Chúng ta đang thiếu Than trầm trọng..

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi timestock, 19/11/2020.

3901 người đang online, trong đó có 233 thành viên. 08:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 33746 lượt đọc và 262 bài trả lời
  1. timestock

    timestock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2009
    Đã được thích:
    9.244
    https://petrotimes.vn/thi-truong-than-tang-ky-luc-trong-boi-canh-chuyen-doi-nang-luong-616452.html
    Thị trường than tăng kỷ lục trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng
    13:52 | 05/07/2021


    |

    Giá than nhiệt điện cuối tháng 6 tại châu Âu đã tăng lên mức kỷ lục, CIF Rotterdam - 113,15 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 11/2011, các doanh nghiệp than LB Nga đang tích cực tranh thủ lúc giá cao tăng nguồn cung vào EU.
    ........
    Trong vòng 10 năm tới, tuy các quốc gia đều tuyên bố chuyển đổi năng lượng, nhưng ngay tại Đức, đến năm 2030 vẫn còn hoạt động 15 nhà máy điện than công suất 20 GW, trong khi châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam) có kế hoạch xây mới hơn 1.000 nhà máy tổng công suất trên 200 GW. Nhu cầu than thế giới dự báo chưa thể hạ nhiệt ngay.
    PHR thích bài này.
  2. timestock

    timestock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2009
    Đã được thích:
    9.244
    TDN đã xanh...
    CST TVD THT ... cầm máu về vàng nào
  3. PHR

    PHR Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2019
    Đã được thích:
    7.793
    Đẳng cấp vẫn là nbc. Cụ xem thanh khoản nbc đi. Mấy mã ăn theo mà cụ chơi gì cho mệt. NBC mà leader thì mấy con kia mới lên đc. Đã chơi thì phải chơi leader
    timestock thích bài này.
  4. timestock

    timestock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2009
    Đã được thích:
    9.244
    PHR thích bài này.
  5. PHR

    PHR Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2019
    Đã được thích:
    7.793
    Nơi hòn than được làm sạch

    Thứ 2, 05/07/2021 | 19:37:01 [GMT +7]A A
    Lưu
    In
    Email
    Than trước khi xuống tàu vận chuyển đi muôn nơi phục vụ công nghiệp đã được tuyển chọn, tắm rửa sạch sẽ... gọi là than sạch. Nghe nói vậy chứ thật ra đến bây giờ tôi mới chứng kiến tận mắt.

    Đúng lịch, chúng tôi có mặt ở cổng Văn phòng Công ty Tuyển than Cửa Ông – TKV vào lúc 7giờ. Mấy anh bảo vệ, cao to, đẹp trai, trang phục chỉnh tề, ngạc nhiên:

    - Chú ơi còn sớm lắm! 30phút nữa mới đến giờ làm việc. Các chú đỗ xe vào ô kia. Mời các chú khai báo y tế. Chú nào đã cài hệ thống quét mã vạch QR thì các chú giúp cháu luôn.

    Mới sáng sớm, trời đã nóng hầm hập. Nắng như đổ lửa quanh người, ngột ngạt, oi nồng, khó chịu. Trời xanh ngắt không một gợn mây. Anh công nhân kéo vòi nước tưới cho những cây sưa trắng mới trồng, tán lá bắt đầu vươn lên xanh mướt. Sân Văn phòng Công ty đổ bê tông, nước tưới đến đâu, những cái bong bóng nhỏ li ti sủi lên, kêu xèo xèo như rán mỡ, chỉ được vài phút lại khô.

    - Mời các chú vào phòng khách cho đỡ nóng!

    Theo người bảo vệ hướng dẫn, chúng tôi đến cửa toà nhà trụ sở Công ty. Chánh Văn phòng Phạm Anh Phong niềm nở đón chúng tôi. Khi mọi người đã yên vị, chủ nhà mới lên tiếng: Theo đúng lịch trình, mời các anh đi thực tế toàn bộ mặt bằng Công ty quản lý, sản xuất. Phương tiện đi lại, chúng tôi đã chuẩn bị.

    [​IMG]
    Kiểm tra than qua sàng. Ảnh: Băng Sơn
    Anh Phong giới thiệu cho chúng tôi biết, đơn vị hiện đang mua than của ba mỏ lộ thiên và bốn mỏ hầm lò. Với bốn nhà máy sàng tuyển, Công ty cung cấp than cho Nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả và hai Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương. Nguồn doanh thu lớn hơn là cung cấp than thương phẩm cho xuất khẩu.

    Nguyễn Cẩm Thuý, cán bộ phụ trách công tác Thi đua, khen thưởng của Công ty mở tủ bảo hộ, đề nghị chúng tôi đội mũ an toàn theo quy định trước khi đi thực tế. Vào khu sản xuất, chiếc quạt phun sương khổng lồ chạy ù ù, hơi nước bao phủ một vùng rộng lớn. Dưới ánh nắng mặt trời, những tia nước ánh lên tạo thành vòng cung bảy sắc cầu vồng lấp lánh. Ngoài bờ cảng, chiếc cẩu portique cần mẫn móc từng toa than cám đổ xuống tàu. Phía cuối bến cảng, một đoàn sà lan đang nhận than qua hệ thống máng rót xoắn ruột gà. Đưa tay chỉ đoàn sà lan đang ăn than, chị Thuý cho biết, đoàn sà lan này nhận than cám xuất khẩu, đưa ra cảng nước sâu Hòn Nét chuyển tải cho tàu nước ngoài, vừa ăn đủ mớn trong cảng chính ra.

    Kho than rộng mênh mông, phân theo từng khoảnh to. Con đường bê tông chạy dọc theo kho than. Những hàng cây xanh được gió biển thổi vào, cành lá uốn mình theo làn gió. Tiếng băng chuyền ì ì. Tiếng con lăn băng tải kêu cót két. Tiếng ào ào của máy rót than...




    “Mời các chú đến Phân xưởng Tuyển than II trước” - Tiếng của người dẫn đường lẫn trong tiếng xe, tiếng máy, tiếng gió bên bờ cảng. Sau hai khúc cua, chiếc xe rẽ ngoặt vào khoảng sân rộng thì dừng lại dưới tán lá cây phượng già. Quanh nhà máy trồng rất nhiều phượng và cau vua, cao vút, bóng mát đổ trùm lên cả hệ thống băng tải.

    [​IMG]
    Than về bến. Ảnh: Khắc Đạm
    Dáng thon cao, nhanh nhẹn, Thuý thoăn thoắt đi trước dẫn chúng tôi đến khu vực Văn phòng của Phân xưởng. Một tấm pa nô được gắn chặt vào đầu hồi nhà, hàng chữ nổi bật trên nền trắng với sáu nội dung tự chủ về công tác An toàn – Vệ sinh lao động. Ngay tại cửa vào khu vực sản xuất, một tấm bảng ghi chỉ tiêu sản xuất năm 2021, với hàng chữ “Phân xưởng tuyển than II quyết tâm hoàn thành kế hoạch: Than vào sàng: 4.950.000 tấn, than sạch: 3.544.000 tấn”. Cán bộ của Phân xưởng đã đợi chúng tôi ngay tại cửa. Lã Viết Đạo là người phụ trách kỹ thuật của Phân xưởng. Đạo cho biết, anh chuyên ngành tuyển khoáng tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất, tốt nghiệp xin về đây.

    Than mỏ kéo về, đổ xuống boong ke. Qua hệ thống máy đập, xuống hệ thống băng tải kéo lên hệ thống cấp liệu trên cùng. Từ đây, than được làm sạch qua hệ thống sàng nước. Với công nghệ sàng trọng lực, than được nổi lên cao, đá lắng xuống dưới cùng. Mỗi hệ thống lưới sàng cho một cỡ hạt khác nhau.

    Quan sát hệ thống sàng gần nhất, tôi thấy than rót xuống sàng qua cấp liệu, nước bơm trực tiếp vào sàng. Lưới sàng lúc đẩy lên cao, lúc lại chìm xuống ngập trong nước, rung, lắc. Những cục than nhỏ như đầu ngón tay cái, rung rinh, sáng lên lấp lánh dưới ánh sáng trắng của ngọn cao áp. Nhìn sàng, lại chợt nhớ cảnh sàng gạo của các cụ nông thôn ngày xưa, xoay tròn, lắc đều, thỉnh thoảng lại hất nhẹ lên, tấm lọt xuống, gạo bên trên. Một cô gái, khăn trùm kín đầu, khẩu trang che kín miệng, chỉ chừa lại đôi mắt sáng long lanh, chạy đi, chạy lại như con thoi giữa các hộp nút bấm điều chỉnh mức than cấp và độ rung của sàng. Gió từ bên dưới thốc lên khá mạnh nhưng vẫn không đủ mát. Những giọt mồ hôi đổ ra thấm ướt lưng các cô gái nhà sàng trong gió của những chiếc quạt công nghiệp. Thêm một cô gái đến, trong tiếng máy sàng chạy ầm ầm, tiếng than ào ào từ cấp liệu trút xuống, họ trao đổi với nhau điều gì đó. Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Nguyễn Hải Huy đề nghị hai người tháo bỏ khẩu trang và khăn choàng đầu, chỉ đội mũ bảo hộ lao động để anh chụp ảnh. Ngại ngùng một lát, những chiếc khẩu trang với khăn choàng đầu cũng được gỡ ra. Tôi được mục sở thị những khuôn mặt trắng trẻo, xinh xắn, những nụ cười sáng loá. Chả trách, trước đây khi đến Tuyển than Cửa Ông người ta vẫn bảo gái nhà sàng như hoa thiên lý.

    Quay sang Đạo, tôi hỏi: Thông thường sau khi sàng, mình thu hồi được bao nhiêu chủng loại than? Không cần suy nghĩ, anh trả lời: Sàng có thiết kế cỡ hạt từ không đến dưới một trăm, tuỳ theo yêu cầu của hộ tiêu thụ để phân loại. Than có cỡ hạt to quá, cần thiết phải đưa vào máy đập lại cho đúng kích cỡ, chủng loại.

    Chỉ những chiếc gầu nhỏ chạy ngược lên theo dây chuyền, tiếng Đạo lẫn trong tiếng máy: Đây là hệ thống gầu kéo đá sau khi sàng, đưa ra ngoài bằng băng tải, rót xuống toa xe, đưa đi đổ thải. Phần than phân loại theo từng cỡ hạt, qua hệ thống sấy khô, rót xuống băng tải chuyển về kho bãi chờ xuất khẩu. Theo hướng chỉ đạo của Công ty, tới đây Phân xưởng II sẽ triển khai các bước đầu của dự án tự động hóa giai đoạn một. Khi đó năng suất sàng tuyển sẽ cao hơn, chất lượng than cũng tốt hơn mà giảm được sức lao động.

    Từ trên tầng cao của Nhà máy sàng tuyển II nhìn xuống, đường sắt từng cặp một chạy song song nhau. Từ sân ga toả đi các hướng, những đoàn tàu kéo than từ mỏ về chạy rầm rập, kéo còi xin tín hiệu bẻ ghi. Những chiếc đầu tàu kéo than cục xuất khẩu, tàu kéo bã sàng ra bãi đổ thải chạy như mắc cửi. Đan xen với những con tàu kéo than về, than đi là những cỗ máy băng tải Hitachi đồ sộ như những chú ngỗng vàng khổng lồ vươn cổ ra, chậm rãi chạy dọc theo từng kho. Dòng suối than vừa mới sàng tuyển sạch sẽ theo từng chủng loại, cỡ hạt rót xuống. Sát mé ngoài cảng, những chiếc băng chuyền vươn dài ra kho than cám, than cuốn lên băng tải bằng những chiếc gầu ngược, chuyển về máng rót xoắn ruột gà xuống tầu. Than đen, phượng đỏ, cây xanh cùng với những cỗ máy đồ sộ màu vàng, di động chậm rãi tạo nên bức tranh tuyệt sắc trải dài, biến ảo, thoáng nhìn như một công viên.

    Tôi mải ngắm những chiếc sàng xem vì sao than lại nổi lên, đá thì chìm xuống. Đi xuống đến kho than thành phẩm mặt trời đã ở đỉnh đầu, tôi hỏi Thuý: Đây là tất cả mặt bằng sản xuất của Công ty? Không ạ! Công ty còn phân xưởng tuyển than bốn ở trong mặt bằng Khe Chàm. Phân xưởng này đang trong giai đoạn hoàn chỉnh đầu tư, mới đưa vào sản xuất cuối năm 2020, nhận than từ các mỏ than Cao Sơn, Hạ Long và Mông Dương. Than chủ yếu cung cấp cho Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương I và Mông Dương II.

    Có đến tận nơi mới biết, để có được nguồn than sạch, ngoài thiết bị tiên tiến, hiện đại ra, còn phải mất biết bao công sức và mồ hôi của những người thợ. Dưới những bàn tay khéo léo của họ, hòn than đẹp ra, mang tầm vóc mới. Công lao nhiều lắm mới có được hòn than sạch, bảo đảm chất lượng theo đúng phẩm chất người thợ. Họ tự hào là những người làm sạch hòn than, đưa than đi khắp muôn phương.

    Cẩm Phả, 23/6/2021
  6. PHR

    PHR Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2019
    Đã được thích:
    7.793
    Ngành than đang đổi đời

    DT 6 tháng MDC đạt 1.139 tỷ. Tiêu thụ 796k tấn. =>Giá than 1.430.000₫/tấn tương đương 62usd tấn.

    THAN MÔNG DƯƠNG: NHIỀU KẾT QUẢ TÍCH CỰC TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021

    Đăng lúc: 05/07/2021 08:25

    Ngày 2/7, Công ty CP than Mông Dương đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác sản xuất kinh doanh và an toàn lao động quý II, 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ quý III, 6 tháng cuối năm; Tổng kết tháng Công nhân- Tháng Hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2021.
    [​IMG]
    Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, (đặc biệt trong thời điểm cuối tháng 6 liên quan đến trường hợp F0 có lịch trình đi lại làm việc phức tạp trên đìa bàn phường Mông Dương); Công ty đã quyết liệt, chủ động thực hiện mục tiêu kép: Vừa phòng chống dịch, vừa sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, kết thúc 6 tháng đầu năm, doanh thu công ty đã đả 1.139 tỷ đồng, vượt 11,5% so với cùng kỳ 2020. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chính đều có kết quả tích cực: Than sản xuất thực hiện 813 ngàn tấn, đạt 52,5% KHN; đào 10.000m lò, đạt 50,6% KHN), than tiêu thụ 796 ngàn tấn, đạt 51,7% KHN. Lương bình quân của NLĐ đạt 15,775 triệu đồng/người/tháng; trong đó lương thợ lò đạt 19,847 triệu đồng/người/tháng….

    [​IMG]
    Trong Tháng Công nhân – Tháng Hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2021, với chủ đề: “Đoàn kết, sáng tạo, vượt khó, phát triển” và “Tăng cường đánh giá, kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và sự tham gia của an toàn, vệ sinh viên”, Công ty đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức phát động trực tiếp đồng loạt vào ngày 10/5 vào đầu các ca sản xuất; Công đoàn đã phối hợp cùng chuyên môn tăng cường kiểm tra công tác ATVSLĐ trong tháng hành động, kịp thời phát hiện các tồn tại và kiến nghị đơn vị khắc phục dứt điểm nhằm triệt tiêu nguy cơ gây mất an toàn, nghiêm khắc xử lý các cá nhân vi phạm công tác ATVSLĐ… góp phần hoàn thành mục tiêu chung của Tháng 5 và của toàn Công ty.

    [​IMG]
    Cũng trong tháng 5, Công đoàn Công ty đã cùng Công đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam thăm, tặng quà động viên các đơn vị có thành tích xuất sắc và khó khăn đặc thù trong tháng phát động, tại nhà giao ca của phân xưởng, tại hiện trường sản xuất và tặng mặt nạ phòng bụi, gang tay bảo hộ cho người lao động; phối hợp cùng chuyên môn, tuyên truyền và mua sắm trang bị 06 máy sát khuẩn tự động được đặt tại trạm y tế, khu nhà chung cư, văn phòng, nhà ăn và khu nhà điều hành; phối hợp cùng chuyên môn, khảo sát và hoàn thiện hồ sơ đề nghị Tập đoàn và Công đoàn Than- khoáng sản Việt Nam hỗ trợ xây mới nhà ở cho 03 gia đình chính sách trong Công ty theo chương trình “Nhà tình nghĩa”; 02 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở theo chương trình “ Mái ấm công đoàn” đợt 1 năm 2021, Công tác thăm hỏi, trợ cấp gia đình CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, bệnh hiểu nghèo, các cháu tật nguyên, gia đình chính sách trong Công ty luôn được chuyên môn và Công đoàn quan tâm thăm hỏi và giúp đỡ kịp thời…

    [​IMG]

    Bước sang quý III và 6 tháng cuối năm 2021, tiếp tục kiên định với mục tiêu kép “Vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa giữ vững sản xuất kinh doanh”, Công ty CP than Mông Dương đặt ra mục tiêu giữ vững công tác an toàn không để xảy ra sự cố loại 1 và tai nạn lao động nghiêm trọng; đồng thời, triển khai các giải pháp theo phương án phòng chống mưa bão bao gồm từ công tác thoát nước, cung cấp điện, gia cố hệ thống bơm nước, đường ống bơm, hầm bơm, hệ thống đập phai chắn và cửa kín đảm bảo đồng bộ hoạt động...phối hợp cùng Công ty than Cọc 6, Cao Sơn để kịp thời đối phó trước các đợt mưa bão. Cùng đó là tập trung lập các giải pháp ổn định sản xuất để thực hiện đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu quý III ≥ 24% KH cả năm.

    [​IMG]
    Nhân dịp này, đã có 5 tập thể được tặng giấy khen của Cục An toàn; nhiều tập thể có thành tích xuất sắc trong tháng Công nhân – Tháng Hành động về ATVSLĐ năm 2021 đã được tuyên dương, khen thưởng. Hội nghị cũng đã tặng hoa chúc mừng đồng chí Hòa Quang Trung – Nguyên PGĐ Công ty đã hoàn thành nhiệm vụ về nghỉ chế độ.
  7. PHR

    PHR Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2019
    Đã được thích:
    7.793
    Khi LN bọn điện than teo tóp là lúc ngành than gặp thiên thời. Năm 2019, 2020 HND lãi kỷ lục nhờ giá than chỉ 4X-5Xusd/tấn.

    Nhiệt điện Hải Phòng (HND) báo lỗ 11 tỷ đồng quý I/2021
    20:04 13/04/2021
    (ĐTCK) Công ty cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng (mã chứng khoán HND - UPCoM) công bố báo cáo tài chính quý I/2021.

    Theo đó, quý I/2021, HND ghi nhận 1.989 tỷ đồng doanh thu, giảm mạnh 34% so với quý I/2020. Trong khi đó, giá vốn bán hàng tăng mạnh dẫn đến biên lợi nhuận gộp giảm về mức 1,2% từ mức 13% cùng kỳ.

    Doanh thu từ hoạt động tài chính gấp 3 lần lên 21 tỷ đồng song vẫn không thể bù đắp được chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp, dù cả 2 khoản này đều ghi nhận giảm lần lượt 73% và 19,5% so với cùng kỳ. Do đó, lợi nhuận sau thuế âm 11,2 tỷ đồng, ghi nhận quý lỗ đầu tiên kể từ quý III/2018.

    Theo giải trình của doanh nghiệp, nguyên nhân thua lỗ trong kỳ là do sản lượng điện hợp đồng (Qc) giao thấp, bên cạnh đó giá điện cố định của hợp đồng mua bán điện giảm do profile giá bắt đầu từ năm 2021 dẫn đến doanh thu từ giá cố định không đủ bù đắp chi phí cố định.

    Năm 2020, HND đạt doanh thu gần 10.866 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 1.452 tỷ đồng. Năm 2021, doanh nghiệp đặt kế hoạch thu về 8.978,8 tỷ đồng doanh thu và 210,4 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.


    Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên 13/4, cổ phiếu HND đứng ở mức giá tham chiếu 21.600 đồng/cổ phiếu. Khối lượng khớp lệnh trung bình 10 phiên đạt 195.590 đơn vị/phiên.

    Quỳnh Lê
    --- Gộp bài viết, 10/07/2021, Bài cũ: 10/07/2021 ---
    Không riêng gì HND. Bọn nhiệt điện than lợi nhuận sụt mạnh trong 2 năm 2010, 2011 khi giá than lên 130usd/tấn mà tiêu biểu là PPC
  8. PHR

    PHR Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2019
    Đã được thích:
    7.793
    Chưa thể “đoạn tuyệt” nhiệt điện than, thậm chí cần xây thêm để đảm bảo năng lượng?
    Nguyễn Mạnh -
    Đến năm 2030, tổng công suất đặt nguồn điện của Việt Nam đạt 137.200 MW, trong đó nhiệt điện than vẫn chiếm khoảng 27%. Quy mô các nhà máy nhiệt điện than đưa vào giai đoạn 2021-2035 đều là những dự án chắc chắn xây dựng...
    [​IMG]
    Nhiệt điện than vẫn giữ vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia.
    Trong hàng loạt hội nghị, hội thảo gần đây liên quan đến phát triển năng lượng, đa số các ý kiến đều cho rằng nhiệt điện than là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường cần phải loại bỏ. Thế nhưng, nếu nhìn vào thực tế tình hình cung cấp điện hiện nay thì rõ ràng đây vẫn là nguồn năng lượng rất quan trọng, đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống điện quốc gia.

    Quy hoạch Phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn 2045 (Quy hoạch Điện VIII) nêu rõ, đến năm 2030, tổng công suất đặt nguồn điện của Việt Nam đạt 137.200 MW, trong đó nhiệt điện than vẫn chiếm khoảng 27%. Năm 2045, tổng công suất đặt của nguồn điện đạt 276.700 MW, trong đó nhiệt điện than chiếm 18%...

    [​IMG]
    KHÓ KHĂN ĐỂ THU XẾP VỐN

    Tại một số buổi tọa đàm trực tuyến về Quy hoạch điện VIII do các tổ chức xã hội tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia cùng chung nhận định, tiếp tục phát triển các dự án điện than mới đến năm 2045 là trái với xu thế mới của khu vực và toàn cầu, rất khó khả khi vì nguồn tài chính quốc tế cho điện than ngày càng khó khăn hơn, nhiệt điện than ngày càng đắt đỏ hơn, các địa phương và người dân không ủng hộ.

    Theo bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) kiêm Chủ tịch Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA), việc tiếp tục phát triển điện than theo Quy hoạch điện VIII là rất khó khả thi để triển khai trong bối cảnh nguồn tài chính cho nhiệt điện than ngày càng thắt chặt.

    "Nếu tiếp tục đưa những dự án này vào quy hoạch thì nguy cơ cao sẽ lặp lại sai lầm của Quy hoạch điện VII điều chỉnh và ảnh hưởng lớn tới việc đảm bảo cung cấp điện, bỏ lỡ cơ hội thu hút nguồn vốn xanh", bà Khanh lưu ý.

    Đáng chú ý, trong kiến nghị gửi lên lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và các bộ, ngành góp ý về Quy hoạch điện VIII mới đây, VSEA cũng nêu lên thực tế, mặc dù đã được hưởng cơ chế đặc thù theo Quyết định 2414/TTg về việc điều chỉnh danh mục, tiến độ một số dự án điện và quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư các công trình điện cấp bách trong giai đoạn 2013 – 2020, song có tới 16/34 dự án điện than vẫn không đi vào vận hành đúng tiến độ và tiếp tục bị đẩy lùi thêm nhiều năm trong dự thảo Quy hoạch điện VIII.

    Một trong những nguyên nhân dẫn tới chậm tiến độ của các dự án nhiệt điện than là việc tiếp cận nguồn tài chính ngày càng khó khăn. Hàn Quốc và Nhật Bản là hai trong số ba quốc gia vẫn còn đầu tư cho nhiệt điện than ở Việt Nam đã chính thức tuyên bố dừng cấp vốn cho các dự án điện than mới. Như vậy, áp lực cấp vốn sẽ đặt lên vai các ngân hàng trong nước.

    Phân tích cụ thể hơn, ThS. Phạm Xuân Hòe – nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), cho rằng những dự án nhiệt điện than dang dở chậm tiến độ chủ yếu là do không thu xếp được nguồn vốn. Việc các ngân hàng thương mại cho vay các dự án nhiệt điện than sẽ vượt xa mức cho vay 15% vốn tự có cho một khách hàng hoặc 25% cho một nhóm khách hàng.

    "Điều này sẽ mang đến nhiều rủi ro cho các ngân hàng thương mại, đi ngược lại với xu thế phát triển ngân hàng xanh, ngân hàng bền vững trên toàn thế giới và có thể đe dọa sự phát triển của cả nền kinh tế Việt Nam. Tiếp tục phát triển nhiệt điện than là sự vay mượn của các thế hệ tương lai, chuyển rủi ro cho tương lai" ThS. Hòe nhấn mạnh.

    VÌ SAO VẪN CẦN PHẢI PHÁT TRIỂN?

    Mặc dù nhiệt điện than đang mang lại những lo ngại, song việc phát triển nguồn năng lượng này vẫn cần thiết trong bối cảnh nhu cầu điện cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ngày càng tăng cao.

    Để đáp ứng nhu cầu phụ tải điện với chi phí không quá cao, hệ thống điện quốc gia vẫn cần phải xây dựng các nhà máy nhiệt điện than. Bởi nếu chọn năng lượng tái tạo sẽ có nhiều rủi ro, vì đây là nguồn năng lượng thiếu ổn định do phụ thuộc vào thời tiết, còn phát triển nhiệt điện khí hóa lỏng thì chi phí sẽ khá lớn và giá điện theo đó sẽ tăng cao hơn nhiều.

    Chính vì thế, trong Quy hoạch điện VIII vẫn dành một phần công suất nhất định cho nhiệt điện than. Cụ thể, đến năm 2030 nhiệt điện than vẫn chiếm 27% trong tổng công suất lắp đặt nguồn điện; đến năm 2035 sẽ giảm xuống 23% và tiếp tục giảm xuống 21% và 18% trong vào năm 2040 và 2045.

    Như vậy, trong giai đoạn đến năm 2030 và các năm sau, nguồn nhiệt điện than vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn điện, đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế – xã hội.

    Theo giải trình của Viện Năng lượng Việt Nam - đơn vị xây dựng Quy hoạch điện VIII, quy mô các nhà máy nhiệt điện than đưa vào giai đoạn 2021-2035 đều là những dự án chắc chắn xây dựng. Đây là những dự án đã thực hiện, công tác xúc tiến đầu tư tốt, không thể loại bỏ.

    Ví dụ như nhà máy nhiệt điện Nam Định I, Thái Bình II, Vũng Áng II, Vân Phong I, Duyên Hải II, Vĩnh Tân III.... Sau năm 2035, hệ thống vẫn cần tiếp tục phát triển một phần nhỏ nhiệt điện than để đảm bảo tiêu chí an ninh năng lượng, giá điện không tăng quá cao.

    Trong bối cảnh việc phát triển ngành điện vừa phải đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, vừa phải giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Quy hoạch điện VIII cũng yêu cầu rất rõ, các nhà máy nhiệt điện than trong giai đoạn 2021-2025 chỉ xây dựng công nghệ nhiệt điện than siêu tới hạn trở lên.

    Giai đoạn từ 2025-2035, chỉ xây dựng nhiệt điện than trên “siêu tới hạn” trở lên và sau năm 2035 chỉ xây dựng nhiệt điện than trên “siêu tới hạn” cải tiến.

    Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu phụ tải điện với chi phí không quá cao, hệ thống điện quốc gia vẫn cần phải xây dựng các nhà máy nhiệt điện than. Bởi nếu chọn năng lượng tái tạo sẽ có nhiều rủi ro, vì đây là nguồn năng lượng thiếu ổn định do phụ thuộc vào thời tiết, còn phát triển nhiệt điện khí hóa lỏng thì chi phí sẽ khá lớn và giá điện theo đó sẽ tăng cao hơn nhiều.

    GIẢI BÀI TOÁN NGUỒN THAN NHẬP KHẨU

    Vấn đề đặt ra đối với các dự án nhiệt điện than trong Quy hoạch điện VIII là yêu cầu các nhà máy sử dụng than nhập khẩu có nhiệt trị cao để giảm lượng sử dụng và mức độ tác động xấu đến môi trường. Trong quy hoạch này, sẽ có 14.590 MW công suất nhiệt điện than chắc chắn được xây dựng.

    Ngoài ra, quy hoạch cũng thực hiện đánh giá thêm các vị trí tiềm năng có thể xây dựng tại các vùng miền. Kết quả đánh giá sơ bộ cho thấy, tổng công suất nhiệt điện than nhập khẩu có thể xây dựng thêm trên toàn quốc là hơn 75.000 MW (gồm cả các dự án đã có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh).

    Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, việc nhập khẩu than, nhất là cho sản xuất điện có một số khó khăn, thách thức.

    [​IMG]
    Cụ thể Việt Nam mới tham gia thị trường nhập khẩu than nhiệt, trong khi thị trường này đã được các tập đoàn tài chính - thương mại lớn trên thế giới sắp đặt “trật tự” và chi phối từ lâu; có sự cạnh tranh gay gắt của các nước, nhất là các nước trong khu vực.

    Trong khi đó, cơ sở hạ tầng, hệ thống logistics phục vụ nhập khẩu than còn yếu, năng lực vận chuyển đường thủy nội địa từ cảng biển về các nhà máy nhiệt điện than quá mỏng.

    Mặt khác, cơ chế chính sách và tổ chức nhập khẩu than cho các nhà máy nhiệt điện còn nhiều bất cập, hình thức nhập khẩu than còn chưa đa dạng, chủ yếu mua theo chuyến, theo lô chưa có các hợp đồng nhập khẩu than dài hạn, chưa đầu tư khai thác than ở nước ngoài.

    Để giải quyết bài toán này, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đề xuất, trước mắt và trung hạn, nguồn than nhập khẩu là từ thị trường than Indonesia, Australia và Nam Phi. Trong dài hạn, ngoài thị trường Australia cần tập trung mở rộng sang thị trường Nga và một số thị trường tiềm năng khác như Mông Cổ, Triều Tiên, Hoa Kỳ, Colombia...

    Đặc biệt, để có nguồn than ổn định phải đầu tư mua mỏ ở nước ngoài. Các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn độ, Đài Loan... đã đầu tư mua mỏ ở các nước khu vực châu Á – Thái Bình dương từ hàng chục năm nay.

    Đây là dạng đầu tư mạo hiểm và nhiều rủi ro cần có chiến lược bài bản. Chính phủ phải có sự hỗ trợ thích đáng bằng các hình thức thích hợp từ cơ chế chính sách, hỗ trợ đầu tư, hợp tác quốc tế, đường lối ngoại giao năng lượng...

    Về cơ chế, chính sách nhập khẩu và đầu tư khai thác than ở nước ngoài, Nhà nước cần xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, giải pháp đồng bộ nhập khẩu than và đầu tư khai thác than ở nước ngoài.

    Hỗ trợ xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, hệ thống logistics phục vụ nhập khẩu than. Cho phép nghiên cứu xây dựng các trung tâm quản lý than cho mỗi cụm các nhà máy nhiệt điện than (3 - 5 nhà máy) với mục đích quản lý giao nhận, phối trộn và điều hành chuỗi cung ứng tập trung cho các nhà máy nhiệt điện than trong cụm.

    Về tổ chức nhập khẩu than, hiện nay khối lượng than nhập khẩu chủ yếu cho nhiệt điện với các đơn vị nhập khẩu chính là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và các công ty tư nhân, hoặc một số đơn vị nước ngoài đầu tư nhà máy điện.

    Vì vậy, thời gian tới vẫn phải giao nhiệm vụ cho các đơn vị này thực hiện nhập khẩu than, nhất là cho điện.

    Tuy vậy, để tránh tình trạng tranh mua, tranh bán, đẩy giá than tăng cao, gây rối loạn thị trường cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau và với các hộ sử dụng than theo chiến lược chung dưới sự chỉ đạo, giám sát kịp thời của Chính phủ.

    Có thể thành lập Hiệp hội nhập khẩu than để hợp tác, hỗ trợ nhau cùng nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin, thống nhất hành động và đàm phán theo chủ trương, định hướng chung với người bán.

    Đặc biệt trong xây dựng, vận hành hệ thống logistics, vận chuyển than nhằm đảm bảo có nguồn cung ổn định dài hạn, chất lượng phù hợp và giá cả hợp lý.
  9. PHR

    PHR Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2019
    Đã được thích:
    7.793
    Nắng nóng khủng khiếp, tiêu thụ điện lập kỷ lục chưa từng có
    21/06/2021 18:59 GMT+7
    TTO - Công suất tiêu thụ điện toàn quốc lần đầu tiên vượt 42.000 MW, và thiết lập mức đỉnh kỷ lục mới với con số là 42.146 MW.
    [​IMG]
    Tiêu thụ điện liên tục lập đỉnh trong những ngày nắng nóng - Ảnh: EVN

    Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), diễn biến thời tiết nắng nóng cực đoan diện rộng ở miền Bắc và miền Trung từ ngày 16-6 trở lại đây đã làm tiêu thụ điện của miền Bắc nói riêng và toàn quốc nói chung không ngừng tăng lên.

    Cụ thể, theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, vào trưa 21-6, công suất tiêu thụ điện toàn quốc lần đầu tiên vượt 42.000 MW và thiết lập mức đỉnh kỷ lục mới với con số là 42.146 MW.

    Bên cạnh đó, công suất tiêu thụ điện của riêng khu vực miền Bắc và riêng TP Hà Nội cũng đã lập mức đỉnh kỷ lục mới, với công suất đỉnh mới của miền Bắc là 18.700 MW và của TP Hà Nội là 4.700 MW.

    Để hạn chế nguy cơ xảy ra sự cố cục bộ trên lưới điện cũng như trong gia đình, EVN tiếp tục khuyến cáo người dân, các cơ quan công sở và nơi sản xuất cần chú ý sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, đặc biệt vào các giờ cao điểm trưa và tối, cụ thể là buổi trưa từ 11h30 đến 15h, buổi tối từ 20h đến 23h.

    Đồng thời chú ý sử dụng hợp lý điều hòa nhiệt độ (đặt ở mức 26-27 độ trở lên, sử dụng kết hợp với quạt) và chú ý không nên sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện có công suất lớn.

    Lượng điện tiêu thụ tăng cao khiến công suất huy động sắp tiến gần với công suất khả dụng của hệ thống. Hiện nay công suất đặt toàn hệ thống là 70.000 MW, trong đó riêng nguồn điện mặt trời lên tới gần 17.000 MW, chiếm tỉ trọng 25%.

    Tuy vậy, điện mặt trời chỉ phát điện được vào ban ngày nên với những thời điểm phụ tải tăng mạnh vào buổi tối, một số nơi bị quá tải cục bộ sẽ gây áp lực rất lớn đến vận hành hệ thống. Lúc này công suất đặt toàn hệ thống chỉ còn khoảng 53.000 MW, giảm rất mạnh khi không có nguồn mặt trời.

    Trong khi đó, hiện công suất khả dụng của hệ thống ở mức 45.000 - 47.000 MW (không bao gồm điện mặt trời), nên khi phụ tải toàn hệ thống liên tục lập đỉnh, để đảm bảo vận hành an toàn, các nguồn điện chạy nền như thủy điện, nhiệt điện than vẫn phải duy trì và được huy động.
  10. PHR

    PHR Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2019
    Đã được thích:
    7.793
    VN phải tăng 10 lần vì 60% dân số VN chưa có điều kiện sử dụng điều hòa. Điều hòa là thiết bị tiêu thụ điện rất lớn. Do đó nhu cầu điện ko ngừng tăng cao

    NHU CẦU ĐIỆN DÀNH CHO ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ SẼ TĂNG GẤP 3 LẦN VÀO NĂM 2050

    Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), điều hòa không khí dự kiến sẽ trở thành động lực chính thúc đẩy nhu cầu điện toàn cầu trong 30 năm tới.

    [​IMG]



    Lượng điện tiêu thụ của các máy điều hòa trên toàn thế giới được dự báo sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2050, theo báo cáo của IEA.

    Nhu cầu gia tăng kéo theo yêu cầu một lượng lớn công suất phát điện mới, tương đương công suất phát điện của Mỹ, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu hiện nay cộng lại. Theo báo cáo của IEA, số lượng máy điều hòa không khí trong các tòa nhà sẽ tăng từ 1,6 tỷ hiện nay lên 5,6 tỷ vào năm 2050.

    Cũng theo IEA, máy điều hòa không khí và quạt điện tiêu thụ khoảng 20% tổng lượng điện sử dụng trong các tòa nhà trên toàn thế giới. Điều hòa không khí dự kiến sẽ trở thành nhân tố thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu điện lớn thứ hai, chỉ sau lĩnh vực công nghiệp.

    “Nhu cầu tiêu thụ điện của điều hòa không khí ngày càng tăng là một trong những điểm mù lớn nhất trong ngành năng lượng hiện nay”, ông Fatih Birol - Giám đốc điều hành IEA, cho biết.

    “Khi thu nhập ngày càng tăng, việc sử dụng máy điều hòa sẽ tăng vọt, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Dù việc này sẽ mang đến sự thoải mái và cải thiện chất lượng cuộc sống, điều quan trọng là hiệu suất sử dụng điện của máy điều hòa không khí vẫn cần được ưu tiên. Tiêu chuẩn đặt ra cho các máy điều hòa hiện vẫn thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cần thiết”, vị giám đốc IEA nói thêm.

    Báo cáo của IEA cũng đưa ra giải pháp cho xu hướng tiêu thụ điện ngày càng tăng của điều hòa không khí. Báo cáo này cho rằng nhiều giải pháp, trong đó có việc đặt ra tiêu chuẩn hiệu suất sử dụng năng lượng khắt khe hơn, có thể giúp tăng hơn gấp đôi hiệu suất năng lượng trung bình của máy điều hòa trên toàn cầu từ nay đến năm 2050.

    “Đặt ra hiệu suất sử dụng năng lượng cao hơn cho các máy điều hòa là một trong những cách dễ dàng nhất mà chính phủ các nước có thể áp dụng để giảm nhu cầu xây thêm nhà máy điện, đồng thời giúp cắt giảm phát thải và chi phí”, ông Birol cho biết.



    #Nguồn: Trường Giang

    Theo Kinh tế & Tiêu dùng

Chia sẻ trang này