....Chứng khoán: Được hay Mất, Thành hay Bại nên lưu ý điều này....

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi xlight, 07/01/2012.

9901 người đang online, trong đó có 1072 thành viên. 11:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 21254 lượt đọc và 296 bài trả lời
  1. butchep2011

    butchep2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/08/2011
    Đã được thích:
    7
    Tôi nghĩ, đã có sự thay đổi rất lớn diễn ra trong nội tâm của bác,.....còn topic kiểu này, tôi cũng chắc 1000% là rất có ích cho mọi người, ...............[};-[};-[};-[};-[};-[};- Chúc mừng năm mới, chúc cho sự nhân văn, cái thiện dâng đầy..............[};-[};-[};-[};-
  2. xlight

    xlight Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Đã được thích:
    3.237
    Công đức và Phúc đức


    Khi làm các Phật sự, chúng ta thường nghĩ là được nhiều công đức và thường được tán dương đã làm được vô lượng công đức, cho nên cứ tiếp tục làm hằng năm. Chúng ta hãy dành thời gian để tìm hiểu một vấn đề khá quan trọng, đó là: "Công Ðức và Phúc Ðức khác nhau thế nào?"

    Ngày xưa, khi Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma từ Ấn Ðộ sang Trung Hoa hoằng pháp, Ngài đến gặp Vua Lương Võ Ðế. Trong lúc luận bàn đạo lý, nhà vua hỏi: "Trẫm một đời cất chùa, độ tăng, bố thí, cúng dường, đúc chuông, tạo tượng, ấn tống kinh sách, như vậy có được công đức gì chăng?".

    Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma trả lời một cách rõ ràng rằng: "Những việc làm ấy thực không có công đức gì cả!".

    Vấn đề này làm cho nhiều người thắc mắc, không biết tại làm sao như vậy lại không có công đức gì cả? Bởi vì, theo lịch sử ghi chép lại thì Vua Lương Võ Ðế xây cất hằng trăm ngôi chùa, độ tăng chúng tu hành rất đông, thiết trai bố thí, cúng dường, đúc chuông, tạo tượng, ấn tống kinh sách nhiều vô số kể.

    Nhà vua suy nghĩ làm như vậy tức nhiên được rất nhiều công đức, nhưng không ngờ khi đem vấn đề này ra hỏi, Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma trả lời: Không! Tại sao vậy? Có người không hiểu giáo lý nên giải thích là: Vua Lương Võ Ðế không đích thân ra "công" thực hiện những việc làm đó, chỉ sai người khác làm, nên không có "công đức" gì cả!

    * * *



    Thời gian sau đó, có người đem sự việc này thưa hỏi Lục Tổ Huệ Năng và được Lục Tổ dạy như sau: Quả thực là không có công đức gì cả. Vua Lương Võ Ðế vì không biết Chính Pháp, nên lầm lẫn hai chữ "Công Ðức""Phúc Ðức"! Nghĩa là cất hàng trăm ngôi chùa, độ tăng chúng tu hành rất đông, thiết trai cúng dường, bố thí, đúc chuông, tạo tượng, ấn tống kinh sách, chỉ là những việc làm "bên ngoài", có ích lợi cho mọi người, những việc làm cầu phúc, nên gọi là phúc đức.



    Phúc đức có công năng giúp chúng ta giảm thiểu nghiệp chướng, tiêu trừ quả báo, để được tai qua nạn khỏi, để được may mắn và sung sướng trên đường đời, để bớt chướng ngại trên đường đạo, chứ không giúp chúng ta thoát ly khỏi vòng trầm luân sinh tử. Phúc đức có tính cách "hữu lậu" hay "hữu vi", nghĩa là con người hưởng phúc vẫn còn trong lục đạo luân hồi. Khi thụ hưởng hết phúc rồi thì bị đọa lạc để đền trả quả báo.

    Còn công đức là công phu tu tập "bên trong", có ích lợi cho chính mình, nhờ hành trì theo lời Phật dạy trong các kinh điển, luôn luôn niệm Phật, giữ gìn giới luật, tu tập thiền định, phát huy trí tuệ bát nhã. Nghĩa là chúng ta tu tập tam vô lậu học "Giới Ðịnh Tuệ" và tam tuệ học "Văn Tư Tu", nhằm mục đích cứu kính là: thoát ly khỏi lục đạo sinh tử luân hồi.

    Công đức có năng lực giúp chúng ta vượt qua bể khổ sông mê, chóng đến bờ giác ngộ và giải thoát. Công đức có tính cách "vô lậu" hay "vô vi", nghĩa là không còn trong lục đạo sinh tử luân hồi nữa. Công đức giúp con người chuyển hóa tâm tính từ phàm phu tục tử trở thành bồ tát, thành Phật.

    Chúng ta làm những việc như lập chùa hay góp phần xây cất chùa, tham gia phát triển chùa, phát huy các sinh hoạt, các hoạt động của chùa, của giáo hội, giúp cho mọi người khác có được cơ sở để tu học, để hành đạo, giúp cho Phật giáo có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn, rộng rãi hơn, vững chắc hơn, độ được nhiều người hữu duyên hơn nữa.

    Những việc làm này đem lại lợi ích cho nhiều người như vậy, tất nhiên sẽ đem lại cho chúng ta thực nhiều phúc đức. Còn riêng bản thân mình thì không biết tu tâm dưỡng tính, không học kinh điển, không biết trì giới, không tu tập thiền định, không phát huy trí tuệ bát nhã, cho nên tất cả việc làm trên đây chỉ là những việc làm bên ngoài, có ích lợi cho nhiều người, nhưng không ích lợi cho bản thân mình về phương diện giác ngộ và giải thoát. Tại sao vậy?

    Bởi vì, tâm tham lam, sân hận, si mê bên trong chẳng những không giảm bớt mà lại có chiều hướng tăng thêm, vô minh phiền não không tan biến chút nào mà lại có phần dầy đặc hơn. Vì chấp chặt mình đã làm được bao nhiêu việc ích lợi như vậy, dễ có mấy ai làm được như mình, nên tâm cống cao ngã mạn, phách lối ngày một tăng thêm, mục hạ vô nhân, khen mình khinh người.


    "Bản ngã" đáng lẽ ngày một tiêu mòn tới chỗ "vô ngã" mới hy vọng đạt được đạo cả. Trái lại, bản ngã ngày một tăng lớn thêm, con người không còn thích nghe lời khuyên bảo của bất cứ ai, cứ chấp chặt định kiến sẵn có mà đi tới. Thậm chí có người chấp chặt pháp tu của mình, không muốn thay đổi, không muốn nghe lời chỉ dẫn của bất cứ ai, dù là bậc trưởng thượng, dù là thiện hữu tri thức, lại còn dám tuyên bố: cho dù Ðức Phật Thích Ca thị hiện bảo họ đổi pháp tu đang thực hành, họ cũng không nghe! Thậm chí nguy! Thậm chí nguy! Bởi vậy, cho nên chư Phật Tổ dạy rằng: Những việc làm như vậy quả thực là không có "công đức" chút nào cả, chính là nghĩa đó vậy!

    Những việc làm khác như góp phần ấn tống kinh sách cho người khác đọc, còn mình thì không đọc, góp phần bố thí cúng dường, giúp đỡ người hoạn nạn, nghèo khó, nhưng không hiểu ý nghĩa cao cả của những việc làm đó, lại sinh tâm cầu mong được "trả công bội hậu" ở cõi thiên đàng sau này. Tất cả những việc làm đó chỉ tạo nên phúc đức mà thôi.



    Thí dụ như có người bố thí cho nhà nghèo, hoặc cúng chùa một số tiền nào đó, với tâm mong cầu được trúng số độc đắc, được buôn may bán đắt, được nhất bản vạn lợi, được thi đâu đậu đó, được gia đạo bình an, được tình duyên may mắn, được vạn sự bình yên, được muôn sự như ý, muốn gì được nấy. Như vậy, lòng tham lam tăng thêm quá mức thì "làm sao có công đức được!". Làm như vậy, chỉ có phúc đức hạn chế theo số tiền đã bỏ ra mà thôi. Gieo nhân nhỏ thì chỉ nhận được quả nhỏ, không thể khác được.

    Nếu như bố thí, cúng dường mà tâm không mong cầu gì cả, thi ân bất cầu báo đáp, cúng chùa để chùa có thêm phương tiện sinh hoạt ích lợi cho mọi người, giúp người để cho người qua cơn khó khăn, túng thiếu, không đắn đo, không suy nghĩ, không tính toán gì thêm nữa, chúng ta sẽ bớt đi tâm tham lam, bỏn sẻn, tăng trưởng tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỷ, xả. Như vậy, những việc làm đó vừa ích lợi cho người, vừa ích lợi cho mình. Nghĩa là vừa được phúc đức vừa được công đức.



    Chúng ta hãy tinh tấn làm tất cả những việc thiện, rồi quên hết đi, không chấp chặt vào đó, để kể lể công lao, hay mong cầu phúc báo về sau, tâm cầu danh của chúng ta sẽ bớt đi, tâm chấp ngã cũng nhẹ hơn trước, thì những việc làm đó vừa ích lợi cho người và cho mình, tạo nên phúc đức và công đức vậy.

    Trong Kinh Ðại Bát Niết Bàn, Ðức Phật có dạy: "Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành. Tự tịnh kỳ ý. Thị chư Phật giáo". Nghĩa là chúng ta không làm tất cả các việc bất thiện, không làm những việc ác, tránh những việc tổn người hại vật, cố gắng làm tất cả những việc thiện, những việc ích lợi cho người khác, nhưng đừng ghi nhớ, đừng chấp chặt vào những việc ích lợi đã làm, thì tâm ý của chúng ta sẽ được thanh tịnh. Ðó là tu tâm dưỡng tính, đó là điều cốt yếu chư Phật mười phương ba đời muốn dạy như vậy.


    Thí dụ chúng ta đã làm những việc ích lợi cho bất cứ ai mà chấp chặt vào đó thì tâm của chúng ta sẽ bực dọc, bất an khi không được ai khen tặng hoặc không được ai đáp ứng như ý. Nếu như quên đi những việc thiện đã làm, giúp đỡ người với tâm "thi ân bất cầu báo đáp", thì chúng ta sẽ yên ổn, bình an, tâm của chúng ta sẽ không loạn động, không bực bội khi gặp phải người vô ơn.

    Trong Kinh Tâm Ðịa Quán, Ðức Phật dạy: "Tâm địa bình thì thế giới bình". Nghĩa là tâm địa của chúng ta bình an thì thế giới chung quanh chúng ta cũng bình an. Tâm địa chúng ta không tham lam thì những người chung quanh khỏi lo canh chừng đồ đạc. Tâm địa chúng ta không sân hận thì những người chung quanh khỏi điếc lỗ tai, khỏi mỏi cái miệng, khỏi nhức cái đầu. Tâm địa chúng ta không si mê thì những người chung quanh ăn ngon ngủ yên, khỏi lo khỏi sợ. Kể gần thì có vợ chồng con cái, xa thì có bà con hàng xóm láng giềng, các bạn đồng nghiệp trong sở làm, cũng được hưởng sự bình an.

    Nếu chúng ta đạt được tâm bình an hiện đời, thì ngay thế gian này chính là miền cực lạc, là cõi thiên đàng, đâu phải đợi đến kiếp sau mới hưởng được, đâu phải đợi lời cầu chúc "sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc", hoặc "chóng siêu thăng lên cõi thiên đàng", trên báo chí!

    Cũng có câu: "Bình an dưới thế cho người thiện tâm". Nghĩa là ở ngay tại thế gian này, người có tâm hiền thiện thì đương nhiên được sự bình an trong tâm hồn. Bởi vì người thiện tâm không phải bận tâm suy nghĩ phương cách, mưu kế hại ai, cho nên không lo sợ bị ai hại, không phải bận tâm trừng phạt ai, cho nên không lo sợ bị ai trừng phạt.

    Sự bình an không do đấng nào ban cho cả, không do cầu nguyện mà được. Sự bình an chỉ có từ thiện tâm mà thôi. Ngược lại, người không có thiện tâm thì tự họ không có được sự bình an. Rất là đơn giản. Rõ ràng là như thế, không nghi! Như vậy, chúng ta hiểu rằng "phúc đức" rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nhờ phúc đức chúng ta qua được, giảm được những nghiệp báo, những chướng nạn trong cuộc đời, cũng như những trở ngại trên đường tu tập. Chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không. Ví như chúng ta có tiền tiết kiệm để dành trả những nợ đã vay từ nhiều kiếp trước và kiếp này vậy. Tiền tiết kiệm nhiều chừng nào thì mau dứt nợ chừng ấy.

    Tuy nhiên, Ðức Phật có dạy chúng ta gieo nhân làm phúc, tu phúc nhưng hãy hồi hướng những phúc đức đó, nguyện đời đời được gặp Chính Pháp, được gặp thiện hữu tri thức, được nhắc nhở việc tu tập, cho đến ngày được giác ngộ và giải thoát, chứ đừng mong cầu hưởng quả phúc sau này. Tại sao vậy?

    Bởi vì làm phúc thì hưởng phúc, nhưng đến khi hết phúc thì bị đọa, cứ vẫn loanh quanh luẩn quẩn ở trong vòng sinh tử luân hồi, chưa thoát ra được. Ví như mũi tên bắn lên không trung, khi hết trớn, tức nhiên rớt trở xuống đất rất nhanh vậy. Chúng ta hãy thử nhìn những người giàu có, những người quyền thế, những ông vua, những ông hoàng, những bà hoàng, những quận nương, những công chúa đã và đang thụ hưởng phúc báo, được giàu sang sung sướng, xinh đẹp tuyệt trần, danh vọng tột đỉnh, vinh hoa phú quý, đến khi hưởng hết phúc báo, cuộc đời của họ kết thúc bằng đủ mọi cách hết sức bi thảm. Luật nhân quả giải thích được các hiện tượng đó của thế gian, đúng trong ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Rõ ràng "mình làm mình hưởng, mình làm mình chịu", chứ không do một đấng thượng đế nào ban phúc giáng họa một cách tùy tiện cả.

    Trong Kinh Pháp Bảo Ðàn, Lục Tổ Huệ Năng dạy rằng: "Trong tâm khiêm tốn là công. Ngoài hành lễ phép là đức". Hay: "Nội cần khắc niệm chi công. Ngoại hoằng bất tranh chi đức". Nghĩa là "bên trong" chúng ta phải chuyên cần vận nội lực loại trừ những tâm niệm kiêu ngạo, tật đố, ngã mạn, ganh tị, đố kỵ, khen mình khinh người, để đạt được tâm niệm khiêm tốn, hạ mình, nhún nhường, tùy hỷ công đức. Ðồng thời, chúng ta cũng phải vận nội công để khắc phục các tạp niệm, để tâm không còn có các vọng tưởng.


    Mỗi khi tạp niệm, vọng tưởng khởi lên, chúng ta liền giác ngộ, liền nhận biết và dừng ngay, không tiếp tục theo dòng tâm thức, đi lang thang từ đông sang tây, từ quá khứ đến hiện tại và vị lai, từ chuyện này đến chuyện khác. Như vậy chúng ta có được "công".

    Ðiều quan trọng cần biết là: chúng ta đừng sợ có vọng tưởng, tạp niệm khởi lên trong tâm thức. Ai ai cũng có vọng tưởng và tạp niệm. Chỉ sợ chúng ta không giác ngộ, không nhận biết kịp thời, nên bị vọng tưởng, tạp niệm lôi cuốn, đi lang thang làm khách phong trần, quên mất cố hương, từ bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp. Khi dong ruổi theo các vọng tưởng, tạp niệm như vậy, tâm của chúng ta sẽ loạn động với thất tình lục dục, tức là quên mất "bản tâm thanh tịnh" sẵn có của chúng ta.

    Còn "bên ngoài" chúng ta thực hành lễ phép, cung kính, tôn trọng tất cả mọi người, bởi vì mọi người ai ai cũng có "Chân Tâm Phật Tính" như nhau, mọi người ai ai cũng có ưu điểm để chúng ta học hỏi, noi theo, không phân biệt, không thành kiến, không kỳ thị, không tranh cãi, không hơn thua, không thị phi, không ỷ mình là kẻ trên người trước, kẻ có nhiều công lao, kẻ có nhiều tài năng, kẻ làm được nhiều việc không ai bằng. Như vậy chúng ta được nhiều người thương mến, gần gũi. Như vậy chúng ta có được "đức".

    Thêm nữa, người Phật Tử muốn có công đức thì bên trong không có tâm chấp ngã, tâm chấp pháp, nói chung là tâm cố chấp; bên ngoài hành động luôn luôn ngay thẳng, bình đẳng, công minh, chính trực. Hãy phát tâm tìm học kinh điển, biết đúng Chính Pháp mà hành theo, tránh chuyện tu mù, tu mò, để khỏi lạc sang tà giáo, ngoại đạo. Công đức là ở "Pháp Thân", phát sinh trí tuệ bát nhã, không do tu phúc, không do làm những việc phúc thiện mà được.

    Chúng ta ngày nay cũng hay lầm lẫn cho rằng lập chùa, giúp chư tăng tu học, bố thí, cúng dường, làm Phật sự, đi chùa lạy Phật là được nhiều công đức và tự hào rằng mình làm vô lượng vô biên công đức, cần phải được tán thán, rồi chờ đến ngày được vãng sinh về cõi tây phương cực lạc quốc của Ðức Phật A Di Ðà!

    Chúng ta cần nên biết nếu chỉ niệm Phật A Di Ðà sơ sơ, qua loa, rồi cầu mong vãng sinh về cõi tây phương cực lạc là biểu hiện của tâm tham lam, tính lười biếng, làm ít muốn hưởng nhiều! Muốn tu hành mà không chịu học kinh điển, không gần các bực thiện hữu tri thức, nên chúng ta không rõ chư Phật dạy phải hành trì như thế nào mới được vãng sinh.

    Trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật dạy rất rõ ràng cõi Tây phương cực lạc là nơi chỉ có các bậc bồ tát "nhứt sinh bổ xứ", tức là các bực "thượng thiện nhơn" sắp thành Phật, những người hiền thiện bậc thượng, gặp gỡ nhau mà thôi. Những người còn đầy dẫy tham sân si, đầy dẫy nghiệp chướng, đầy dẫy phiền não thì nhứt định không thể nào đạt được cảnh giới đó. Không thể chỉ lấy có một chút ít thiện căn phúc đức làm nhân duyên, để cầu nguyện về cõi cực lạc đó được.

    Ví như người đeo nặng qua sông thì phải chìm, không thể nổi được. Chứ không phải Ðức Phật A Di Ðà không có lòng từ bi cứu độ chúng ta. Chư Phật có tâm đại từ đại bi muốn cứu độ chúng ta, nên chỉ dạy các pháp môn tu học, các phương pháp, để chúng ta noi theo đó mà tự mình tu tập, để tự được cảnh giới an lạc và hạnh phúc hiện đời và vãng sinh mai sau.

    Có người quan niệm "đới nghiệp vãng sinh", nghĩa là con người vẫn còn mang nghiệp chướng, nhưng nhờ biết niệm Phật A Di Ðà, nên được Ngài thương xót cho vãng sinh về cõi tây phương cực lạc, rồi tu tiếp sướng hơn. Ðiều này có vẻ "phe đảng" cũng như quan niệm cứ chấp nhận rước thượng đế vào lòng thì sẽ được thượng đế cho về thiên đàng, hưởng phúc đời đời, không cần biết đó là người như thế nào!

    Thực ra, đạo Phật không có dạy như vậy. Nếu thực sự muốn tu cho thành người tốt, thì chúng ta hãy tu ngay ở cõi đời này, đừng hẹn. Còn mang nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, nếu về tây phương, chỉ làm nơi đó ô uế mà thôi. Dù có được về bên đó chăng nữa, không thấy thích hợp, cũng sẽ đòi về trở lại mà thôi!

    Sống với những người thế tục, chúng ta mới cần phải tu, mới có cơ hội để tu. Chứ về bên đó gặp toàn người tốt thì đâu cần phải tu nữa. Cũng như người còn nhiều phiền não quá, nhiều nghiệp chướng quá, dù có được đưa vào chùa ở, mà không quyết tâm trì chí, cũng khó mà tu được, có ngày cũng xuất, nếu không xuất thì sẽ gây biết bao nhiêu việc đáng tiếc cho cảnh thiền môn!

    Trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật cũng dạy nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe được danh hiệu Phật A Di Ðà, luôn luôn trì giữ danh hiệu đó trong tâm trí, lúc nào cũng niệm Phật, nhớ nghĩ tới Phật, trong một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, cho đến bảy ngày, đạt được tâm yên không loạn. Khi thọ mệnh hết, người như vậy giữ gìn được tâm không điên đảo, tức thời được vãng sinh cõi nước tây phương cực lạc của Ðức Phật A Di Ðà. Tại sao vậy? Bởi vì khi tâm của người đó luôn luôn niệm Phật, không còn lăng xăng, lộn xộn, không còn loạn động vì các việc đối đãi thị phi, hơn thua, tốt xấu, cho nên cảm ứng được cảnh giới tịnh độ của Ðức Phật A Di Ðà vậy.

    Nói cách khác, tâm của người đó thấy mọi sự đúng như thực, thấy mọi việc không còn điên đảo, gọi là "tâm bất điên đảo", cho nên người đó thấy được "Tự Tính Di Ðà, Duy Tâm Tịnh Ðộ". Nghĩa là nhờ tâm được thanh tịnh, bất loạn động, bất điên đảo, cho nên người đó thấy được "Phật Tính", tức là "Pháp Vô Sinh", không còn sinh tử luân hồi, tức đắc vãng sinh tây phương cực lạc.

    Nếu còn nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, nghĩa là tâm còn điên đảo, tâm còn loạn động, làm sao vãng sinh được mà mong cầu! Cõi tây phương cực lạc hay cõi thiên đàng là cảnh giới "bất tùy phân biệt", bình đẳng tuyệt đối, chí công vô tư, làm gì còn chia giai cấp có chín phẩm, ba hạng, thượng trung hạ, như con người tưởng tượng cho thêm lộn xộn và phức tạp! Không thể lấy tâm lượng phàm phu xét cảnh giới bồ tát!

    Như vậy, cốt tủy của đạo Phật, không phải là van xin cầu nguyện, cúng kiến lễ lạy cho nhiều, mà chính là lúc nào cũng nhớ nghĩ tới hạnh nguyện của chư Phật, nói lời như Phật dạy, hành động như Phật dạy, luôn luôn giữ gìn tâm ý thanh tịnh, bình an, yên tĩnh, không loạn động, không điên đảo. Ðược như vậy, tam nghiệp hằng thanh tịnh, chúng ta vừa có phúc đức vừa có công đức đầy đủ, phúc tuệ trang nghiêm, tùy tâm mãn nguyện. Kinh sách có câu: "Phúc Tuệ Lưỡng Toàn Phương Tác Phật". Cứu kính của đạo Phật chính là nghĩa đó vậy.

    Trong Kinh Tịnh Danh, Ðức Phật có dạy:"Tâm tịnh thì độ tịnh". Nghĩa là tâm có thanh tịnh, trong sạch, yên tĩnh, chúng ta mới có thể sống trong cõi tịnh độ, tức là cảnh giới thanh tịnh và an lạc được. Tâm có hiền thiện, ngay thẳng chân thật, chúng ta mới sống trong cõi thiên đàng được. Bình an dưới thế cho người thiện tâm. Rõ ràng là như thế!

    Như vậy cõi tịnh độ ở ngay trong tâm của chúng ta, ngay hiện đời, nếu như tâm của chúng ta không còn tham lam, sân hận và si mê nữa. Ngày xưa, sau khi thành đạo, Ðức Phật Thích Ca sống trong cảnh giới an lạc, cảnh giới tịnh độ, ngay hiện đời, ngay trên cái thế giới gọi là ta bà khổ đối với mọi chúng sinh khác. Tâm của ngài thanh tịnh, ở mọi nơi Ngài đều có thể sống yên tịnh được, dù trong tịnh xá hay trong núi rừng, dù nơi vắng vẻ hay chốn đông người, tùy theo chỗ ở thường an lạc.

    Trên thế gian này, chung quanh chúng ta có đủ hạng người, có đủ loại người. Có người tạo thuận cảnh dễ dãi, giúp đỡ chúng ta tu tập, cũng có người tạo nghịch cảnh, gây phiền hà, khó khăn, khổ đau, để thử thách công phu tu tập của chúng ta. Tất cả mọi người đều là thiện hữu tri thức của chúng ta cả. Nếu ai ai cũng hiền thiện hết, không ai làm phiền mình hết, làm sao biết chúng ta nhẫn nhịn được tới đâu? Ví như người học sinh đi học, được thầy dạy cho kiến thức, được bạn bè giúp đỡ, rồi cũng cần có vị giám khảo để kiểm tra trình độ, hạch hỏi, thử thách, nếu vượt qua được, mới cấp văn bằng chứ.

    Có câu chuyện hai con chim như sau: Một hôm, con chim bồ câu thấy hàng xóm là con chim cú vọ sửa soạn dọn tổ đi, liền hỏi: Chị định dọn đi đâu? Con chim cú vọ đáp: Dân ở đây hung ác quá, mỗi lần gặp tôi, cứ lấy đá ném, lấy cây đánh, nên tôi định dọn về phương tây ở, bên đó nghe nói dân chúng hiền thiện hơn. Mong vậy lắm thay!

    Con chim bồ câu bèn nói: Chỗ hàng xóm láng giềng, tôi xin nói thực, chị đừng giận tôi nhé. Theo quan điểm của tôi, nếu chị thành tâm, chịu khó sửa cái giọng kêu ghê rợn của chị, cho dễ nghe hơn, thì chắc không còn ai ném đá, không còn ai lấy cây đánh chị nữa đâu. Nếu như chị không chịu sửa cái giọng khiếp đảm khó nghe đó, thì dù có ai rước qua phương tây, chị cũng không ở yên bên đó được đâu. Thực như vậy đó!

    Câu chuyện trên ngụ ý chúng ta nên xoay lại quán chiếu, tu sửa tâm tính của chính mình, đừng nhìn ra ngoài trách cứ, phê phán, chỉ trích người khác, thì cực lạc hay thiên đàng chính là đây, hiện tiền ngay tại thế gian này, ngay trong tâm của mỗi người, rất đơn giản, rất thực tế, không cần cầu nguyện, khỏi phải mơ tưởng viễn vông, khỏi nhọc công, không phí sức, khỏi bị gạt gẫm, không cần tìm kiếm đâu xa.

    * * *

    Tóm lại, vì không biết rõ đâu là Chính Pháp, cho nên chúng ta không thể thực hành lời Phật dạy, một cách tường tận, một cách đúng đắn, để thoát ly sinh tử luân hồi, thoát ly phiền não và khổ đau. Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy: "Hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Thắp lên với Chính Pháp". Nghĩa là mọi người phải tìm hiểu, học hỏi Chính Pháp, đem ngọn đuốc trí tuệ của mình mồi với ngọn đuốc trí tuệ Phật, bằng cách nghe giảng giáo lý, nghiên tầm kinh điển, rồi tự suy nghĩ, ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, giữ gìn giới luật, tu tập thiền định, phát triển trí tuệ bát nhã.

    Nhờ giữ gìn giới luật nên tâm trí được thanh tịnh và trí tuệ bát nhã khai mở. Ðó chính là tam vô lậu học "Giới Ðịnh Tuệ" và tam tuệ học "Văn Tư Tu", có khả năng đưa chúng ta đến chỗ giác ngộ và giải thoát.

    Kinh sách có câu: "Phúc Tuệ Lưỡng Toàn Phương Tác Phật". Nghĩa là chúng ta hãy phát tâm bồ đề dũng mãnh, làm tất cả những việc tạo phúc đức trong các dịp lễ thượng nguyên, trung nguyên, hạ nguyên, và tất cả dịp nào tùy duyên, tùy khả năng, tùy hoàn cảnh trong suốt năm, suốt đời. Ðồng thời chúng ta cũng làm tất cả những việc tạo công đức như Văn Tư Tu, Giới Ðịnh Tuệ, để phát triển trí tuệ bát nhã. Ðầy đủ "Phúc và Tuệ" chúng ta sẽ sống trong an lạc và hạnh phúc hiện đời và về cõi Phật sau này, không nghi. Cũng như con chim có đủ hai cánh sẽ bay thăng bằng và bay được xa.

    Có câu: "Ai ăn nấy no. Ai tu nấy chứng". Ðó là lẽ công bằng tuyệt đối. Cũng vậy, thực rõ ràng "Mình làm mình hưởng. Mình làm mình chịu". Vì thế cho nên, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy phát tâm, tự thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ của mình, thường xuyên về chùa lạy Phật, nghe thuyết pháp, tham dự các khóa tu học bát quan trai giới, để được học Phật Pháp một cách tường tận, trong bầu không khí tu học đầy đạo vị, không phân biệt người mới phát tâm, hay người đã tham gia tu học từ lâu, chúng ta cùng hướng dẫn nhau, nương tựa nhau, giúp đỡ nhau, trên bước đường tu giác ngộ và giải thoát.

    Ðược như vậy, chúng ta có "Công Ðức và Phúc Ðức", một cách viên mãn, một cách song toàn.

    TÌM HIỂU ĐẠO PHẬT - SỐNG ĐỜI THANH THẢN Theo PTVN
  3. vietsovpetro1

    vietsovpetro1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2010
    Đã được thích:
    504
    Luu de doc
  4. xlight

    xlight Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Đã được thích:
    3.237
    Tham Thực Cực Thân

    Tính khẳng khái của Trần Thái Thú mọi người ai ai cũng biết. Vấn đề tiền bạc thì ông không cần để ý, và đem sử dụng có đúng chỗ hay không ông cũng chẳng quan tâm. Bản tính ông vốn hào phóng, rất ưa thích đãi bạn bè, những người quen thân mang ân huệ của ông không ít.
    Về sự xa xỉ của ông thì khỏi phải nói. Bất luận trấn nhậm địa phương nào ông cũng đều trang trí chỗ ở giống như hoàng cung, y phục thì hoa lệ, phẩm vật sự dụng hàng ngày thì tinh xảo, toàn là những thứ mà người thường không bao giờ dám mơ tưởng. Trần Thái Thú rất thích ăn uống, ba bữa ăn hằng ngày hoặc là óc vịt, hoặc là chân gấu, hoặc là vi cá, hoặc là mề gà, hoặc là khô nai, nói chung là những thức ăn rất cầu kỳ và rất quý giá. Cứ thế mỗi ngày, mỗi ngày trôi qua, không biết là đã sát hại hết mấy trăm, mấy nghìn sinh vật vô tội.
    Sau khi về hưu, ông bèn mua một biệt thự sang trọng, rồi trồng các giống danh hoa dị thảo; trong khuôn viên nhà thì cho xây những hòn non bộ có đá chất cheo leo, nước chảy róc rách, khiến cho ai đi vào đó cũng tưởng mình lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Hơn nữa, về nghệ thuật ẩm thực thì ông lại càng đệ tâm kháo cứu một cách tinh tường.
    Ông thường nói với mọi người: "Đời con người ta chắc chi sống được lâu dài? Nếu như khi đang sống không biết tận hướng những thức cao lương mĩ vị, thì cuộc đời như thế kể như vô nghĩa!"
    Những bậc thức giả đều không đồng tình với quan điểm của ông, thậm chí có người nói: "Để rồi xem! Chung cục một ngày nào đó chắc chắn ông ta sẽ chuốc lấy quả báo!"
    Quả nhiên, trải qua hơn mười năm, gia cảnh lần lần suy sụp, còn ông thì mang một chứng bệnh điên. Khi cơn bệnh phát tác, thì bất luận là thức ăn dơ hay sạch hễ trông thấy thì ông liền đưa tay cầm lấy rồi cho vào miệng nhai ngấu nghiếm một cách điên cuồn giống như quỷ đói. Thậm chí những lý trà, tách nước bị vỡ bể, ông cũng lấy bỏ vào miệng nhai bừa. Những người nhà thấy thế đều rơi mắt. Và cũng vì vậy mà ông mang thương tích, rồi chết. Phải chăng đó là hậu quả của sự tham thực?!

    Làm Điều Nhân, Con Vinh Hiển

    Vào dịp tiết Lập Xuân, Uông Lương Bân gọi ông lão bộc đến hỏi: "Ông mua ốc đồng được mấy ký vậy?"
    - Thưa ông chủ, dạ mua được hai trăm ký.
    - Thế có mua được chim không?
    - Thưa ông, có ạ. Mua được hơn sáu mươi con.
    - Có đủ tiền hay không?
    - Dạ đủ, thưa ông.
    Uông Lương Ban ngày thường tiêu dùng rất kiệm, xưa nay chưa từng phung phí một đồng nào, có thể nói tiền bạc của ông hầu hết mua động vật để phóng sinh, việc làm này đã trở thành một tập quán thích thú của ông.
    Một hôm, đến ngày lễ mừng thọ của ông, các người thân trong gia đình chuẩn bị làm lễ chúc thọ. Ông biết được tin ấy, liền gọi họ đến nghiêm nét nặt nói: "Tấm lòng tốt của các người ta rất cảm động, nhưng theo ta, chi phí vào việc sát sinh sao bằng chuyển sang chi phí vào việc phóng sinh? Nếu như các người quả thật tôn trọng ta thì hãy đem tất cả số tiền chuẩn bị làm lễ chúc thọ mua tất cả các loài động vật phóng sinh, làm như thế thì ta mới vui lòng hả dạ".
    Qua lời nói của ông làm cho con em trong nhà ai nấy đều cảm động, do vậy, họ y theo đó mà thực hiện. Vì thế trong năm này số động vật mà ông phóng sinh so với năm trước nhiều hơn gấp bội.
    Đến lúc tuổi già, có một lần, một người hàng xóm định đem con trâu già đến bán cho lò thịt, thì bỗng dưng nó xổng chuồng, chạy đến trước cửa nhà ông, quỳ mọp xuống đất. Thấy cảnh tượng ấy, ông liền xuất ra mấy nghìn mua nó đem về nuôi, thế là cứu sống sinh mạng một con trâu già. Có thể nói, không bao giờ ông phải lo lắng về cuộc sống trong lúc tuổi già có sung túc hay không, bởi vì con trai của ông rất mực hiếu thảo, từ trước tới n ay chưa từng làm điều gì trái lời cha dạy. Vả lại, người con ông cực kỳ vinh hiển, làm đến chức Binh Bộ Thị Lang; đúng là con nhờ âm đức của cha, cha được tôn quý nhờ con.
    Mạng sống của Uông Công có thể nói là khá trường thọ. Khi chết ông không hề đau đớn một tí nào, mà nhẹ nhàng thanh thản giống như một vị lão Tăng nhập định.

    Công Đức Ăn Chay

    Cố Thuận Chi là một nhân sĩ hiền đức, chuyên ăn chay, từ trước đến nay chưa bao giờ ăn mặn. Một hôm ông ngằm nhắm mắt ngủ, rôì ngủ luôn một giấc suốt bảy ngày đêm, khiến cho người nhà phải một phen âu lo cuống quít.
    Sau khi tỉnh giấc, ông thuật lại với mọi người trong nhà: "Quả thực là một cuộc hành trình vô cùng ý nghĩa! Đêm ấy, ta đang nằm ngủ thì mơ màng thấy có người đến gọi: "Ôi chao! Đã ngủ rồi sao?"
    Hóa ra đó là pháp sư Đạo Quang, vị đại sư mà bình nhật ta hằng kính trọng. Ngài nói: "Cố cư sĩ, chúng ta hãy đi nghe kinh nhé!". Tự nhiên ta cảm thấy vô cùng thích thú, liền đáp: "Đi thì đi!"
    Thế là chúng ta cùng đi đến một đạo tràng rất quy mô rộng rãi. Đạo tràng này trang nghiêm nhã khiết, tại đó đã có khá đông thính chúng đến để nghe kinh. Pháp đường phía trước thì giảng kinh Kim Cương, còn pháp đường phía sau thì giảng kinh Báo Ân.
    Vị Cao Tăng giảng kinh Báo Ân đến lúc kết thúc dạy rằng: "Các cư sĩ tại gia ăn thịt thì điều cần nhất phải giữ giới sát sinh, một là để siêu độ cho cha mẹ, hai là để tiêu trừ tội nghiệp của chình mình. Còn những phật tử có đạo tâm từng ăn chay thì phải cố gắng giữ gìn kiên định".
    Kế đến pháp sư Đạo Quang dẫn ta đi đến một nơi mà vừa mới chạm mắt đã phải kinh hồn, đó là một cái hồ máu!
    Ở chính giữa hồ máu có một người đàn bà khóc la thảm thiết, trên thân bà thì vô số những con ốc, con giun đang bò qua, bò lại. Pháp sư giảng giải một cách rõ rằng: "Thân mẫu hiện tại của ngươi nhờ công đức ăn chay, làm phước của ngươi nên được cứu độ, còn người trong hồ ấy chính là mẫu thân trong đời quá khứ của ngươi, vì bà ta thích ăn thịt vịt nên ngày nay mới ra nông nỗi ấy! Nếu ngươi muốn cứu độ bà thoát khỏi khổ báo thì hãy cố gắng tụng Đại Bi và Vãng Sanh".
    "Đó chính là giấc mộng vừa rồi của ta".
    Từ đó, Cố Thuận Chi càng tin công đức của việc trì trai là rất lớn, và lòng tin ấy ngày càng kiên cố.

    Làm Lành, Chuyển Họa Thành Phúc

    Dưới ánh đèn lờ mờ, một người đang nằm trên chiếc giường sạch, rên rỉ, lăn qua, lăn lại. Anh ta dùng tay xoa bóp liên tục phía bên trái của bụng và kêu la ơi ới: "Ôi chao đau quá! Đau chết tôi mất!"
    Trong cảnh tượng mơ mơ linh hồn thoát ra khỏi xác, rồi chạy đi, nhưng không phải chạy trên đường mà chạy trên hư không, càng lúc càng nhanh. Anh ta không hiểu vì sao mình mắc mướu đến tận cõi thượng giới như thế.
    Càng đi lên cao, đến một cõi bao la thăm thẳm, khiến anh ta sợ bắt phát khiếp.
    Thế rồi anh ta được đưa đến một cung điện cựu kỳ trang nghiêm, rộng rãi. Tại đây, anh bị các quỷ tốt xấu xí dữ tợn lôi kéo vào trong. Bấy giờ anh mới biết là mình đến cõi âm phủ, thì hóa ra vừa rồi mình tưởng thăng thiên là một sự tưởng tượng sai lầm.
    Ở đây, anh thấy một vị đội mũ vua, tướng mạo bệ vệ lại rất uy nghiêm khiến người ta trông thấy phải sợ hãi. Ngài đang ngồi nghiêm trang ở chính giữa, và bên phải ngài là một vị phán quan đang đứng. Vị vua đang ngồi ở giữa điện ấy cất tiếng hỏi anh: "Ngươi có biết là số mạng của ngươi đã hết rồi không? Và tổ phụ của ngươi cũng mắc phải chứng bệnh đau bụng như ngươi mà chết, ngươi có biết không?" Anh ta khiếp sợ quá không dám trả lời.
    "Này Mạnh Triệu Tường, ta nói thật cho ngươi biết, tổ phụ của người lúc còn ở đời đã sát hại quá nhiều sinh mạng cho nên mới bị quả báo như vậy. Ta thấy ngươi có căn lành phước lộc từ nhiều đời quá khứ, chơ nên ta mở cho ngươi một sinh lộ, cho ngươi được sát hại mà phải phóng sinh, đồng thời phải đem những lời ta dạy bảo trong giấc mộng này in ra phổ biến để khuyên bảo người đời, có như thế thì mới mong chuộc lại được những tội lỗi của nhà ngươi trước đây; vậy ngươi đã rõ chưa?"
    Mạnh Triệu Tường sau khi hồi dương tỉnh mộng, liền đi tới trước bàn Phật phát nguyện từ bỏ sát sinh, đồng thời ghi chép lại một thiên bút ký trong giấc mộng đem in ấn tống cho mọi người, cựu lực khuyên mọi người làm lành. Về sau không những đỗ Tiến sĩ, làm quan to mà còn sống rất trường.

    Nguyên Nhân Của Sự Chết Chóc

    Tại vùng Phủ Dương có mười người bị cướp của, đồng thời họ còn bị bọn thổ phỉ chặt đầu, cắt tay hết sức thê thảm khiến ai trông thấy mắt chẳng dám nhìn. Ngoài ra, tại miền Tương Dương chỉ một đêm mà hàng trăm ngôi nhà của dân cư bị nước thủy triều cuốn đi, khiến họ mất hết tài sản cửa nhà, không còn nơi nương tựa. Thậm chí hàng mười người hoặc mất tích, hoặc bị tử thương.
    Tin tức ấy dồn dập được truyền đi, khiến một người có từ tâm là Lý Bồi Đức nghe được rất hoang mang. Ông là một giáo đồ của Đạo gia, xưa nay được tiếng là người có lòng từ thiện. Ông suy nghĩ: "Vì sao mà bao nhiêu tai ách liên tục xảy ra khiến cho dân chúng không biết nương tựa vào đâu?"
    Thế rồi, bỗng nhiên ông nghĩ đến một vị có đạo hạnh cao thâm là Lâm Đạo Trưởng: "Hay là ta hãy đến hỏi ngài để hiểu rõ nguyên nhân chính xác?"
    Đoạn, ông chuẩn bị hành trang rồi đi thẳng đến Nhị Tiên Quán, vào tham vấn Lâm Đạo Trưởng. Ngay lúc ấy, Lâm Đạo Trưởng đang ngồi tĩnh tọa trên bồ đoàn để luyện công. Trong thấy Lý Bồi Đức, ngài hỏi:
    - Lý Tú Tài, ông mạnh khoẻ đấy chứ? Có việc gì mà lặn lội đến đây vất vả như thế?
    - Xin hỏi Đạo tưởng, những vùng lân cận nơi đây thiên tai nhân họa xảy ra rất nhiều, nhất là bọn thổ phỉ nổi lên như ong, giết người phóng hỏa, thật là đáng sợ, chẳng hiểu ngài có nghe được những tin tức ấy không?
    - Bần đạo ít khi ra khỏi cửa núi, thật là chẳng hiểu mô tê gì cả.
    - Vì sao mà sinh linh gặp phải cảnh điêu linh khốn khổ như thế này? Đạo trưởng có thể chỉ rõ cho kẻ ngu này biết được nguyên ủy hay chăng?
    - Ôi chao!
    Lâm Đạo Trưởng cất tiếng than như thế rồi nói tiếp:
    - Người đời tàn nhẫn đã thành tập khí, ví như việc sát sinh ăn thịt tích lũy lâu ngày đã quá sâu dày, mà oan nghiệt sát hại càng nặng thì càng ảnh hưởng đến sự điều hòa của tự nhiên, khiến cho thiên tai đói kém và nạn đao binh xảy ra, cướp đi mạng sống của con người để bồi thường cho sinh mạng của loài vật. Đó là sẽ báo ứng tự nhiên của trời đất vậy.

    Trích: Sự tích cứu vật phóng sinh
    Của Pháp sư Tịnh Không.
  5. xlight

    xlight Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Đã được thích:
    3.237
    Lá Thư Từ Bên Kia Thế Giới

    Bác sĩ Henri Desrives là một khoa học gia hoạt động, vui vẻ và yêu nghề. Như mọi nhà trí thức khác, ông sống một cuộc đời rất thực tế và không buồn lưu ý đến những điều mà khoa học chưa giải thích được. Ông không tin rằng có một linh hồn tồn tại sau khi chết vì thể xác chỉ là sự kết hợp của các vật chất hữu cơ và trí thông minh chẳng qua chỉ là sản phẩm của các tế bào thần kinh. Khi thể xác đã hư hoại thì trí thông minh cũng không thể tồn tại. Một hôm khi bàn chuyện với các con về đề tài đời sống sau khi chết, ông hứa sẽ liên lạc với các con nếu quả thật có một đời sống bên kia cửa tử. Cậu con trai Piere Desrives, cũng là một y sĩ, đã nói: "Nếu đã chết, làm sao cha có thể liên lạc với con được?" Bác sĩ Henri suy nghĩ một lúc rồi trả lời: "Cha không tin có một đời sống hay cõi giới nào ngoài đời sống này nhưng nếu sau khi chết mà cha thấy được điều gì thì cha sẽ tìm đủ mọi cách để liên lạc với các con". Vài năm sau, bác sĩ Desrives từ trần, các con ông vì bận việc nên cũng không để ý gì đến buổi bàn luận đó nữa. Khoảng hai năm sau, một nhóm nhân viên làm việc trong bệnh viện lập bàn cầu cơ chơi, bất ngờ cơ bút đã viết: "Xin cho gọi bác sĩ Piere Desrives đến vì tôi là cha cậu đó và tôi có mấy lời muốn nhắn nhủ với các con tôi". Ðược thông báo, bác sĩ Piere không tin tưởng mấy nhưng nhớ lại lời dặn của cha, ông bèn gọi các em đến tham dự buổi cơ bút này. Một người cầm giữ đầu một sợi dây, đầu kia cột vào một cây bút chì và chỉ một lát sau cây bút đã tự động chạy trên các trang giấy thành một bức thư như sau:
    Các con thân mến,
    Cha rất hài lòng đã gặp đủ mặt các con nơi đây. Gần một năm nay, cha có ý trông đợi để kể cho các con về những điều ở cõi bên này mà cha đã chứng kiến nhưng không có cơ hội.
    Như các con đã biết, hôm đó sau khi ở bệnh viện về, cha thấy trong người mệt mõi lạ thường, cha bèn lên giường nằm và dần dần lịm đi luôn, không hay biết gì nữa. Một lúc sau cha thấy mình đang lơ lửng trong một bầu ánh sáng trong suốt như thủy tinh. Thật khó có thể tả rõ cảm tưởng của cha khi đó, nhưng không hiểu sao cha thấy trong mình dễ chịu, linh hoạt, thoải mái chứ không bị gò bó, ràng buộc như trước. Các con biết cha bị phong thấp nên đi đứng khó khăn, vậy mà lúc đó cha thấy mình có thể đi đứng, bay nhảy như hồi trai tráng. Cha có thể giơ tay giơ chân một cách thoải mái, không đau đớn gì. Ðang vẫy vùng trong biển ánh sáng đó thì bất chợt cha nhìn thấy cái thân thể của cha đang nằm bất động trên giường. Cha thấy rõ mẹ và các con đang quây quần chung quanh đó và phía trên thân thể của cha có một hình thể lờ mờ trông như một lùm mây màu xám đang lơ lửng. Cả gia đình đều đang xúc động và không hiểu sao cha cứ thấy trong mình buồn bực, khó chịu. Cha lên tiếng gọi nhưng không ai trả lời, cha bước đến nắm lấy tay mẹ con nhưng mẹ con không hề hay biết và tự nhiên cha ý thức rằng mình đã chết. Cha bị xúc động mạnh, nhưng may thay lúc đó mẹ con và các con đều lên tiếng cầu nguyện, tự nhiên cha thấy mình bình tĩnh hẳn lại như được an ủi. Cái cảm giác được đắm chìm trong những lời cầu nguyện này thật vô cùng thoải mái dễ chịu không thể tả xiết. Lớp ánh sáng bao quanh cha tự nhiên trở nên sáng chói và cả một cuộc đời của cha từ lúc thơ ấu đến khi trưởng thành bỗng hiện ra rõ rệt như trên màn ảnh. Từ việc gần đến việc xa, ngay cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng đều hiện ra rõ rệt trong tâm trí của cha. Hơn bao giờ hết, cha ý thức tường tận các hành vi của mình, các điều tốt lành, hữu ích mà cha đã làm cũng như các điều xấu xa, vô ích mà cha không tránh được. Tự nhiên cha thấy sung sướng về những điều thiện đã làm và hối tiếc về những điều mà đáng lẽ ra cha không nên làm. Cả một cuốn phim đời hiện ra một cách rõ rệt cho đến khi cha thấy mệt mỏi và thiếp đi như người buồn ngủ.

    Cha ở trong tình trạng vật vờ, nửa ngủ nửa thức này một lúc khá lâu cho đến khi tỉnh dậy thì thấy mình vẫn lơ lửng trong một bầu ánh sáng có màu sắc rất lạ không giống như màu ánh sáng lần trước. Cha thấy mình có thể di chuyển một cách nhanh chóng, có lẽ vì không còn xác thân nữa. Cha thấy cũng có những người đang di chuyển gần đó nhưng mỗi lần muốn đến gần họ thì cha lại có cảm giác khó chịu làm sao. Một lúc sau cha đi đến một nơi có đông người tụ họp. Những người này có rung động dễ chịu nên cha có thể bước lại hỏi thăm họ một cách dễ dàng. Một người cho biết tùy theo các rung động thích hợp mà cha có thể tiếp xúc được với những người ở cõi bên này. Sở dĩ cha không thể tiếp xúc với một số người vì họ có sự rung động khác với "tần số rung động" (frequency) của cha. Sự giải thích có tính cách khoa học này làm cha tạm hài lòng. Người nọ cho biết thêm rằng ở cõi bên này tần số rung động rất quan trọng, và tùy theo nó mà người ta sẽ lựa chọn nơi chốn mà họ sống. Cũng như loài cá ở ngoài biển, có loài sống gần mặt nước, có loài sống ở lưng chừng và có loài sống dưới đáy sâu tùy theo sức ép của nước thì ở cõi bên này, tùy theo tần số rung động mà người ta có thể tìm đến được các cảnh giới khác nhau. Sự kiện này làm cha cảm thấy vô cùng thích thú vì như vậy quả có một cõi giới bên kia cửa tử và cõi này lại có nhiều cảnh giới khác nhau nữa.

    Khi xưa cha không tin những quan niệm như thiên đàng hay địa ngục nhưng hiện nay cha thấy quan niệm này có thể được giải thích một cách khoa học qua việc các tần số rung động. Những tần số rung động này như thế nào? Tại sao cha lại có những tần số rung động hợp với một số người? Người nọ giải thích rằng tùy theo tình cảm của con người mà họ có những sự rung động khác nhau; người có tình thương cao cả khác với những người tính tình nhỏ mọn, ích kỷ hay những người hung ác, không hề biết thương yêu. Ðây là một điều lạ lùng mà trước nay cha không hề nghĩ đến. Cha bèn đặc câu hỏi về khả năng trí thức, phải chăng những khoa học gia như cha có những tần số rung động đặc biệt nào đó, thì người nọ trả lời rằng, khả năng trí thức hoàn toàn không có một giá trị nào ở cõi bên này cả. Ðiều này làm cho cha ít nhiều thất vọng. Người nọ cho biết rằng cái kiến thức chuyên môn mà cha tưởng là to tát chẳng qua chỉ là những mảnh vụn của một kho tàng kiến thức rất lớn mà bên này ai cũng có thể học hỏi được. Người nọ nhấn mạnh rằng, điều quan trọng là con người biết làm gì với những kiến thức đó. Sử dụng nó để phục vụ hay tiêu diệt nhân loại? Sử dụng nó vào mục đích vị tha hay ích kỷ? Sử dụng nó để đem lại niềm vui hay để gây đau khổ cho người khác? Thấy cha có vẻ thất vọng, người này bèn đưa cha đến một thư viện lớn, tại đây có lưu trữ hàng triệu cuốn sách mà cha có thể tham cứu, học hỏi. Chưa bao giờ cha lại xúc động như vậy. Có những cuốn sách rất cổ viết từ những thời đại xưa và có những cuốn sách ghi nhận những điều mà từ trước tới nay cha chưa hề nghe nói đến. Sau một thời gian nghiên cứu, cha thấy cái kiến thức mà mình vẫn hãnh diện thật ra chẳng đáng kể gì so với kho tàng kiến thức nơi đây. Ðến khi đó cha mới thấm thía điều người kia nói về khả năng trí thức của con người và bắt đầu ý thức về tần số rung động của mình.

    Nơi cha đang sống có rất đông người, đa số vẫn giữ nguyên tính nết cũ như khi còn sống ở thế gian. Có người hiền từ vui vẻ, có người tinh nghịch ưa chọc phá người khác, có người điềm đạm, có kẻ lại nóng nảy. Quang cảnh nơi đây không khác cõi trần bao nhiêu; cũng có những dinh thự đồ sộ, to lớn; có những vườn hoa mỹ lệ với đủ các loại hoa nhiều màu sắc; có những ngọn núi rất cao hay sông hồ rất rộng. Lúc đầu cha ngạc nhiên khi thấy những cảnh vật này dường như luôn luôn thay đổi, nhưng về sau cha mới biết cảnh đó hiện hữu là do sức mạnh tư tưởng của những người sống tại đây. Ðiều này có thể giải thích giống như sự tưởng tượng ở cõi trần. Các con có thể tưởng tượng ra nhà cửa dinh thự trong đầu óc mình, nhưng ở cõi trần sức mạnh này rất yếu, chỉ hiện lên trong trí óc một lúc mà thôi. Bên này vì có những rung động đặc biệt nào đó phù hợp với sự rung động của tư tưởng làm gia tăng thêm sức mạnh khiến cho những hình ảnh này có thể được thực hiện một cách rõ ràng, chính xác và lâu bền hơn.

    Các con đừng nghĩ rằng những người bên này chỉ suốt ngày rong chơi, tạo ra các hình ảnh theo ý muốn của họ; mà thật ra tất cả đều bận rộn theo đuổi các công việc riêng để chuẩn bị cho sự tái sinh. Vì mọi tư tưởng bên này đều tạo ra các hình ảnh nên đây là môi trường rất thích hợp để người ta có thể kiểm soát, ý thức rõ rệt hơn về tư tưởng của mình. Vì đời sống bên này không cần ăn uống, làm lụng nên người ta có nhiều thời giờ theo đuổi những công việc hay sở thích riêng. Có người mở trường dạy học, có kẻ theo đuổi các nghành chuyên môn như hội họa, âm nhạc, kiến trúc, văn chương thơ phú v.v.... Tóm lại, đây là môi trường để họ học hỏi, trau dồi các khả năng để chuẩn bị cho một đời sống mai sau. Phần cha đang học hỏi trong một phòng thí nghiệm khoa học để sau này có thể giúp ích cho nhân loại. Càng học hỏi, cha càng thấy cái kiến thức khi xưa của cha không có gì đáng kể và nền y khoa mà hiện nay các con đang theo đuổi thật ra không lấy gì làm tân tiến lắm nếu không nói rằng rất ấu trĩ so với điều cha được biết nơi đây. Hiển nhiên khoa học phát triển tùy theo khả năng trí thức của con người, mỗi thời đại lại có những sự phát triển hay tiến bộ khác nhau nên những giá trị cũng vì thế mà thay đổi. Có những giá trị mà thời trước là "khuôn vàng thước ngọc" thì đời sau lại bị coi là "cổ hủ, lỗi thời"; và như cha được biết thì những điều mà ngày nay đang được người đời coi trọng, ít lâu nữa cũng sẽ bị đào thải. Tuy nhiên cái tình thương, cái ý tưởng phụng sự mọi người, mọi sinh vật thì bất kỳ thời đại nào cũng không hề thay đổi, và đó mới là căn bản quan trọng mà con người cần phải biết. Càng học hỏi cha càng thấy chỉ có những gì có thể tồn tại được với thời gian mà không thay đổi thì mới đáng được gọi là chân lý. Cha mong các con hãy suy ngẫm về vấn đề này, xem đâu là những giá trị có tính cách trường tồn, bất biến để sống theo đó, thay vì theo đuổi nhũng giá trị chỉ có tính cách tạm bợ, hời hợt.

    Cha biết rằng mọi ý nghĩ, tư tưởng, hành động đều có những rung động riêng và được lưu trữ lại trong ta như một cuốn sổ. Dĩ nhiên khi sống ở cõi trần, con người quá bận rộn với sinh kế, những ưu phiền của kiếp nhân sinh, không ý thức gì đến nó nên nó khép kín lại; nhưng khi bước qua cõi bên này thì nó từ từ mở ra như những trang giấy phô bày rõ rệt trước mắt. Nhờ vậy mà cha biết rõ rằng hạnh phúc hay khổ đau cũng đều do chính ta tạo ra và lưu trữ trong mình. Cuốn sổ lưu trữ này là bằng chứng cụ thể của những đời sống đã qua và chính nó kiểm soát tần số rung động của mỗi cá nhân. Tùy theo sự rung động mà mỗi cá nhân thích hợp với những cảnh giới riêng và sẽ sống tại đó khi bước qua cõi giới bên này. Do đó, muốn được thoải mái ở cõi bên này, các con phải biết chuẩn bị. Cha mong các con hãy bắt tay vào việc này ngay. Các con hãy rán làm những việc lành, từ bỏ những hành vi bất thiện. Khi làm bất cứ việc gì, các con hãy suy gẫm xem hậu quả việc đó như thế nào, liệu nó có gây đau khổ hay tổn thương cho ai không? Ðừng quá bận rộn suy tính những điều hơn lẽ thiệt mà hãy tập quên mình. Ðời người rất ngắn, các con không có nhiều thời giờ đâu.

    Khi còn sống, đã có lúc cha dạy các con phải biết đầu tư thương mại để dành tiền bạc vào những trương mục tiết kiệm, những bất động sản, những chứng khoán... nhưng bây giờ cha biết rằng mình đã lầm. Một khi qua đến bên đây, các con không thể mang nhũng thứ đó theo được. Danh vọng, địa vị, tài sản vất chất chỉ là những thứ có tính cách tạm bợ, bèo bọt, đến hay đi như mây trôi, gió thổi, trước có sau không. Chỉ có tình thương mới là hành trang duy nhất mà các con có thể mang theo mình qua cõi giới bên này một cách thoải mái, không sợ hư hao mất mát. Tình thương giống như đá nam châm, nó thu hút những người thương nhau thực sự, để họ tiến lại gần nhau, kế hợp với nhau. Nó là một mãnh lực bất diệt, mạnh mẽ, trường tồn và chính nhờ lòng thương này mà người ta có thể tìm gặp lại nhau trải qua không gian hay thời gian. Chắc hẳn các con nghĩ rằng người cha nghiêm nghị đầy uy quyền khi trước đã trở nên mềm yếu chăng? Này các con, chỉ khi nào buông xuôi tay bước qua thế giới bên này, các con mới thực sự kinh nghiệm được trạng huống của mình, tốt hay xấu, hạnh phúc hay đau khổ, thích hợp với cảnh giới thanh cao tốt lành hay những nơi chốn thấp thỏi xấu xa. Hơn bao giờ hết, cha xác định rằng điều cha học hỏi nơi đây là một định luật khoa học thật đơn giản mà cũng thật huyền diệu. Nó chính là cái nguyên lý trật tự và điều hòa hằng hiện hữu trong vũ trụ. Sự lựa chọn để sống trong cảnh giới mỹ lệ đẹp đẽ hay tăm tối u minh đều do những tần số rung động của mình mà ra cả và chính mình phải chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình hay lựa chọn những nơi mà mình sẽ đến.

    Khi còn sống cha tin rằng chết là hết, con người chỉ là sự cấu tạo của các chất hữu cơ hợp lại, nhưng hiện nay cha biết mình đã lầm. Cha không biết phân biệt phần xác thân và phần tâm linh. Sự chết chỉ đến với phần thân xác trong khi phần tâm linh vẫn hoạt động không ngừng. Nó đã hoạt động như thế từ thuở nào rồi và sẽ còn tiếp tục mãi mãi. Hiển nhiên các nhân của cha không phải là cái thể xác đã bị hủy hoại kia mà là phần tâm linh vẫn tiếp tục hoạt động này, do đó cha mới cố gắng liên lạc với các con để hoàn tất điều mà cha đã hứa với các con khi xưa. Cha nghiệm được rằng sự sống giống như một giòng nước tuôn chảy không ngừng từ nơi này qua nơi khác, từ hình thức này qua hình thức khác. Khi trôi chảy qua những môi trường khác nhau nó sẽ bị ảnh hưởng những điều kiện khác nhau; và tùy theo sự học hỏi, kinh nghiệm mà nó ý thức được bản chất thiêng liêng thực sực của nó. Cũng như sống biển có đợt cao, đợt thấp thì đời người cũng có những lúc thăng trầm, khi vinh quang tột đỉnh, lúc khốn cùng tủi nhục, nhưng nếu biết nhìn lại toàn vẹn tiến trình của sự sống thì kiếp người có khác chi những làn sóng nhấp nhô, lăng xăng trên mặt biển đâu! Chỉ khi nào biết nhận thức về bản chất thật sự của mình vốn là nước chứ không phải là sóng thì các con sẽ ý thức được tính cách trường cửu của sự sống. Từ đó các con sẽ có một quan niệm rõ rệt rằng chết chỉ là một diễn tiến tất nhiên, một sự kiện cần thiết có tính cách giai đoạn chứ không phải một cái gì ghê gớm như người ta thường sợ hãi. Ðiều cần thiết không phải là trốn tránh sự chết hay ghê tởm nó, nhưng là sự chuẩn bị cho một sự kiện tất nhiên phải đến một cách thoải mái, ung dung vì nếu khi còn sống các con đã đem hết khả năng và phương tiện của mình để giúp đời, để yêu thương mọi loài thì lúc lâm chung, các con chẳng có gì phải luyến tiếc hay hổ thẹn với lương tâm cả. Trước khi từ biệt các con, cha muốn nói thêm rằng hiện nay cha đang sống một cách thoải mái, vui vẻ và an lạc chứ không hề khổ sở.
    Bác sĩ Henri Desrives.

    * Nhà văn Nguyên Phong biên soạn và dịch thuật.
    Nguồn:Lá Thư Từ Bên Kia Thế Giới - [THẾ GIỚI VÔ HÌNH]
  6. harry_potter410

    harry_potter410 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Đã được thích:
    0
    hay quá
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.427
    Quả này hiểm đấy ! em cứ nghĩ bác chủ thớt phải khác cơ. Nhưng thôi Thiền thì em có 1 kho luôn. Góp chút với bác chút để các NDT ăn tết được thanh thản nhé ?

    Thiền là gì? - Osho

    Giới thiệu

    Thế giới đã khác nhiều so với trong quá khứ, hiển nhiên. Hàng ngày chúng ta đều có cảm giác quãng sáu tuần gần như sáu trăm năm trước đây. Ta đang nhận chỉ trong một ngày giá trị của sáu tuần kích thích, thông tin - quãng độ bốn mươi lần sức ép phải học hỏi và thích nghi. Con người hiện đại phải có khả năng học nhiều hơn con người trước đây, bởi vì bây giờ có nhiều thứ phải học hơn. Con người hiện đại hiện đại phải trở lên có khả năng thích nghi với những tình huống mới hàng ngày vì thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Đó là một thách thức lớn.

    Một thách thức lớn, nếu được chấp nhận, sẽ giúp nhiều lắm cho việc mở rộng nhận thức. Hoặc là con người hiện đại đang trở nên hoàn toàn loạn thần kinh hoặc con người hiên đại đang được biến đổi bởi chính sức ép đó. Điều đó tuỳ thuộc vào cách bạn đón nhận thách thức ấy. Một điều chắc chắn: không có cách nào đi ngược lại. Việc kích thích cảm giác sẽ còn tiếp tục tăng lên ngày một nhiều. Bạn sẽ nhận được ngày càng nhiều thông tin hơn và cuộc sống sẽ thay đổi theo nhịp độ ngày càng nhanh hơn. Còn bạn thì phải có khả năng học hỏi, thích nghi với những cái mới.

    Trong quá khứ con người đã sống trong một thế giới gần như tĩnh tại. Mọi thứ đều tĩnh tại. Bạn sẽ để lại thế giới này hệt như cha bạn đã để lại nó cho bạn, bạn sẽ chẳng làm thay đổi gì hết cả. Không một cái gì bị thay đổi, không có vấn đề học quá nhiều. Một chút ít học hỏi là đủ và rồi bạn có không gian trong tâm trí. Không gian trống rỗng, cái giúp cho mọi người được lành mạnh.

    Bây giờ không còn không gian trống rỗng nữa trừ phi bạn chủ định tạo ra nó.

    Ngày nay thiền định là cần thiết hơn trước đây. Thiền định là cần thiết đến mức nó gần như là một câu hỏi về sống và chết. Trong quá khứ nó là thứ đồ xa xỉ phẩm; chỉ có vài người - Đức Phật, Mahavira, Krishma - mới quan tâm đến nó. Những người khác tự nhiên yên lặng, tự nhiên hạnh phúc, lành mạnh. Họ không cần phải nghĩ đến thiền định; theo một cách vô thức họ đã thiền rồi. Cuộc sống diễn tiến chậm rãi đến độ, chuyển động chậm đến độ ngay cả người ngu đần nhất cũng có khả năng thích nghi với nó. Bây giờ sự thay đổi mới nhanh chóng làm sao, với tốc độ chóng mặt, mà ngay cả người thông minh nhất cũng cảm thấy không có khả năng thích nghi với nó. Cuộc sống hàng ngày khác đi, và bạn phải học nữa - bạn phải học và học nữa, học mãi. Bạn chẳng bao giờ có thể dừng việc học bây giờ; nó thành một tiến trình cả đời. Tới ngay chính điểm chết bạn sẽ vẫn còn là một học viên, chỉ có thế thì bạn mới có thể còn lành mạnh, bạn mới có thể tránh được loạn thần kinh. Và sức ép thì rất lớn - bốn mươi lần lớn hơn.

    Làm sao nới lỏng sức ép này? Bạn sẽ phải đi vào những khoảng khắc thiền có chủ định. Nếu một người không thiền ít nhất một giờ mỗi ngày thì loạn thần kinh sẽ không phải là điều ngẫu nhiên, anh ta sẽ tạo ra bệnh đó cho chính mình.

    Trong một giờ anh ta nên biến khỏi thế giới để đi vào chính con người mình. Trong một giờ anh ta nên đơn độc đến mức không có gì thấm vào anh ta cả - không tiền bạc, không suy nghĩ, không tưởng tượng; trong một giờ không có nội dung trong tâm thức anh ta, và điều đó sẽ giải phóng những nguồn năng lượng mới trong anh ta và anh ta sẽ quay trở lại thế giới, trẻ trung hơn, tươi vui hơn, dễ học hỏi hơn, với nhiều điều ngạc nhiên hơn trong đôi mắt, với nhiều kính cẩn hơn trong con tim - một lần nữa anh ta lại là đứa trẻ.
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.427
    Thiền là VUI ĐÙA

    Thiền không phải là cái gì đó trong tâm trí, nó là một cái gì đó vượt ngoài tâm trí. Và bước đầu tiên phải vui đùa về nó. Nếu bạn vui đùa về nó thì tâm trí không thể phá huỷ việc thiền của bạn. Nếu không, tâm trí sẽ biến nó thành một sự vị kỉ; nó sẽ làm cho bạn thành rất trịnh trọng. Bạn sẽ bắt đầu nghĩ, "Ta là nhà thiền định lớn. Ta là người thiêng liêng hơn những người khác, và toàn bộ thế giới chỉ là trần tục - ta là người tôn giáo, ta là đức hạnh". Đó là điều đã xảy ra cho hàng nghìn cái gọi là các vị thánh, nhà đạo đức, người khắt khe về đạo đức: hị chỉ chơi trò chơi bản ngã, trò chơi bản ngã tinh vi.

    Do đó tôi muốn cắt bỏ chính gốc rễ của nó ngay từ ban đầu. Hãy đùa về nó. Đấy là một bài ca để hát, một điệu vũ để nhảy. Bạn hãy coi nó là một trò vui và bạn sẽ ngạc nhiên: nếu bạn có thể vui đùa về thiền thì thiền sẽ trưởng thành trong nhảy vọt.

    Nhưng bạn đừng khao khát về bất kì mục đích nào; bạn chỉ tận hưởng việc ngồi yên lặng; chỉ tận hưởng chính hành động ngồi yên lặng - không phải vì bạn đang mong mỏi một quyền năng yoga nào đó, siddis, điều kì diệu. Tất cả những cái đó là vô nghĩa, vẫn cùng cái vô nghiã cũ rích, cùng trò chơi cũ, được chơi bằng từ mới, trên một bình diện mới? Cuộc sống hiểu theo cách thông thường phải được xem như một trò đùa vũ trụ - và thế thì bỗng nhiên bạn thanh thản bởi vì chẳng có gì căng thẳng về nó. Và chính trong việc thanh thản đó thì một cái gì đó bắt đầu thay đổi trong bạn - một thay đổi cơ bản, một sự biến đổi - và những sự việc nhỏ của cuộc sống bắt đầu có nghĩa mới, ý nghĩa mới. Thế thì chẳng có gì là nhỏ cả, mọi thứ bắt đầu lấy hương vị mới, hào quang mới; người ta bắt đầu cảm thấy một vẻ sùng đạo ở mọi nơi. Người ta không trở thành người công giáo, không trở thành người Hindu, không trở thành người Hồi giáo; người ta chỉ đơn thuần trở thành một người yêu cuộc sống. Người ta học chỉ một điều, làm sao vui mừng trong cuộc sống.

    Nhưng việc vui mừng trong cuộc sống là cách hướng tới thần thánh. Nhảy múa theo cách của bạn là thần thánh, cười theo cách của bạn là thần thánh, hát theo cách của bạn là thần thánh!
  9. xlight

    xlight Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Đã được thích:
    3.237
    NGHIỆP DẪN LUÂN HỒI TRONG LỤC ĐẠO


    Giáo lý của Đức Phật cốt yếu dạy cho con người tu để giải thoát luân hồi sanh tử. Tuy nhiên, tùy theo sức huân tu cao thấp mà giải thoát cũng có nhiều tầng bậc. Đại lược chúng ta có thể chia làm hai bậc là: từng phần giải thoát và toàn phần giải thoát.
    Từng phần giải thoát là bậc thứ nhất, tu mà còn luân hồi sanh tử, nhưng biết chọn lựa nghiệp lành để đi trong đường tốt hưởng phước báu. Những loài chúng sanh đi trong các đường: Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh, A tu la đều không biết chọn nghiệp lành, nên đi vào đường ác chịu quả báo khổ đau. Và ngay như loài người có người biết chọn nghiệp thiện, lại cũng có người không biết chọn, nên tạo lắm nghiệp ác, vì vậy mà chịu không biết bao nhiêu thứ khổ đau. Thế nên, tuy còn ở trong vòng lục đạo luân hồi, sau khi bỏ thân nầy, muốn cho đời sống của thân sau được an vui hạnh phúc, thì ngay hiện tại phải biết lựa chọn nghiệp lành để làm và tránh xa nghiệp ác, đó là gốc của sự tu hành.
    Nghiệp là động lực dẫn chúng ta đi trong luân hồi sanh tử, nên rất hệ trọng đối với sự tu hành. Vậy nghiệp là gì? Nghiệp được dịch từ chữ Phạn Karma: nghĩa là động tác dấy khởi từ ý, miệng và thân. Động tác ấy được lập đi lập lại nhiều lần thành thói quen, và khi đã thành thói quen thì nó có sức mạnh chi phối dắt dẫn con người theo nó.
    Nghiệp là việc làm của chính mình, mình làm chủ và tạo tác thành thói quen, rồi cũng chính mình thừa nhận hậu quả do nó đưa tới. Kinh Phật dạy: “Chúng sanh làm chủ tạo nghiệp và thừa kế cái nghiệp mà mình đã tạo không do ai khác ngoài mình.
    Chúng ta từ thuở sơ sinh lớn dần cho tới 9, 10 tuổi, đâu có ai mắc bịnh ghiền rượu, ghiền trầu hay ghiền thuốc … Thế mà từ 15, 16 tuổi cho tới già do sự tập tành thành thói quen, người thì ghiền rượu, người thì ghiền thuốc, kẻ thì ghiền á phiện … Đứa trẻ 15, 16 tuổi thấy người lớn cầm thuốc hút nhả khói phì phà, tưởng đó là oai là sang, nên bắt chước hút, thành thói quen rồi ghiền thuốc. Lúc mới tập hút thì mình là chủ thích hút thì hút, không thích thì thôi, nhưng hút nhiều lần dần dần thành thói quen, thiếu thuốc thì khó chịu, ngáp, buồn, phải đi mua về hút. Khi đã ghiền rồi thì không còn làm chủ được nữa mà nó làm chủ ngược lại mình, sai sử mình làm theo thói quen ưa thích đó.
    Vậy, nghiệp là cái chúng ta tự tạo, chúng ta làm chủ tạo thành thói quen, khi thói quen thuần thục thì nó làm chủ dẫn dắt sai sử chúng ta. Nếu chúng ta tập thói quen làm thiện thì được dẫn dắt tiếp tục làm việc thiện, nếu chúng ta tập thói quen làm việc bất thiện thì bị dẫn dắt tiếp tục làm việc bất thiện. Chẳng hạn, người mỗi chiều đi chùa, tụng kinh lâu dần thành thói quen, một hôm tới giờ tụng kinh không đi, cảm thấy thiếu, thấy buồn, có một động lực thôi thúc bắt phải đi chùa tụng kinh. Còn người khác, mỗi chiều đi quán uống rượu, lâu ngày thành thói quen nên ghiền, tới cữ đi uống rượu, không đi thì cảm thấy bức rứt, khó chịu ngáp dài, có một ma lực cứ thôi thúc sai khiến tới quán để uống rượu. Người đi chùa tụng kinh tập thành thói quen đó là nghiệp thiện, đưa tới sự an vui lợi ích cho bản thân mình.
    Người đi quán uống rượu tập thành thói quen là nghiệp ác, đưa tới nghèo thiếu, bịnh hoạn kém trí tuệ. Vậy, nghiệp phát xuất từ đâu? Nếu thân tạo tác thiện đó là nghiệp thiện của thân, thân tạo tác ác đó là nghiệp ác của thân. Miệng nói lời lành là nghiệp thiện của miệng, miệng nói lời hung dữ là nghiệp ác của miệng. Ý nghĩ tốt là nghiệp thiện của ý, ý nghĩ xấu là nghiệp ác của ý. Đó là nghiệp phát xuất từ thân khẩu ý. Như vậy, tạo nghiệp chủ động là mình, nếu muốn luân hồi chỗ tốt thọ thân lành mạnh tốt đẹp sống được an vui hạnh phúc, thì hiện tại phải biết tạo nghiệp thiện, nếu ngược lại tạo nghiệp ác thì luân hồi đến cõi xấu, thọ thân xấu, sống đờøi đầy đau khổ u tối. Hạnh phúc hay đau khổ do mình chủ động trọn vẹn, chớ không do ai khác, ngay Phật Trời cũng không dự phần trong đó. Như vậy, chúng ta là chủ tự chọn lấy hướng đi cho chúng ta mai sau, nếu khôn ngoan đã chọn cho mình một hướng đi tốt đẹp thì cứ theo hướng đi đó mà đi, chớ có thay đổi. Cũng như các học sinh sau khi đã chọn nghề và thi tốt nghiệp ra trường, phải theo cái nghề mình đã chọn mà sống, sướng hay khổ là tùy theo cái nghề mình đã chọn.
    Vậy, chúng ta tu là phải làm sao? Có nhiều Phật tử than vì bệnh tật vì nghèo khó không thể tu. Người than như vậy là chưa biết tu, vì họ tưởng phải đi chùa nhiều, tụng kinh giỏi mới là tu. Đó là một sự hiểu lầm rất lớn. Như đã nói, tu là chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện, mà nghiệp thì phát xuất từ thân, khẩu, ý. Giả sử như người buôn bán, nếu tráo hàng thật ra hàng giả, hoặc cân đo thiếu, hoặc khi bán gặp người trả giá không đúng, nổi giận la chưởi, đó là thân miệng tạo nghiệp ác, không biết tu. Nếu buôn bán với định mức lời vừa phải, hàng thật nói là hàng thật, hàng giả nói là hàng giả, cân đo đúng, khách trả đúng giá thì vui vẻ bán, khách trả không đúng giá, tuy không bán vẫn vui cười không tức giận mắng chửi. Hoặc đi đường gặp người già yếu nhường lối đi, nhường chỗ ngồi, đưa qua đường, đưa qua cầu, bưng xách nặng dùm người … đó là thân khẩu thiện, biết tu, tu trong công việc làm ăn, tu ngoài đường, tu ngoài chợ. Ở trong nhà, đối với người thân cũng phải giữ thân miệng luôn lành, làm cha mẹ giữ đúng tư cách của cha mẹ, con cái có lỗi lầm phải từ tốn răn dạy, hướng dẫn phù hợp với đạo lý cho con nên người, đó là tu. Nếu ỷ quyền cha mẹ, khi con làm không vừa ý, tay đánh đập, miệng la hét, chửi rủa đó là không biết tu. Phận làm con đối với cha mẹ phải biết thương kính, chăm lo việc ăn mặc thuốc ********* cha mẹ, đừng để cho cha mẹ buồn tủi lúc tuổi già.
    Nếu cha mẹ có sanh tật, khó khăn thì nên an ủi khuyên lơn hơn là hờn trách chế giễu. Đó là chuyển nghiệp thân, nghiệp khẩu luôn lành. Về ý nghiệp có phần vi tế hơn, với người biết tu cũng chuyển được nghiệp ác thành nghiệp thiện. Nếu đang ngồi chơi hay đi, hoặc làm việc, khởi nghĩ buồn giận người, biết đó là ý ác liền dừng không nghĩ, mà khởi nghĩ thương người nghèo khó, quí kính bậc hiền đức, tìm cách giúp đỡ người khốn khổ … đó là chuyển nghiệp ý ác thành nghiệp ý thiện. Nếu cho rằng đi chùa hay tụng kinh mới là tu, thì tu quá ít. Rồi bịnh nào tật nấy vẫn còn nguyên, tham sân ích kỷ vẫn không chừa, tu như thế hiện tại tự mình không lợi ích và cũng không đem được an hòa cho mọi người chung quanh, mai sau bị nghiệp lôi vào đường ác là địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Thế nên Phật dạy trong tất cả ngày giờ của mọi sinh hoạt, đều phải tu mới chuyển được ba nghiệp trọn lành. Ba nghiệp lành rồi, ngay đời hiện tại tự mình không phiền não, lúc nào cũng nhẹ nhàng an vui. Trong gia đình mọi người không thắc mắc rầy rà, trên thuận dưới hòa, đầm ấm hạnh phúc. Ngoài xã hội được an bình không loạn ly. Tu như thế mới thật là tu. Đừng vì muốn được đi chùa thường xuyên, muốn được tụng kinh nhiều mà phế bỏ cả việc nhà, thân miệng ý không chuyển cho lành, về nhà thì thắc mắc, gây cãi hết người này tới người nọ làm cho gia đình xào xáo. Đối với người ngoài xã hội thì không nhịn một lời không nhường một buớc. Đi chùa tụng kinh như thế là chưa thật tu.
    Có một bà cụ Nhật Bản lần chuỗi niệm Phật rất giỏi; khi lần chuỗi niệm Phật thì rất chăm chỉ, nhưng khi dừng niệm Phật thì rầy rà con cháu inh ỏi. Con trai bà thấy bà tu mà như thế nên buồn và nói:
    - Má à, má tu má cứ lo niệm Phật đi, sao má cứ rầy rà hoài khiến xao lãng làm sao Phật chứng cho má?
    Bà nói:
    - Khi nào tao niệm Phật thì Phật thông cảm cho tao, còn khi nào tao rầy tụi bây thì tụi bây biết cho tao.
    Bà chia làm hai phần, phần niệm Phật thì tu với Phật, phần rầy la thì dành cho con cháu! Người thật tu là vừa tu với Phật vừa tu với người thế gian, tu như thế mới trọn vẹn.
    Có người ngoại đạo đến hỏi Phật:
    - Thưa ngài Cù Đàm, cái gì định đặt cho con người, sinh ra kẻ thì nghèo nàn khổ sở, người thì giàu sang sung sướng, kẻ thì sống lâu, người thì chết yểu, kẻ thì yếu đau, người thì khỏe mạnh, kẻ thì ngu tối, người thì thông minh?
    Phật trả lời:
    - Tất cả sự sai biệt giữa con người và con người là do nghiệp mà họ đã tạo định đặt ra, nên có người ưu kẻ liệt.
    - Do tạo nghiệp gì khiến cho người sống lâu và do tạo nghiệp gì khiến cho người chết yểu?.
    - Người không tạo nghiệp sát hại chúng sanh thì được thọ mạng lâu dài. Người tạo nghiệp sát, đoản mạng sống của chúng sanh nên thọ mạng yểu.
    - Do tạo nghiệp gì mà thân người được khỏe mạnh và do tạo nghiệp gì mà thân hay yếu đau bệnh tật?
    - Do nghiệp ác làm cho người đau khổ nên thọ thân hay bệnh tật đau yếu. Và do tạo nghiệp lành an ủi giúp đỡ người qua những tai nạn khốn khó, nên được thọ thân khỏe mạnh vui tươi.
    - Do tạo nghiệp gì mà sinh thân trong gia đình giàu sang sung sướng và do tạo nghiệp gì mà sinh thân trong gia đình nghèo đói khốn khổ?
    - Do đời trước biết làm lành, biết bố thí cúng dường, biết giúp đỡ người nghèo đói bệnh tật, nên đời này được sinh ra trong cảnh giàu sang sung sướng. Người ở đời trước không biết bố thí cúng dường, không biết giúp đỡ người nghèo khó, lại còn tham lam rút rỉa của người nên đời này sanh thân trong cảnh nghèo đói thiếu thốn.
    - Do nghiệp gì người sanh ra được thông minh sáng suốt và do nghiệp gì người sanh ra lại ngu dốt tối tăm?
    Người đời trước do siêng năng học hỏi tìm hiểu chân lý, ưa thích giúp người được học hỏi hiểu biết nên đời này được thông minh. Người ở đời trước do lười biếng học không chịu tìm hiểu chân lý, cản ngăn sự học hỏi của người; nên đời này bị tối tăm mê mờ.
    Vậy, tất cả quả tốt hay xấu mà chúng ta đang thọ nhận hiện nay, gốc là từ cái nhân chúng ta gây thuở trước, chứ không phải bỗng dưng mà có. Khi đã biết như thế, chúng ta muốn ngày mai được tốt đẹp an vui hay bị đau khổ, thì ngay bây giờ chúng ta phải chuẩn bị. Nếu chuẩn bị bằng nghiệp lành thì sẽ được đến cõi lành và được an vui hạnh phúc, nếu chuẩn bị bằng nghiệp ác thì sẽ đi vào đường dữ và bị khổ đau.
    Có người nêu nghi vấn: Hiện tại thân này hành động tạo nghiệp thiện hay ác, mai kia thân hoại rồi hành động cũng mất, vậy nghiệp còn hay mất? Đa số người không tin lý nhân quả, họ nghĩ rằng sau khi thân hoại hành động không còn thì nghiệp cũng mất. Trong kinh Phật thường nói nghiệp theo mình như bóng với hình vậy: đời quá khứ, đời hiện tại, đời vị lai có sự liên hệ tùy theo nghiệp của mỗi người. Ví dụ có hai người khách qua sông, một người chuyên nghề giáo, một người chuyên nghề thương mại, khi đi đường người thương mại mang theo nhiều vàng bạc của cải, nhà giáo chỉ mang theo một cặp sách vở và chút ít tiền lộ phí, thuyền qua giữa sông bất thần gặp sóng làm chìm. Khi thuyền chìm, mạnh ai nấy lo lội vào bờ để thoát chết, lên đến bờ thì tất cả của cải tiền bạc của nhà thương mại không còn, cặp giấy tờ, tiền lộ phí của nhà giáo cũng mất. Cả hai đều trắng tay, nhưng kiến thức giáo dục của nhà giáo không mất, kiến thức mua bán của nhà thương mại cũng không mất. Kiến thức là cái chuyên môn, sở trường của con người không mất tức là nghề nghiệp không mất. Như vậy, để thấy, qua những cuộc biến đổi tất cả những cái có hình tướng ngoài mình thì mất, nên chi thân này có hoại đi, nghiệp thức không ngoài mình nên không mất. Của cải tài sản thế gian, chúng ta tạo sắm nhiều thế mấy, khi chết rồi tất cả đều phải để lại không mang theo được một món nào, chỉ có mang theo nghiệp mà thôi. Đó là một lẽ thật. Thế mà, có nhiều người không hiểu không tin, rồi mê tín dán nhà lầu xe hơi, mua giấy tiền vàng bạc đốt, để đem theo cho cha mẹ hay chồng con chết xài.
    Có người hỏi tôi:
    - Con cháu vì thương cha mẹ, sau khi cha mẹ chết họ dán nhà, xe, mua giấy tiền vàng bạc thật nhiều đem đốt và cầu nguyện cho cha mẹ được hưởng. Như vậy cha mẹ có được hưởng không?
    - Nếu con cháu đốt giấy tiền vàng bạc rồi cầu nguyện cho cha mẹ lãnh, tôi e rằng ở tù chớ chẳng được hưởng. Tại sao? Vì mang bạc giả xuống Diêm Vương xài là bất hợp pháp. Nếu đốt nhà lầu xe hơi giấy, cầu cho thân nhân lãnh để ở và đi. Tôi cho rằng nếu ai làm như vậy là hại thân nhân của mình. Vì nếu họ nhận được là họ có nhà lầu để ở, có xe hơi để đi, có tiền bạc để xài, đủ tiện nghi quá thì họ sẽ ở mãi trong cõi âm, không đi đầu thai. Đó là trường hợp thân nhân của mình trong sanh tiền có chút ít phước lành. Còn nếu là kẻ có tội thì chết đọa địa ngục bị giam nhốt hành hạ, làm sao mà nhận lãnh tiền bạc, nhà xe để xài? Đó là chưa nói đến nhà xe, tiền bạc bị đốt thành tro thì dùng làm sao được? Thật là vô lý!
    Như vậy, để thấy chính nghiệp lành hay dữ mà mình đã tạo, nó dẫn mình đi thọ thân trong cảnh giới sướng hay khổ. Tất cả việc làm bên ngoài của người thân, vì thương muốn giúp mình, khó mà giúp được, mình làm mình phải chịu, người khác không thể thế được.
    Lại có người nêu câu hỏi:
    Tại sao có nhiều người làm ác mà họ sống phây phây? Có nhiều người rất hiền lành, làm phước, làm nghĩa mà lại gặp nhiều hoạn nạn? Như vậy là luật nhân quả bất công sao? Lại có nhiều người không làm ác, vừa làm ác là thọ quả báo ác liền, hoặc vừa làm thiện thì thọ quả báo lành liền. Như vậy là sao.
    Trong kinh Phật có dạy: Nếu nói tạo nghiệp thiện sẽ được phước báo lành, tạo nghiệp ác bị quả báo khổ thì Phật chấp nhận. Nếu nói rằng tạo nghiệp thiện sau khi chết sẽ sanh về cõi Trời, tạo nghiệp ác sau khi chết sẽ đọa địa ngục liền, điều đó Phật không chấp nhận. Tại sao nói làm ác chịu quả báo ác làm thiện được quả báo thiện thì Phật chấp nhận, mà nói tạo nghiệp ác sau khi chết đọa địa ngục, tạo nghiệp lành sau khi chết sanh về cõi Trời thì Phật không chấp nhận? Về thuyết nghiệp, Phật có nói cận tử nghiệp và tích lũy nghiệp. Tích lũy nghiệp là nghiệp chứa nhóm nhiều kiếp đến giờ. Cận tử nghiệp là nghiệp mới tạo tác lúc sắp chết. Cận tử nghiệp và tích lũy nghiệp có ảnh hưởng chi phối nhau mà quyết định đưa người chết đến cõi lành hay cõi dữ. Ví dụ người có tích lũy nghiệp lành từ xưa đến nay, bất thần họ mê muội có người xúi giục họ làm điều ác, làm điều ác nầy đáng lý phải đọa địa ngục, nhưng vì tích lũy nghiệp lành họ còn nhiều nên chưa đọa địa ngục liền. Lại cũng có người làm nhiều điều ác, đáng lý phải đọa địa ngục, nhưng gần chết họ làm lành. Tâm họ luôn nghĩ tưởng đến điều lành, nên không đọa địa ngục. Thế nên nói làm ác khi chết nhất định đọa địa ngục, làm thiện lên thiên đàng, thì không đúng hẳn. Vì tuy họ có làm ác, nhưng lúc gần chết cận tử nghiệp thiện họ quá mạnh có thể đưa họ đến cõi thiện. Còn người tuy làm nhiều điều thiện nhưng khi gần chết họ nổi sân quá hung dữ, lúc đó cận tử nghiệp ác có thể đưa họ đến các đường xấu. Thế nên, không phải chỉ tu khi sắp chết, hoặc chỉ tu ở giai đoạn thân còn khỏe mạnh, mà phải luôn giữ thân, khẩu, ý lành từ lúc còn trẻ trung mạnh khỏe cho đến chung cuộc của kiếp người.
    Xưa có Ma-Ha-Nam con của Cam Lộ Phạn Vương em nhà chú của Đức Phật, Ma-Ha-Nam tu cư sĩ giữ năm giới, tu thập thiện, thọ bát quan trai … Một hôm hỏi Phật rằng:
    - Bạch Thế Tôn, bình thường con tu giữ năm giới, thọ bát quan trai, tu thập thiện, giả sử con chết bất đắc kỳ tử bởi một tai nạn xảy ra, sau khi chết con sẽ đi về đâu?
    Phật trả lời bằng một ví dụ:
    - Có một cây mọc từ đất lên, thân và cành cây nghiêng về một bên. Vậy khi cưa, thân cây ngã bên nào?
    Ma-Ha-Nam đáp:
    - Cây sẽ ngã về bên mà nó đang nghiêng.
    Phật dạy tiếp:
    - Cũng vậy, bình thường ông hay làm điều lành, khi chết tuy bị khủng hoảng, nhưng nghiệp thiện tích lũy nhiều sẽ hướng ông đến chỗ lành, không sao, đừng sợ.
    Vậy, chủ yếu của việc tu hành, chẳng những tạo nghiệp lành trong lúc còn mạnh khỏe, mà lúc gần chết tâm niệm cũng phải lành thì mới bảo đảm đi đến nơi lành. Còn nếu bình thường tạo nghiệp lành, mà lúc gần chết tạo nghiệp dữ thì chưa bảo đảm đi đến cõi lành. Và bình thường nếu lỡ làm ác, lúc gần chết tâm niệm lành thì cũng chuyển được phần nào nghiệp dữ, vì nghiệp không cố định.
    Để kết thúc buổi nói chuyện hôm nay, tôi nhắc lại câu chuyện Lý Bạch đời Đường ở Trung Hoa. Ông là một nhà thơ nổi tiếng nghe danh Thiền Sư Ô Sào là một cao tăng đắc đạo, mới tìm tới tham vấn. Tới nơi thấy Thiền Sư Ô Sào ngồi trên cháng ba của cây cổ thụ; chỗ Ngài ở giống như ổ quạ nên người đời gọi Ngài là Thiền Sư Ô Sào.
    Ông đứng dưới đất nhìn lên hỏi:
    - Bạch Hòa Thượng, xin Hòa Thượng dạy cho tôi một phương pháp tu ngắn và gọn, để tôi có thể tu được.
    Thiền Sư Ô Sào ở trên nói xuống:
    Chư ác mạc tác,
    Chúng thiện phụng hành,
    Tự tịnh kỳ ý,
    Thị chư Phật giáo.
    Ông hãy về tu đi!
    Lý Bạch nghe qua, cười và nói:
    - Hòa Thượng nói bài kệ đó con nít tám tuổi cũng thuộc. Vậy Hòa Thượng đem dạy tôi để làm gì?
    Thiền Sư Ô Sào nói:
    - Phải, con nít tám tuổi cũng thuộc nhưng ông già tám mươi tuổi làm cũng chưa xong.
    “Chư ác mạc tác” là tất cả nghiệp ác chớ có làm. “Chúng thiện phụng hành” là vâng làm tất cả các nghiệp lành. “Tự tịnh kỳ ý” là khéo lóng lặng tâm ý cho thanh tịnh. “Thị chư Phật giáo” đó là lời dạy của chư Phật. Tu cốt là bỏ nghiệp ác của thân khẩu ý và chuyển thành nghiệp lành. Bài kệ trên vừa nghe qua là đã nhớ và dường như thấy dễ làm. Song đi vào kinh nghiệm tu hành thì không đơn giản và dễ dàng, vì tình thức mênh mang, chủng tử tập khí sâu dày, vừa bỏ được thói xấu nầy để phát huy điều tốt nọ, thì lại có dư tập dở khác đang ngủ ngầm hội đủ duyên nó trồi dậy lại phải điều phục nữa. Và, cứ thế làm mãi cho đến chung cuộc của kiếp người có khi chưa xong, tâm vẫn còn lao xao lộn xộn, thế nên người biết hướng thiện luôn luôn phải xoay lại mình để lo tu tập. Ở trong mọi hoàn cảnh, trong mọi trường hợp người rỗi rảnh hay người bận rộn, giàu sang hay nghèo hèn, ai cũng tu được. Điều tiên quyết là phải dừng nghiệp ác, rồi tùy theo hoàn cảnh: người nghèo thì ra công sức giúp đỡ, kẻ giàu thì ra tiền của bố thí. Ai ai cũng biết tu thì tự mình được an vui, gia đình được hạnh phúc, xã hội được an bình. Tu chính là nền tảng vững chắc để xây dựng cuộc đời hiện tại được tươi đẹp, và tạo cơ hội cho đời sau càng được an vui sáng suốt hơn.
    Vậy, từ đây về sau trọn đời quí Phật tử cố gắng tránh tất cả các điều ác, làm tất cả các nghiệp lành. Làm đó là làm cho chính mình chớ không phải làm cho ai khác. Đạo Phật được coi là đạo cứu khổ ban vui, mà cứu khổ ban vui là chỉ cho mọi người con đường nào đưa đến khổ đau và con đường nào đưa đến an lạc. Khi biết con đường đưa tới an lạc thì cố gắng đi, đó là đạo Phật cứu khổ ban vui cho quí vị. Còn nếu quí vị biết con đường thiện đưa tới an lạc, con đường ác đưa tới khổ đau mà cứ đi con đường đau khổ, đó là tại quí vị không biết chọn đường đi, khổ là do mình chớ không do ai khác. Vì Phật đã vạch lối chỉ đường rất rõ ràng, nếu chọn và thực hành đúng lời Phật dạy thì được an vui, lợi ích, ngược lại thì khổ đau. Đó là then chốt mà quí vị phải biết rõ và nắm vững để tu hành.

    Giảng: HT Thích Thanh Từ
    Nguồn:http://www.thuongchieu.net/index.ph...-luan-hi-trong-lc-o&catid=14:htttt&Itemid=331
  10. xlight

    xlight Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Đã được thích:
    3.237
    Nhân quả là luật công bình của trời đất quan điểm này có được ghi nhận bởi các tôn giáo

    Các tôn giáo khác nhau cũng ghi nhận sự hiện hữu của luật nhân quả :
    - Ấn Độ giáo dạy rằng: “Thân thể con người như là một cánh đồng, người gieo hột giống nào sẽ gặt quả ấy”
    - Phật giáo có dạy:
    “Người làm ác vẫn sung sướng là vì cái quả ác chưa tới, Nhưng khi cái quả ác đã tới, thì người làm ác sẽ thấy ngay”
    ”Còn người làm điều thiện mà bị khổ sở là vì quả thiện chưa tới, nhưng khi cái quả thiện đã tới thì người làm điều thiện sẽ được hạnh phúc”
    - Lão giáo ghi nhận rằng: “Người làm ác giữa ban ngày sẽ bị luật pháp con người trừng trị, còn người làm điều ác mà không ai hay biết, thì sẽ bị Trời phạt” .
    - Do Thái giáo cũng dạy rõ rằng “Gieo nhân thì gặt được phước”.
    - Thiên Chúa giáo cũng dạy tương tự: " Con người gieo giống nào thì gặt giống ấy ".
    - Đức Khổng Tử dạy: "Người làm lành, Trời lấy phước trả cho họ, người làm chẳng lành, Trời lấy họa trả cho họ... "(Vi thiện giả Thiên báo chi dĩ phúc, vi bất thiện giả Thiên báo chi dĩ họa...)
    - Đạo Hồi (Đạo Islam) Kinh Koran, chương 6, câu 132: "Mọi người đều được ban thưởng tương xứng với việc họ làm; và Trời không làm ngơ trước những việc họ làm ".
    - Trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đại thừa chơn giáo (Sài Gòn 1950, tr. 204) dạy không khác:
    " Trời Đất rất công minh, hễ làm lành thì lành trả, gây họa thì họa lai. Hễ gieo giống ngọt thì quả ngọt hưởng nhờ, gieo giống chua thì quả chua nó đậu ".
    - Kinh Sám hối trong tôn giáo Cao Đài diễn tả như sau:
    " Điều họa phước không hay tìm tới, 3
    Tại mình vời nên mới theo mình.
    Cũng như bóng nọ tùy hình,
    Dữ lành hai lẽ công bình thưởng răn. "
    - Hình ảnh nhân quả nối theo nhau như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe như Đức Phật dạy, Đại thừa chơn giáo (Sài Gòn 1950, tr. 198) diễn tả bằng thơ như sau:
    Gieo giống chi mọc liền giống nấy,
    Cảm vật nào vật ấy ứng cho,
    Coi như trong cái xe bò,
    Bánh xe lăn trả kịp giò bước chưn.
    - Đại thừa chơn giáo (Sài Gòn 1950, tr. 196) còn diễn tả như sau:
    Trả vay vay trả liền liền,
    Nhơn nào quả nấy, nghiệp duyên buộc mình.

Chia sẻ trang này