Chứng trường có những vần thơ!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bongcomay, 04/08/2017.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6419 người đang online, trong đó có 1009 thành viên. 12:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 264258 lượt đọc và 3296 bài trả lời
  1. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.510
    Ái chà anh Quyết ta sung
    FLC cũng bập bùng đứng lên
    72 triệu cổ sang tên
    Cuối phiên tím ngắt bảng bên trắng hàng
    Các anh các chị bàng hoàng
    Mai mơ tới lượt én vàng ITA:))
    dancaychoitrungSuSuCaRot thích bài này.
  2. SuSuCaRot

    SuSuCaRot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    129.827
    FLC trở lại lợi hại hơn xưa nhá! Tiếc quá SSu chỉ ăn được có mí chục k ah :D:DX_X
    dancaychoitrung, ruby2608bongcomay thích bài này.
  3. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.510
    FLC KHỚP LỆNH KỶ LỤC GẦN 73 TRIỆU CỔ PHIẾU, CÁC MÃ THUỘC HỌ FLC VÀ FIT CHỈ CÓ TĂNG TRẦN HOẶC GIẢM SÀN

    Ngoài ra, các cổ phiếu lớn như HPG, HSG, REE, CTD, PNJ, MWG… đang chứng tỏ là sự lựa chọn đúng đắn cho mục tiêu trung – dài hạn.

    Mọi sự quan tâm của nhà đầu tư hôm nay đổ về FLC và FIT. FLC khớp lệnh 72,6 triệu cổ phiếu và khi đóng cửa, tăng trần với dư mua giá trần tới hơn 31,1 triệu đơn vị. Đây là phiên khớp lệnh kỷ lục của cổ phiếu này. Chỉ riêng FLC đã chiếm 33% tổng khối lượng toàn sàn HOSE và 16% giá trị giao dịch.

    Trong khi đó, cổ phiếu thuộc họ FLC là HAI – vốn đã làm mưa làm gió trên thị trường trong thời gian trước, đã giảm sàn với khối lượng gần 8 triệu đơn vị. AMD – thành viên mới của họ FLC cũng tăng trần, dư mua trần hơn 2 triệu đơn vị.

    FIT nổi lên với hơn 8 triệu cổ phiếu, tăng trần và dư mua trần hơn 9 triệu cổ phiếu. TSC – thành viên của họ nhà FIT cũng tăng trần với dư mua trần gần 2 triệu đơn vị.

    Trong thời gian gần đây, các cổ phiếu chỉ có giá trần và giá sàn đã làm thị trường náo loạn, những tưởng tháng 7 âm lịch sẽ trải qua trong sự lặng lẽ thận trọng thì giờ đây lại lên một cơn sốt mới.

    Mặc dù không thể thu hút bằng những cổ phiếu nói trên nhưng không thể không nhắc đến nhóm cổ phiếu ngân hàng hôm nay khi đã tạo lực đỡ tốt cho chỉ số. Cổ phiếu ngân hàng tăng đồng loạt ngoại trừ NVB và STB, riêng NVB có lúc đã giảm sàn.

    Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/08, VN-index tăng 3,79 điểm với khối lượng gần 220 triệu đơn vị tương đương 3.550 tỷ đồng. HNX-Index tăng 1 điểm, khối lượng giao dịch hơn 49,7 triệu cổ phiếu tương đương gần 600 tỷ đồng.
    dancaychoitrung, ruby2608SuSuCaRot thích bài này.
  4. hoangketcau

    hoangketcau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    61.789
    Em lại nghe cụ TZ-Hp múc ITA à
  5. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.510
    BCM hổng có cổ nào nè có tiếc chi mô.
    --- Gộp bài viết, 24/08/2017, Bài cũ: 24/08/2017 ---
    Dạ, em chẳng có nghe ai hết á, mình thích là mình múc á!
    dancaychoitrung, ruby2608SuSuCaRot thích bài này.
  6. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.510
    NGUYÊN ĐẠI SỨ NHẬT BẢN “TIẾT LỘ” CÁCH HIỆU QUẢ ĐỂ DOANH NGHIỆP VIỆT KẾT NỐI VỚI ĐỐI TÁC NHẬT

    Việt Nam có rất nhiều tài nguyên du lịch, tuy nhiên cần chú trọng phát triển hơn nữa các dịch vụ mềm như khách sạn, nhà hàng. Đây là điều mà doanh nghiệp nghỉ dưỡng của Việt Nam có thể học hỏi từ doanh nghiệp Nhật Bản, Nguyên Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Norio Hattori nhấn mạnh.

    Thưa ông, nhiều người cho rằng giữa ông và Việt Nam có một mối lương duyên đặc biệt, và mối duyên này chưa hề chấm dứt vào 9 năm trước, khi ông kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam. Điều gì đã thúc đẩy ông quay trở lại Việt Nam sau nhiệm kỳ, không phải dưới cương vị một Đại sứ về chính trị, mà là cầu nối về kinh tế, thương mại giữa hai nước?

    Tôi đã công tác ở Bộ Ngoại giao Nhật 43 năm, trong đó 5 năm làm Đại sứ ở Việt Nam. Trong tất cả các nước tôi đã từng nhận cương vị Đại sứ, Việt Nam là đất nước mà tôi yêu quý nhất. Tôi đánh giá cao mối quan hệ giữa hai nước và tôi muốn quay lại Việt Nam để xúc tiến mối quan hệ này trên tất cả các lĩnh vực.

    Người Việt Nam và người Nhật có nhiều điểm tương đồng. Người Việt Nam dành cho Nhật Bản nhiều tình cảm và đối với Việt Nam, Nhật là một đối tác rất quan trọng.

    Chính từ mối quan hệ hữu nghị tự nhiên đó, chúng tôi cũng muốn đóng góp nhiều hơn nữa cho Việt Nam với mong muốn quốc gia này sẽ phát triển hơn, mạnh mẽ hơn.

    Và ngược lại, những đóng góp của Nhật Bản cho sự phát triển kinh tế Việt Nam không chỉ có lợi cho sự phồn vinh của cả hai quốc gia mà còn có lợi cho toàn thể các nước trong cộng đồng châu Á nói chung.

    Với vai trò cố vấn cho nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn về Nhật Bản, theo ông, hiện các doanh nghiệp Nhật Bản đang đánh giá ra sao về môi trường đầu tư tại Việt Nam?

    Kim ngạch thương mại giữa Nhật Bản và Việt Nam không ngừng tăng lên. Năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Nhật Bản đạt 29,6 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2015.

    Đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam đã tăng kỷ lục trong các năm gần đây, kể cả về mặt viện trợ không hoàn lại.

    Theo số liệu của JETRO, trong năm 2016, có 549 dự án của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đạt trên 2,1 tỷ USD, đứng thứ hai cả về số vốn và số dự án đầu tư vào Việt Nam, chiếm trên 10% tổng số vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép vào Việt Nam.

    Trong đó, có 336 dự án đầu tư mới với số vốn được cấp phép 867 triệu USD và 213 dự án đầu tư mở rộng với số vốn được cấp phép đạt trên 1,25 tỷ USD.

    Có thể thấy, môi trường đầu tư của Việt Nam đang được các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá rất cao.

    Tuy nhiên, cũng còn một số vấn đề nên được cải thiện. Tôi mong rằng Chính phủ cũng như các ban, ngành chức năng tại Việt Nam sẽ gỡ bỏ các rào cản trong môi trường đầu tư, cũng như cải cách trong hành lang pháp lý, thể chế, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư quốc tế nói chung, doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng.

    Trong lĩnh vực bất động sản, từ năm 2016, thị trường Việt Nam chứng kiến sự hiện diện ngày càng nhiều của các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản. Thay vì đầu tư phát triển dự án từ đầu, các doanh nghiệp Nhật chọn cách mua lại dự án hoặc liên doanh với doanh nghiệp đã có “đất sạch”, phát triển dự án bài bản. Tại sao lại có xu hướng này thưa ông?

    Ở Việt Nam, lĩnh vực bất động sản đang rất nóng và thu hút sự đầu tư từ nhiều doanh nghiệp ngoại, trong đó có Nhật Bản.

    Các doanh nghiệp Nhật Bản chọn phương án liên kết kinh doanh trong lĩnh vực này tại Việt Nam vì lí do đơn giản là khi một doanh nghiệp nước ngoài đến một đất nước mới để đầu tư, thì rủi ro rất lớn.

    Việc liên kết với doanh nghiệp uy tín trong nước, đã thông hiểu thị trường có thể giúp doanh nghiệp ngoại thuận lợi hơn trong quá trình đầu tư, loại bỏ những sự mạo hiểm không cần thiết.

    Ông đánh giá ra sao về tiềm năng phát triển bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam?

    Việt Nam có rất nhiều tài nguyên du lịch, tuy nhiên cần chú trọng phát triển hơn nữa các dịch vụ mềm chất lượng dịch vụ khách sạn, nhà hàng. Đây là điều mà doanh nghiệp nghỉ dưỡng của Việt Nam có thể học hỏi từ doanh nghiệp Nhật Bản.

    Ngoài ra theo tôi, để khai thác hiệu quả ngành công nghiệp không khói này, cần một sự phát triển tổng thể về cơ sở hạ tầng giao thông và dịch vụ liên quan, chứ không chỉ là phát triển cục bộ tại một dự án nào.

    Ví dụ như quần thể nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn tại Thanh Hóa của Tập đoàn FLC mà tôi có dịp trải nghiệm, chúng tôi đánh giá là rất đẹp và có chất lượng dịch vụ tốt. Tuy nhiên để di chuyển từ thủ đô Hà Nội tới FLC Sầm Sơn thì phải mất gần 3 tiếng, mặc dù là nhanh hơn so với nhiều điểm khác ở Việt Nam, nhưng vẫn chưa tối ưu bằng một chiều tương tự ở Nhật Bản.

    Trong thời gian tới, nếu hạ tầng giao thông đường bộ và cả đường không dẫn đến các điểm du lịch trọng điểm được cải thiện, Việt Nam sẽ thu hút được thêm nhiều lượt khách du lịch hơn.

    Tháng 9 này, một doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam là Tập đoàn FLC sẽ tổ chức hội thảo giới thiệu cơ hội đầu tư tại Tokyo để tiếp cận nhà đầu tư Nhật Bản. Theo ông, đây có phải là mô hình kết nối đầu tư đáng được tham khảo và nhân rộng trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam để thu hút đầu tư?

    Tổ chức hội thảo và giới thiệu doanh nghiệp như vậy là một hình thức vô cùng hiệu quả vì sẽ có nhiều nhà đầu tư tại Nhật Bản biết đến doanh nghiệp, hiểu về lĩnh vực doanh nghiệp này đang làm và nếu phù hợp sẽ hợp tác và cùng đầu tư hợp tác.

    Tất nhiên các hội thảo tương tự như thế này chỉ là bước đệm đầu tiên, còn rất nhiều việc phải làm theo sau, như các chương trình xúc tiến đầu tư hoặc các chiến lược phát triển toàn diện khác…

    Ngoài ra, với đặc thù của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, tôi có lời khuyên dành cho các công ty Việt Nam muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác là lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao nhất cần chủ động tổ chức các buổi thăm và làm việc, gặp gỡ trực tiếp đối tác lớn tại Nhật Bản để bày tỏ thiện chí muốn được hợp tác.
    dancaychoitrung, ruby2608SuSuCaRot thích bài này.
  7. anhhungthoiloan1982

    anhhungthoiloan1982 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    17/12/2013
    Đã được thích:
    2.115
    Chị Yến mông nặng quá trời
    Làm sao sánh nổi Quyết còi em ơi
    Anh thì anh chẳng dám mơ
    Có ngày chị ấy nhấc mông lên Trần
    dancaychoitrung, ruby2608bongcomay thích bài này.
  8. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.510
    TỔNG CÔNG TY LỚN NHẤT NGÀNH DỆT CỦA VINATEX BỊ NHÀ ĐẦU TƯ 'NGÓ LƠ' KHI MỚI LÊN SÀN

    Chỉ có một lượng nhỏ cổ phiếu được chuyển nhượng trong phiên giao dịch đầu tiên nhưng đã cuốn bay gần 300 tỷ đồng vốn hóa của Tổng Công ty lớn nhất ngành dệt của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).

    Sau khi 2 tên thành viên tuổi của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) là May Việt Tiến (VGG) và Việt Thắng (TVT) lần lượt lên sàn chứng khoán, một công ty chủ chốt nữa của Vinatex là Tổng Công ty Phong Phú (PPH) đã chính thức đặt chân lên sàn chứng khoán vào ngày 23/8 vừa qua.

    73,35 triệu cổ phiếu PPH của Phong Phú đã được giao dịch trên UpCOM với mức giá giá chào sàn được xác định là 25.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức định giá khoảng 1.830 tỷ đồng. Tuy nhiên, diễn biến cổ phiếu PHH cũng khá tương đồng với 2 cổ phiếu VGG và TVT trong thời gian gần đây.

    Vừa chào sản, PPH giảm ngay 16% giá trị, xuống còn 21.000 đồng cổ phiếu, tương đương mức định giá 1.540 tỷ đồng cho một doanh nghiệp hàng đầu ngành dệt may với bề dày lịch sử 53 năm hình thành và phát triển. Dù vậy, thanh khoản của cổ phiếu PPH trong phiên đầu tiên là rất thấp với chỉ 7.100 cổ phiếu được chuyển nhượng.

    [​IMG]
    Cổ phiếu của Việt Tiến lẫn Việt Thắng chưa hấp dẫn nhà đầu tư kể từ khi lên sàn

    Tiền thân của Tổng Công ty CP Phong Phú là Nhà máy Dệt Sicovina - Phong Phú trực thuộc Công ty kỹ nghệ Bông Vải Sợi Việt Nam do Chính quyền Sài Gòn cũ trực tiếp quản lý, được thành lập năm 1964 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1967. Đến năm 2009, sau khi hoàn tất quá trình cổ phần hóa, Công ty đã đổi tên thành Tổng Công ty CP Phong Phú, với vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng. Năm 2014, PPH tăng lên thành 733,5 tỷ đồng. PPH cũng là công ty con có quy mô lớn nhất của Vinatex (nắm 51% vốn điều lệ).
    dancaychoitrungruby2608 thích bài này.
  9. vhdtrans

    vhdtrans Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2005
    Đã được thích:
    254
    Quyết còi quả thực tài năng
    Thêm 3 vạn cổ "má" quăng giá trần

    Vờ ni cũng phải súc cần...
    bongcomaydancaychoitrung thích bài này.
  10. dancaychoitrung

    dancaychoitrung Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    24/06/2015
    Đã được thích:
    13.440
    Xưa nay chị Iến nặng mông
    Gọt dìa ba rưởi mới thông thoáng người
    Bấy chừ em mới mỉm cười
    Gom xô tiền lẻ múc mười k chơi. :D :)) :)) :))
    bongcomay thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này