1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

....Chứng khoán: Được hay Mất, Thành hay Bại nên lưu ý điều này....

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi xlight, 07/01/2012.

7482 người đang online, trong đó có 1072 thành viên. 14:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 21346 lượt đọc và 296 bài trả lời
  1. rocket7

    rocket7 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2010
    Đã được thích:
    665

    Đi buôn để giàu được thì phải bắt được khi cơ hội chưa rõ ràng, chỉ là 50/50

    butchep buôn chứng mà lên đây muốn đọc tin rõ muời mươi sao

    Đọc bài viết dù sai hay đúng vấn đề là mình ngộ ra cái gì

    Theo phật để cái gì cũng đem cho hết thì đi buôn để làm gì nhỉ !

    Người trần mắt thịt học phật ở chỗ biết cho và cũng biết nhận
  2. Dukichxom

    Dukichxom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    279
    bác xlight có căn có quả đó
  3. Dukichxom

    Dukichxom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    279
    bác xlight có căn có quả đó
  4. xlight

    xlight Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Đã được thích:
    3.237


    http://www-personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv/lhqb-02.htm


    Có luân hồi tất có nhơn quả, hai việc ấy vốn liên tục nhau.

    Ðiểm linh quang (hồn) thác sanh xuống cõi phàm, mục đích để học hỏi kinh nghiệm mà tấn hóa. Chuyển sanh xuống cõi sắc giới, tất phải mượn sắc thân mà hành động. Càng hành động, càng tạo nhơn. Tạo nhơn, linh hồn tái sanh phải trả quả, theo phép công bình Thiên đạo.
    Từ xưa đến nay, dầu trình độ trí thức thấp hay cao, nhơn loại phần nhiều đã tin có cơ báo ứng, tức là cơ nhơn quả.

    Ðạo Phật dạy: "Cha làm điều chẳng lành, con không chịu thế được, con làm điều chẳng lành, cha không chịu thế được. Làm lành tự được phước, làm dữ tự mang họa" (Phụ tác bất thiện, tử bất đại thọ, tử tác bất thiện, phụ bất đại thọ. Thiện tự hoạch phước, ác tự thọ ương).


    Ðạo Lão dạy Cảm Ứng có câu: "Ðiều lành, điều dữ đều có trả, như bóng với hình" (Thiện ác chi báo, như ảnh tùy hình).
    Ðạo Nho dạy: "Trồng đậu được đậu, trồng dưa được dưa" (Chưởng đậu đắc đậu, chưởng qua đắc qua).
    Lại có câu: "Ðiều lành dữ cuối cùng đều có trả, khác nhau chỉ đến chóng hay chầy thôi" (Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, chỉ tranh lai tảo dữ lai trì).
    Chúa Giêsu dạy: "Ai sử dụng đao kiếm sẽ chết về đao kiếm" (Qui manie l'épée périra par l'épée).
    Tục ngữ Pháp có câu: "Ai gieo gió thì gặt bão" (Qui sème le vent, récolte la tempête).
    Tục ngữ Việt Nam có câu: "Ðời xưa quả báo thì chầy, đời nay quả báo một giây nhãn tiền".
    ***
    Những câu trên đây đều biểu lộ rõ rệt cái quan niệm Nhơn quả vậy.

    Ðấng Tạo Hóa chí công, không vì thương mà thưởng, cũng không gì ghét mà phạt. Ngài chỉ lập ra Luật nhơn quả, cũng gọi là Luật báo ứng, là cái qui tắc định rằng hễ nguyên nhơn như thế nào, thì kết quả như thế ấy.
    Ta thử nhìn vào một tấm gương, mặt ta sạch (Nhơn), gương rọi ra sạch (Quả), trái lại, mặt ta dơ, gương rọi ra dơ.
    Và ta thử ném vào vách tường một quả banh cao su, ném nhẹ (Nhơn), tức banh dội lại nhẹ (Quả), trái lại, ném mạnh thì banh dội mạnh, Nhơn quả đại khái là thế.
    Vậy, ai tạo nhơn lành (duyên lành), sẽ hưởng quả lành (nghiệp lành). Ai tạo nhơn dữ, tất rước quả dữ, chẳng sai.

    Cái quả hay nghiệp vốn là kết quả cái nhơn hay duyên của chúng ta tạo ra trong kiếp trước hoặc kiếp nầy. Rồi cái quả ấy lại làm nhơn cho cái quả khác sẽ báo ứng về sau. Nhơn và Quả cứ tiếp tục tương ứng như vậy mãi như bóng tùy hình mà buộc trói con người trong vòng oan nghiệp, mới có cuộc trả vay, vay trả của kiếp luân hồi.


    Vậy muốn biết nhơn quả kiếp trước của ai, cứ xem cái địa vị sang hèn của người ấy ở kiếp đương sanh. Muốn biết nhơn quả đời sau của họ thế nào, cứ xem tâm tánh và hành động của họ ở ngay kiếp nầy vậy.
    ***

    Nhơn quả hay nghiệp báo vốn có hai thứ: Biệt nghiệp (Karma individuel) và Cộng nghiệp (Karma collectif).

    1/. Biệt nghiệp là quả báo riêng từng người, ai tạo nhơn là nấy thọ quả. Biệt nghiệp lại ứng quả có hai cách: Ðịnh nghiệp và Bất định nghiệp.

    a) Ðịnh nghiệp là quả báo định trước. Nhơn hồn nào tấn hóa khá rồi, khi được hoàn tỉnh sau cái trạng thái hỗn độn gây ra trong lúc thoát xác phàm, lần hồi thấy rõ tội lỗi đã làm (*1) rồi biết ăn năn đau khổ, tự quyết khi chuyển kiếp sẽ trả quả bằng cách nào, trong lúc nào, hoặc trong một thời gian nào nhứt định. Nhơn hồn được tự do lựa chỗ thác sanh. Nếu phải chuyển kiếp để thọ khổ mà đền tội trước, nhơn hồn thường lựa gia đình nào bần hàn hoặc hung độc mà đầu thai cốt để có dịp cho mình trả quả.

    b) Bất định nghiệp là quả báo không nhứt định trước. Những nhơn hồn thấp thỏi, hôn mê ám muội đã tạo ác duyên mà không tỉnh ngộ, cho nên quả ứng lúc nào hay lúc nấy, không biết tự mình quyết định.

    2/. Cộng nghiệp là quả báo chung cho nhiều người phải chịu. Như nhiều kẻ đồng phạm một ác nhân, khi đền tội, phải chịu chung một ác quả.
    Cũng có nhiều kẻ, tuy tạo nhơn khác nhau, song tội đồng nhứt thể, đến khi trả quả vẫn chung chịu với nhau một lượt.
    Lại có khi một người làm ác mà nhiều người chung hưởng lợi, tất cũng phải thọ quả đồng thể.
    Tất cả nạn nhơn một tai họa lớn như động đất, bão lụt, chìm tàu, hỏa hoạn, dịch khí, chiến tranh,v.v… đều là những kẻ chịu một quả báo chung vì họ đã đồng tạo một ác nhơn.
    Mặc dầu xa lạ nhau, mặc dầu kẻ Nam người Bắc, Thiên cơ xui khiến thế nào cho họ hiệp nhau một chỗ đặng đền tội chung một lượt.

    (*1) Ở cõi phàm, con người hành động thế nào, sự hành động ấy dầu hiền hay dữ, dầu thấp hèn hay cao thượng, cái ấn tượng của nó in gắn vào tinh chất (matière astrale) của cõi Thần (Plan astral). Ðến khi hồn lên cõi Thần, cái ấn tượng ấy hiện ra có thứ lớp rõ ràng, hồn người trông thấy chẳng khác nào mục kích một phim chớp bóng. Nhà Phật gọi là "Nghiệt cảnh đài" (psyché astrale).
    [​IMG]
    Thời gian báo ứng

    Phàm bất câu một nguyên nhơn nào cũng có cái tánh cách đem lại kết quả cấp kỳ. Nhưng lại thường có một nguyên nhơn khác xen vào phản ứng (Cause contradictoire), khiến cho cái kết quả ấy phải hoãn lại một thời gian.
    Tỉ như chúng ta để ngón tay vào lửa (nguyên nhơn), chúng ta bị phổng liền (kết quả cấp kỳ). Nhưng nếu chúng ta dè dặt, bao ngón tay bằng một chất thuốc gì có công hiệu che chở, ngón tay ắt không bị phổng liền. Lửa cần phải đốt hết chất ấy rồi mới bắt qua ngón tay.
    Lớp thuốc ấy là nguyên nhơn phản ứng.
    Lại ở các nước miền ôn đới như Việt Nam chẳng hạn, phàm giống lúa hễ gieo xuống là nứt mộng lên mau. Nhưng ở các xứ lạnh, lúa lại chậm lên là tại tuyết giá cản ngăn. Tuyết giá vốn là nguyên nhơn phản ứng đó vậy.
    Một đứa bé chơi nghịch bị cha nó bắt nằm xuống phạt răn. Trong lúc người cha đưa roi lên sắp đánh, lại có một người khách đến thăm. Ông cha phải buông roi hoãn sự răn trừng để tiếp khách. Sự khách đến thăm ấy cũng là nguyên nhơn phản ứng.
    Cũng vì "Luật phản ứng" mà cái quả của một thiện nhơn hay một ác nhơn có khi không báo ứng ngay trong kiếp tạo nhơn. Nên chúng ta thấy nhiều kẻ bạo tàn ác đức mà được giàu sang sung sướng nghinh ngang hống hách với đời. Ấy bởi họ đương hưởng cái quả của thiện nhơn họ đã tạo ra trong kiếp trước. Nhưng một khi đã tận hưởng quả lành thì ngay trong kiếp đương sanh hoặc trong kiếp tái sanh, họ sẽ chịu khổ quả của cái ác nhơn mà họ đương tạo.
    Chúng ta cũng thấy có người hiền lương đạo đức mà lận đận lao đao, ấy là họ đương trả quả của cái ác nhơn họ đã tạo ra trong tiền kiếp. Trả quả xong, họ sẽ được hưởng ngay trong kiếp nầy hay trong kiếp sau, cái quả của thiện nhơn mà họ đương tạo.

    Vậy, đối với thời gian, sự báo ứng có ba cách:

    1/. Báo ứng ngay trong kiếp tạo nhơn, gọi đương kiếp nhơn quả.
    2/. Báo ứng theo cái nhơn kiếp trước, gọi tiền kiếp nhơn quả.
    3/. Báo ứng ở kiếp sau do cái nhơn hiện tại, gọi hậu kiếp nhơn quả.
  5. xlight

    xlight Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Đã được thích:
    3.237
    Anh em ta trên này ít nhiều đều có những chuyện ko vừa lòng về nhau, cùng cố gắng để giữ cho tâm mình thanh thản nhá các bác...[r32)][};-

    ĐỨC HỈ XẢ
    Sống trên đấu trường nhân loại, trong cõi đời trần tục nhiễm ô, nếu ai cố ôm chặt lòng thù hận chấp nê thì không sao tránh khỏi cảnh lầm than đau khổ. Muốn thoát khổ được vui, con người phải gỡ bỏ những mối dây oán hận, tẩy sạch những vết nhơ ô nhiễm trong cõi lòng mình cho được nhẹ nhàng trong sạch. Phương pháp gỡ bỏ và tẩy trừ ấy là đức hỉ xả.
    Hỉ xả là vui vẻ tha thứ những lỗi lầm mà người đã phạm đến ta, cũng như vui vẻ bỏ tất cả danh vọng, tài sắc cho đến thân mạng của ta, nếu thấy cần và lợi ích cho chúng sanh. Có tha thứ, lòng ta mới thênh thang, tim ta mới hòa nhịp cùng tim của mọi người, có xả bỏ, tâm ta mới thanh thoát và an tịnh.
    Cuộc đời đen tối và sầu khổ nhất là cuộc đời của kẻ hay cau có, oán thù. Vì kẻ hay cau có thì trên gương mặt luôn luôn hiện đầy những nét nhăn gay gắt, đôi mi chau lại lộ vẻ khó khăn. Kẻ còn ôm nặng khối hận thù thì lửa hận thù thiêu đốt cả tim gan và buồng phổi của họ. Còn gì khổ đau hơn khi tim gan bị thiêu đốt. Còn gì xấu xí bằng khi gương mặt nhăn nhó, héo sầu. Sống trên đời này, nếu ta gặp điều trái ý liền mang lòng thù hận, thì chắc đời ta sẽ thấy toàn thù hận và oán hờn. Như Tý dùng lời thô bỉ mắng Thân, Thân cố trả thù phải dùng lời bỉ ổi hơn, ban đầu còn trả thù nhau bằng miệng, kế trả thù bằng tay chân và sau cùng phải trả thù nhau bằng dao, búa. Khi sơ khởi chỉ là mối thù riêng của cá nhân, rồi lan dần đến mối thù chung của gia đình, của thân tộc. Cứ thế, oán thù chập chùng thêm mãi biết bao giờ dứt. Đức Phật dạy: “Lấy oán trả oán, oán mãi chất chồng; lấy ân trả oán, oán liền tiêu diệt.” Người trong lòng mãi ôm ấp hận thù thì lúc nào cũng tưởng chừng chung quanh đều là kẻ thù muốn hại mình, vì vậy họ sống những ngày đầy lo sợ. Chỉ có ai biết lấy ân trả oán mới mong dứt sạch được hận thù. Như người Đình Trưởng nước Lương trả thù người cào dưa mình bằng cách ra công tưới dưa cho người, nhờ đó mà hận thù dứt sạch.
    Còn gì vui sướng hơn, kẻ có tâm lượng bao dung sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm cho người. Khi nào trong lòng ta không còn một mảy may thắc mắc, không còn một chút bợn hận thù, đó là lúc ta hoàn toàn an lạc. Người mà lòng được thanh thoát nhẹ nhàng thì gương mặt vui tươi, lời nói thanh nhã, cử chỉ thư thái, toàn thân hiện ra một phong độ khả ái khả kính. Con người ấy có mấy khi phải buồn khổ, vì thế nên họ trẻ mãi, sống dai. Sách có câu: “Thù ghét là sâu mọt đục khoét người ta, làm cho người ta chóng xấu, chóng già, chóng chết; yêu thương và tha thứ là suối nước cam lồ tưới vào lòng người, làm cho người tươi đẹp, trẻ dai và sống mãi.”
    Danh vọng, tài sắc... ở đời là những cạm bẫy chực hại người, nhưng vì nó có công năng hấp dẫn quyến rũ khiến người phải mê mẩn say sưa để rồi chịu khổ, cũng như miếng mồi vì có mùi thơm hấp dẫn, con lươn phải lao đầu vào hom trúm. Phần đông người đời ngỡ rằng đuổi bắt tài sắc, danh vọng... là hạnh phúc, chớ đâu ngờ càng đuổi bắt nó càng chuốc khổ về mình. Đây, một chàng thanh niên ủ dột ngồi dưới lùm cổ thọ, phải chăng chàng đã trật chân trên nấc thang danh vọng? Kia, một thiếu nữ sầu bi đứng dựa mé sông sâu, phải chăng vì tình duyên ngang trái? Tóm lại, bởi đắm nhiễm sắc, tài, danh vọng... người đời phải luống chịu đau khổ.
    Dứt bỏ những tham nhiễm là điều không phải dễ, mà dứt bỏ một cách vui vẻ lại càng khó hơn. Nếu ai mắt thấy sắc đẹp, tai nghe tiếng hay... mà lòng không ái nhiễm, ấy là bậc siêu nhân. Ngài Phù Dung thiền sư nói: “... ngộ thanh ngộ sắc như thạch thượng tài hoa, kiến lợi kiến danh như nhãn trung trước tiết...” nghĩa là: “... nghe tiếng hay, nhìn sắc đẹp như hoa trồng trên đá, thấy tài lợi danh vọng như bụi rơi vào mắt...” Con người được như vậy mới hẳn là tự tại an vui. Chúng ta nhìn qua tượng đức Di-lặc sẽ thấy năm đứa nhỏ móc tai, chọc mắt... Ngài, mà trên gương mặt Ngài vẫn nở một nụ cười tự tại. Hình dáng ấy để tượng trưng cho người đã hỉ xả ngũ trần toàn vẹn. Đức Di-lặc không cười sao đặng, vì ngoại cảnh còn gì quyến rũ được Ngài, tâm Ngài lúc nào cũng an nhiên thì quyết định trên gương mặt hẳn luôn luôn hoan hỉ.
    Tài, sắc, danh vọng... là vật bên ngoài, xả bỏ không lấy gì làm khó, đến như thân mạng là cái mà người phàm phu tuyệt đối mến yêu, muốn xả bỏ nó thì sự khó khăn lại gấp bội phần. Người đời vì trìu mến thân nên đã gây biết bao tội lỗi, ngược lại:
    Bồ-tát vì chúng sanh bỏ thân mạng dễ dàng hơn người tham lẫn bỏ một vắt cơm.
    (Luận Đại Trượng Phu)
    Người đã quên mình vì chúng sanh thì đối với sự khổ vui còn mất của thân mình không đáng kể, như thế là họ đã vượt khỏi cái khổ vì thân. Lão Tử nói: “Ngô hữu đại hoạn vị ngô hữu thân, ngô nhược vô thân hà hoạn chi hữu.” Thật vậy, nếu không còn thấy có riêng mình thì còn hoạn gì làm cho mình khổ. Vui lòng bỏ thân mạng để cứu độ chúng sanh, đó là đức hỉ xả cứu kính.
    Tóm lại, hỉ xả những oán thù cho lòng được nhẹ lòng thanh thoát, đó là cái vui của phàm nhân. Hỉ xả những tài, sắc, danh vọng... cho tâm được tự tại, đó là cái vui của bậc giải thoát. Hỉ xả thân mạng để cứu độ chúng sanh, làm cho tất cả chúng sanh được an lạc, đó là cái vui của bậc Bồ-tát. Người Phật tử quyết tâm dứt khổ tìm vui, phải tu đức hỉ xả theo thứ tự của nó, hỉ xả một phần là chúng ta được vui một bậc. Đến khi nào hỉ xả toàn vẹn rồi là ta được cái vui cứu kính. Như vậy, vui và khổ không phải do ai đem đến hay ban cho, mà chính ta tự tạo lấy.
  6. dahanhkhach

    dahanhkhach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Đã được thích:
    0
    xlight cũng là thành viên bên TGVH à, đồng đạo nhé, nick mình bên đó là dilactubi! Hôm nào rảnh rỗi đàm đạo tý nhé!
  7. mrleanhcuong

    mrleanhcuong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2008
    Đã được thích:
    583
    Cụ XL nghiên cứu đạo Phật lâu chưa, tôi có bản cứng về giải thoát, cụ tìm đọc " ĐẠI THỦ ẤN" , tôi chỉ có bản cứng nên ko share được phải mất thời gian nữa tôi mới có bản mềm để có thể trao đổi thông tin, Cuốn ĐẠI THỦ ẤN rất tuyệt vời, [};-
  8. nhadatuytin

    nhadatuytin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2007
    Đã được thích:
    3.879
    Nghe giang hồ đồn bác Kiệt là đệ tử bí truyền phái huyền ko.
    Đã từng rời bỏ vị trí trưởng phòng IT của VCB để sang Tây tạng tu luyện:-bd
  9. Orbitck

    Orbitck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2010
    Đã được thích:
    118
    :x
  10. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    Dục tri tiền thế nhân, kim sinh thọ giả thị
    Dục tri lai thế quả, kim sinh tác giả thị.

Chia sẻ trang này