Chứng trường khốc liệt, vẫn còn thơ!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bongcomay, 20/07/2018.

2780 người đang online, trong đó có 187 thành viên. 06:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 207923 lượt đọc và 1889 bài trả lời
  1. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.504
    Bài toán thú vị: 4 người đàn ông qua cầu chỉ có 1 cây đuốc
    (sưu tầm)
    Có 4 người đàn ông cần đi qua một chiếc cầu rất nguy hiểm trong đêm tối. Không may là chỉ có một cây đuốc, không có đuốc thì không thể qua cầu được.
    Cầu rất yếu nên mỗi lượt đi chỉ được 2 người. Tuy nhiên, thời gian 4 người (A, B, C, D) qua cầu không giống nhau, lần lượt là A - 1 phút, B - 2 phút, C - 7 phút, D - 10 phút. Hỏi thời gian ngắn nhất để 4 người đàn ông qua cầu là bao lâu?

    [​IMG]
  2. soigia_vungcao

    soigia_vungcao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2018
    Đã được thích:
    7.020
    a dắt b sang mất 2'
    a quay lại mất 1'
    c dắt d sang mất 10'
    b quay lại mất 2'
    a lại dắt b sang mất 2'
    tổng cộng 17'
    buonchungvit, bongcomaydancaychoitrung thích bài này.
  3. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.504
    Hay quá bác
    soigia_vungcao thích bài này.
  4. soigia_vungcao

    soigia_vungcao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2018
    Đã được thích:
    7.020
    Vượt qua nghịch cảnh là kỹ năng còn quan trọng hơn cả thông minh.
    Cuộc sống hơn nhau ở thái độ và phương pháp luận.
    Làm đàn ông cốt phải lớn, để bay cùng những con đại bàng khác.
    bongcomay thích bài này.
  5. vannghe

    vannghe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/07/2014
    Đã được thích:
    27.980
    ĐỪNG TRÁCH EM TỘI NGHIỆP

    Anh ơi ! Chớ có vội vàng
    Để em giải thích rõ ràng đầu đuôi
    Giờ anh chắc hẳn không vui
    Khi mà tụi nhỏ..."đen thui" thế này.

    Đôi ta quấn quýt bao ngày
    Một lòng thề ước đắng cay không rời
    Một hôm anh lại buông lơi
    Xa nhà đi vắng...tạo thời kẻ gian.

    Có ông bên xóm đốm vàng
    Ghé qua tán tỉnh khiến nàng mê say
    Ai ngờ thế sự không may
    Một lần là " dính "...đọa đày tim em.

    Mong anh đừng trách gì thêm
    Sẽ luôn son sắc ngày đêm bên chàng
    Chỉ vì một phút lỡ làng
    Khiến cho tụi nhỏ một đàn đốm lông.

    Mong anh nuốt đắng làm chồng
    Lo cho lũ trẻ dẫu không giống mình
    Để đời ta mãi đẹp xinh
    Con ai mặc kệ...miễn mình yêu thương...!
    2018.10.11
    [​IMG]
  6. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.504
    Bí mật của cột sắt nghìn năm không gỉ ở Ấn Độ


    [​IMG]
    Cột sắt Delhi đã lôi cuốn sự chú ý của các nhà khảo cổ học và nhà luyện kim bởi vì nó đã chống chịu được rỉ sét trong 1600 năm, dù điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
    Việc tồn tại hàng nghìn năm giữa thiên nhiên, mà không hề bị gỉ sét đã khiến cây cột sắt Delhi (Ấn Độ) trở thành một trong những bí ẩn lớn nhất của nhân loại trong nhiều thế kỷ qua.
    Cột sắt không gỉ – lời thách thức khoa học

    Trong các cuốn cẩm nang du lịch giới thiệu với du khách khi đến Ấn Độ, bên cạnh hàng loạt các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, không thể thiếu một địa điểm đặc biệt, đó là cây cột sắt ở bang Delhi. Không chỉ thu hút những người hiếu kỳ, thân phận kỳ lạ của cây cột sắt này còn là lời thách đố với những nhà khoa học hàng thế kỷ nay.

    Nhìn bề ngoài, đó chỉ là một cây cột bằng sắt nguyên khối cao 6,7m tính từ mặt đất, phần đế chôn sâu 1m dưới đất. Đường kính của cột giảm dần từ 48cm ở chân cột còn 29cm khi lên đến đỉnh. Các hoa văn trên cột tuy khá tinh xảo, nhưng cũng không có gì đặc biệt.

    [​IMG]
    Những dòng chữ vẫn tồn tại trên cột thép qua thời gian
    Ở giữa cột là một đoạn văn tự viết bằng tiếng Phạn cổ, với nội dung ca ngợi một vị vua. Vậy điều gì khiến công trình “không có gì đặc biệt” này trở nên nổi tiếng khắp thế giới như vậy? Bí mật nằm ở chỗ mặc dù được làm bằng sắt từ thời cổ đại nhưng qua hàng nghìn năm, nó không hề bị gỉ sét.

    Theo các văn tự cổ đại của người Ấn Độ, cột sắt Delhi được tạo ra từ thế kỷ thứ IV dưới thời nhà vua Chandragupta II (từ năm 375 đến năm 413), nhằm tôn thờ các vị thần bảo hộ của người Hindu. Với thành phần chứa 98% sắt nguyên chất, trải qua hơn 1.600 năm dầm mưa dãi nắng, trên thân cột chưa hề xuất hiện một vết gỉ sét nào.

    Điều này khiến giới khoa học hiện đại không khỏi kinh ngạc và tò mò về kỹ thuật luyện kim của người Ấn cổ đại. Bởi ngay cả với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay, việc tạo ra được sắt nguyên chất 100% cũng là điều hết sức khó khăn. Ngoại trừ một số mẫu nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ra, thì ngay cả trong các công trình có yêu cầu cực kỳ nghiêm ngặt về chất lượng, sắt sử dụng cũng vẫn chứa một hàm lượng tạp chất nhất định.

    [​IMG]
    Cột sắt Delhi
    Đây chính là yếu tố gây ra hiện tượng gỉ sét của loại vật liệu này, dù tỷ lệ của chúng rất thấp, khoảng vài phần nghìn. Vậy tại sao chỉ với 98% sắt nguyên chất, mà cột sắt Delhi vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” như vậy? Phải chăng người Ấn Độ cổ đại đã từng khám phá ra kỹ thuật chế tạo thép không gỉ – một vật liệu đang được người hiện đại sử dụng rộng rãi.

    Hơn nữa, bản thân chiếc cột được chế tạo nguyên khối với trọng lượng ước tính khoảng 6,5 tấn này cũng là điều không thể giải thích được vào thời điểm nó ra đời. Một điều chắc chắn là kỹ thuật luyện kim và chế tác thời đó không thể giúp con người làm được điều này.

    Nhiều người tin rằng, cây cột bí ẩn này là sản phẩm của một nền văn minh khác, do những người ngoài hành tinh mang đến Trái đất từ thời xa xưa. Một quan điểm khác lại khẳng định, cột sắt Delhi được các thế lực siêu nhiên, các vị thần bảo vệ khỏi sự tàn phá của thời gian… Chính những bí hiểm đó đã khiến cột sắt Delhi trở thành một trong những địa chỉ thu hút khách du lịch nhất Ấn Độ.

    Từ đó mang lại cho bang này một khoản thu không nhỏ. Để bảo vệ “con gà đẻ trứng vàng” này, từ năm 1990, chính quyền địa phương nơi đây đã phải dựng hàng rào bằng sắt bao quanh, ngăn không cho du khách tiếp xúc trực tiếp với cây cột này. Từ đó đến nay, họ đã nhiều lần phải thay các hàng rào này do… gỉ sét, còn đối tượng được bảo vệ thì vẫn trơ trơ.

    Công nghệ lạc hậu tạo nên kỳ tích phi thường
    Song cuối cùng thì các chuyên gia của viện Công nghệ Ấn Độ IIT cũng đã giải mã được bí ẩn làm lên sự trường thọ của cây cột sắt Delhi. Quan sát qua kính hiển vi siêu nhỏ, họ phát hiện ra một lớp “áo khoác” cực mỏng bao phủ toàn bộ bề mặt cây cột này.

    Lấy mẫu về nghiên cứu, thành phần của lớp vỏ ấy được xác định là một hợp chất của sắt, oxy và hidro. Chính hợp chất này đã ngăn cản không cho kim loại sắt của chiếc cột tiếp xúc với không khí. Nhờ đó, phản ứng ăn mòn do phản ứng hóa học không thể xảy ra, khiến cột sắt trở nên bất diệt.

    Phân tích đồng vị phóng xạ cũng chỉ ra rằng, lớp bảo vệ này bắt đầu được hình thành khoảng ba năm sau khi cột sắt được chế tạo, tức tuổi thọ của chúng cũng tương đương với tuổi thọ của cây cột. Trong suốt hơn một thiên niên kỷ ấy, chúng liên tục dày lên qua từng năm với tốc độ rất chậm. Sau 1.600 năm, đến nay lớp vỏ này mới chỉ đạt độ dày khoảng 1/20 milimet.

    Nhưng nhờ đâu mà cây cột sắt này lại có được lớp vỏ bảo vệ quý giá như vậy? Công bố của một nhóm nghiên cứu đã khiến giới khoa học trên toàn thế giới phải bất ngờ: Chính công nghệ luyện kim lạc hậu thế kỷ thứ IV đã vô tình tạo ra hợp chất này. Tiến sĩ Balasubramanian – trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, nhóm của ông đã tìm thấy một hàm lượng chất phốt-pho cao bất thường trong mẫu sắt thu thập từ cây cột này.

    Tỷ lệ phốt-pho phân tích được hơn 1%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ phốt-pho trong các loại sắt hiện đại ngày nay, vốn chỉ dưới 0,05%. Chính hàm lượng phốt-pho cao này đã đóng vai trò như chất xúc tác, thúc đẩy các phản ứng tạo nên chất bảo vệ nói trên.

    [​IMG]
    Các nhà luyện kim ở Kanpur IIT cho rằng, và họ cũng đã khám phá ra hợp chất này, một lớp mỏng “misawite”, một hỗn hợp gồm sắt, ôxy, và hyđrô, đã bảo vệ cột sắt không bị gỉ.
    Đây là một thành tựu vô tình mà có được, xuất phát từ kỹ thuật luyện kim còn rất thô sơ thời bấy giờ. Người Ấn Độ cổ đại đã trộn than đá với quặng sắt để rút ngắn thời gian nung luyện. Với cách làm này, chất phốt-pho có trong quặng sắt sẽ không thể bị tách hết được và nằm lại trong sắt thành phẩm.

    Trong khi đó, với công nghệ luyện sắt hiện đại bằng lò cao, có thể khử được hàm lượng phốt-pho xuống rất thấp. Chính sự tinh khiết do công nghệ hiện đại tạo ra đã khiến sắt thời nay không thể có được sự trường tồn như cột thép Delhi.

    Phát hiện của các nhà khoa học này càng được củng cố hơn khi người ta tìm thấy một số vũ khí như gươm, mũi tên, dao kiếm… ở Ấn Độ có cùng niên đại với cột thép Delhi và hầu như chúng cũng không bị gỉ sét. Điều này khẳng định rằng, chính kỹ thuật luyện kim lạc hậu thuở sơ khai đã làm nên kiệt tác quý giá bất ngờ cho hậu thế sau này, khiến chúng trường tồn mãi với thời gian. Bức màn bí ẩn bấy lâu đã được các nhà khoa học vén lên.

    Trong khi giới học thuật thở phào vì đã giải được bài toán hóc búa từ nhiều thế kỷ nay, thì có lẽ các lãnh đạo bang Delhi sẽ không vui. Bởi sự bí hiểm đến huyền ảo của cây cột thép đã bị bóc mẽ, không biết rằng liệu còn có nhiều du khách muốn đến ngắm một vật vô tri vô giác như vậy nữa không.
  7. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.504
    Quán xôi gói bằng lá sen mỗi sáng chỉ bán 3 tiếng là hết veo, người Sài Gòn xếp hàng nườm nượp chờ mua
    CHỦ NHẬT, 14/10/2018, 12:26
    Khám phá những món trứng ngon "kinh điển" được dùng trong bữa sáng từ khắp nơi trên thế giới

    Gần 5 năm nay, Huy dậy từ sáng sớm để phụ giúp bố mẹ bán xôi ở góc đường gần chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình). Những ngày tháng làm việc giúp Huy nhận ra rằng công việc gì cũng đáng trân trọng.
    [​IMG]



    Ở Sài Gòn có khá nhiều quán ăn bình dân siêu ngon mà đôi khi chỉ chậm chân một chút là đã bỏ lỡ cơ hội thưởng thức. Ví như quán xôi lá sen của chàng trai 9x ở chợ Phạm Văn Hai, mỗi buổi sáng chỉ bán vỏn vẹn gần 3 giờ đồng hồ là hết veo, thế nên thực khách vẫn đùa rằng nhiều khi có tiền cũng không mua được.

    [​IMG]

    Quán xôi ở chợ Phạm Văn Hai được người Sài Gòn gọi vui là quán xôi "hot boy".

    Khách xếp hàng từ sớm chờ ăn xôi "hot boy"
    Quán xôi nhỏ trên vỉa hè, không biển hiệu bề thế nhưng từ sáng sớm khách đã đứng đợi rất đông. Là các anh, các chị nhân viên văn phòng, các em học sinh hay người lao động - những người cần một bữa ăn sáng nhanh gọn nhưng vẫn chất lượng, và đương nhiên là giá cả cũng rất phải chăng.

    Từ sáng sớm khách đã xếp hàng nườm nượp để đợi mua xôi.

    Điểm đặc biệt là xôi ở đây được gói cẩn thận trong những chiếc lá sen thay vì bằng lá chuối, giấy báo hay hộp xốp mà người Sài Gòn vẫn thường dùng. Hỏi ra mới biết vì chủ quán muốn dùng lá sen để giữ hương vị và độ ấm cho xôi, vì vậy dù để lâu vẫn giữ được độ dẻo. Đồng thời người làm xôi cũng mong muốn giữ gìn cái tinh hoa của ẩm thực phương Bắc nên cố gắng sử dụng lá sen để gói xôi, dù giá thành của nguyên liệu này không hề rẻ.

    [​IMG]

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 14/10/2018, Bài cũ: 14/10/2018 ---
  8. soigia_vungcao

    soigia_vungcao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2018
    Đã được thích:
    7.020
    sài gòn ồn ã, tấp nập, cuốn người ta vào vòng quay đồng tiền mà quên đi những điều chân phương bình dị.
    hà nội cổ kính, trầm lặng khiến ng ta phải ưu tư. mặt hồ liễu rủ chứng kiến bao con tim cùng chung nhịp đập.
    ai cũng muốn đến nơi phong cảnh hữu tình để sống nhưng công việc nuôi sống ta lại nằm ở những nơi ồn ã.
    ai cũng muốn dành nhiều thời gian quấn quít bên người mình yêu nhưng tình yêu ko chi trả cho các hóa đơn dc.
    ở tuổi nào đó đi xe gì ko quan trọng, quan trọng là đi cùng ai. ở tuổi nào đó ăn ở đâu ko quan trọng, quan trọng là ăn với ai. và đến tuổi nào đó thì đi xe gì lại trở nên quan trọng. và với nhiều người trẻ tình yêu quả thật là một thứ xa xỉ.

    nếu sau này bận quá
    thời gian cứ trôi qua
    tình cảm dễ nhạt nhòa
    nên đừng để như vậy

    mỗi sáng khi thức dậy
    nhắn với em vài tin
    người anh nhớ đầu tiên
    trong buổi sáng hôm ấy

    khi đêm tối bủa vây
    lúc chuẩn bị say giấc
    soạn những dòng nỗi nhớ
    gửi cô gái sáng nay

    một tuần dành một ngày
    quên đi hết mọi thứ
    cầm tay cô gái ấy
    đưa đi khắp đó đây

    tình yêu chỉ cần vậy
    đâu cần quá xa hoa
    đầu cần phải nhiều quà
    chỉ cần yêu chân thật. (TT)
  9. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.504
    --- Gộp bài viết, 15/10/2018, Bài cũ: 15/10/2018 ---
    Giọng anh rè hay là vờ rè ?
    --- Gộp bài viết, 15/10/2018 ---
  10. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.504
    Vì sao em nhớ anh thế này
    Thương nhớ đong đầy trong lòng mắt
    Buổi chiều vừa gặp nhau đây
    Mà đêm đã nhớ như vậy
    Em hỡi em có hiểu có hay.

    Tình anh như núi cao biển rộng
    Gom bốn phương trời xây thành lũy
    Biển trời nào mà không xanh
    Thì xin em nhớ cho rằng
    Tim vàng em sáng cả đời anh.
    (Em hiển nhiên chiếm ngự hồn anh.)

    Anh ơi ngồi đây mơ bóng tưởng hình
    Ngồi đây thương nhớ một mình
    Với niềm mơ ước vây quanh.

    Em ơi ước gì mình là sao đêm
    Ước gì mình là đôi chim
    Hay là trăng sáng rọi đường đêm.

    Để anh đưa đón em sớm chiều
    Trên lối đi về không còn thiếu
    Trọn đời mình kề bên nhau
    Tình yêu thêm sắc thêm màu
    Không còn lo thương nhớ người yêu.

Chia sẻ trang này