TCM thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

    Về hoạt động kinh doanh, TCM đã công bố doanh thu tháng 5 đạt 13 triệu USD (~301 tỷ đồng), giảm 4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế 501.000 USD (~11,6 tỷ đồng), giảm 29%. Doanh thu tháng 5 đến từ 3 mảng chính, trong đó, sản phẩm may chiếm 77%, vải chiếm 15% và sợi chiếm 6%.

    Lũy kế 5 tháng, doanh thu TCM đạt 77,4 triệu USD (tương đương 1.796 tỷ đồng), tăng 15% và thực hiện 43% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế 4,4 triệu USD (tương đương 102 tỷ đồng), tăng 6% và thực hiện 41% kế hoạch năm.

    Doanh nghiệp cho biết đã nổ lực gia tăng năng suất và cắt giảm chi phí để bù đắp cho chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí xăng dầu và chi phí logisitic tăng mạnh trong những tháng đầu năm.

    Tính đến đầu tháng 6, Công ty đã nhận gần đủ đơn hàng cho quý III và đang nhận khoảng gần 50% đơn hàng cho kế hoạch quý IV. Đồng thời, doanh nghiệp đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Vĩnh Long 2 và đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường đồng thời tiết kiệm chi phí.

    Về kế hoạch kinh doanh, năm 2022, Dệt may Thành Công đặt kế hoạch lãi ròng tăng gần 77% so với năm 2021, đồng thời lên kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu thưởng. Cụ thể, TCM lên kế hoạch doanh thu hơn 4.180 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 253,8 tỷ đồng, tương ứng tăng lần lượt 18% và 77% so với kết quả thực hiện trong năm 2021. Mức cổ tức dự kiến cho năm 2022 là 20%.

    Theo đó, công ty sẽ điều chỉnh cổ tức với mức 15%/mệnh giá, thanh toán bằng cổ phiếu thưởng. Cổ đông sở hữu 100 cổ phần sẽ nhận 15 cổ phiếu thưởng.

    Tổng lượng cổ phiếu thưởng Thành Công sẽ phát hành xấp xỉ 11 triệu cổ phần, tương ứng trị giá thanh toán tính theo mệnh giá gần 107 tỷ đồng. Vốn điều lệ của Thành Công sau khi phát hành cổ phiếu thưởng dự kiến tăng lên 820,4 tỷ đồng.

    Theo TCM, năm 2022 sẽ là một năm khởi sắc hơn cho ngành dệt may Việt Nam nói chung và doanh nghiệp này nói riêng. Thị trường bán lẻ quần áo thế giới đã dần hồi phục sau khi dịch Covid-19 có dấu hiệu giảm dần nhờ vào việc bao phủ vaccine.

    Để thực hiện hóa mục tiêu năm nay, TCM dự kiến đưa vào vận hành nhà máy may số 2 tại khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Vĩnh Long với 1.500 công nhân, công suất 9 triệu sản phẩm/năm. Sau khi nhà máy vận hành sẽ đóng góp thêm doanh thu cho năm 2022 và những năm tiếp theo.

    Về mảng bất động sản, đơn vị đang ưu tiên tập trung nguồn lực và phối hợp cùng đối tác để hoàn thành hồ sơ pháp lý, xin giấy phép xây dựng trong thời gian nhanh nhất cho dự án TC1 tại số 37 Tây Thạnh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP HCM.

    Triển vọng ngành dệt may

    Trong báo cáo mới cập nhật về triển vọng ngành dệt may, SSI cho biết trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 18,7 tỷ USD (+24% so với cùng kỳ), trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may & sợi lần lượt đạt 14 tỷ USD (+24% so với cùng kỳ) và 2,4 tỷ USD (+ 11% so với cùng kỳ). Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ đạt 7,6 tỷ USD (+27% so với cùng kỳ, chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc).

    Bất chấp áp lực lạm phát có thể cản trở nhu cầu may mặc ở các nước phát triển trong trung hạn, hầu hết các công ty sản xuất hàng may mặc trong nước đều có đơn đặt hàng sản xuất đến tháng 11/2022, do sự chuyển dịch đơn đặt hàng hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Giá sợi nhập khẩu bình quân tăng 10% so với cùng kỳ trong 5 tháng do giá bông và dầu tăng lên, cùng với chi phí logistic neo ở mức cao.

    Theo Sunsirs, giá sợi polyester và sợi bông ở Trung Quốc đều tăng từ 10% -18% so với cùng kỳ. Điều này dẫn đến chi phí vải tăng lên và ảnh hưởng đáng kể đến biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất trong nước - đặc biệt là những doanh nghiệp có phần lớn đơn hàng FOB như MSH (May Sông Hồng) và TCM (May Thành Công). Mặc dù chi phí vải tăng lên phù hợp với quan điểm của SSI trước đó nhưng mức độ gián đoạn logistics và giá nhiên liệu tăng lên cao hơn ước tính.

    Theo các công ty sản xuất hàng may mặc trong nước, khách hàng đã rút ngắn thời gian đặt trước đơn hàng (ngoại trừ kỳ nghỉ lễ trong quý 4) do lượng hàng tồn kho ở thị trường xuất khẩu ở mức cao và áp lực lạm phát. Trước đây, khách hàng thường đặt hàng trước 6 tháng thì nay chỉ đặt hàng trước 3 tháng. Do đó, SSI ước tính tăng trưởng doanh thu của các công ty sản xuất dệt may tại Việt Nam sẽ giảm tốc trong 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023.

    Các công ty cũng dự kiến chi phí sợi, vải, logistic và nhân công vẫn neo ở mức cao do giá dầu tăng và sự cạnh tranh trên thị trường lao động (chủ yếu với các nhà máy FDI). Điều này tác động tiêu cực đến toàn bộ chuỗi cung ứng hàng dệt may, từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ. Biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất trong nước tiếp tục bị thu hẹp. Tác động tiêu cực đến doanh thu và biên lợi nhuận có thể xảy ra nếu nền kinh tế Mỹ (thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam) suy yếu hoặc áp lực lạm phát cao hơn xảy ra trong 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023.

Chia sẻ trang này