....Chứng khoán: Được hay Mất, Thành hay Bại nên lưu ý điều này....

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi xlight, 07/01/2012.

7325 người đang online, trong đó có 888 thành viên. 13:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 21178 lượt đọc và 296 bài trả lời
  1. gialoc08

    gialoc08 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2010
    Đã được thích:
    55

    cái này hình như đúng:))
  2. stock2010

    stock2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/01/2010
    Đã được thích:
    15.668


    Bác Lai thâm thúy, đang dạy cho 1 người , nick .......... 1 bài học đó !
  3. xlight

    xlight Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Đã được thích:
    3.232
    Tks bác nhiều...[r32)][};-[r2)]
    Cũng chúc bác và gia đình có 1 tuần mới gặp nhiều may mắn, an lành! [r32)][};-
  4. xlight

    xlight Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Đã được thích:
    3.232
    Ko nhắm đến ai trên này...tôi đang răn chính mình đấy...[r32)]

    Ko nên lập thoải mái, tràn lan nếu như mình ko chắc...vì điều này nếu sai có thể vô tình gây hậu quả ko tốt đến những người xung quanh...[};-
    Tks bác...[r2)]
  5. woodfish

    woodfish Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2010
    Đã được thích:
    16.876
    Cám ơn bác. Em vẫn theo đuôi bác để hóng. Năm rồi đúng là chứng khoán khắc nghiệt quá, bà con chết vô số. Có người mất hết tài sản, cũng tại vì muốn làm giàu quá nhanh. Khi mất hết họ lại quay ra trách người khác thật là đáng buồn. Tiên trách kỷ hậu trách nhân, nên em không trách ai hết.

  6. C_O_L_D

    C_O_L_D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    48
    Vay thì phải trả, có tội thì phải chịu tội, sẽ là công bằng hơn nếu kiếp nào gây ra trả ngay kiếp đó. Trả chưa hết thì xuống địa ngục trả cho bằng hết, khi đầu thai thành một con người mới, hoàn toàn chẳng biết gì về quá khứ sao bắt người ta chịu tội nếu người ta kiếp đó ăn ở hiền lương được nhiều người quý mến. Em thấy quá nhiều người ăn ở hiền lành đức độ vẫn gặp tai ương. Như vậy là ko phải chút nào. Họ ko đáng chịu tội đã đành, những người thân người quen quý mến cũng thương tiếc xót xa như vậy thì ko chấp nhận đc cái kiểu vay trả như thế. Đó là mạn đàm thế thôi chứ nào có thay đổi đc gì, con người quá nhỏ bé và yếu ớt trước thế giới vô hình, vũ trụ bao la này.
  7. stock2010

    stock2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/01/2010
    Đã được thích:
    15.668
    A di đà phật, nhiều khi tự răn dạy chính mình nhưng người khác nhìn vào họ tự xấu hổ

    Thế mới gọi là thâm thúy =))=))
  8. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Lời dạy của Đức Phật Ca Diếp

    BỐN HẠNG NGƯỜI TRÊN THẾ GIAN


    Trong truyện “Vị A La Hán 7 tuổi”, đoạn mở đầu như sau: Thuở Phật Ca Diếp còn tại thế, Ngài có một tăng đoàn gồm 20.000 (hai mươi ngàn) tỳ kheo đã diệt tận các lậu hoặc. Một hôm, Phật Ca Diếp và tăng chúng của Ngài đi đến thành Ba La Nại, dân chúng đua nhau đến đảnh lễ cúng dường và nghe Ngài thuyết pháp. Sau khi thọ thực xong, Phật bèn nói lời tùy hỷ công đức rằng:

    - “Này các cư sĩ, trong thế gian có bốn hạng người. Thế nào là bốn?

    Một là những người tự mình làm phước bố thí, nhưng không khuyến khích kẻ khác làm. Hạng người này, trong tương lai được giàu có nhưng không được nhiều người theo.

    Hai là những người khuyên kẻ khác bố thí, nhưng tự mình không bố thí. Hạng người này đời sau có phước báo được đông người theo, nhưng không có của cải.

    Ba là những người tự mình không bố thí cũng không khuyên người bố thí. Hạng người này đời sau không có của cải cũng không có người theo, phải sống cô độc, ăn cơm thừa của kẻ khác.

    Bốn là hạng người vừa tự bố thí, vừa khuyên người bố thí, hạng người này trong tương lai sẽ được cả hai phước báo: giàu có và đông người theo”.

    Qua lời giảng của Đức Phật Ca-Diếp về bốn hạng người trên thế gian. Chúng ta nên cố làm hạng người thứ tư.
  9. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1

    Đức Phật dạy các vị khất sĩ:

    - Này các vị, tôi muốn nói để các vị nghe về tám điều giác ngộ của các bậc đại nhân. Tám điều này đã từng được đại đức Anurudha chiêm nghiệm và nói tới, hồi tôi gặp đại đức tại Vườn Tre xứ Ceti, nơi đại đức ẩn cư. Đây là tám điều mà những bậc giác ngộ có thể đem ra dạy dỗ và giáo hóa để đưa người từ cõi mê lầm đến bờ giải thoát.

    Điều thứ nhất là giác ngộ rằng vạn pháp là vô thường và vô ngã. Quán sát về tính vô thường và vô ngã của vạn pháp thì tránh được khổ đau và dần dần đạt tới giải thoát và an lạc.

    Điều thứ hai là giác ngộ rằng càng nhiều ham muốn thì càng nhiều khổ đau. Giảm bớt ham muốn tức là làm cho đời bớt đau khổ hơn.

    Điều thứ ba là giác ngộ rằng tri túc đem tới an lạc. Biết sống đơn giản thì sẽ có thì giờ và tâm lực để tu đạo và để giúp đời.

    Điều thứ tư là giác ngộ rằng chỉ có sự tinh cần mới đưa ta đến quả vị giác ngộ. Lười biếng và hưởng thụ chỉ đưa đến sự đọa lạc vào thế giới của ma chướng và phiền não.

    Điều thứ năm là giác ngộ rằng sống trong quên lãng và vô minh thì sẽ bị giam hãm đời đời trong cõi sinh tử ràng buộc. Chỉ có đời sống chánh niệm và tỉnh thức mới đưa tới sự thành tựu giác ngộ và khả năng giáo hóa.

    Điều thứ sáu là giác ngộ rằng bố thí là một phương tiện quan trọng để độ người. Vì nghèo khổ mà phần đông bị giam hãm trong oán hận và căm thù, do đó mà cứ tạo thêm nghiệp xấu. Người hành đạo phải thực hiện phép bố thí, coi kẻ ghét người thương bằng nhau, bỏ qua những điều ác mà người ta đã làm đối với mình và không đem tâm ghét bỏ những ai đã vì nghèo khó mà lỡ phạm vào tội lỗi.

    Điều thứ bảy là giác ngộ rằng người hành đạo tuy đi vào đời để hóa độ mà không bị chìm đắm trong cuộc đời. Người xuất gia khi đi vào đời để cứu độ chỉ nên lấy y bát làm vật sở hữu duy nhất của mình, luôn luôn sống nếp sống thanh bạch mà hành đạo, giữ phạm hạnh cho thanh cao và đem lòng từ bi mà tiếp xử với tất cả mọi người và mọi loài.

    Điều giác ngộ thứ tám là không chỉ bo bo lo việc giải thoát cho riêng mình mà phải biết nổ lực phục vụ cho kẻ khác để tất cả cùng hướng về nẻo giác ngộ.

    Này các vị khất sĩ! Trên đây là tám điều giác ngộ của các bậc đại nhân. Tất cả các bậc đại nhân đã nhờ tu tập theo tám điều này mà được giác ngộ. Khi đi vào đời họ cũng đem tám điều này để khai mở và giáo hóa cho mọi người, để cho ai nấy đều biết được con đường đưa tới giác ngộ và giải thoát.

    Trích Từ Đường Xưa Mây Trắng.
    TS Thích Nhất Hạnh
  10. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Lời Đức Bổn Sư Thích Ca Dạy...

    “Này Thiện nam tử! Tất cả chúng sanh từ mê vô thỉ,do có các thứ ân ái và tham dục, nên mới có luân hồi. Tất cả chúng sanh trong thế giới như Noãn sanh, Thai sanh, Thấp sanh, Hóa sanh đều nhơn nơi dâm dục mà thành tánh mạng. Phải biết, Ái là căn bản của luân hồi. Do có các Dục trợ giúp Ái phát sinh, thế nên khiến cho sanh tử nối tiếp nhau. Dục nhơn Ái mà sanh, Mạng nhơn Dục mà có. Chúng sanh ái luyến mạng sống, rồi trở lại nương Dục làm gốc. Ái dục là nhơn, Ái mạng là quả.

    Do nơi cảnh dục khởi lên các điều thuận nghịch. Cảnh trái với tâm ưa thích thì sanh chán ghét, tạo nhiều thứ nghiệp, nên sanh ra Địa ngục, Ngạ quỉ. Biết Dục đáng chán, mới thích cái Đạo-chán-nghiệp, bỏ ác vui với thiện, nên hiện ra cõi Trời và Người. Lại vì biết các Ái đáng chán ghét, nên bỏ Ái ưa Xả; rồi lại tươi nhuận gốc Ái, mới lần lần hiện ra quả lành tăng thượng hữu vi. Đó đều là luân hồi, không thành được Thánh đạo. Thế nên, chúng sanh muốn thoát khỏi sanh tử, tránh khỏi vòng luân hồi, trước tiên phải đoạn tham dục và khát ái.

    Này Thiện nam tử! Bồ tát biến hóa thị hiện ở thế gian chẳng phải do gốc Ái, chỉ vì lòng từ bi muốn chúng sanh bỏ Ái, nên mượn các sự tham dục mà vào nơi sanh tử.

    Nếu tất cả chúng sanh đời mạt pháp bỏ được các dục và trừ đi khát ái, hằng đoạn luân hồi, cần cầu cảnh giới Viên Giác của Như Lai, thì ở nơi tâm thanh tịnh liền được khai ngộ.

    Kinh Đại Viên Giác.

Chia sẻ trang này