chứng khoán đang tăng theo đà rất bền vững. Vì sao ư ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi DauTuThongMinh, 02/04/2010.

4059 người đang online, trong đó có 290 thành viên. 17:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 7953 lượt đọc và 65 bài trả lời
  1. niemro

    niemro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    0
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tâm lý sợ lạm phát được giải tỏa[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Chỉ số lạm phát tháng 4 chỉ tăng 0,14%, giảm mạnh so với những tháng trước, đã giải tỏa tâm lý lo sợ kéo dài nhiều tháng nay cho nhà đầu tư. Vì vậy, ngay sau khi Tổng cục Thống kê công bố chỉ số CPI tháng 4, lập tức giới đầu tư tăng cường giải ngân, nhờ đó, lượng mua cổ phiếu trên hai sàn lên cao đột biến. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trong phiên giao dịch cuối tuần qua, trên toàn thị trường, nhà đầu tư đã đặt lệnh mua hơn 235 triệu cổ phiếu, trong đó giao dịch thành công 157 triệu cổ phiếu, trị giá 5.891 tỉ đồng. Đây là phiên giao dịch sôi động và lớn nhất từ cuối năm ngoái đến nay. Nhờ đó, VN-Index đã tăng một mức khá cao, giúp chỉ số này dễ dàng vượt qua ngưỡng kháng cự 525 điểm chế ngự từ nhiều tháng qua. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trong nhiều ngày qua, tỉ giá ngoại tệ trên thị trường tự do đã tiệm cận với ngân hàng, nhờ đó, những mặt hàng nhập khẩu giá ít biến động, tạo cơ sở cho mặt bằng giá hàng tiêu dùng ổn định. Động thái Chính phủ quyết định cho giảm thuế nhập khẩu xăng, dầu cũng góp phần ổn định tâm lý sợ lạm phát. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Sau khi tăng giá khá mạnh trong những tháng trước, tuần qua, giá thép và xi măng đã hạ nhiệt, giúp các công trình đang thi công trên cả nước tăng tốc, góp phần tăng trưởng GDP cao hơn. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trên cơ sở đó, nhiều chuyên gia tài chính cho rằng thời gian tới lạm phát sẽ tăng chậm lại hoặc cầm chừng. Để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước sẽ từng bước nới lỏng chính sách tín dụng và doanh nghiệp sẽ được hưởng lãi suất thấp khi vay vốn, nhờ đó lợi nhuận sẽ tăng. [/FONT]
  2. niemro

    niemro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 4 tháng đầu năm vừa được Cục Đầu tư nước ngoài công bố hôm nay (27/4). Trên hầu hết các “mặt trận”, số liệu FDI đã cho thấy sự tăng tốc đáng kể.

    Giải ngân vốn FDI tiếp tục ấn tượng khi đạt khoảng 900 triệu USD trong tháng 4, nâng tổng số vốn FDI giải ngân trong 4 tháng đầu năm 2010 lên 3,4 tỷ USD, tăng tới 36% so với cùng kỳ năm 2009.

    Trung bình, giải ngân vốn FDI đạt khoảng 850 triệu USD/tháng. Đây là mức khá cao và tương đương giải ngân vốn FDI giai đoạn trước khủng hoảng.

    Trong khi đó, vốn đăng ký đã thoát thế “lùng bùng” ở mức thấp mà có sự bứt phá ngoạn mục, tuy chưa theo kịp cùng kỳ năm ngoái.

    Từ tương quan so sánh chỉ đạt 29% so với cùng kỳ trong báo cáo tháng trước đó, tương đương 2,14 tỷ USD, chỉ tiêu này trong tháng 4 tăng thêm gần 3,8 tỷ USD để đạt “chung cuộc” 5,92 tỷ USD, bằng 74,3% so với cùng kỳ.

    Với các con số cụ thể, tính đến tháng 4, đã có 263 dự án cấp mới với tổng vốn gần 5,6 tỷ USD, so với cùng kỳ đã giảm 19,6% về số dự án cấp mới nhưng tăng tới 58,5% về vốn.

    Tuy nhiên, chỉ tiêu về dự án FDI tăng vốn chưa lấy lại đà tăng trưởng. Cũng trong 4 tháng qua, mới có 92 lượt dự án tăng vốn với tổng giá trị đăng ký đầu tư đạt 325 triệu USD, bằng 69,7% về số lượt dự án nhưng chỉ tương đương có 7,3% về vốn so với cùng kỳ.

    Trong 31 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam 4 tháng đầu năm nay, các vị trí đầu bảng đã có sự thay đổi cả về đối tác đầu tư và lượng vốn đăng ký. Từ chỗ không có đối tác nào đạt tổng vốn đăng ký đầu tư quá 1 tỷ USD tại báo cáo tháng trước, đến nay đã có 3 đối tác vượt chỉ tiêu này.

    Hà Lan chỉ thêm 1 dự án cấp mới trong tháng đã thế chỗ Hoa Kỳ giành vị trí “quán quân”, với trên 2,15 tỷ USD vốn đăng ký. Nhật Bản từ vị trí thứ 8 đã lên thứ nhì, với 1,1 tỷ USD vốn đăng ký; Hoa Kỳ đứng thứ 3 với 1,02 tỷ USD…

    Về phía các địa phương, thu hút nhiều vốn FDI nhất là Quảng Ninh. Sau khi trao giấy chứng nhận đầu tư cho đối tác Hà Lan, tỉnh này trở thành địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài cao nhất trong 4 tháng qua. Tiếp đến là Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tp.HCM…

    Theo nhận định của một số chuyên gia, sự tăng tốc trong các chỉ tiêu quan trọng liên quan đến vốn FDI có thể phản ánh phần nào sự phục hồi kinh tế trên thế giới, cũng cho thấy kỳ vọng cao hơn của nhà đầu tư đối với triển vọng kinh doanh tại Việt Nam.

    Tuy nhiên, vấn đề cơ cấu đầu tư, dòng vốn FDI, công nghệ lựa chọn, hay môi trường tại các dự án này vẫn còn nhận được nhiều nghi ngại. Đặc biệt, sau vụ việc Tung Kuang Hải Dương bị phát hiện xả chất thải không qua xử lý ra môi trường gần đây, có nhiều ý kiến đặt dấu hỏi về hiệu quả thực sự của các dự án tương tự.
  3. niemro

    niemro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Đã có những tín hiệu từ thị trường cho thấy sự phục hồi của cổ phiếu ngân hàng.



    Đó không chỉ là sức hấp dẫn tương đối của các chỉ số tài chính cơ bản của loại chứng khoán này so với các nhóm ngành nghề khác, mà còn ở thị giá cổ phiếu ngân hàng đã thấp ở mức hợp lý để đầu tư, sự chín muồi của chu kỳ biến động và nhất là sự thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ của Nhà nước đang ủng hộ hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng.
  4. niemro

    niemro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Các quỹ đầu cơ châu Âu tìm đường sang châu Á [​IMG] [​IMG] Các nhà quản lý quỹ đầu cơ (hedge fund) tại nhiều nước ở EU đang tính chuyện chuyển văn phòng sang Hong Kong, Singapore hoặc Thụy Sĩ do lo ngại EU áp những những luật lệ mới gây bất lợi cho hoạt động của họ.

    Ông Christopher Fawcett, một thành viên ủy ban Hiệp hội quản lý đầu tư thay thế tại London cho biết, các nhà quản lý sẽ chuyển một phần hoạt động kinh doanh của họ tại các thành phố khác mà không phải đóng cửa văn phòng tại EU.

    Theo dự thảo về hướng dẫn quản lý quỹ đầu tư thay thế (AIFMD) đưa ra cách đây một năm, châu Âu đang đề xuất giới hạn việc vay mượn tiền của các quỹ đầu cơ, yêu cầu họ phải đăng ký quỹ với số tiền hơn 100 triệu euro, chịu sự quản lý và chấp nhận những giới hạn về mức chi trả. Theo kế hoạch, quốc hội châu Âu sẽ bỏ phiếu thông qua điều luật này cuối năm nay sau khi đã trì hoãn nhiều lần. “Các quỹ đã sẵn sàng đối phó trong trường hợp AIFMD quá khắt khe với họ”, ông Fawcett nói.

    Ông Fawcett là người đồng sáng lập Fauchier Partners, một quỹ đầu cơ có giá trị tài sản 7,2 tỉ USD, nhận định thách thức lớn nhất đối với ngành công nghiệp đầu cơ toàn cầu sẽ là “các luật lệ, sự tác động và can thiệp chính trị”. Đó là những rủi ro mà các quỹ đầu cơ phải đối đầu trong năm nay, vì ngày càng nhiều luật lệ tương tự như AIFMD sẽ được đặt ra. Các quỹ đầu cơ và công ty tài chính cổ phần tư nhân đang nằm trong sự kiểm soát của các nhà làm luật toàn cầu. Nhóm G20 năm trước đã đồng ý thắt chặt giám sát đối với các quỹ này, vốn được cho là nguyên nhân gây nên cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.

    Hiện Singapore đề xuất cấp phép cho các quỹ đầu cơ có vốn hơn 183 triệu USD, trong một kế hoạch xem xét lại ngành công nghiệp quản lý quỹ của nước này (ra đời năm 2002) nhằm khuyến khích, thu hút các quỹ đầu tư thay thế. Hong Kong và Singapore có các quỹ đầu tư lớn nhất châu Á.

    Những đề xuất của EU khiến các quỹ đầu cơ phải cân nhắc đến việc hoãn hoặc hủy kế hoạch thành lập trụ sở tại London. Một số quỹ của Mỹ đã rút những hoạt động tại London về nước. Quỹ đầu cơ lớn nhất châu Âu, Brevan Howard, cho biết có kế hoạch chuyển trụ sở từ London sang Thụy Sĩ; và quỹ Algebris Investments lên kế hoạch mở văn phòng tại Singapore.

    Theo số liệu thống kê của cơ quan dịch vụ tài chính Anh (FSA) đưa ra hồi tháng 1.2010, khoảng 80% ngành công nghiệp quản lý quỹ đầu cơ và 60% công ty tư tại EU tập trung ở Anh. Đây cũng là trung tâm mà các quỹ đầu cơ ngoài thị trường châu Âu chọn đặt trụ sở khi vào thị trường EU. Điều luật dự thảo sẽ khiến những quỹ ngoài EU phải tuân thủ những điều kiện khắt khe về tiền thưởng và thuế nếu muốn tự tiếp thị với các nhà đầu tư trong khối EU.

    Bộ trưởng tài chính Mỹ Timothy F. Geithner đầu tháng 4.2010 nhận định: các nhà làm chính sách châu Âu không nên ngăn cản những quỹ đầu tư của Mỹ khỏi thị trường EU, sau khi đã cảnh báo trong tháng 3.2010 rằng điều luật này có tính phân biệt đối xử đối với các quỹ của Mỹ.

    Cảnh báo nguy cơ từ các dòng tiền ồ ạt vào châu Á

    Sự phục hồi kinh tế tại châu Á đang thu hút các dòng tiền trên thế giới đổ về khiến mức phát triển trở nên quá nóng, dẫn đến tình trạng bong bóng bất động sản và lạm phát cao trong khu vực. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 29.4 cảnh báo điều này, dẫn chứng dự đoán của ngân hàng Thế giới về tổng giá trị dòng vốn đầu tư toàn cầu năm nay có thể lên đến 800 tỉ USD.

    “Viễn cảnh tăng trưởng kinh tế tươi sáng hơn và những chênh lệch lớn về tỷ lệ lãi suất với các nền kinh tế phát triển có khả năng thu hút nhiều tiền hơn cho khu vực này. Điều này có thể dẫn tới tình trạng quá nóng ở một số nền kinh tế, gia tăng sự tổn thương đối với tín dụng và bùng nổ giá bất động sản, có thể dẫn tới cuộc khủng hoảng khác”, theo IMF.
  5. niemro

    niemro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Đa phần công ty niêm yết trong quý I/2010 báo cáo lãi, và có mức tăng cao so với cùng kỳ; số công ty báo cáo lỗ đã giảm nhiều so với năm 2009.



    Tính đến hết tháng 4 đã có hơn 160 báo cáo tài chính quí 1 gửi về cho Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM, và khoảng 60 công ty niêm yết trên sàn Hà Nội công bố báo cáo quí 1. Đa phần công ty niêm yết báo cáo lãi, và có mức tăng cao so với cùng kỳ; số công ty báo cáo lỗ đã giảm nhiều so với năm 2009.
    Trong số các công ty công bố lỗ quí 1 thì có 2 công ty đã lỗ trong năm 2009 và cổ phiếu hiện đang nằm trong diện cảnh báo là Công ty Lâm thủy sản Bến Tre (FBT) và Công ty hàng hải Hà Nội (MHC).
    Theo báo cáo tài chính, trong 3 tháng đầu năm nay, Công ty Lâm thủy sản Bến Tre tiếp tục bị lỗ trước thuế hơn 15,5 tỉ đồng; còn Công ty hàng hải Hà Nội lỗ sau thuế là 49,5 tỉ đồng.
    Bên cạnh đó là Công ty nước giải khát Sài Gòn (TRI), sau khi lỗ liên tục trong 2 năm, cổ phiếu bị tạm ngưng giao dịch, thì quí này vẫn tiếp tục lỗ 27,45 tỉ đồng. TRI cho biết, năm 2010 công ty dự kiến tiếp tục lỗ 57 tỉ đồng và sẽ hòa vốn trong năm 2011.
    Có 3 công ty có lãi trong năm 2009 và mới lỗ từ quí 1 năm nay là Công ty chế tạo máy Dzĩ An (DZM) lỗ 3,88 tỉ đồng, Công ty Viglacera Tiên Sơn (VIT) lỗ 2,6 tỉ đồng, Công ty Đầu tư bất động sản Việt Nam (VNI) lỗ gần 724 triệu đồng.
    Ngoài số công ty công bố lỗ nói trên, còn lại hầu hết kết quả kinh doanh quí 1 của các doanh nghiệp niêm yết đều khá khả quan.
    Đứng đầu trong số các công ty có lợi nhuận đột biến vẫn là các công ty bất động sản. Công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAG) có lợi nhuận 697 tỉ đồng, Công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) lãi sau thuế 261,5 tỉ đồng, Công ty nhà Khang Điền (KDH) có lợi nhuận sau thuế 32 tỉ đồng, bằng 60% kế hoạch lợi nhuận cả năm…
    Nhóm công ty ngành vận tải biển cũng có lợi nhuận tăng đột biến do tình hình xuất khẩu trong nước hồi phục, giá cước vận tải tăng. Công ty Vận tải dầu khí (PVT) có mức lãi 37,2 tỉ đồng; Công ty vận tải dầu khí Vinashin (VSP) lợi nhuận sau thuế 11,6 tỉ đồng, trong khi lỗ liên tiếp 5 quí trước, cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo; Công ty cổ phần vận tải Vitaco (VTO) lãi sau thuế tăng 6 lần so với cùng kỳ, đạt 20,16 tỉ đồng.
    Nhóm công ty ngành thủy sản đã có dấu hiệu hồi phục mạnh so với năm 2009 khi giá xuất khẩu có chiều hướng tăng trở lại, cùng với việc các đơn hàng xuất khẩu gia tăng. Công ty cổ phần thủy sản Nam Việt (ANV) lãi 20 tỉ đồng trong quí 1 sau khi lỗ đến 176 tỉ đồng trong năm 2009. Công ty thủy sản Bến Tre (ABT) lợi nhuận trước thuế đạt 25 tỉ đồng, tăng 1,5 lần so với cùng kỳ. Công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang lãi sau thuế 12 tỉ đồng, tăng 7,5 lần so cùng kỳ.
    Ở nhóm các công ty chứng khoán niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM, Công ty chứng khoán TPHCM (HCM) có lợi nhuận 55,25 tỉ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ; SSI lãi sau thuế là 270,7 tỉ đồng, tăng 9 lần so với cùng kỳ. Trên sàn Hà Nội, Công ty chứng khoán Sài Gòn- Hà Nội (SHS) lợi nhuận sau thuế 15,2 tỉ đồng, tăng 5 lần so với cùng kỳ; Công ty chứng khoán Kim Long (KLS) lợi nhuận sau thuế 11,9 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 3,5 tỉ đồng.
  6. niemro

    niemro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Chứng khoán mở cửa lại là… lãi? (03/05, 10:29) [​IMG]
    Giới đầu tư đang nóng lòng chờ thị trường chứng khoán mở cửa trở lại sau một kì nghỉ dài dịp 30/4 - 1/5. Được ủng hộ bởi nhiều thông tin vĩ mô tích cực, dòng tiền đổ vào mạnh, thị trường được kỳ vọng sẽ thăng hoa sau kì nghỉ lễ năm nay.
    “Sau nghỉ lễ dốc tiền mua mã X, lợi nhuận khủng khiếp lắm”, “đánh mã Y đi, sắp vào sóng đấy”…, hàng trăm lời bàn luận thế này râm ran mỗi ngày trên các diễn đàn chứng khoán. Thay vì tranh thủ “xả hơi” trong dịp cả nước nghỉ ngơi, không ít dân mê chứng khoán lại “ngại” phải nghỉ lễ khi cổ phiếu đang được đà tăng giá, tiền trong tài khoản đang nhân lên mỗi ngày.
    Xếp hàng nộp tiền vào tài khoản
    Trên forum.sanotc.com, nhà đầu tư (NĐT) có nick tuanho than phiền: “Năm nay, hai đợt nghỉ lễ Giỗ Tổ và 30/4 – 1/5 sát nhau quá, trong khi thị trường đang đà tăng điểm, giao dịch gián đoạn sẽ làm giảm đà hưng phấn của thị trường”. Trên các diễn đàn dành cho giới đầu tư như: *********, atpvietnam, vietsec… không khí bàn luận thị trường, trao đổi thông tin đầu tư vẫn diễn ra nhộn nhịp không kém ngày thường với lượng thành viên truy cập lên tới hàng nghìn lượt người mỗi ngày.​
    Anh Nguyễn Mạnh Thắng, NĐT trên sàn Kim Long chia sẻ: “Trước ngày nghỉ lễ, tôi đã tranh thủ gửi thêm hơn 100 triệu đồng vào tải khoản để sẵn sàng giao dịch khi thị trường mở cửa trở lại”. Cũng theo anh Thắng, ngay ngày giao dịch cuối cùng trước kì nghỉ dài, tại quầy giao dịch của VPBank đặt ở sàn Kim Long (Thành Công, Hà Nội), NĐT muốn nộp thêm tiền vào tài khoản phải xếp hàng chờ đến lượt.​
    Tại các quán cà phê chứng khoán ở Hà Nội như: cà phê Index (Yết Kiêu), cà phê chứng khoán (Huỳnh Thúc Kháng)…, không ít dân đầu tư trong những ngày nghỉ lễ vẫn mải miết ngồi tra số liệu giao dịch, nghiền ngẫm thông tin phần mềm phân tích đầu tư Metastock trên laptop. Chị Thu Hà, nhân viên cà phê Index cho biết, những NĐT là khách ruột của quán những ngày này hầu như không vắng mặt.​
    Thị trường tiếp tục khởi sắc?
    Ông Phạm Thành Trung, Trưởng phòng môi giới công ty chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh Hà Nội nhận định: “Tâm lý kỳ vọng chứng khoán sẽ có đợt tăng điểm mạnh sau nghỉ lễ như năm 2009 là một trong những lý do khiến giới đầu tư nóng lòng được trở lại thị trường”. Còn nhớ năm 2009, sau đợt nghỉ lễ 30/4 - 1/5, VN-Index có một chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử (chỉ trong vòng một tháng tăng gần 200 điểm từ 321,63 điểm lên trên 500 điểm).​
    Nhìn lại lịch sử giao dịch của thị trường Việt Nam trong những năm qua có không ít thời điểm, sau nghỉ lễ, thị trường sụt giảm liên tục như giai đoạn 2002 - 2005, hay năm 2008 khiến ít nhiều NĐT phải ngậm ngùi, xót xa. Tuy nhiên, trong ba năm gần đây thì có 2 năm 2007 và 2009, chứng khoán đã có những đợt bùng nổ mạnh mẽ. Cũng theo ông Trung, hiện chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh mối quan hệ giữa các kỳ nghỉ lễ với diễn biến của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tâm lý của NĐT là yếu tố chi phối, khiến thị trường sau dịp này thường có những biến động mạnh.​
    Riêng kỳ nghỉ lễ năm nay, theo các chuyên gia phân tích của CTCK Tân Việt, thị trường đang tiếp tục được ủng hộ bởi các thông tin vĩ mô tích cực: giá tiêu dùng tháng 4 tăng nhẹ, lãi suất cho vay đang có xu hướng giảm dần, thị trường ngoại tệ không còn căng thẳng như trước… cộng thêm dòng tiền tiếp tục đổ vào thị trường khá mạnh. “Chúng tôi cho rằng, tuần giao dịch đầu tiên của tháng 5 sau thời gian dài nghỉ lễ sẽ tiếp tục khởi sắc. Cơ hội ở những cổ phiếu chưa thực sự bứt phá trong thời gian qua đang trở nên rất rõ ràng”, ông Hoàng Xuân Quyến, Phó tổng giám đốc Tân Việt nhận định. ​
    Long Hưng
  7. niemro

    niemro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Lực đỡ từ vĩ mô ​
    [​IMG]

    Dòng vốn trên TTCK đang vận động mạnh cho một "cơ hội tháng 5", phản ứng với khả năng mở rộng tín dụng cho nền kinh tế cũng như cho thị trường.



    Báo cáo kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm vừa công bố cho thấy, các chỉ tiêu kinh tế cơ bản tiếp tục ổn định tích cực.

    Vốn nước ngoài sẽ chảy mạnh?
    Hãng Bloomberg trích báo cáo hôm 29.4 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy có khả năng dòng vốn nước ngoài đang chảy mạnh vào các nền kinh tế mới nổi ở Châu Á: “Việc duy trì đồng nội tệ yếu có thể khuyến khích dòng vốn đầu tư nước ngoài hoặc hình thức vay tiền từ nơi có lãi suất thấp và thông qua các quỹ để đầu tư vào các nước này (carry trade). Triển vọng tăng trưởng tốt cũng như sự chênh lệch ngày càng rộng về lãi suất, tỉ giá tại các nước đang phát triển sẽ hấp dẫn dòng vốn chảy vào khu vực”.
    Theo ước đoán của Ngân hàng Thế giới (WB), tổng dòng vốn đầu tư toàn cầu hướng đến các nước đang phát triển năm 2010 có thể đạt khoảng 800 tỉ USD, tăng cao so với mức 450 tỉ USD vào nửa cuối năm 2009. Báo cáo của IMF cũng cho rằng, các nước đang phát triển cần cẩn trọng đón nhận dòng vốn này vì nó có thể làm tăng tốc lạm phát và giá trị tài sản.
    Báo cáo 4 tháng của Bộ Kế hoạch-Đầu tư cũng cho thấy cả mức cam kết và giải ngân vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam đều có tín hiệu tích cực. Lượng vốn giải ngân 4 tháng đạt 3,4 tỉ USD, tăng 36% cùng kỳ, riêng tháng 4 đạt khoảng 900 triệu USD. Trung bình, giải ngân vốn FDI đạt khoảng 850 triệu USD/tháng.
    Theo đánh giá, đây là mức khá cao và tương đương mức giải ngân vốn FDI giai đoạn trước suy thoái kinh tế. Báo cáo phân tích vĩ mô 4 tháng đầu năm của CTCK Thăng Long cũng nhìn nhận mức giải ngân cao của dòng vốn FDI đã đóng góp một phần quan trọng tài trợ cho thâm hụt thương mại và thúc đẩy sản xuất của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong những tháng tới.
    Diễn biến tỉ giá VND/USD trên thị trường chợ đen đang bình ổn do yếu tố cung - cầu và khá trùng hợp với diễn biến mua ròng của NĐTNN trên TTCK suốt 3 tháng gần đây.
    “Một sự ngạc nhiên thú vị là khi các báo cáo của tổ chức nước ngoài tỏ ra khá bi quan về lạm phát và thâm hụt thương mại thì đó cũng là lúc NĐTNN bắt đầu những chuỗi ngày mua ròng mạnh mẽ” - báo cáo của CTCK Thăng Long nhận xét.
    Theo số liệu này, tính chung 4 tháng, NĐTNN mua ròng trên TTCK Việt Nam khoảng 229 triệu USD. Thống kê của hai sở giao dịch cũng ghi nhận 4 tháng qua là thời kỳ giao dịch bùng nổ nhất của NĐTNN với 13/16 tuần khối này mua ròng liên tục.
    Chứng khoán: Độ "nóng” phụ thuộc chính sách
    Độ “lỏng” của chính sách tiền tệ hiện tại được xem là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới độ “nóng” của TTCK.
    NHNN đang nỗ lực giảm lãi suất thị trường sau khi con số lạm phát rất thấp của tháng 4 được công bố. Hiện các NHTMNN đã đạt được sự đồng thuận về trần lãi suất cho vay 13% áp dụng từ 1.5. Rõ ràng việc này sẽ giúp các DN hạ thấp chi phí và thúc đẩy sản xuất. Chúng tôi không thấy có sức ép lạm phát nghiêm trọng nào trong những tháng tới.
    "Do vậy, chúng tôi kỳ vọng chính sách tiền tệ sẽ dần được nới lỏng theo hướng phục vụ tăng trưởng và thị trường tài chính sẽ được cải thiện” - các kinh tế gia của CTCK Thăng Long bình luận. Theo mô hình dự báo của tổ chức này, tỉ lệ lạm phát trong tháng 5.2010 chỉ vào khoảng 0,21-0,32%.
    Phân tích các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng tới TTCK trong những tháng còn lại của năm 2010, báo cáo trên cũng nhấn mạnh đến yếu tố chính sách: “Các biến số kinh tế ổn định làm tăng kỳ vọng vào việc Chính phủ thực thi các chính sách tăng trưởng”. Hai yếu tố quan trọng nhất là sức ép lạm phát và thâm hụt thương mại đang dịch chuyển theo hướng tích cực.
    Các ước đoán về hai chỉ tiêu này đang có những quan điểm khác nhau. Từ cuối tháng 3, nhiều báo cáo của tổ chức quốc tế lo ngại về con số thâm hụt 1,35 tỉ USD trong tháng và khoảng 3,5 tỉ USD tính chung cho 3 tháng. Citigroup cho rằng, thâm hụt thương mại làm ảnh hưởng tới niềm tin vào đồng nội tệ.
    Ngân hàng Barclays lại nhận định “mức thâm hụt này không quá xấu như thoạt nhìn qua”: Giải ngân vốn FDI và kiều hối sẽ bù đắp sự thâm hụt này và tỉ giá tự do ổn định chứng tỏ cung - cầu cân bằng hơn. Tổ chức này ước tính, năm nay Việt Nam có thể nhận 7 tỉ USD kiều hối và 11 tỉ USD vốn FDI.
    Mới đây, Citigroup lại cho rằng lạm phát của Việt Nam có thể trên 10%, thậm chí gần 11% trong năm nay bất chấp số liệu tốt của tháng 4. Barclays Capital lại dự đoán lạm phát bình quân chỉ là 9,7%. Bà Prakriti Sofat - Phó Chủ tịch Barclays Capital phụ trách Indonesia và Việt Nam - cũng không đồng tình với xếp hạng tín dụng Việt Nam ở mức tiêu cực BB của Ficht. Ngược lại, Barcays Capital đánh giá cao trái phiếu quốc tế của Việt Nam và dự đoán tăng trưởng GDP 2010 từ 6,8% đến xấp xỉ 7%, lạc quan hơn nhiều so với IMF và WB.
    Các chuyên gia kinh tế của CTCK Thăng Long cho rằng, mức lạm phát cả năm sẽ chỉ xoay quanh 9% - “phù hợp với mong đợi”. Quan trọng hơn là TTCK sẽ phản ứng tích cực khi các ngân hàng mở rộng tín dụng cho nền kinh tế, tức là khả năng giảm lãi suất thị trường một cách thực tế chứ không hẳn do một quyết định chính sách: “Mặc dù tiền bị hút về ròng qua thị trường mở, nhưng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng liên tục ổn định và giảm cho thấy thanh khoản của hệ thống đã được cải thiện. Việc mặt bằng lãi suất giảm sẽ là động lực chính để mở rộng tín dụng trên diện rộng và thanh khoản trong nền kinh tế gia tăng”.
    Ghi theo Hoàng Nguyên
    Báo Lao động


  8. niemro

    niemro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Chuyên gia dự đoán dòng tiền đổ vào chứng khoán sẽ tăng (05/05, 08:15)
    [​IMG]
    Theo một số chuyên gia chứng khoán, trong tháng 5, dòng tiền đổ vào thị trường sẽ có thể tăng lên nhờ thông tin tích cực từ kinh tế vĩ mô và dòng chảy tín dụng có thể được khơi thông.
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trong 2 tuần cuối cùng của tháng 4, giao dịch trên sàn TPHCM đã sôi động trở lại khi mỗi phiên có đến hơn 60 triệu đơn vị chứng khoán được giao dịch, trong khi 2 tuần trước đó, bình quân mỗi phiên chỉ khoảng 50 đến 55 triệu đơn vị. Và trong phiên đầu tiên của tháng 5, giao dịch trên sàn này đã lên đến 86,33 triệu đơn vị.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif] [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo phân tích của ông Lê Đạt Chí, Trưởng bộ môn Đầu tư tài chính, trường Đại học Kinh tế TPHCM, điểm mấu chốt của việc dòng tiền được dịch chuyển vào thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây và sắp tới là do trong những tháng trước tín dụng đã bị thắt chặt do lo ngại lạm phát cao, tuy vậy trong tháng 4, lạm phát ở mức thấp nên chính sách tín dụng có phần nới lỏng hơn. Theo đó, dòng tiền lưu thông trong nền kinh tế mạnh hơn, một phần đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng cũng có một phần sẽ đi vào các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif] [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]“Cũng sẽ có sự dịch chuyển của dòng tiền giữa các cổ phiếu trong thị trường, luồng dịch chuyển này sẽ rời các cổ phiếu nhỏ, vì giá đã lên một mức giá khá cao sau thời gian tăng khá dài, để đến với các cổ phiếu blue-chip đang có nhiều thông tin tốt hỗ trợ như nhóm cổ phiếu bất động sản, ngân hàng….”, ông Chí nói thêm.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif] [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Bà Hoàng Thị Hoa, Trưởng phòng phân tích Công ty chứng khoán Bản Việt, cũng cho rằng thông tin vĩ mô tích cực, thông tin chia thưởng, cổ tức của doanh nghiệp trong thời gian qua cũng khá tốt khiến thị trường đang có xu hướng đi lên. Điều này giúp tâm lý nhà đầu tư vững trở lại, mạnh dạn đổ tiền vào thị trường.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif] [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tại nhiều công ty chứng khoán, các sản phẩm hỗ trợ vốn vay đầu tư chứng khoán từ đầu năm đến nay vẫn được thực hiện. Điều kiện vay cầm cố khá khắt khe do các công ty vẫn thận trọng với những rủi ro của thị trường và nhà đầu tư cũng tính toán cân nhắc giữa tỷ suất sinh lời và lãi vay nên dè dặt. Tuy vậy, theo các chuyên gia thì khi thị trường có dấu hiệu khởi sắc như trong 7 phiên vừa qua thì nguồn vốn này có thể sẽ được nhà đầu tư xem xét vay. Hiện tại tùy theo cổ phiếu mà mức cho vay sẽ dao động từ 40 đến 70% thị giá của cổ phiếu.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif] [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Một yếu tố nữa theo nhận định của bà Hoa là dòng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài đã đóng vai trò khá lớn trong việc dẫn dắt thị trường trong tháng 4. Trong tháng 4, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 2.312 tỉ đồng, tăng 13% so với quí 1. Bà Hoa cho rằng dòng tiền từ nguồn này vẫn sẽ tiếp tục đổ vào thị trường khi các yếu tố vĩ mô hiện vẫn hỗ trợ tốt cho đà tăng của chỉ số chứng khoán.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif] [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo trưởng phòng phân tích một công ty chứng khoán lớn, thị trường có thể sẽ giao dịch sôi động trong tháng 5 nhưng nhà đầu tư vẫn nên thận trọng với các nguồn vốn vay do cầm cố. Vì thực tế trong đợt tăng của năm 2009 và các năm trước, thị trường đã bị ảnh hưởng nhiều khi nhà đầu tư buộc phải giải chấp cổ phiếu lúc thị trường quay đầu đi xuống.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif] [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Thanh Hương[/FONT]
  9. DauTuThongMinh

    DauTuThongMinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Đã được thích:
    0
    Giới đầu tư nước ngoài đặt niềm tin vào Việt Nam [​IMG] [​IMG] Việt Nam đứng thứ ba trong bảng xếp hạng Chỉ số Lòng tin Kinh doanh (TCI) do Ngân hàng Anh quốc HSBC công bố ngày 4/5 sau khi tiến hành khảo sát tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ.

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Vị trí này cho thấy Việt Nam là nơi được giới doanh nhân nước ngoài tin tưởng làm ăn.

    Theo bảng xếp hạng TCI, trên thang điểm từ 0-200, Việt Nam được 132 điểm, sau Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (134 điểm) và Ấn Độ (133 điểm), nhưng cao hơn rất nhiều so với các nền kinh tế xếp sau như Hongkong hay Singapore (111 điểm), hai trung tâm kinh doanh lớn tại châu Á.

    Kết quả ghi nhận trong cuộc thăm dò trên của HSBC trùng hợp với một bảng chỉ số khác được Công ty tham vấn kinh doanh quốc tế A.T. Kearney thực hiện gần đây.

    Trong bảng Chỉ số Lòng tin của giới đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI Confidence Index) năm 2010, Việt Nam đứng thứ 12 trong số hơn 80 quốc gia được giới đầu tư quốc tế tin tưởng nhất.

    Mặc dù đứng sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Đức và Ba Lan - năm điểm đầu tư được ưa chuộng nhất, nhưng Việt Nam đứng đầu danh sách các nước Đông Nam Á, theo sau là Indonesia (thứ 19), Malaysia (thứ 20) và Singapore (thứ 24).

    Bảng chỉ số của Công ty A.T. Kearney rất có uy tín vì các công ty và tập đoàn tham gia điều tra chiếm hơn 2.000 tỷ USD lợi nhuận làm ra mỗi năm trên thế giới.
    [/FONT]
  10. haianh888

    haianh888 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/04/2010
    Đã được thích:
    233
    Nhưng chắc cũng khó vượt ngưỡng cản cực lớn 565

Chia sẻ trang này