Chunjunxo chúc tết anh em !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi chunjunxo, 28/01/2011.

5375 người đang online, trong đó có 492 thành viên. 19:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 22533 lượt đọc và 326 bài trả lời
  1. suvk

    suvk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2010
    Đã được thích:
    0


    Giá cả đắt đỏ wá chụn ui .... Chứng thì Ung :((
  2. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Dở khóc dở cười chuyện đi chúc Tết sếp


    Hẹn lên hẹn xuống, thư ký của vị sếp tổng nọ mới xếp cho được cái lịch hẹn lúc 5h chiều. Đánh vật cả một đoạn đường dài tắc nghẹt, đến cổng công ty, anh Hòa nhận được lời nhắn sếp họp gấp, hẹn hôm sau quay lại.

    Anh Hòa thất thểu với gói quà trên tay, tự nhiên thấy mình quê một cục. Anh liếc thấy có 2 nữ nhân viên công ty nào đó cũng giống anh - đến rồi về với gói quà nặng trĩu trên tay mà chưa thể trao được cho người nhận.

    Đây là năm thứ 2, anh Hòa được giao nhiệm vụ thay mặt công ty đi chúc Tết đối tác, bạn hàng và cả cấp trên. "Sự nghiệp chúc Tết" của mình được anh Hòa gói gọn trong câu: "Vật vã trở về, mệt lử ra đi". Quy trình đi lại được anh thuộc làu làu. Đường Hà Nội tắc nghẹt những ngày giáp Tết nên bao giờ cũng vậy, công việc đầu tiên của anh khi xuất hành là khảo sát địa điểm, chọn đoạn đường ít tắc và chỗ đỗ xe. Bên cạnh đó, anh trang bị cho mình chiếc điện thoại thứ 2 phòng khi "giữa đường hết pin", không liên lạc được với thư ký của sếp là coi như hỏng việc.

    Theo anh Hòa, với đối tác, bạn hàng, việc chúc Tết có vẻ đơn giản hơn. Thông thường vẫn là rượu ngoại, bánh tây, kèm theo bao lì xì gọi là mừng tuổi cho các cháu. Tuy nhiên, với cấp trên, giới lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp mình, việc chọn lựa quà lại cực kỳ khó khăn. Phong bì không biết bao cho đủ, rượu ngoại thì sếp có cả thùng chẳng biết có đả động đến số đồ mình mang biếu. Do vậy, việc chọn quà gì cho đặc trưng, độc đáo và để sếp nhớ lâu là cả một vấn đề khiến khối văn phòng công ty anh phải đau đầu nghĩ cách.

    "Có lần vừa gọi được bát phở, chưa động vào miếng nào, trợ lý của sếp tổng báo sếp rảnh khoảng nửa giờ. Quên cả ăn uống, tôi vội trả tiền tất tả bắt vội xe ôm, phi đến nơi. Nói chung đi Tết, phải cơ động như vậy mới được việc", anh Hòa kết luận.

    Dịp Tết Nguyên đán, "phong trào tặng quà", "chúc Tết" cứ như là sự đương nhiên, chẳng cần ai phải nhắc ai. Nhân viên lo Tết sếp nhỏ, sếp nhỏ lo Tết sếp lớn. Trưởng phòng kinh doanh một công ty có tiếng ở Hà Nội cho biết khoảng một tháng trước, danh sách chúc Tết các các nhân vật quan trọng đã được lên và bổ sung thường xuyên. Ứng với từng vị trí là khoản tiền Tết, kèm theo các phần quà sẽ được “tế nhị” gửi tới người nhận.

    Cách đây mấy hôm, anh này cầm chai rượu Tây trị giá vài nghìn đôla Mỹ cùng với tấm phong bì đến tặng sếp tổng. Chẳng hiểu sao, trợ lý của sếp lại sắp lịch dày đặc khiến cho nhiều người đi Tết bị "chạm trán". Thế nhưng rất hồn nhiên, vị sếp già vui vẻ này chỉ cười khà khà bắt tay từng người một rồi chép miệng: "Cảm ơn các cậu đã đến thăm, tớ cũng phải đi Tết cấp trên đây".

    Gặp VnExpress.net vào chiều 26 tháng Chạp Tết, chị Hương Nguyên - Phó giám đốc một công ty truyền thông ở Hà Nội hớn hở khoe đã hoàn tất việc đi chúc Tết, sau gần 3 tuần phải hít khói xe và bụi đường. Theo sự phân chia giám đốc, chị sẽ đảm nhận việc chúc Tết một số vị trí không mấy quan trọng trên tập đoàn mẹ và cấp phó một số vụ viện. Phần còn lại, những vị trí , giám đốc sẽ phụ trách.

    Phân công rõ ràng như vậy song không ít lần chị vẫn rơi vào cảnh khóc dở mếu dở khi vào phòng để Tết cấp phó lại gặp cấp trưởng cũng đang ngồi ở đó. Trong khi theo lịch, chiều hôm sau giám đốc công ty mới tới để Tết sếp trưởng. "Lúc này tôi chỉ biết cười trừ và nói đỡ là: 'Hôm trước chúng em qua nhưng anh đi vắng. Nói vậy nhưng cũng ngượng chín cả người", chị Nguyên kể.

    Trong 3 năm liền làm nhiệm vụ "biếu xén", chị Nguyên đã gặp không ít tình huống chéo ngoe như Tết nhầm người; vừa đến cửa phòng sếp thì túi quà bị đứt dây rơi bịch xuống đất, suýt vỡ cả chai rượu. Chưa hết, có lần chẳng biết "mắt nhắm mắt mở" thế nào lại vào nhầm phòng sếp trưởng một cơ quan nọ để Tết, trong khi theo phân công, chị Nguyên sẽ Tết sếp phó và một số chuyên viên. "Vụ Tết nhầm này tôi bị quạt một trận vì khiến công ty bị đội thêm chi phí. Bởi sếp trưởng đã được giám đốc chúc Tết trước đó một ngày", chị Nguyên nhớ lại.

    Anh Thanh, nhân viên tín dụng của một ngân hàng lớn tại TP HCM chia sẻ, vì sếp là đồng hương Quảng Ngãi nên thường có sự ưu ái dành cho anh trong công việc. Tết đến, anh muốn có một chút quà coi như "tỏ lòng biết ơn". Nhưng đau đầu nhất là khâu lựa chọn quà. Nếu tặng lẵng quà như bao nhiêu người khác, anh cảm thấy nó bình dân quá. Còn nếu sử dụng đặc sản quê lại lo không biết có phù hợp với khẩu vị của sếp. Trường hợp khác, Tết bằng phong bì, anh cứ băn khoăn và cảm thấy ngượng kiểu gì đó vì "tay vốn không quen"... Cuối cùng, anh đã giải quyết được mối lo quà Tết mấy tuần nay khi được người bạn gợi ý mua tranh thêu tay tặng sếp.

    Trong khi đó, chị Thanh, làm việc tại một Viện nghiên cứu Tin học, Điện tử tại TP HCM cũng nhiều hôm liền thẩn thờ chỉ vì chuyện quà biếu Tết. Chị chẳng biết bao nhiêu là vừa. Biếu ít, không bằng đồng nghiệp thì ngại. So đo tính toán chán, lại mất vài buổi tại siêu thị mới mua được quà biếu sếp.

    Còn anh Phong, giám đốc một công ty bất động sản trên đường số 7, Bình Tân, TP HCM đã nhân chuyến đi công tác Hàn Quốc cách đây một tháng mua sẵn mấy hộp sâm để làm quà tặng một số sếp quan trọng như các quan chức địa chính trên địa bàn…"Mấy tối giáp Tết, mọi việc cơ quan, gia đình phải tạm gác để đến nhà mấy sếp trước. Mệt nhất là gặp lúc gia đình sếp có quá đông khách, khi ấy lại phải ngồi chờ đến lượt. Có sếp, tôi phải đợi hơn nửa tiếng mới thấy vãn khách", ông phong nói.

    Trưởng phòng nhân sự của một công ty xuất nhập khẩu TP HCM cũng than thở chuyện, năm nào cô cũng được cơ quan giao nhiệm vụ tặng quà cho các đối tác. "Tết đến người thì xôn xao đi mua sắm, còn mình thì cứ nhao nhao vào việc mua quà nào cho hợp với các sếp", chị than thở. Vì mỗi sếp một khác nên mình phải chọn lựa món quà sao cho phù hợp nhất. "Việc này ảnh hưởng đến cả công ty nên không thể làm qua quýt", Ngọc cho biết.

    Trường hợp anh Thắng, do tâm sự với vợ là cái ghế trưởng phòng đang trống và anh là ứng viên sáng giá. Thế là Tết này vợ anh nhất quyết phải tìm ra được một thứ quà độc đáo để chồng tặng sếp nhằm tăng thêm khả năng "chiến thắng".

    Cô bắt chồng phải đi chọn quà cùng, vòng vèo cả ngày, qua đến mấy chục cửa hàng vẫn không ưng ý bất cứ món quà gì. Thứ cô ưng thì lại quá đắt. Cả ngày nghỉ cuối tuần không mua được gì, cả hai vợ chồng đều chán ngán.

    May sao, có cô bạn mách nước có một loại quà tặng khá "độc" có thể làm các sếp thích đó là bưởi Hồ Lô. Trong phong thủy thì Hồ Lô là vật khí không thể thiếu để hóa giải hung khí và tăng cường sức khỏe. Bưởi Hồ Lô chưng trên mâm cổ sẽ thể hiện sự ấm no, hạnh phúc. Để có được loại bưởi này, cô cùng chồng phải bỏ nguyên một ngày để xuống tận Châu Thành, Hậu Giang đặt mua.

    Hồng Anh - Lệ Chi
  3. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]
  4. quemua_taptoe

    quemua_taptoe Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/08/2010
    Đã được thích:
    0
    6 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: , chunjunxo
  5. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]
  6. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    :((:((:((
  7. fgc

    fgc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2010
    Đã được thích:
    0
    EM cũng vào được BVS và VCG.... Bravo!
  8. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Tác Giả: Nguyễn Hưng Quốc
    Chúa Nhật, 16 Tháng 1 Năm 2011 05:26


    Hơn 70% người Việt Nam đều cho là họ đầy lạc quan về nền kinh tế của Việt Nam trong năm 2011.



    Người Việt lạc quan? Hình Reuters.

    Báo chí trong nước mấy ngày đầu năm 2011 loan tin khá nhiều về kết quả cuộc thăm dò của Viện BVA của Pháp và Viện Gallup của Mỹ về mức độ lạc quan trước tương lai của dân chúng tại 53 quốc gia trên thế giới.

    Tổng cộng có 64.000 người tham dự. Riêng tại Việt Nam có 1000 người tham dự. Đặc biệt, hơn 70% người Việt Nam đều cho là họ đầy lạc quan về nền kinh tế của Việt Nam trong năm 2011. Đây là tỉ lệ cao nhất trong tất cả các nước. Chính vì thế, hầu hết các bản tin đều mang nhan đề: Người Việt Nam lạc quan nhất thế giới.

    Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên người Việt Nam đoạt được danh hiệu này. Nhớ, vào đầu năm 2007, kết quả một cuộc thăm dò tương tự cũng đã được công bố trên báo chí: 94% người Việt Nam được hỏi đều lạc quan về tình hình kinh tế trong năm mới so với nơi đứng hạng hai là Hồng Kông chỉ có 74%; kế đến là Trung Quốc với 73%; còn tỉ lệ lạc quan trung bình của các nước thì chỉ dừng ở mức 43%.

    Theo cuộc thăm dò được công bố vào đầu năm 2011 này, tỉ lệ những người lạc quan ở Trung Quốc bị rớt xuống, chỉ còn 49%, trong khi tỉ lệ trung bình của các nước thì xuống rất thấp, đến mức 30%.

    So với tỉ lệ chung của hai lần thăm dò ấy, người Việt không những lạc quan mà còn lạc quan với một mức độ rất đáng kinh ngạc. Chúng ta lạc quan hơn hẳn người dân ở các nước giàu có, phát triển và ổn định nhất trên thế giới. Hơn người Mỹ và người Canada (chỉ có 25% lạc quan). Cũng hơn hẳn người dân ở các nước châu Âu (tỉ lệ người bi quan về kinh tế trong năm 2011 ở Pháp là 61%, ở Anh là 52%, Tây Ban Nha là 48% và Ý là 41%).

    Sự lạc quan một cách đặc biệt như vậy nói lên điều gì?

    Trước khi trả lời câu hỏi ấy, chúng ta nên biết những nước được xếp vào loại lạc quan nhất trong các cuộc thăm dò này đều là các nước thuộc châu Á, châu Mỹ Latin và châu Phi, nghĩa là những vùng thuộc loại nghèo khó nhất trên thế giới. Khi tường thuật kết quả cuộc thăm dò, phần lớn báo chí đều nhấn mạnh: Ngay cả dân Nigeria và Afghanistan cũng lạc quan hơn cả dân Mỹ. Với Afghanistan thì, tuy dưới mắt mọi người trên thế giới, đất nước ấy đầy những bất hạnh, bất hạnh đến từ họa độc tài rồi chiến tranh, và cùng với cả hai, nạn tham nhũng tràn lan ở mọi cấp, nhưng dân chúng vẫn thấy lạc quan. Còn ở Nigeria thì báo Le Parisien nhận xét: “Bất chấp đảo chính, tham nhũng và đói nghèo thì người dân Nigeria vẫn tin tưởng về tương lai tươi sáng của đất nước họ”.

    Tại sao có hiện tượng lạ lùng như thế?

    Lý do đầu tiên có lẽ khá đơn giản: về tâm lý, người ta không thể sống mãi với đau khổ và tuyệt vọng. Nhớ, ngày xưa, Nguyễn Du có câu thơ: “Nhân đáo cùng đồ vô hảo mộng” (người đến bước đường cùng không thể có mộng đẹp được). Nói thì nói vậy, nhưng dù không có mộng đẹp đi nữa, người ta cũng phải bám víu vào một cái gì đó để tồn tại. Chỗ bám víu dễ dàng và tuyệt đối không tốn kém gì cả là hy vọng, cái niềm hy vọng được diễn tả bằng những thành ngữ hay tục ngữ đơn sơ như “hết mưa lại nắng”, “hết tối lại sáng”, “khổ cực cam lai” hay “bỉ cực thái lai”, v.v…

    Có điều, trong thế cùng khổ, người ta thường chọn cho mình một tầm nghĩ thật ngắn: Chỉ so sánh với ngày hôm qua. Hôm qua, mình ăn cơm độn; hôm nay được ăn cơm trắng, dù chỉ với nước mắm: Mừng! Hôm qua, mình đi xe đạp; hôm nay được lái xe gắn máy, dù ra ngoài đường lúc nào cũng bị kẹt xe và lúc nào cũng đối diện với nguy cơ bị tai nạn: Mừng! Hôm qua, đi đâu cũng phải xin giấy phép, hết giấy phép tạm vắng đến giấy phép tạm trú; hôm nay, muốn đi đâu thì đi, dù là những cái đi đầy rủi ro và bất trắc: Mừng!

    Với tầm nghĩ ngắn như thế, người ta mất khả năng so sánh với người khác. Người dân Nigeria quên hẳn là cách đây ba mươi mấy năm, họ là một trong những quốc gia thuộc loại thịnh vượng, giàu có và phát triển hơn hẳn Singapore và Malaysia; bây giờ họ lại nằm trong số những nước nghèo khó nhất trên thế giới. Người Việt Nam cũng thế. Sự so sánh của họ chỉ mang tính lịch đại, tự so sánh mình với chính mình, trước và sau đổi mới cũng như năm trước và năm sau. Hiếm người chịu nhìn sang các nước khác, chung quanh, ngay trong khu vực, để thấy Việt Nam bị hầu hết các nước khác qua mặt. Qua rất xa. Có khi vài ba chục năm là ít.

    Trương Duy Nhất, trong bài “Người Việt lạc quan: có nên vui không?”, ghi nhận:

    “Mấy Tết rồi (và Tết này chắc cũng vậy) tôi về quê thấy nhiều nhà tiếp bia, thậm chí bia lon, 333 hẳn hoi, không còn rượu gạo nút chuối như trước. Mừng. Bảo đó là sự thay chuyển lớn cũng đúng. Nhưng đó mới là ta nhìn với ta, nhìn so với cái bóng của chính mình. Trong chừng đó thời gian, mình bước (hơn mình) được mươi thước, nhưng người khác họ đã bay tới…cung trăng! Vì thế, so là so với thiên hạ, chứ không phải nhìn so với chính cái bóng của mình.”

    Rồi ông nhận xét:

    “[T]rong khi báo chí tỏ ra hồ hởi trước kết quả về chỉ số niềm tin “nhất thế giới” của người Việt, tôi lại nhìn đó là một nỗi lo. Nỗi lo về cái bản tính tiếp nhận các hiện tượng, sự thể và cuộc sống một cách rất dễ dãi theo cảm tính, hiếm khi biết lật ngược lại vấn đề, dễ chấp nhận dễ hòa nhập, dễ bằng lòng với thực tại mà ít đòi hỏi quyết liệt cho những thay chuyển lớn.”

    Cách đây gần hai năm, trong bài “Người Việt vô tư và lạc quan vì tư duy bằng…bụng?”, Nguyễn Ngọc Lanh giải thích thái độ lạc quan của người Việt Nam bằng một nguyên nhân xã hội: thiếu thông tin. Ông viết:

    “Một người mắc trọng bệnh vẫn có thể lạc quan nếu thầy thuốc và gia đình giấu bớt thông tin. [...] Một người gửi tiền vẫn lạc quan, nếu ngân hàng sắp vỡ nợ biết cách che giấu thông tin. Những đứa con của một gia đình đang lâm vào khốn quẫn vẫn có thể cứ vô tư và lạc quan nếu cha mẹ chúng cố ý giấu giếm chúng những thông tin nào đó.

    “Liệu có thiếu ví dụ? Câu hỏi là liệu những người trả lời cuộc điều tra có thiếu thông tin để dẫn đến thái độ ‘vô tư và lạc quan’, như kết quả điều tra đã công bố?”

    Tôi nghĩ, ngoài lý do tâm lý và xã hội nêu trên, chúng ta còn có thể giải thích thái độ lạc quan hơi có phần quá đáng của người Việt Nam được thể hiện trong hai cuộc thăm dò vào hai năm 2007 và 2010 vừa qua, bằng một nguyên nhân khác nữa: văn hóa.

    Nhưng bàn về văn hóa thì nhiều chuyện quá.

    Thôi, để dịp khác.
  9. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    "Nghệ thuật" cắt tóc của bọn Khựa: Choáng choàng choạng luôn :)



    Tại 1 làng ở Dongzhai, Trung Quốc có 1 kiểu cắt tóc vô cùng kỳ lạ, thay vì cắt tóc bằng kéo như bình thường thì những người ở đây sử dụng… liềm. Có lẽ đây vốn là công cụ lao động của những người dân nơi đây, và họ tận dụng công cụ này để làm nhiều việc, trong đó có việc cắt tóc.

    Trước khi cắt tóc, người cắt sẽ dội nước lên đầu người được cắt, sau đó người cắt tóc sẽ sử dụng liềm cắt sát vào da đầu. Việc cắt tóc kiểu này khá nguy hiểm và đòi hỏi sự dũng cảm của cả 2.

    Chúng ta cùng xem cách cắt tóc kỳ lạ này nhé !

    [​IMG]
    đang đợi để được cắt tóc.

    [​IMG]
    Dội nước lên đầu trước khi cắt tóc.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đã xong. Ngon giai rồi nè...
  10. hocmuachung

    hocmuachung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/12/2010
    Đã được thích:
    289
    [​IMG] Hôm nay, 14:29 #48 :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd

    Năm mới chúc nhau chứng khoán chơi
    Lên lên xuống xuống vẫn thảnh thơi
    Tài khoản gia tăng ba con số
    Nhà đẹp xe ngon thoả sức xơi.

    he hee

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>

    Nếu thấy hay anh em nháy cho cái nhé để nâng cấp

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-

Chia sẻ trang này