1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Chuẩn Bị xiền ăn hàng cho Sóng tới mục tiêu x2 TK tiếp nào $$$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 21/06/2022.

5576 người đang online, trong đó có 629 thành viên. 23:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 18204 lượt đọc và 70 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Một báo cáo được chuẩn bị trước thềm cuộc họp của Ủy ban kỹ thuật chung (JTC) thuộc OPEC+ sẽ diễn ra vào ngày 28/6, cho thấy nhóm OPEC+ hiện dự báo thặng dư thị trường dầu ở mức 1 triệu thùng/ngày trong năm nay - giảm so với ước tính 1,4 triệu thùng/ngày trước đó.

    Việc hạ dự báo thặng dư dầu thô được đưa ra khi nhóm OPEC+ tiếp tục khai thác dưới hạn ngạch của mình. OPEC+ đã đồng ý tăng sản lượng trong tháng 5 lên 432.000 thùng/ngày. Tuy nhiên, nhóm đã không thể đạt được mục tiêu này, thấp hơn 2,7 triệu thùng/ngày.

    Trong tháng 6, OPEC+ một lần nữa đồng ý tăng sản lượng thêm 432.000 thùng/ngày, nhưng những diễn biến thị trường cho thấy nhóm cũng sẽ không thể đạt được hạn ngạch đó.

    Đối với tháng 7 và tháng 8, OPEC+ thậm chí còn tham vọng hơn, nâng cao mục tiêu sản lượng ở mức độ lớn hơn, về cơ bản là nâng mức tăng tháng 9 mà họ đã lên kế hoạch cho tháng 7 và tháng 8.

    Tuy nhiên, việc OPEC+ tiếp tục khai thác thấp hơn hạn mức sẽ làm giảm bất kỳ thặng dư thị trường dự kiến nào, nếu thực sự OPEC+ đang sử dụng các số liệu khai thác này trong ước tính của họ.

    Được biết, Nigeria là quốc gia tụt hậu về sản lượng lớn nhất của OPEC, liên tục không đạt được sản lượng so với hạn ngạch khai thác. Nhưng Bộ trưởng dầu mỏ Nigeria tuần trước cho biết nước này có thể đáp ứng hạn ngạch của OPEC vào cuối tháng 8.

    Nếu Nigeria đạt được hạn ngạch khai thác của mình vào cuối tháng 8 khi hạn ngạch OPEC+ đã được thu hồi hoàn toàn, thì sẽ phải mất một chặng đường dài để tăng thêm thặng dư thị trường.



    [​IMG]
  2. ThaoNguyenNguyen

    ThaoNguyenNguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/09/2014
    Đã được thích:
    2.232
    tạo đáy xong, AE cầm cổ lo đếm tiền xỉu ....;)
    BigDady1516 thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Giá dầu châu Á tiếp tục tăng trong chiều 28/6 khi các nhà sản xuất dầu mỏ lớn Saudi Arabia và Arab Thống nhất (UAE) dường như không thể tăng sản lượng đáng kể hơn nữa, trong khi bất ổn chính trị tại Libya và Ecuador làm tăng thêm lo ngại về nguồn cung ứng nhiên liệu.

    Cụ thể, vào lúc 13 giờ 44 phút giờ Việt Nam, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn tăng 1,9 USD (hoặc 1,7%) lên 116,99 USD/thùng, sau khi tăng 1,7% trong phiên trước. Còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,8 USD (tương đương 1,6%) lên 111,36 USD/thùng sau khi tăng 1,8% trong phiên trước.

    UAE và Saudi Arabia được xem là hai quốc gia duy nhất trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có năng lực dự phòng để bù đắp cho nguồn cung bị mất của Nga và sản lượng yếu từ các quốc gia thành viên khác.

    Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail al-Mazrouei ngày 27/6 cho biết UAE đang sản xuất gần công suất tối đa dựa trên hạn ngạch 3,168 triệu thùng dầu/ngày theo thỏa thuận giữa OPEC và các đồng minh, còn được gọi là OPEC+.

    Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói với Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại Đức rằng UAE đang sản xuất ở công suất tối đa và Saudi Arabia chỉ có thể tăng sản lượng thêm 150.000 thùng/ngày, thấp hơn rất nhiều so với mức dự phòng khoảng 2 triệu thùng/ngày.

    Giới phân tích cũng cảnh báo tình hình bất ổn chính trị ở Ecuador và Libya có thể khiến nguồn cung dầu thu hẹp hơn nữa.

    Những yếu tố trên nhấn mạnh tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường, vốn khiến giá nhiên liệu phục hồi tăng trong tuần này, bất chấp lo ngại về suy thoái vốn tác động xấu đến giá dầu mỏ trong hai tuần trước đó.

    Nhưng các nhà phân tích của công ty dịch vụ môi giới giao dịch hàng hóa kỳ hạn Haitong Futures (Trung Quốc) cho biết tâm lý thị trường vẫn còn mong manh khi giới đầu tư chờ đợi những chỉ dẫn rõ ràng hơn cho hành động tiếp theo và tập trung vào các yếu tố địa chính trị.
  4. VNM2022

    VNM2022 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/10/2021
    Đã được thích:
    637
    Bác chủ có nhận định gì VNM kg? Sao lẹt đẹt quá
    BigDady1516 thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Sẽ về vùng 8x sau BCQ2 TT chung yếu dòng tiền yếu thôi nay tây phang gần 1 triệu thế là ok rồi hàng bị lãng quên lâu các quỹ và tổ chức cũ mới đang cơ cấu thôi @};-
    VNM2022 thích bài này.
  6. Suongkhongxuat

    Suongkhongxuat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2017
    Đã được thích:
    3.479
    ko có Bank dẫn sóng sao vni vượt 1,3k dc
    BigDady1516 thích bài này.
  7. stockhcm5

    stockhcm5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2020
    Đã được thích:
    15.131
    Full mg chưa bác chủ
    BigDady1516 thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Full từ chân sóng @};-
    stockhcm5 thích bài này.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    CK mai bung lụa rồi @};-
    VSD ra dự thảo rút ngắn giao dịch T+2 về "T+1.5"
    24 phút trước

    Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBCKNN tại công văn ngày 15/6/2022 về phương án điều chỉnh thời gian hoàn tất thanh toán đối với các chứng khoán có chu kỳ thanh toán T+2, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã dự thảo Quy chế thay thế Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán (dự kiến áp dụng từ tháng 8/2022).

    Một số nội dung đáng chú ý như sau:

    Thứ nhất, thành viên lưu ký (TVLK) xác nhận đủ tiền hoặc thiếu tiền thanh toán giao dịch chứng khoán chậm nhất vào 16h45 ngày T+1.

    Thứ hai, điều chỉnh thời gian VSD hoàn tất thanh toán chứng khoán và ngân hàng thanh toán (NHTT) hoàn tất thanh toán tiền từ 15h30-16h00 lên 11h30-12h00 ngày T+2.

    Thứ ba, TVLK có trách nhiệm thực hiện phân bổ ngay tiền và chứng khoán cho khách hàng sau khi VSD hoàn tất thanh toán chứng khoán và NHTT hoàn tất thanh toán tiền (sau 12h00) để đảm bảo cho nhà đầu tư có thể giao dịch trước giờ kết thúc giao dịch.

    Đồng thời, TVLK thông báo VSD kết quả phân bổ tiền và chứng khoán cho nhà đầu tư chậm nhất 16h30 ngày T+2.

    Với các thay đổi trên, nhà đầu tư sẽ giao dịch được vào chiều ngày T+2 khi chứng khoán và tiền đã được hoàn tất thanh toán (T+1.5) chứ không phải đợi tới ngày T+3 như trước nữa.

    Ngoài ra, VSD cũng dự thảo Quy chế thay thế Quy chế TVLK, trong đó bổ sung một số trường hợp xử lý vi phạm do vi phạm quy định Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.
    stockhcm5 thích bài này.
  10. cuongnguyentq

    cuongnguyentq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/07/2021
    Đã được thích:
    160
    1 con hàng bo cung, oánh mệt nhất nửa năm 21 cho đến nay, thực sự mà nói ae nào đầu tư từ giữa năm 21 đến nay thì cũng toi hết rồi.
    BigDady1516 thích bài này.

Chia sẻ trang này