chứng khoán đang tăng theo đà rất bền vững. Vì sao ư ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi DauTuThongMinh, 02/04/2010.

4052 người đang online, trong đó có 295 thành viên. 17:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 7953 lượt đọc và 65 bài trả lời
  1. niemro

    niemro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    0
    TTCK Việt Nam hấp dẫn so với khu vực ​
    [​IMG]

    Theo Bloomberg, mức P/E trung bình hiện nay của Việt Nam khoảng 11x – 12x.



    Theo Bloomberg, P/E 2009 của TTCKVN chỉ bằng 1/2 mức trung bình khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Và mức P/E trung bình hiện nay khoảng 11x – 12x.
    Bloomberg cũng dự báo, P/E 2010F sẽ thấp hơn 20% so với trung bình khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và TTCKVN trong trung và dài hạn vẫn hấp dẫn so với các thị trường khác của khu vực.
    Theo L.Thủy
    Lao động
  2. niemro

    niemro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    0
    lại thêm củi : khi T+2 bắt đầu

    Bài toán T+2: Bao giờ giải hết (05/04, 03:35) [​IMG]
    Điều kiện cần để NĐT được phép bán chứng khoán vào ngày T+2 là sự đồng nhất về mặt công nghệ giữa các công ty chứng khoán (CTCK) và Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD).
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tuy nhiên, sau gần hai tuần kể từ khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) họp với các thành viên thị trường để chuẩn bị triển khai Quy định hướng dẫn về bán chứng khoán thời điểm T+2, thì thời điểm chính thức áp dụng vẫn khá mờ mịt. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Câu chuyện vẫn xoay quanh việc VSD chưa giám sát được chi tiết tài khoản của từng nhà đầu tư và không ít CTCK chưa đáp ứng được yêu cầu về công nghệ. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ông Nghiêm Trung Hiếu, Giám đốc Công nghệ thông tin, CTCK Tân Việt (TVSI) cho biết, ở một số TTCK quốc tế, hệ thống quản lý tài khoản nhà đầu tư đã được tính toán và phân cấp ngay từ đầu, nên việc thực hiện nghiệp vụ cho bán chứng khoán trước thời điểm thanh toán là điều dễ dàng. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tại Việt Nam, hệ thống của VSD đang là quản lý 2 cấp, để chuyển xuống 1 cấp là rất phức tạp và cần nhiều thời gian để thay đổi. Ông Hiếu cho rằng, trong trường hợp VSD thực hiện quản lý tài khoản 2 cấp như hiện nay thì vẫn thực hiện được nghiệp vụ bán chứng khoán ngày T+2, nếu hệ thống của CTCK đáp ứng được điều kiện.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]"Nếu các CTCK cam kết với khách hàng, sẽ chịu trách nhiệm khi xảy ra rủi ro trong giao dịch T+2, thì hoàn toàn triển khai được", ông Hiếu nói. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo giám đốc một CTCK lớn tại Hà Nội, cơ quan quản lý nên đặt ra lộ trình nhất định, nếu hết thời hạn mà hệ thống công nghệ thông tin của phần lớn CTCK đáp ứng được, thì phải cho triển khai việc bán chứng khoán ngày T+2. Nếu không được nghĩa là CTCK đó tự loại mình ra khỏi cuộc chơi này. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Vị giám đốc này cho biết, cơ cấu CTCK hiện nay đang là 80/20, nghĩa là khoảng 20 CTCK chiếm tổng thị phần khoảng 80% và 20% thị phần còn lại dành cho hơn 80 CTCK khác.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]“Cơ cấu CTCK hiện nay đang rất chênh lệch, nếu chờ tất cả 100% CTCK đáp ứng đủ điều kiện thì rất khó, thậm chí là không thực hiện được. Nếu các CTCK không đáp ứng được về công nghệ thì sẽ sớm bị đào thải. Điều đó là tất yếu của sự cạnh tranh trên thị trường", vị giám đốc này nói. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Cùng với quan điểm trên, ông Johan Nyvene, Tổng giám đốc CTCK TP. HCM (HSC) cho biết, từ lâu HSC đã kiến nghị với cơ quản quản lý sớm cho phép áp dụng nghiệp vụ này, nhằm tạo tính thanh khoản, cũng như đảm bảo tính công bằng cho các nhà đầu tư. "Nếu CTCK tự chủ động và quản lý được rủi ro thì sẽ thực hiện tốt nghiệp vụ T+2", ông Johan Nyvene nói. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Hiện nay, HSC cũng như nhiều CTCK đã sẵn sàng, nên rất muốn áp dụng nghiệp vụ này càng sớm càng tốt. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Thông tư số 43/2010/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành có quy định, UBCK hướng dẫn cụ thể về thời hạn thực hiện bán chứng khoán sau ngày giao dịch (giao dịch T+2), sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Về phía UBCK, cơ quan này cho biết, đang soạn thảo các văn bản hướng dẫn cụ thể cho nghiệp vụ này. “Chúng tôi đang cùng với các thành viên thị trường để tháo gỡ những vướng mắc. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Vẫn biết là các CTCK và nhà đầu tư đang rất sốt ruột, nhưng một khi chính thức triển khai thì phải làm cho chắc, nếu không sẽ xảy ra rủi ro mà chúng ta khó có thể lường được,” một quan chức UBCK nói và cho biết, UBCK dự định đưa ra một hướng mở là đối với CTCK nào đủ điều kiện thì sẽ cho thực hiện trước, số còn lại sẽ thực hiện sau. Tuy nhiên, việc này vẫn chưa có lộ trình cụ thể. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo nhiều CTCK, kể cả khi VSD không giám sát được chi tiết tài khoản của từng nhà đầu tư thì nghiệp vụ bán trước thời gian thanh toán (T+2) vẫn có thể triển khai. Nhưng phía cơ quan quản lý cho rằng, nếu làm như vậy sẽ rất khó để giám sát từng sai phạm của các CTCK, nhất là khi xảy ra lỗi giao dịch. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tuy nhiên, VSD cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Trung tâm đã hoàn tất việc chạy thử phần mềm mới phục vụ cho việc lưu ký. Quy định giao dịch chứng khoán mới sẽ được áp dụng, nếu tất cả CTCK đã sẵn sàng tuân thủ. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Như vậy, chọn phương án là chờ đợi tất cả CTCK hoàn thiện hệ thống công nghệ rồi mới cho phép thị trường được giao dịch T+2 hay triển khai ngay từng phần đang nằm trong cân nhắc của cơ quan quản lý. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trước đây, để triển khai giao dịch trực tuyến, Sở GDCK TP. HCM mất hơn 1 năm và Sở GDCK Hà Nội mất hơn 8 tháng mới triển khai được, kể từ khi công bố. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ghi nhận ý kiến của nhiều nhà đầu tư, thời gian triển khai giao dịch T+2 sớm ngày nào thì TTCK sẽ sớm sôi động ngày đó, thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia hơn, rủi ro trong đầu tư được hạn chế hơn.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Hải Vân+[/FONT]
  3. congbeoN1

    congbeoN1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2010
    Đã được thích:
    0
  4. niemro

    niemro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong cái tin này, tui không còn muốn bán 1 cổ nào nữa cả :))


    VN-Index: Thị trường tích lũy (05/04, 04:20) [​IMG]
    Thông thường một chu kỳ của thị trường được chia làm 4 giai đoạn: Khởi phát, tích lũy, tăng trường, và suy thoái (hay phân phối). Hiện tại chúng ta đang quay lại chu kỳ thứ 2 và giai đoạn hiện tại của thị trường là giai đoạn tích lũy...
    Tính chu kỳ của TTCK
    Thông thường một chu kỳ của thị trường được chia làm 4 giai đoạn: Khởi phát, tích lũy, tăng trường, và suy thoái (hay phân phối). Nếu như vậy thì TTCK VN đã trải qua cả 4 chu kỳ, chu kỳ đầu tiên là từ 2000-11/2003 khoảng 4 năm, chu kỳ thứ 2 từ 11/2003-9/2005 khoảng 3 năm, chu kì thứ 3 từ 9/2005-10/2007 là giai đoạn tăng trưởng mạnh khoảng 2 năm, giai đoạn từ 10/2007-2/2009 là giai đoạn suy thoái.
    Hiện tại chúng ta đang quay lại chu kỳ thứ 2 và giai đoạn hiện tại của thị trường là giai đoạn tích lũy - tức là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ mới này.
    Chúng ta dễ dàng nhận ra các đặc trưng của giai đoạn này như biên độ dao động xung quanh mốc điểm cân bằng 500 được thị trường giao dịch qua lại tới gần 4 tháng vừa qua, với việc dòng vốn đầu tư hỗ trợ sâu từ 430-480 trong khi vốn đầu cơ không đẩy nổi thị trường qua 550.
    [​IMG]
    Toàn cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam (2000 - 2010)
    Giai đoạn tích lũy này của chu kỳ thứ 2 thông thường kéo dài tới 5 quý và sau đó chúng ta có một giai đoạn phát triển bùng nổ cuối 2005 sang 2006. Như vậy nếu khu vực tích lũy hiện tại kéo dài càng lâu thì sự bùng nổ sau đó sẽ càng mạnh và nếu như TTCK có tính lịch sử, thì dường như chúng ta đang đứng dưới chân của một con sóng lớn.
    Xét về đầu tư dài hạn, giai đoạn hiện tại là giai đoạn dòng vốn đầu tư thực sự bắt đầu mua vào các cổ phiếu tốt với các mức giá càng hấp dẫn càng tốt và họ cũng không vội vàng gì trong việc thu mua cao.
    Trong khi đó dòng vốn đầu cơ sẽ luôn tận dụng các thông tin mới để thúc đẩy thị trường hoặc là nhích lên hoặc là bị chìm xuống sâu hơn, nhưng nhờ dòng vốn đầu tư phân bổ hợp lý không vội vàng nên thị trường sẽ lại quay trở lại khu vực cân bằng như chúng ta chứng kiến trong 4 tháng qua xung quanh kênh giá 495-508 điểm.
    Chính vì thế, trong tháng 4 này, chúng tôi nhận định thị trường vẫn nhiều khả năng nằm trong giai đoạn tích lũy nhưng tích cực hơn với việc VN-Index có thể test thành công các mốc điểm 540 và cao hơn nữa là 580 điểm. Tuy nhiên do thanh khoản tháng 3 tăng cao mà mức giá cao bị bán mạnh ở trên 530 điểm cho nên nếu như thông tin chia thưởng và mùa đại hội qua đi thì dòng vốn đầu cơ cũng sẽ hạn chế hoạt động và xác suất thị trường có thể bị chìm trở lại vẫn còn.
    Lúc này NĐT nên theo dõi sát KLGD trong từng phiên của tháng 4 để kiểm nghiệm phán đoán này, tức là khi mà KLGD có dấu hiện suy yếu dần thì có nghĩa hoạt động đầu cơ đã chậm lại và thị trường khó có thể tăng điểm mạnh.
    Chính vì khoảng thời gian tích lũy của chu kỳ thứ 2 kéo dài quá lâu tới thông thường tới 5 quý nên chúng tôi ước lượng được giai đoạn tích lũy này sẽ kéo dài ít nhất cho đến tháng 4 này.
    Indicators: Swing Trader 2 đã cho tín hiệu mua với MAST
    Swing Trader 2 sau 2 phiên đảo chiều mạnh đã cho tín hiệu mua với MAST. Đây có thể coi là một tín hiệu khá quan trong ngắn hạn của thị trường. Tín hiệu này cũng là tiền đề để tín hiệu mua của Swing Trader 2 và Swing Trader 3 xuất hiện vào đầu tuần sau.
    Sự thận trọng có thể đã giảm bớt. Tuy nhiên, VN-Index cần thêm vài phiên nữa để có thể khẳng định chắc chắn xu hướng tăng của mình. Vùng 515 – 520 sẽ đóng vai trò là vùng kháng cự trong ngắn hạn của đường giá.
    [​IMG]
    Indicator: Swing trader 2
    Chiến lược đầu tư
    Như vậy, hoạt động đầu cơ trong thị trường này sẽ vô cùng khó khăn. Một đặc thù nữa là mức độ rủi ro/ lợi nhuận đang ở mức 60/40 nên việc sử dụng đồng vốn hợp lý và hạn chế đến mức tối đa đòn bẩy tài chính kết hợp với sự kiên nhẫn chờ đợi thu mua ở các khu vực giá thấp có lẽ là chiến lược hợp lí. Trong khi đây là thời cơ vàng cho hoạt động đầu tư trung và dài hạn đảo danh mục đầu tư với những cổ phiếu rẻ.
    Chuyên viên phân tích: MA. Trần Thành Cam, OceanSecurities
  5. niemro

    niemro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    0
    lại thêm củi đốt cho nồi áp suất chứng khoán đang sôi đây :

    Cân nhắc ngừng huy động và cho vay vàng ​
    [​IMG]

    Việc cấm các hoạt động huy động và cho vay vàng sẽ đóng băng một lượng tài sản trong dân.



    Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu theo hướng không cho phép chuyển đổi vốn huy động bằng vàng sang tiền đồng và có thể không thực hiện hoạt động huy động và cho vay bằng vàng vì tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều ý kiến tranh luận xung quanh việc này.
    Ông Nguyễn Ngọc Tâm, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Nam Á, cho rằng việc bỏ đi hoạt động huy động và cho vay vàng sẽ có ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng nhưng là không lớn, và theo ông đây sẽ là vấn đề tất yếu trong tương lai vì quan điểm của Chính phủ là hướng tới một vật ngang giá chung là đồng Việt Nam.
    Ông Tâm ủng hộ các biện pháp quản lý việc huy động và cho vay vàng của ngân hàng thương mại trong thời gian tới.
    “Khi Chính phủ hướng các giao dịch trên thị trường theo một vật ngang giá duy nhất thì nhu cầu vay vàng để kinh doanh, mua nhà… sẽ dần mất đi. Và nếu nhu cầu vay vàng không còn thì ngân hàng cũng không muốn huy động vàng làm gì nữa”, ông Tâm nói.
    Tuy nhiên, hiện đang có một luồng ý kiến khác cho rằng nếu Ngân hàng Nhà nước cấm hẳn hoạt động huy động và cho vay vàng của các ngân hàng thời điểm này thì sẽ là lãng phí một lượng lớn tài nguyên đang nằm dưới dạng vàng trong dân.
    Phó tổng giám đốc một ngân hàng lớn nói: “Việc cấm các hoạt động trên sẽ đóng băng một lượng tài sản trong dân. Còn nếu bàn đến vấn đề an toàn thì Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có khả năng quản lý để đảm bảo an toàn cho các ngân hàng như quy định huy động vàng trên tổng tài sản là bao nhiêu thì được, dự trữ bắt buộc như thế nào, trạng thái ngoại hối ra sao, tỷ lệ cho vay vàng trên huy động là bao nhiêu… Những quy định đó sẽ giúp lành mạnh hóa hoạt động huy động và cho vay vàng của ngân hàng”.
    Vị lãnh đạo ngân hàng trên cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần có những chính sách để dần dần quản lý thị trường vàng chứ đừng vội vã cấm hoàn toàn hoạt động này của ngân hàng vì thực sự nếu thị trường có cầu thì ắt sẽ có cung.
    Người dân Việt Nam từ xưa đến nay có thói quen cất giữ tài sản bằng vàng và một bộ phận vẫn còn thói quen thanh toán bằng vàng. Ông Huỳnh Trung Khánh, thành viên Hội đồng vàng thế giới, Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam, cho biết hiện nay trong dân đang giữ ít nhất khoảng 500 tấn vàng.
    “Lượng vàng này nếu tính ra là gần 20 tỉ đô la Mỹ, một con số không nhỏ. Nếu tận dụng được sẽ giúp giảm được việc vay nợ nước ngoài vì khát vốn và thâm hụt”, ông Khánh nói.
    Quả thực, con số trên là không nhỏ, và nếu để nó nằm ngoài hệ thống ngân hàng sẽ là một lãng phí lớn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu để cấm ngân hàng huy động và cho vay vàng của Ngân hàng Nhà nước cũng có cái lý khi chính hoạt động này đã từng gây sóng gió trên thị trường vàng vào năm ngoái khiến giá vàng leo thang và nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng gần như phá sản.
    Nhưng theo một chuyên gia kinh tế thì liệu các biện pháp hành chính có thể đi ngược lại nhu cầu thị trường? Ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nói từ năm 1994, Chính phủ đã có quyết định cấm dùng ngoại tệ khác để mua bán trên thị trường nhưng thực tế là đến nay nó vẫn còn tồn tại.
    “Hiện người dân đang tự do mua bán vàng cũng như dùng nó như một phương tiện thanh toán, nếu đột ngột dừng thì chi phí của xã hội bỏ ra sẽ không nhỏ”, ông Thành nói.
    Theo ông, việc người dân lựa chọn hình thức tiền tệ nào cũng phụ thuộc rất lớn ở niềm tin vào sự phát triển kinh tế vĩ mô. “Không cho phép huy động lẫn cho vay vàng có cái hay cũng như có cái dở, tuy nhiên, khi đưa ra quyết định, Ngân hàng Nhà nước cần cân nhắc thật kỹ tác động và hiệu quả của nó lên nền kinh tế”, ông Thành nói.
    Theo Thủy Triều
    Thời báo Kinh tế Sài Gòn


  6. niemro

    niemro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    0
    thé này thì tăng chắc rùi các bác ơi :))

    Ngân hàng Nhà nước “bơm” vốn để giảm lãi suất ​
    [​IMG]

    Trong 2 ngày cuối tuần qua, NHNN đã xuất gần 11.000 tỷ đồng kỳ hạn 28 ngày và 7 ngày với lãi suất từ 7.5% - 8%/năm nhằm tăng thêm vốn cho các NHTM.



    Trong 2 ngày cuối tuần qua, NHNN đã xuất 8.200 tỷ đồng kỳ hạn 28 ngày với lãi suất 8%/năm và 2.500 tỷ đồng kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 7,5%/năm nhằm tăng thêm vốn cho các NHTM, tạo tính thanh khoản, từ đó các ngân hàng có thể giảm lãi suất cho vay.
    Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã tăng thêm phiên giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở lên 2 phiên/ngày (buổi sáng và buổi chiều). Trong đó phiên giao dịch buổi sáng cho kỳ hạn 28 ngày và phiên giao buổi chiều cho kỳ hạn 7 ngày.

    Đây là động thái tích cực của NHNN nhằm hỗ trợ các ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc giảm lãi suất cho vay và tăng tính thanh khoản.


    Chuyên gia tài chính- ngân hàng Doãn Hữu Tuệ cho rằng, đây được coi là giải pháp hữu hiệu trong tình hình hiện nay nhằm thực hiện mục tiêu giảm lãi suất cho phù hợp với sức chịu đựng của doanh nghiệp. Việc các ngân hàng áp dụng lãi suất quá cao ở mức 18-19%/năm đã khiến nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được vốn, nhất là những doanh nghiệp nhỏ và vừa.


    Theo phản ánh của một số doanh nghiệp, với mức lãi suất vay khoảng 10-14%/năm thì doanh nghiệp có thể vay được, bởi sau khi trừ các chi phí vốn cộng với trả lãi suất vay, doanh nghiệp mới có lợi nhuận.


    Tại buổi làm việc với lãnh đạo các NHTM ngày 2/4, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho biết, hiện đã có một số ngân hàng lớn có thể cân đối cho vay với lãi suất dưới 14%/năm với các khoản ngắn hạn và 14,5%/năm với các khoản trung, dài hạn; một số trường hợp lãi vay chỉ khoảng 12%/năm.


    Dự kiến về lãi suất trong thời gian tới, Thống đốc cho biết thêm, khi cho phép thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với khoản vay ngắn hạn, các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh với nhau về lãi suất cho vay và theo đó, các NHTM cổ phần cũng sẽ giảm lãi suất cho vay xuống để thu hút khách hàng.


    Theo Giang Oanh
    Chinhphu.vn


  7. niemro

    niemro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    0
    khà khà , đã có áp phê về lãi suất rùi dóa

    Ngân hàng rục rịch giảm lãi suất huy động (06/04, 09:10) [​IMG]
    Nhiều ngân hàng (NH) cho biết đang tính toán lại lãi suất huy động VND theo hướng giảm dần để đón đầu việc bỏ trần lãi suất huy động cũng như bỏ trần lãi suất cho vay ngắn hạn.
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Đại diện NH Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho biết sẽ đưa ra mức lãi suất dưới 10,49% cho các kỳ hạn gửi ngắn, chỉ các kỳ hạn gửi dài mới có lãi suất 12%/năm. NH cũng giảm dần, kể cả chấm dứt khuyến mãi hoặc thưởng lãi suất.[/FONT]​
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ông Nguyễn Phước Thanh, tổng giám đốc NH Ngoại thương VN (Vietcombank), cho biết lãi suất huy động thực tế hiện nay khoảng 12%/năm nhưng tới đây sẽ dao động 10-12%/năm, tức gửi ngắn hạn lãi suất sẽ thấp hơn hiện tại. Ông Thanh cũng cho biết tới đây NH chỉ khuyến mãi dạng rút thăm trúng thưởng, không còn tặng tiền theo kỳ hạn và số tiền gửi.[/FONT]​
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Các NH cho rằng với việc điều chỉnh này, xu hướng lãi suất sẽ giảm, vì vậy lúc này người dân nên gửi tiết kiệm dài hạn để được hưởng lãi suất cao. Tuy nhiên, một số chuyên gia khuyến cáo người gửi cần tính toán kỳ hạn gửi, không nên gửi quá dài, để không bị động trong trường hợp lãi suất tăng lại nếu lạm phát cao hơn dự kiến.[/FONT]​
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Về lãi suất cho vay, theo các NH, sẽ có thay đổi lớn với lãi suất cho vay ngắn hạn. Trước đây các khoản vay ngắn của doanh nghiệp được chuyển sang dưới dạng cho vay trung, dài hạn và áp dụng cùng mức lãi suất với các khoản vay dài, trung bình 16-17%/năm. Tuy nhiên tới đây khi được thỏa thuận lãi suất cho vay ngắn hạn sẽ chỉ còn tối đa 14%/năm.[/FONT]​
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ông Nguyễn Phước Thanh cho biết hướng tới đây lãi suất cho vay ngắn hạn cao nhất chỉ khoảng 14%/năm, với doanh nghiệp lớn, sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng, lãi suất vay chỉ 12-13%/năm. Với các khoản vay trung, dài hạn tối đa chỉ 15%/năm. Tại NH Sacombank, lãi suất ngắn hạn dao động từ 12-14%/năm, dài hạn 14-15%/năm. Các NH nhỏ cho biết lãi suất cho vay sẽ nhỉnh hơn các NH lớn khoảng 1-1,5%/năm, tùy kỳ hạn.[/FONT]​
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]"Sẽ bỏ trần lãi suất huy động[/FONT]​
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Lý giải về xu hướng giảm lãi suất huy động của các NH, ông Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ, cho rằng bên cạnh việc bỏ trần lãi suất huy động, NH Nhà nước sẽ đẩy mạnh cung ứng vốn cho nền kinh tế qua thị trường mở với lãi suất thấp hơn và kỳ hạn dài hơn.[/FONT]​
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Vì vậy, thay vì tăng lãi suất để huy động vốn của dân, NH có thể tìm vốn tại thị trường mở với lãi suất rẻ hơn. Bên cạnh đó, NH Nhà nước cũng đã có tín hiệu sẽ kiểm tra, giám sát các NH nhỏ hay tăng lãi suất huy động vốn lên cao để đảm bảo mặt bằng lãi suất huy động ở mức chấp nhận được."[/FONT]​
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]A.Hồng - T.Sơn[/FONT]​
  8. niemro

    niemro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    0
    $ lại tèo :

    USD tiếp tục giảm giá ​
    [​IMG]

    Với mức giá mới này, lần đầu tiên trong gần một năm qua, giá USD xuống hoàn toàn dưới ngưỡng 19.200 đồng/USD.



    Sáng 6/4, giá USD trên thị trường tự do tiếp tục giảm sâu, xuống còn 19.160-19.200 đồng/USD, mất thêm 20-30 đồng/USD.
    Với mức giá mới này, lần đầu tiên trong gần một năm qua, giá USD xuống hoàn toàn dưới ngưỡng 19.200 đồng/USD.
    Cùng với đó, khoảng cách giữa giá USD trong và ngoài ngân hàng được thu hẹp ở mức thấp chưa từng có. Hiện, độ chênh là 100 đồng/USD.
    USD tự do tiếp tục xuống thấp.
    Tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 6/4 tiếp tục giữ ở mức 18.544 đồng/USD. Trong khi, tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại giảm mạnh xuống mức 19.050-19.095 đồng/USD.
    Sự điều chỉnh giảm giá cả trong và ngoài ngân hàng đã khiến giá USD xuống thấp, nhưng do giá giảm liên tục nên nhiều người, nhất là giới đầu cơ, đã tạm dừng mua vào. Điều này khiến cho giao dịch USD sáng nay khá trầm lắng.
    TheoPhước Hà
    Vietnamnet​




  9. niemro

    niemro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Chính phủ đã quyết tâm, chứng khoán sẽ bùng nổ như đầu năm 2009 thôi các bác ợ :))

    6 giải pháp ổn định, tăng trưởng kinh tế 6,5% năm 2010

    http://www.*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=10108 Ngày 6/4, Chính phủ ban hành Nghị quyết 18/NQ-CP về 6 giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010. 6 giải pháp lớn bao gồm: Tập trung kiềm chế lạm phát; thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán; bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm ổn định, an toàn của hệ thống tài chính - ngân hàng; tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong xã hội
    Tập trung kiềm chế lạm phát
    Đây là giải pháp đầu tiên được đưa ra trong Nghị quyết. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng; bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng khoảng 25% và tổng phương tiện thanh toán khoảng 20%. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện cho vay theo cơ chế lãi suất thoả thuận đối với dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả theo Nghị quyết của Quốc hội.
    Bộ Công Thương tiến hành rà soát, đánh giá tình hình cung - cầu các mặt hàng phục vụ sản xuất và đời sống, trước hết là các mặt hàng thiết yếu như gạo, đường, sữa, thuốc chữa bệnh, thức ăn chăn nuôi, phân bón, xăng dầu, xi măng, thép… Theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để kịp thời áp dụng các giải pháp điều tiết, bình ổn thị trường, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá.
    Bộ Tài chính cùng với Bộ Công Thương, các Bộ, cơ quan liên quan duy trì ổn định giá điện bán cho các hộ sản xuất, tiêu dùng và giá than bán cho sản xuất điện đến hết năm 2010; đồng thời, rà soát cơ chế kiểm soát giá xăng dầu để bảo đảm hoạt động kinh doanh xăng dầu hoạt động theo nguyên tắc thị trường, rà soát lại chi phí kinh doanh, sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ thuế, phí và Quỹ bình ổn giá xăng dầu không để giá xăng tăng liên tục trong thời gian ngắn, gây tác động bất lợi đến sản xuất và tâm lý người tiêu dùng.
    Thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu
    Để bảo đảm tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 6% và tỷ lệ nhập siêu khoảng 20% trong năm 2010, Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương tổ chức triển khai các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường, thị phần xuất khẩu cho các doanh nghiệp, đồng thời có các cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp tăng lượng hàng hoá xuất khẩu.
    Trong quý II/2010, Bộ Công Thương sẽ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp hàng tiêu dùng để tạo ra được nhiều hàng hóa đạt chất lượng thay thế hàng nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu cả trước mắt và lâu dài.
    Cũng nhằm thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hoá thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan để rút ngắn thời gian thông quan và tiết giảm chi phí đối với hàng hoá xuất khẩu.
    Tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp bách
    Về thu ngân sách nhà nước năm 2010, sẽ phấn đấu tăng vượt trên 5% so với dự toán đã được Quốc hội quyết định, Chính phủ giao. Đẩy mạnh giải ngân và sử dụng có hiệu quả các khoản vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì rà soát lại các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ để điều chuyển vốn đối với ngân sách trung ương và hướng dẫn điều chuyển vốn đối với ngân sách địa phương theo hướng tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp bách phải hoàn thành trong năm 2010. Không bố trí vốn cho các dự án đầu tư cho đến thời điểm này chưa được bố trí vốn, trừ vốn đối ứng các dự án vay nước ngoài.
    Các địa phương thúc đẩy phát triển sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản
    Đồng thời, sẽ xây dựng cơ chế chính sách đủ sức hấp dẫn để kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư theo chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư phát triển; xây dựng và công bố danh mục dự án, công trình đầu tư cụ thể để huy động các nguồn lực trong xã hội phục vụ mục tiêu đầu tư phát triển.
    Giảm lãi suất cho vay đến mức thị trường chấp nhận được
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thúc đẩy phát triển sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản, chú ý những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như gạo, cà phê, thủy sản,…; đồng thời xây dựng cơ chế tiêu thụ sản phẩm để bảo đảm được lợi ích người sản xuất khi giá thế giới xuống thấp và xuất khẩu đạt mức giá tốt nhất. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần liên kết, hợp tác để giữ thị trường và bảo đảm giá hàng xuất khẩu ở mức hợp lý.
    Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhất là khu vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, vay được vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại nhà nước, tiết kiệm chi phí hoạt động, giảm lãi suất cho vay đến mức thị trường chấp nhận được.
    Mai Phương
    Chính phủ

  10. niemro

    niemro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Tháng 4: Mua khi nhiều tin xấu đã ở cuối chu kỳ ​
    [​IMG]

    Tính từ đầu năm đến ngày 02/4, tổng giá trị mua ròng của khối ngoại đã đạt đến 2,653 tỷ đồng trên HoSE, bằng 80% của cả năm 2009.



    Trong tháng 3, chúng ta đã chứng kiến một đợt dịch chuyển khá mạnh của nhiều cổ phiếu, đặc biệt là penny-stock, sau khi các tin tức lợi nhuận và chia thưởng cổ phiếu, cổ tức… được công bố. Trong khi đó, nhóm blue-chip được nâng đỡ khá mạnh bởi khối ngoại vào những ngày cuối tháng 3. Đầu tháng 4, khối ngoại vẫn đang tích cực mua vào khá mạnh. Tính từ đầu năm đến ngày 02/4, tổng giá trị mua ròng của khối ngoại đã đạt đến 2,653 tỷ đồng trên HoSE, bằng 80% của cả năm 2009.
    Tâm lý nhà đầu tư trong nước nhìn chung vẫn còn cẩn trọng, với lo ngại các phiên bulltrap lặp lại. Các rủi ro và định hướng chính sách vĩ mô chưa rõ ràng cũng khiến giới đầu tư ngập ngừng. Tuy vậy, liệu các tin xấu và rủi ro vẫn còn đang tồn tại dai dẳng và tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến TTCK? Đánh giá lại một số rủi ro vĩ mô và nhóm cổ phiếu tiềm năng sẽ giúp có chiến lược đầu tư phù hợp trong tháng 4.
    Trên thực tế, việc mua vào khi các tin xấu đang đi vào giai đoạn cuối là một chiến lược đầu tư có thể đem lại hiệu quả, đặc biệt là khi thị trường đã đi ngang và tích lũy trong một thời gian dài.
    Đánh giá li ri ro kinh tế vĩ
    GDP của Việt Nam trong quý 1 tăng trưởng 5.83%, tuy giảm so với mức 2 quý trước đó nhưng vượt xa so với mức tăng 3.1% của cùng kỳ năm trước. Sản xuất công nghiệp và hoạt động bán lẻ cũng tăng trưởng khá mạnh, lần lượt ở mức 13.6% và 14.4% so với cùng kỳ năm trước. Những số liệu này cho thấy kinh tế trong nước tiếp tục thể hiện sự phục hồi khá mạnh, bất chấp một số lo ngại gần đây về các rủi ro vĩ mô như thâm hụt thương mại, tỷ giá và lạm phát.
    Thâm hụt thương mại: Nhập siêu trong quý 1 đã lên đến 3.5 tỷ USD, bằng 24.8% xuất khẩu và vượt xa mục tiêu 20% của chính phủ. Tuy vậy, mức tăng mạnh nhập siêu trong tháng 3 cũng chưa hẳn là một điều đáng quan ngại. Cơ cấu hàng nhập khẩu đang cho thấy những dấu hiệu tích cực, khi nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị đều tăng mạnh. Sức ép thực sự của nhập siêu lên tỷ giá hiện tại vẫn chưa nhiều vì FDI giải ngân và kiều hối trong quý 1 đủ bù đắp. Bên cạnh đó, nếu không tính hơn 1 tỷ USD do hoạt động tái xuất khẩu vàng đột biến trong quý 1/2009, thì xuất khẩu quý 1/2010 vẫn tăng 8.7%.
    Lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 tăng 0.75% so với tháng 2/2010, và tăng 9.46% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này cao hơn nhiều so với cùng kỳ những năm gần đây (trừ 2008). Tuy vậy, khi xem xét kỹ có thể thấy mức tăng này chưa hẳn là quá lo ngại. CPI tháng 3 tăng mạnh do tác động của một loạt các yếu tố về chi phí đẩy và cầu kéo. Trong đó, đáng chú ý là chu kỳ thống kê CPI tháng 3 (chốt số liệu khoảng 15 hàng tháng) vào đúng thời kỳ sau Tết âm lịch. Không những vậy CPI tháng 3 còn chịu tác động của một loạt các yếu tố như điều chỉnh tỷ giá, tăng giá xăng dầu, than, điện và sự biến động giá cả một số hàng hóa trên thế giới.
    Một phân tích trước đây của chúng tôi cho thấy lạm phát năm 2010 có thể sẽ dưới 9%, nếu chính phủ duy trì kỷ luật về chi tiêu ngân sách, kiểm soát chặt hơn việc đầu tư và các khoản hỗ trợ cho doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, NHNN cũng cần kiểm soát tăng trưởng tín dụng và cung tiền ở mức vừa phải, theo chúng tôi là dưới 30%.
    Thị trường tín dụng: Tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 trong quý 1/2010 lần lượt đạt 3.34% và 2.35% so với đầu năm và đã giảm khá mạnh so với cùng kỳ những năm trước. Chúng tôi cho rằng mức tăng trưởng tín dụng và cung tiền thấp này sẽ giúp giảm bớt sức ép đối với lạm phát trong những tháng sắp tới. Ngoài ra, tăng trưởng tín dụng cũng cho thấy sự mất cân đối giữa nội tệ và ngoại tệ (tín dụng bằng nội tệ tăng không đáng kể, trong khi bằng ngoại tệ lại tăng đến 14.07%).
    Cùng với việc dư địa tín dụng còn gần 22% cho 8 tháng còn lại, nhiều khả năng NHNN sẽ thực hiện chính sách nởi lỏng tiền tệ và cung tiền nhiều hơn cho thị trường trong quý 2. Tuy vậy, như đề cập ở trên, một sự nới lỏng quá mức đối với chính sách tiền tệ có thể tạo áp lực lên lạm phát trong năm 2010. Chúng tôi nghiêng về khả năng NHNN sẽ nới lỏng nhẹ, và cơ quan này có thể bắt đầu trong tháng 4 bằng việc tăng thêm cung tiền qua thị trường mở.
    Chúng tôi cho rằng rủi ro vĩ mô đáng quan ngại của nền kinh tế hiện nay là ở mức thâm hụt ngân sách, do phải thực hiện chính sách kích cầu trong năm 2009. Bội chi ngân sách trong quý 1 lên tới 11.1 nghìn tỷ đồng bằng 3.05% so với GDP của quý 1 và 12.21% so với thu ngân sách. Bên cạnh đó, rủi ro nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thời hậu khủng hoảng và kích thích kinh tế cũng là một hệ lụy đáng quan tâm. Hai chủ đề này rõ ràng chỉ có thể được cải thiện trong dài hạn. Trong khi đó các rủi ro trong ngắn hạn như đề cập ở trên là không quá đáng lo ngại.
    Cơ hội đầu tư ở một số nhóm cổ phiếu​

    [​IMG]
    Nguồn: VietstockFinance (1) Ngành ngân hàng: Chúng ta đang ở giai đoạn mà thông tin xấu liên quan đến lĩnh vực tài chính – tiền tệ là khá phổ biến. Chất lượng tài sản làm xấu đi bảng cân đối kế toán, tăng trưởng tín dụng quý 1 ở mức thấp ảnh hưởng đến doanh thu tín dụng. Việc đóng cửa sàn vàng, hay hoạt động đầu tư tài chính khi TTCK khó khăn cũng ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của các ngân hàng. Rủi ro thanh khoản cũng là một chủ đề đáng quan tâm hiện nay.
    Tuy vậy, vấn đề cạnh tranh lãi suất, thanh khoản căng thẳng tỏ ra phổ biến hơn các ngân hàng nhóm 3 (ngân hàng có quy mô nhỏ, ngân hàng nông thôn mới chuyển đổi). Việc các ngân hàng này phải tăng vốn điều lệ lên 3,000 tỷ đồng vào cuối năm nay cũng tạo ra nhiều áp lực lớn. Có thể một sự sắp xếp lại (consolidation) sẽ sớm diễn ra ở nhóm này.
    Cần để ý rằng những hệ lụy trên đây chủ yếu phát sinh từ giai đoạn nền kinh tế rơi vào trì trệ sau khủng hoảng. Những diễn biến trên thị trường tiền tệ trong thời gian tới là mấu chốt để thúc đẩy hoạt động ngân hàng và đặc biệt TTCK (sau đó thậm chí các ngân hàng cũng được hưởng lợi từ sự tăng trưởng của TTCK). Với kỳ vọng chính sách tiền tệ sẽ được nới lỏng trong quý 2, chúng tôi tin rằng những tác động tích cực này sẽ đến trong tương lai gần.
    Thời gian qua, lãi suất huy động ở một số ngân hàng lớn không còn duy trì ở mức cao, và đặc biệt lãi suất cho vay thỏa thuận đang có xu hướng giảm xuống còn 15-16%. Ngoài sự cân nhắc từ phía doanh nghiệp, đây là một chỉ dấu quan trọng cho thấy vấn đề thanh khoản đang dần được cải thiện.
    Việc lãi suất đang trên đường dịu lại sẽ sớm giúp tín dụng lưu thông trở lại và giúp ngân hàng cải thiện lĩnh vực kinh doanh chủ chốt này. Đối với vấn đề rủi ro thanh khoản, chúng tôi tin rằng các ngân hàng TMCP nhóm 2 đang có nhiều lợi thế hơn. Trong khi đó, áp lực sụt giảm lợi nhuận lãi biên ở các ngân hàng Việt Nam là không quá lớn do “quyền lực của nhà cung cấp” (supplier power) trong ngành vẫn ở mức cao.
    Thực tế là giá cổ phiếu ngân hàng gần như đi ngang trong sáu tháng qua. Rất có thể thời gian tích lũy đã đi vào giai đoạn cuối. Đối với trường phái đầu tư “mua vào khi tin xấu”, đây có thể là thời điểm tốt trong năm 2010 để bắt đầu tích lũy cổ phiếu ngân hàng tiềm năng. Và một gợi ý là các ngân hàng TMCP thuộc nhóm 2.
    (2) Ngành vận tải biển và dịch vụ cảng: Mức giá cước vận tải hàng rời đã ở mức thấp khá lâu và gần đây đã có dấu hiệu cải thiện nhờ vào nhu cầu vận chuyển các mặt hàng như gạo, cà phê... tiếp tục ổn định. Hoạt động vận tải hàng lỏng vẫn duy trì ổn định trong thời gian qua, và sẽ cải thiện khi nhu cầu sử dụng năng lượng trong giai đoạn kinh tế phục hồi tăng lên. Trong khi đó, thị trường vận tải container bắt đầu nóng trở lại trong cuối quý 1/2010. Tình hình xuất khẩu hàng hóa đi các nước Châu Âu và Mỹ gia tăng thời gian qua làm cho nhu cầu tăng vọt. Một số hãng tàu nước ngoài đã phải nâng sản lượng vận chuyển lên gấp 3 lần so với trước đây. Rất có thể suy thoái trong ngành vận tải biển đã chạm đáy và bắt đầu vào chu kỳ hồi phục.
    Rủi ro lớn nhất của ngành này hiện nay vẫn là năng lực thấp và độ tuổi cao của đội tàu khiến cho vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp bị hạn chế. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong ngành đều sử dụng nợ vay cao nên sẽ gặp phải khó khăn khi mặt bằng lãi suất cho vay tăng cao trong giai đoạn vừa qua. Một số doanh nghiệp bán tàu nhưng chưa tái đầu tư sẽ mất đi cơ hội lớn khi nhu cầu hồi phục trở lại.
    Tình trạng cung không đủ cầu cảng nước sâu ở hai khu vực kinh tế sôi động cả nước là Tp.HCM và Hải Phòng vẫn tiếp tục diễn ra. Các doanh nghiệp nước ngoài mở thêm tuyến vận tải quốc tế mới từ Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dịch vụ kho bãi phát triển.
    (3) Ngành bất động sản: Tăng trưởng tín dụng ở mức thấp trong những tháng đầu năm 2010 có thể gây một số khó khăn tạm thời trong ngành. Tuy nhiên, dòng tiền dành cho thị trường bất động sản có thể sẽ được khơi thông vào quý 2/2010 khi chính sách tiền tệ được nới lỏng nhẹ.
    Là một trong những ngành được hưởng lợi khá nhiều từ chính sách kích thích kinh tế của chính phủ trong năm 2009, và ưu thế này được kéo dài sang quý 1/2010. Chúng tôi tin rằng BCTC của các doanh nghiệp trong ngành tiếp tục cho thấy kết quả kinh doanh lạc quan trong quý 1/2010. Tuy vậy, sự biến động của nhóm cổ phiếu bất động sản trong tháng 4 sẽ chọn lọc hơn phụ thuộc nhiều vào tính chất của dự án và sức mạnh dòng tiền của doanh nghiệp.
    Ngoài ra, một số phân khúc sẽ có lợi thế nhất định. Ưu tiên trong thời gian tới có lẽ là phân khúc bất động sản công nghiệp. Phân khúc này dự báo vẫn duy trì được hoạt động kinh doanh tốt trong năm 2010 nhờ vào nhu cầu khá lớn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và giá thuê đất đang ở mức chấp nhận được. Ngoài ra, nguồn FDI quay trở lại sau khủng hoảng cũng khiến nhu cầu thuê mặt bằng sản xuất tăng mạnh.
    Lựa chọn ưa thích tiếp theo của chúng tôi là những công ty có hoạt động kinh doanh bất động sản thương mại, nhờ nhu cầu cao đi liền với sự tham gia thị trường của các thương hiệu quốc tế và việc mở rộng của các nhà bán lẻ trong nước. Trong khi đó, phân khúc văn phòng cho thuê có thể tiếp tục chứng khiến sự canh tranh gay gắt khi nguồn cung dự kiến sẽ tăng nhanh hơn so với nhu cầu thực tế. Nhu cầu ở phân khúc đất nền và căn hộ thường sẽ chỉ hồi phục theo sau sự nới lỏng của tín dụng và chính sách tiền tệ.
    (4) Ngành cao su thiên nhiên: Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy sản lượng xuất khẩu cao su quý 1/2010 đã đạt 123 ngàn tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó kim ngạch tăng 100% so với cùng kỳ, đạt 333 triệu USD nhờ giá xuất khẩu đang ổn định ở mức cao (trung bình khoảng 2,700 USD/tấn cao gần 100% so với thời kỳ này năm trước).
    Một số công ty trong ngành như PHR và DPR lần lượt đạt đạt 67.5 tỷ đồng và 48.7 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 2 tháng đầu năm 2010. Như vậy, cả 2 công ty đều đã hoàn thành hơn 20% kế hoạch năm ngay trong mùa thấp điểm. Quý 1 là mùa cây cao su thay lá và thường có sản lượng thấp nhất năm. Vụ khai thác mới sẽ bắt đầu từ tháng 4 và hoàn toàn có lý để kỳ vọng vào một sự tăng trưởng mạnh ở các doanh nghiệp trong ngành trong quý 2/2010.
    Chúng tôi cho rằng khả năng giá cao su xuất khẩu giảm mạnh như những tháng đầu năm 2009 là rất khó xảy ra, do nền kinh tế thế giới đang hồi phục tích cực và nguồn cung bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2010 Việt Nam đã tham gia vào Hội đồng Cao su ba bên quốc tế (ITRC). Cùng với Malaysia, Indonesia và Thái Lan, 4 thành viên của hiệp hội này chiếm đến 76% sản lượng và 93% thị phần của toàn thế giới. Với sản lượng và thị phần chi phối, ITRC sẽ giúp điều phối sản lượng và giá cao su xuất khẩu, ngăn chặn được đà giảm giá nếu xảy ra.
    Rủi ro lớn nhất lúc này của ngành cao su thiên nhiên Việt Nam là yếu tố thời tiết không thuận lợi, đặc biệt là khô hạn nếu xảy ra sẽ làm giảm lượng mủ khai thác. Nhiều dự báo cho rằng thời tiết năm 2010 của Việt Nam sẽ không quá bất lợi như ở Thái Lan và Malaysia làm gia tăng kỳ vọng về sự ổn định trong ngành này. Một câu hỏi khác mà chúng ta cũng cần quan tâm là bao giờ khẩu vị của nhà đầu tư mới quay trở lại với nhóm ngành nguyên liệu cơ bản tiềm năng này?
    (5) Ngành thép: Giá bán tăng, doanh nghiệp có hàng tồn kho nhiều được lợi. Từ đầu tháng 3 đến đầu tháng 4/2010, giá thép bán lẻ trên thị trường Hà Nội tăng hơn 3 triệu đồng/tấn, lên tới 16 triệu đồng/tấn. Như vậy, trung bình cứ 2-3 ngày, thép tăng khoảng từ 300,000- 500,000 đồng/tấn. Đây là mức tăng kỷ lục trong thời gian qua, hơn cả đợt tăng mạnh của giá thép vào giữa năm 2009.
    Yếu tố tác động mạnh nhất trong đợt tăng lần này là do giá phôi thép và thép phế thế giới đang tăng mạnh và chưa thấy có dấu hiệu hạ nhiệt. Ngành xây dựng cũng đang vào mùa khiến cho nhu cầu tăng vọt, cùng với hoạt động đầu cơ khiến giá thép trong thời qua tăng giá cao.
    Mặc dù lượng tồn kho của các doanh nghiệp là khá lớn, khoảng 66,000 tấn thép thành phẩm và phôi nhưng giá thép đã tăng mạnh trong tháng 3. Dự báo trong tháng 4/2010 giá thép có thể tăng thêm ít nhất 10%. Chúng tôi cho rằng cổ phiếu ngành thép sẽ có một đợt sóng trong quý 2/2010.
    Kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn sẽ được cải thiện đáng kể. Các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phôi thép có nhiều lợi thế lớn so với các doanh nghiệp thương mại.
    Với thực tế chính sách tiền tệ chỉ có thể nới lỏng chút ít trong tháng 4 và quý 2, rất có thể thị trường sẽ khó có những đợt phục hồi dài và mạnh mẽ. Cùng với việc đầu tư ngắn hạn đang trở nên phổ biến, chiến lược chốt lời ngắn hạn khi đã đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng tương đối có lẽ sẽ phù hợp hơn.
    Theo *********​

Chia sẻ trang này