Chứng khoán vẫn còn nhiều chuyện hài hước ....

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi leader001, 23/10/2008.

5402 người đang online, trong đó có 604 thành viên. 18:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2040 lượt đọc và 23 bài trả lời
  1. quang_mien

    quang_mien Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Đã được thích:
    0
    Đại hội cổ đông SSI: Vỡ mặt đại gia!

    Thứ tư, 23/04/2008



    Ông Nguyễn Duy Hưng, Tổng giám đốc SSI.
    Đại hội cổ đông của đơn vị được xem là có kỹ năng chuyên nghiệp trong số các công ty niêm yết: Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) vừa diễn ra sáng 20/4.

    Chưa bao giờ hội trường chính của khách sạn Sheraton phải đón một lượng khách khổng lồ đến thế. Có 700 chỗ ngồi được chuẩn bị và báo cáo cuối buổi của Ban tổ chức là có 1.704 cổ đông tham dự.

    Từ thiếu chuyên nghiệp?

    Chưa kể lượng quan sát viên đến từ các công ty khác để ?ohọc nghề? và khá nhiều người hiếu kỳ ra vào một cách tự do không ai kiểm soát. Chính vì thế, khán phòng chật nêm người và đám đông phải đứng nhốn nháo làm cho đại hội không thể bắt đầu bằng nghi thức thông thường là báo cáo kết quả kiểm tra tư cách cổ đông.

    Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng tự tin khi một mình đăng đàn quyết định tiến hành đại hội ngay. Điều này lập tức vấp phải phản ứng gay gắt của một vị khách đến từ miền Bắc. Người này dẫn luật ra để minh chứng là SSI đã vi phạm các nguyên tắc để có thể tiến hành đại hội cổ đông. Quá giờ, không đủ chỗ ngồi, không đủ tài liệu, hội trường xôn xao... Ban tổ chức bối rối trước tình hình bắt đầu căng thẳng ngay từ phút đầu tiên?

    Phải thừa nhận SSI đã chuẩn bị khá công phu cho những bản báo cáo thường niên của công ty này về cả hình thức lẫn nội dung, nhưng lại thiếu một phần quan trọng nhất dành cho cổ đông tham dự là sự chăm sóc họ.

    Phải khó khăn lắm mới có thể chen lấn để đăng ký tham dự giữa một đám đông nháo nhào. Những người chậm tay thì nhận được cái lắc đầu: hết tài liệu. Nhiều nhà đầu tư rất vô tư? dắt con nhỏ đi theo. Và tội nghiệp những đứa bé sau khi ăn uống thoải mái thì bắt đầu thấy hoảng sợ vì đám đông ngày một nhiều, phải khóc ré lên.

    Đến? ?ovỡ trận?

    Có lẽ chưa bao giờ nhà đầu tư tỏ thái độ khó chịu với Hội đồng Quản trị công ty đến như vậy, bởi đa số họ đều bị thiệt hại rất nhiều sau đợt sụt giảm nghiêm trọng giá cổ phiếu của SSI.

    Một cô giáo về hưu đòi công ty trả lời cho ra lẽ về lời hứa ?ochia cổ tức bằng tiền mặt 5.000 đồng/cổ phiếu?, như có lần ông Hưng phát biểu trên báo chí chứ không thấp như mức hội đồng quản trị đề nghị ở đại hội.

    Một ông cụ tóc bạc trắng gom góp tiền dành dụm để đầu tư phản ứng về việc SSI muốn tiếp tục trích 20% lợi nhuận dành cho quỹ phúc lợi của công ty, như trường hợp năm ngoái đã gây ra phản ứng tiêu cực trong xã hội khi có tin mỗi nhân viên SSI nhận tiền thưởng nhiều trăm triệu đồng.

    Ông Nguyễn Duy Hưng bắt đầu thiếu kiềm chế trên bàn chủ toạ và lớn tiếng cho rằng một cổ đông ?obịa? khi bà này nói rằng đã xem thông tin ông chuyển nhượng một lượng cổ phiếu khá lớn cho cháu mình trên InfoTV.

    Thực hư thế nào không rõ, nhưng cách phản ứng thiếu tôn trọng và bảo ?othì bà đi kiện InfoTV đi? giữa hàng ngàn cử toạ của ông Hưng đã làm nhiều người bất mãn bỏ về.

    Câu chuyện đẩy lên cao trào khi số tiền lương và thưởng của Hội đồng Quản trị trong năm 2007 lên đến hơn 9 tỉ đồng với cách trình bày lập lờ về việc công ty nộp thuế thu nhập hay các thành viên tự nộp.

    Nó dẫn qua việc ông Hưng tự đề nghị tiếp tục làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc, vì hiện nay mà thay thì ?okhông có lợi?.

    Khi cổ đông phản ứng ?othôi đừng vừa đá bóng vừa thổi còi?, ông Hưng đưa ra thách thức: ?oAi làm được Tổng giám đốc mà thoả mãn những cam kết tại Nghị quyết Đại hội cổ đông thì tôi trả một triệu đô một năm ngay?.

    Quá trưa, nhiều người vẫn muốn chất vấn thêm về lượng tiền mặt, về sự vắng mặt của các thành viên Hội đồng Quản trị? Những thắc mắc không được giải toả đến nơi đến chốn, sự vụng về của khâu tổ chức và thái độ thiếu hoà nhã của chủ toạ đã làm nhiều người thấm mệt.

    Phần biểu quyết bằng phiếu diễn ra tẻ nhạt và mọi người lũ lượt kéo nhau ra về.
  2. quang_mien

    quang_mien Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Đã được thích:
    0
    Bông Bạch Tuyết: chưa phục hồi, cổ phiếu vẫn tăng

    Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT)
    TTO - Ngày 23-9-2008, HĐQT Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT) đã họp để bàn tiếp về phương án phục hồi sản xuất kinh doanh và tổ chức Đại hội cổ đông bất thường. Tuy nhiên, do không đủ số lượng thành viên tham gia nên cuộc họp đã không thể tiến hành và sẽ được dời sang ngày 27-9-2008.

    >> Ba lưu ý khi đọc báo cáo tài chính sau "sự kiện BBT"
    >> Bông Bạch Tuyết chấp nhận phát mãi tài sản
    >> Maritime Bank ?odọa? kiện Bông Bạch Tuyết vì nợ quá hạn
    >> Đề nghị kiểm toán, thanh tra hoạt động của Bông Bạch Tuyết
    >> Đại hội cổ đông Bông Bạch Tuyết đổ vỡ
    >> Tạm dừng giao dịch cổ phiếu Bông Bạch Tuyết

    Theo thông báo của BBT, thời gian sắp tới, Ông Lê Tiến Phước - Chủ tịch HĐQT sẽ ủy quyền cho ông Lê Văn Minh - Phó Chủ tịch HĐQT được quyền nhân danh ông Phước trong việc triệu tập, điều hành các cuộc họp HĐQT và có quyền quyết định các vấn đề trong phạm vi quyền hạn của Chủ tịch HĐQT từ ngày 23-9-2008 đến ngày 23-3-2009.

    Trước đó, vào ngày 16-9, theo yêu cầu của Sở GDCK TP.HCM, BBT đã công bố thông tin về tình hình công ty hiện nay là "vô cùng nguy ngập, tình trạng ngưng hoạt động SXKD từ 12-7-2008 do không có vốn". Hiện nay, công ty chỉ còn 25 lao động làm việc thường xuyên trên toàn quốc để duy trì các hoạt động tối thiểu.

    Cùng thời gian này, một trong những chủ nợ của BBT là Ngân hàng TMCP Hàng hải (Maritime Bank) - Chi nhánh Cộng Hoà đã gửi Công văn số 286/2008/CV-CH cho BBT yêu cầu nếu Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT) không có các giải pháp khả thi để khôi phục sản xuất - kinh doanh thì Maritime Bank sẽ buộc phải xử lý các khoản nợ theo pháp luật.

    Nội dung Công văn nêu rõ, tổng số nợ của BBT tại Maritime Bank - Chi nhánh Cộng Hòa hiện tại lên tới 30,4 tỷ đồng, trong đó số nợ quá hạn là 5,906 tỷ đồng, nợ lãi vay quá hạn là 844 triệu đồng, nợ gốc đến hạn phải trả trong tháng 9 là 2,587 tỷ đồng. Hiện tại, BBT vẫn chưa có kế hoạch khôi phục sản xuất và không có nguồn thu để trả nợ, nên Ngân hàng yêu cầu BBT phải thống nhất từ HĐQT, Ban điều hành về phương án khôi phục sản xuất - kinh doanh và phương án trả nợ trong thời gian sớm nhất.

    Kết thúc phiên giao dịch ngày 24-9, cổ phiếu BBT tăng trần 200đ/cp đạt 5.800đ/cp.
  3. leader001

    leader001 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2007
    Đã được thích:
    2
    VPL liệu có đáng giá gần 100 không mà chị Vượng mua vào ghê nhể . Giờ nhà đầu tư miễn nhiễm với cái này rồi

    VPL: vợ thành viên HĐQT đăng ký mua 5.000.000 CP

    (CafeF) - Vợ ông Phạm Nhật Vượng - Thành viên HĐQT công ty CP Du Lịch và Thương mại Vinpearl đăng ký mua 5.000.000 cổ phiếu VPL từ 27/10.


    Theo SGDCK Tp HCM, CTCP Du Lịch và Thương mại Vinpearl (mã: VPL) thông báo giao dịch mua cổ phiếu của người có liên quan đến cổ đông nội bộ.

    Trong thời gian từ 27/10/02008 đến ngày 24/01/2009, bà Phạm Thu Hương vợ ông Phạm Nhật Vượng - Thành viên HĐQT đăng ký mua 5.000.0000 cổ phiếu VPL.

    Số lượng cổ phiếu bà Hương sẽ nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch là 8.300.000 cổ phiếu.

    Mục đích mua nhằm tăng cổ phần nắm giữ. Phương thức giao dịch là thỏa thuận và khớp lệnh.

    Phiên giao dịch ngày 24/10 cổ phiếu VPL giảm 4.500 đồng/CP xuống 90.500 đồng/CP với 133.290 CP được chuyển nhượng.
  4. leader001

    leader001 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2007
    Đã được thích:
    2
    Cổ phiếu Quỹ ? Mua thật hay tạo Cầu ảo ????

    2009, đáng chú ý nhất là NH Sacombank (STB) đã đăng ký mua lại 25 triệu cổ phiếu.

    Nhiều nhà đầu tư (NĐT) đang hy vọng nguồn cầu trên sẽ ?okích? cho TTCK sôi động hơn nhưng không ít người lại lo ngại vì vừa qua các DN đăng ký rất nhiều nhưng mua chẳng là bao với những lý do từ chối mua không thuyết phục?

    Tạo cầu ?oảo??

    Giữa năm 2008, khi TTCK sụt giảm thê thảm, ước tính có khoảng 50 DN đã đăng ký mua cổ phiếu của DN mình để làm cổ phiếu quỹ (CPQ) với mục đích chính là bình ổn giá. Nhưng cho đến nay hàng chục DN đã không mua đủ, mua khá ít hoặc thậm chí không mua CPQ như họ công bố.

    Cty chứng khoán Sài Gòn (SSI) chỉ mua 1,7 triệu CPQ/3 triệu cổ phiếu đăng ký, Cty CP ximăng Hà Tiên 1 (HT1) mua 48.000 cổ phiếu trên số đăng ký là 300.000 cổ phiếu, Cty CP Viễn Liên (UNI) mua 17.536 cổ phiếu UNI/234.580 cổ phiếu đăng ký, Cty cổ phần xuất nhập khẩu Khánh Hội (KHA) đăng ký mua 700.359 CPQ nhưng chỉ mua 423.260 cổ phiếu.

    Cty Văn hóa Tân Bình (mã chứng khoán ALT) cũng chỉ mua 120.010 cổ phiếu trong khi số đăng ký mua 200.000 CPQ, Cty cổ phần Siêu Thanh (ST8) chỉ mua 61.000 cổ phiếu ST8 trên 300.000 cổ phiếu đăng ký, CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) đăng ký mua lại 1 triệu cổ phiếu làm CPQ nhưng mua vỏn vẹn 80.000 cổ phiếu?

    Cty CP Gạch men Chang Yih (CYC) cho đến nay chẳng mua CPQ nào như đã đăng ký dù họ thông báo sẽ mua lại 158.000 cổ phiếu làm CPQ! Danh sách này còn kéo dài khi nhiều Cty vẫn chưa thực hiện mua CPQ xong dù thời hạn sắp hết.


    Chuyên gia chứng khoán Lê Đạt Chí cho rằng khi DN công bố mua CPQ thì nhiều NĐT hiểu rằng sắp tới lượng cầu cổ phiếu của DN đó sẽ tăng lên, nay DN không mua hoặc mua không đủ dĩ nhiên một lượng cầu ?oảo? đã được tung ra thị trường và ảnh hưởng đến quyết định của nhiều người.

    Hầu hết các DN khi thông báo mua CPQ đều đưa ra lý do bình ổn giá từ các nguồn vốn thoạt nghe khá hợp lý. Tuy nhiên khi mua ít thì họ lại cho rằng ?otập trung nguồn vốn để đầu tư dự án khác? như ATL, hay ?oHĐQT không chấp nhận mua với giá cao hơn 30.000 đ/cổ phiếu? như PPC hoặc ?ohạn chế mua để đảm bảo lợi ích cổ đông? như KHA?

    Phó Tổng GĐ một Cty chứng khoán cho hay nhiều khách hàng rất bức xúc vì tại sao khi công bố mua CPQ các DN không thông tin những lý do để có thể mua hoặc không mua CPQ nhằm giúp NĐT đánh giá triển vọng cổ phiếu khách quan hơn.

    NĐT Trần Văn Minh (sàn ACBS TP HCM) còn đặt nghi vấn: ?oKhi DN mua CPQ thì công bố ngay còn lúc không mua nữa một thời gian sau mới thông báo. Như vậy người biết trước thông tin này sẽ có lợi vì cổ phiếu đó thường xuống giá khi thông tin lan rộng?.

    Nhà phân tích chứng khoán Trần Ngọc Nam thừa nhận có DN đã ngừng mua từ cuối tháng 9 nhưng đến cuối tháng 10 mới công bố làm không ít người tưởng họ vẫn còn mua và giao dịch theo suy nghĩ này?.

    Một lần bất tín?

    Hiện nay, các DN đăng ký rồi không mua, mua rất ít CPQ chỉ cần thông báo với Sở GDCK TPHCM hoặc TTGDCK Hà Nội là xong mà không bị bất cứ hình thức chế tài nào. Chính vì lý do trên nên các DN có ?ohứa 10 mua 1? cũng chẳng sao dù điều đó gây ?onhiễu? cho thị trường, có thể đem lại lợi ích cho những cổ đông biết thông tin trước và gây thiệt hại cho NĐT .

    TS Lê Thẩm Dương (ĐH Ngân hàng TPHCM) nhận định mua hay không mua, dừng mua CPQ là quyền của DN và Ban lãnh đạo tùy theo tình hình thị trường để đem lại lợi nhiều nhất cho DN và khi chưa bị ?otuýt còi? thì các DN vẫn làm theo cách của họ.

    Tuy nhiên ông Dương khuyến cáo nếu DN chỉ vì lợi ích của mình và những cổ đông lớn thì ?ochữ tín? sẽ bị suy giảm, các thông tin sau này sẽ ít được tin cậy trên và ?omất mát ấy có khi còn lớn hơn tiền bạc?. Nhiều NĐT còn e ngại ngay cả cổ phiếu của mình mà DN còn không muốn mua tiếp thì tốt nhất là nên ?obỏ của chạy lấy tiền?.

    Tổng GĐ một DN chỉ mua 1/2 số CPQ đăng ký lý giải: ?oChúng tôi không lường hết được diễn biến thị trường và nếu cứ mua với giá cao thì rất khó giải thích với HĐQT, Đại hội cổ đông?. Sau khi hàng loạt DN và STB công bố mua CPQ, ngày 6/11, VN-Index phải chật vật lắm mới tăng được chút ít và nhiều NĐT đã thốt lên ?omột lần bất tín??

Chia sẻ trang này