1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

★★★ Chương trình chia sẻ áo ấm tới đồng bào miền Trung

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi DHA, 21/10/2013.

3430 người đang online, trong đó có 137 thành viên. 01:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 60147 lượt đọc và 359 bài trả lời
  1. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828

    -----OK . Góp phần nuôi chuột cho nhà hàng. Tráu sửa lại toàn bộ thông báo bên ấy là Quĩ TLVF319 chứ ko phải diễn đàn F319. Tks. [};-
  2. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828


    ----Chiếc cầu vào thôn Cồn Sẻ bị lũ đánh bung ván. Hàng ngày người dân và học sinh đi qua cầu vào thôn + đến trường rất nguy hiểm.
    Chờ xin kinh phí sửa chữa phải qua các cấp lâu lắm.


    [​IMG]

    Cây cầu gỗ trên là con đường "độc đạo" nối thôn Cồn Sẽ ra đường liên thôn của xã Quảng Lộc, là con đường duy nhất của người dân ở đây.

    Trong trận lũ vừa qua, do nước sông Gianh từ đầu nguồn đổ về dâng cao, chảy xiết, nên cây cầu “độc đạo” đi qua thôn Cồn Sẽ (xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch) bị lũ cuốn phăng khiến hàng trăm hộ dân bị cô lập…




    [​IMG]


    Cây cầu bị nước cuốn trôi khúc giữa nên thôn Cồn Sẽ bị chia cắt đôi bờ


    Theo người dân ở đây cho biết, cây cầu gỗ trên là con đường độc đạo nối thôn Cồn Sẽ ra đường liên thôn của xã Quảng Lộc. Hằng ngày, người dân qua lại để giao thương, buôn bán và sinh hoạt.
    Sau trận lũ vừa qua, do nước dâng cao cộng với nước chảy xiết đã cuốn phăng cây cầu. Vì vậy người dân phải dùng thuyền để qua lại, nhưng cũng rất khó khăn.


    [​IMG]


    Người dân qua lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc dùng thuyền để đi lại.



    Mong muốn của bà con nơi đây, là sớm có một cây cầu được xây kiên cố. Nếu không mùa lũ nào cầu cũng bị cuốn trôi hoặc làm hư hỏng. Nên sau lũ người dân qua lại rất khó khăn.


  3. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
    Vùng lũ cạn kiệt, tan hoang
    Thứ bảy, 19/10/2013 06:38

    (CATP) Chết, bị thương, nhà đổ sập, đói, khát, thiếu đủ thứ... là những gì đã và đang diễn ra tại huyện Quảng Trạch, Quảng Bình khi bão, lũ, lốc xoáy vừa tàn phá. Hai ngôi làng gần như bị xóa sổ, đau thương, tang tóc; cuộc sống người dân đang vô cùng bế tắc.

    NHỮNG NGÔI LÀNG TAN HOANG!

    Con đường từ thị trấn Ba Đồn (huyện Quảng Trạch) ngập ngụa bùn đất, rác rưởi, nhiều đoạn bị ngập sâu dẫn chúng tôi qua cầu Quảng Hải bắc qua sông Gianh về xã Quảng Lộc. Chiếc cầu duy nhất nối làng Cồn Sẻ với bên ngoài đã bị nước lũ cắt đứt. Hơn 3.000 người bị cô lập trong tình cảnh hết sức khó khăn.
    [​IMG]
    Lũ nhấn chìm nhiều trường học và nhà văn hóa

    Tiếp tục đi đò sang thôn Nam Minh Lệ (xã Quảng Minh), chúng tôi chứng kiến cảnh tan hoang, ngập ngụa khắp nơi. Đặc biệt, có hơn chục ngôi nhà bị đổ sập, tốc mái hoàn toàn. Anh Nguyễn Văn Đượng (48 tuổi) đang cố tìm những gì may ra còn sót lại trên đống đổ nát ở nền nhà. Vợ anh, chị Hoàng Thị Hồng và hai đứa con nhỏ đang ngồi co ro, rên rỉ trong một góc bờ tường, trên có che tạm bằng tấm bạt. Ba mẹ con chị Hồng bị thương, xây xát nhiều nơi trên cơ thể. Anh Đượng kinh hoàng kể lại: “Cả nhà đang ngủ thì nghe tiếng ầm ầm, tỉnh dậy thấy bị khối bê tông nặng đè lên người. Vợ chồng tôi cố thoát ra rồi tìm các con. Ai cũng bị thương, một đứa đang nằm bệnh viện”.

    Tìm kiếm mãi, anh Đượng chán nản ngồi nhẩm tính, thiệt hại đợt này gần 500 triệu đồng, coi như trắng tay. Cách đó một nhà, hai vợ chồng anh Nguyễn Văn Thuần (43 tuổi) và chị Trần Thị Nghiệm (39 tuổi) ôm hai đứa con nhỏ mới 5 tuổi và 2 tuổi ngồi thẫn thờ. Cả nhà anh Thuần rạng sáng 16-10 đang ngủ thì lốc xoáy ập đến làm đổ sập nhà. Anh Thuần và chị Nghiệm bị những thanh gỗ đè lên trên, cố gắng thoát ra khỏi đống đổ nát. Hai vợ chồng tìm mãi thì thấy hai đứa con bị hất ra sau nhà, nằm trên vùng nước, đang kêu la, khóc lóc thảm thiết. Nếu chậm chút nữa thì hai đứa trẻ sẽ không qua khỏi. Sau đó, gia đình anh kéo nhau lên ở trong túp lều cùng một số gia đình khác có nhà sập ở cạnh ga Minh Lệ.
    [​IMG]
    Chiếc cầu bị lũ cắt đứt gây cô lập, chia cắt làng Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc)

    Khổ sở không kém là trường hợp của vợ chồng ông Hoàng Sấy (89 tuổi) và bà Nguyễn Thị Phiến (86 tuổi). Vợ chồng ông Sấy cũng ngủ trong căn nhà gỗ và lốc xoáy đánh sập nhà, may mắn chỉ bị thương. Nhưng giờ ông Sấy rất buồn vì không tìm được di ảnh và tấm bằng Tổ quốc ghi công của người em trai là liệt sĩ của mình.
    Ba ngày nay, thôn Hà Sơn (xã Quảng Sơn) bị chìm trong biển nước mênh mông, cô lập hoàn toàn. Nhờ canô của bộ đội biên phòng, chúng tôi mới tiếp cận được nơi này. Làng chỉ còn nhô lên vài nóc nhà, vài cây xanh, mọi hoạt động bị ngưng trệ. Thôn có 69 hộ thì có 9 nhà sập, 7 nhà sắp sập và còn lại bị tốc mái hết. Hơn 2/3 gia đình che tạm tấm bạt để trú ngụ. Nhiều gia đình không còn cái gì để ăn. Bà con ai cũng lấm lem bùn đất, cố gắng đi lại bằng thuyền ra ngoài nhận hàng cứu trợ rồi đem về chia cho cả thôn. Nước trong nhà đã rút dần, nhưng bùn đất lấp đầy từ mái xuống nền nhà, công tác khắc phục, ổn định cuộc sống phải trông chờ nhà nước, các lực lượng chức năng.
    [​IMG]
    Lực lượng ******* bám sát địa bàn để giúp dân ứng phó với lũ

    NHỮNG CÁI CHẾT THẢM THƯƠNG

    Đối diện với thôn Hà Sơn bên kia sông Rào Nan (một nhánh ở thượng nguồn sông Gianh) là thôn Linh Cận Sơn. Đây là địa phương bị thiệt hại nặng nhất tỉnh Quảng Bình trong đợt bão lũ vừa qua. Bão số 10 lay chuyển, bão số 11 tấp thêm rồi nước lũ thượng nguồn đổ về, nước sông dâng cao, nước dưới lòng đất ứ đọng kèm theo cơn lốc xoáy lúc 1 giờ 30 ngày 16-10 khiến 100% ngôi nhà bị ngập, sập và tốc mái nghiêm trọng. Trong đó 10 nhà bị sập hoàn toàn, cả dân làng náo loạn suốt ngày 16 và 17-10. Không còn căn nhà nào nguyên vẹn.
    [​IMG]
    Cụ già ở xã Quảng Minh mất nhà

    Anh Mai Xuân Quyền, ******* viên thôn Linh Cận Sơn cho biết: “Lốc xoáy quần đảo chỉ trong khoảng 10 phút, đã đánh sập, cuốn đi gần hết mọi thứ. Hàng trăm nhà dân lâm cảnh màn trời chiếu đất. Tôi huy động bà con đưa người già, người neo đơn, trẻ em đến nơi an toàn lánh nạn. Sau đó nước lũ bao vây, gây cô lập nên thôn bị chia cắt nghiêm trọng. Đến ngày 17-10 mới có lực lượng bộ đội đến giúp dân sửa chữa, dựng nhà tạm, cứu trợ khẩn cấp. Hơn 40 năm nay mới thấy kinh hoàng như vậy. Cả làng như bị bom B52 tàn phá, đau thương, tang tóc”.

    Thôn Linh Cận Sơn có hai người chết là anh Mai Xuân Phụ (56 tuổi) và anh Phan Xuân Sơn (48 tuổi). Trong căn nhà đã tốc mái toàn bộ, một bức tường đã sập đổ, bàn thờ của anh Phụ được đặt dưới tấm bạt che tạm. Ông Trần Đình Giáp, một người bà con của anh Phụ kể lại: “Lúc 1 giờ 30 ngày 16-10, tôi nghe có tiếng ầm ầm, dậy thấy nhà mình bị tốc mái hết nên trèo lên mái nhà để che tấm bạt. Nhìn sang nhà Phụ thì thấy đã đổ sập nên chạy sang, thấy Phụ bị đống bê tông đè lên trên, chết tại chỗ. Hình như nó vừa xuống khỏi giường nhưng không thoát được”.
    Bà con khẩn trương đi kiếm quan tài về và lúc đang khâm liệm thì nước lũ tràn vào. Ông Giáp cùng một số người ôm quan tài vật lộn giữa dòng nước cuồn cuộn đem đi chôn. Cả làng nhà nào cũng bị lốc xoáy tàn phá nên cũng không có nhiều người đưa tang được. Nếu để chậm chút nữa thì quan tài cùng thi thể anh Phụ bị lũ cuốn mất. Người vợ và đứa con gái đầu của anh Phụ đi làm ở xa, hôm sau mới về đến nhà.
    [​IMG]
    Đứa trẻ vừa mất cha trong lốc xoáy, lũ dữ giờ không còn sách vở để đến trường

  4. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828





    Cỏ lông chông Cồn Sẻ

    23/10/2013 09:17 GMT+



    Sau những hoang mạc cát trải dài, đường đi quanh co và hun hút như vắt kiệt sức người, thôn Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) hiện ra trước mắt chúng tôi giữa bốn bề sông nước. Và chao ơi là cát…! Cát xâm lấn đến tận cửa nhà, theo cơn gió biển ngấp nghé và lúc nào cũng chực len lỏi vào tóc, vào quần áo mọi người khi có dịp. Điều đặc biệt là ở Cồn Sẻ, đi đâu cũng gặp trẻ con. Chúng như những bông cỏ lông chông, hồn nhiên lăn lóc trong gió cát, hồn nhiên lớn và tiếp tục sống những chặng đường đời khó nhọc như ông bà, cha mẹ chúng đã và đang trải qua…


    [​IMG]

    Người dân Cồn Sẻ mong sớm có một cây cầu để gần hơn với đất liền.


    Chuyện ở làng "siêu đẻ"

    Nhiều cặp vợ chồng ở Cồn Sẻ bây giờ vẫn còn giữ ý nghĩ lạ lùng là cố sinh con trai cho đủ đội tàu. Nguyên do có lẽ từ xưa phần lớn người dân ở Cồn Sẻ làm nghề đi biển luôn muốn con đàn cháu đống, nhất là con trai để lấy người ra khơi và nối dõi tông đường. Ý niệm ấy truyền từ đời này qua đời khác, bất chấp những nỗ lực vận động của các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể. Nhà nhà sinh con, người người muốn có thêm con… nhưng việc đảm bảo miếng cơm manh áo cho những đứa trẻ ấy hay chuyện lo cho chúng học hành đầy đủ thì gần như chẳng nhà nào hướng đến.


    Trẻ con Cồn Sẻ lớn lên, chưa kịp thuộc hết mặt chữ đã bỏ quên sách vở, cắm mặt vào khâu lưới và gỡ cá. Đứa lớn lên thuyền ra biển trong những chuyến đánh cá dài ngày, đứa bé ở nhà phụ giúp việc lặt vặt. Rất nhiều hộ gia đình ở Cồn Sẻ sinh từ 7 - 8 con, thậm chí có gia đình sinh tới 10 con.
    Giữ kỷ lục đẻ nhiều trong thôn Cồn Sẻ là gia đình ông Nguyễn Văn Đ với 14 người con. Ông Đ năm nay 56 tuổi, nhưng con trai lớn đã 36 tuổi và cô út thì vừa tròn 10 tuổi. Hiện, 3 người con ông Đ đã lập gia đình và ra ở riêng, thế nhưng trong ngôi nhà chừng 30m2 của ông vẫn còn lại khoảng 17 người, cả con và cháu cùng sinh sống. Lí giải về việc đẻ nhiều của mình, ông Đ bộc trực: "Tui quyết sinh nhiều con để đủ đội tàu đi biển, khỏi cần thuê người ngoài". Trái ngược lại với chồng, bà H - vợ ông Đ, không giấu nổi sự lo lắng. Bà bảo, chỉ mỗi cái việc đi chợ lo bữa ăn hằng ngày cho từng đấy người con, cháu cũng đã đủ đứt hơi rồi, chứ chưa nói đến chuyện kiếm đủ tiền nuôi chúng.


    Ở làng biển này, những cặp vợ chồng đông con như gia đình ông Đ là hoàn toàn bình thường. Hiện tại, nhiều người mới 30 tuổi mà đã có tới 4 đến 5 mặt con. Có thể kể trường hợp của chị Phạm Thị Nhi ở đội 1, mới 37 tuổi, nhưng đã có 10 đứa con. Đứa đầu 19 tuổi, đứa bé nhất mới được 5 tháng tuổi.
    Sinh ra trên cát, sống nhờ vào biển, những đứa trẻ ở thôn Cồn Sẻ đa số đều học xong lớp 6 là nghỉ. Đám con trai 13, 14 tuổi thì lên tàu đi biển, đám con gái ở nhà vá lưới, chạy chợ rồi đi lấy chồng, rồi lại tiếp tục sinh ra những đứa trẻ khác. Cuộc sống khốn khó cứ thế khép kín và xoay vòng, buồn tẻ. Theo thống kê, thôn Cồn Sẻ có 650 hộ với hơn 3.000 khẩu thì chỉ tính riêng trẻ em từ chưa đủ 1 tuổi đến 5 tuổi đã có trên 500 em. Còn nếu tính trẻ em ở độ tuổi học sinh tiểu học thì Cồn Sẻ có 412 em, chiếm 50% trong toàn xã Quảng Lộc. Nhưng có điều là khi học lên đến Trung học phổ thông thì con số học sinh của Cồn Sẻ chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

    Ham đi biển hơn đi học
    Đó là thực tế đáng buồn ở Cồn Sẻ. Cán bộ giáo dục xã Quảng Lộc cho biết, trình độ dân trí của thôn Cồn Sẻ rất thấp, nhiều người mù chữ, khi lên UBND xã làm giấy tờ phải điểm chỉ. Thế nên việc tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình ở đây rất khó khăn. Phần nữa, các hộ gia đình ở đây đều là bà con giáo dân, họ quan niệm không được can thiệp vào sự sinh sôi nảy nở tự nhiên của con người. Và vì thế mà bao lâu nay, đẻ nhiều đẻ lắm đã là chuyện bình thường.
    Đất chật, người đông, cuộc sống càng ngột ngạt và bức bí. Nhiều gia đình ở Cồn Sẻ có hàng chục nhân khẩu, 3,4 thế hệ chung sống trong một mái nhà. Toàn thôn còn hơn 200 hộ chưa có đất ở, phải sống ven đê, trên thuyền, tàu... cũng góp vào nguyên nhân dẫn tới đông con. Đất ở đã thiếu, đất để dành xây dựng các khu vui chơi cho trẻ em càng không có. Thiếu không gian, thiếu sân chơi nên trẻ em Cồn Sẻ cả ngày quăng quật ngoài đường, đối diện với đủ nguy cơ lây nhiễm bệnh tật bởi rác thải và cát bụi. Hơn nữa, quỹ đất của người Cồn Sẻ ngày càng bị thu hẹp bởi tình trạng sạt lở và cát xâm lấn. Thế nên người dân chỉ còn mỗi cách là bám biển mưu sinh, mà biển thì đầy bất trắc…

    Ông Nguyễn Cương, Trưởng thôn Cồn Sẻ, cho biết: "Ở cái "ốc đảo" này, các bậc cha mẹ thường cho con cái nghỉ học sớm để kiếm tiền. Bởi, theo cách tính của các ông bố, bà mẹ thì ở nhà ăn học vừa tốn tiền lại không có thu nhập, vì thế mà những đứa trẻ thất học càng ngày càng nhiều. Thông thường, mỗi năm trung bình một đứa trẻ đi biển được trả công hơn 15 triệu đồng. Đứa lớn, khỏe mạnh thì làm việc nặng, đứa còn nhỏ thì làm việc nhẹ nhàng như gỡ cá, vá lưới…". Nhìn bọn trẻ miệt mài đan lưới, tôi chạnh nghĩ, có lẽ các em chưa bao giờ mơ tưởng về cuộc sống phía bên kia cồn cát. Cuộc sống với chúng là con tàu đánh cá và những chuyến lênh đênh trên biển. Dưới sự định hướng của bố mẹ, chúng mới chỉ nhìn thấy "tương lai gần" là những khoản "tiền tươi" trả cho công sức của chúng mỗi ngày, còn "tương lai xa" về sự no ấm, đủ đầy và có tri thức thì còn xa xôi lắm…





    [​IMG]

    Những đứa trẻ ở Cồn Sẻ cứ hồn nhiên như cỏ.


    Khắc khoải bên biển bạc​



    Biển bạc cho người ta nguồn mưu sinh, nhưng đồng thời, biển cũng đã cướp đi nhiều ngư dân Cồn Sẻ. Chỉ tính hai vụ tai nạn chìm tàu QB-3238 vào ngày 2-1-2012 và tàu QB-93714TS vào ngày 30-12-2012, Cồn Sẻ đã mất đến 21 người. Trong số họ, chỉ một vài người tìm thấy xác, còn phần lớn phải nằm lại vĩnh viễn nơi biển sâu hoang lạnh. Rồi cái Tết sầu thảm năm 2013, với sự mất tích của 12 ngư dân vẫn còn đó như lưỡi dao xót cứa. Nỗi đau rồi cũng nguôi ngoai, nhưng những khó khăn, hệ lụy của người dân ở ngôi làng này thì vẫn còn. Ôm đứa cháu nhỏ, ông Tính, bà Hòa dường như chưa hết bàng hoàng trước sự ra đi của 4 người con trai và 2 người con rể. Mỗi lần nhìn con dâu, con gái và đàn cháu nhỏ, ông bà lại không cầm được nước mắt. Con dâu bà, chị Nguyễn Thị T mới ngoài 30 tuổi, giờ chị không những phải làm mẹ, mà còn phải đóng thêm vai trò người cha của 4 đứa con. Tương lai trước mắt chị mù mờ khi mà "người đàn ông của đời mình" đã mãi nằm lại nơi biển khơi, đàn con thì còn quá nhỏ. Cuộc sống phía trước còn rất nhiều giông tố.
    Gia đình ông Mai Thông và bà Phạm Thị Liêm cũng thê lương không kém. Kể từ ngày mất con, ông bà tiều tụy đi trông thấy, mái tóc bạc thêm, kinh tế trong gia đình cũng dần suy kiệt.
    Nỗi buồn nào rồi cũng phải vơi trước những trăn trở mưu sinh của người còn sống. Nhịp sống hối hả đang trở lại với người dân Cồn Sẻ. Điều bà con nơi đây mong mỏi nhất bây giờ là có được một cây cầu kiên cố để đi lại và vùng đất phía biển được dựng đê kè ngăn sạt lở. Các hộ làm nghề biển thì rất cần được vay vốn, sắm sửa tàu thuyền, ngư cụ để đánh cá và có trang thiết bị thông tin để hạn chế tai nạn rủi ro… Các cặp vợ chồng trẻ đã biết rút kinh nghiệm từ chính bố mẹ mình, biết "dừng lại ở hai con"…
    Nhìn đôi mắt buồn trên di ảnh của những ngư phủ còn rất trẻ tử nạn trên biển, tôi chợt nghĩ, giá như có những sự lựa khác cho những thanh niên này. Mọi giá như đều là muộn, song sẽ không muộn nếu người Cồn Sẻ biết nhìn vào tương lai của "những bông cỏ lông chông" đang đẩy thuyền, vá lưới trên cát bỏng ngoài kia.

    Tuệ Lâm
  5. nhadatuytin

    nhadatuytin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2007
    Đã được thích:
    3.879
    Cháu cóp nhặt câu chuyện này trên dd otofun hy vọng đoàn của mình ko gặp phải cảnh này, ko thì đúng là quá buồn:

    Vài câu chuyện trên đường cứu trợ miền Trung

    Thưa các cụ các mợ, những việc em kể sau đây là những sự mà cơ quan em trải qua trong đợt vừa rồi. Đó là đợt cơ quan em đi cứu trợ miền Trung tại hai tỉnh là Hà Tĩnh và Quảng Trị. Trong suốt chuyến đi bên em có chụp một số bức ảnh về làm tư liệu cho phòng truyền thống của cơ quan nhưng em xin phép không đăng ảnh lên và cũng xin phép không nói rõ những địa danh xã, huyện của những địa phương mà cơ quan em đã đến để phát hàng cứu trợ cho bà con bị lũ.
    Do đó, những sự việc em kể dưới đây có thể có cụ, mợ không tin là sự thật thì coi như một câu chuyện phiếm em kể chứ không phải một cái gì nghiêm trọng cả. Thực sự thì nó cũng không nghiêm trọng, có lẽ nó là hoàn toàn bình thường trong xã hội chúng ta ngày nay. Em ngẫm mãi, không biết có nên chia sẻ những sự việc này ra không, nhưng rồi đắn đo em quyết định kể để có cụ mợ nào tin thì cùng em chia sẻ, mà cũng chả biết chia sẻ cái gì? Chắc chỉ chia sẻ với em một tiếng thở dài.
    Văn chương em viết không hay nên em chỉ dám viết tóm tắt một số sự kiện trong chuyến đi, mong các cụ mợ thông cảm.
    Sự kiện thứ nhất: Do sơ suất, trong đoàn đi của bọn em có 1 chuyến xe chở gạo đi nhầm địa điểm. Chiếc xe này đã chạy vào một xã, mà xã đó mới được đền bù đất đai nên người dân tương đối khá giả. Cũng không bị thiệt hại gì nhiều trong đợt bão vừa qua. Nhưng khi xe đoàn nhà em chạy nhầm đã chạy thẳng đến trụ sở UBND xã thì xã giữ luôn lại, không cho đi, bắt để lại hàng cứu trợ luôn . Khi trưởng đoàn nhà em đến phân trần với lãnh đạo xã là do đi nhầm đường nhưng cũng không được. Cuối cùng, thương lượng bọn em phải để lại nửa xe gạo mới được đi
    Sự kiện thứ hai: Đến đúng địa điểm bọn em định phát gạo cho bà con, trưởng đoàn bên em liên hệ với lãnh đạo xã để xin danh sách các hộ khó khăn trong xã và nhờ loa thông báo của xã phát thanh để bà con đến nhận. Các lãnh đạo xã hết ông nọ đến ông kia đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Chả ông nào chịu ra tiếp và giúp đỡ bọn em cả. Đợi mãi không thấy, mới có một ông ra rỉ tai rằng "hàng cứu trợ cứ bàn giao hết cho xã, để xã tự phát cho bà con"
    Sự kiện thứ ba: Sau khi bọn em hiểu ra vấn đề thì đành làm cái phong bì, dúi cho lãnh đạo xã xin cái danh sách hộ khó khăn thì cũng được đáp ứng. Nhưng lạ thay, lúc nhìn danh sách thì một loạt các hộ họ Trần, họ Hồ... À, thì ra họ hàng, trong nhà trước.
    Sự kiện thứ tư: Khi phát cho mỗi hộ 1 bao gạo 20 Kg, có nhiều hộ khó khăn thật (dù trong đó là nằm trong cái danh sách họ hàng kia) nhưng có 1 chị to béo, đẫy đà phóng vọt con Airblade đến, tai đeo khuyên vàng, cổ đeo dây truyền vàng đến cũng đòi 1 bao gạo, kêu tôi cũng có tên trong danh sách. Rỉ tay hỏi nhỏ 1 người dân đứng bên cạnh hỏi đây là ai? câu trả lời là: Vợ của anh.... lãnh đạo xã
    Sự kiện thứ năm: Câu chuyện này bọn em chỉ nghe người dân nói lại, không biết độ chính xác đến đâu. Em không dám xác nhận có thật hay không nhưng cũng cứ xin mạnh dạn kể lại. Đó là khi bọn em đi khỏi một đoạn thì xã yêu cầu tất cả người dân nộp lại hàng cứu trợ vừa được phát.
    Em cũng chỉ biết nén tiếng thở dài.
  6. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828

    -----Ko phải là chuyện phiếm đâu, cả 5 câu chuyện đều đã có xảy ra ở nhiều địa phương. Có địa phương , dân còn xông vào cướp hàng chứ ko thèm đợi gọi tên. Có nơi quà cứu trợ cho người dân tràn đầy, lãnh đạo còn ko muốn tiếp nhận. Họ chỉ thích nhận tiền cho gọn Vì vậy, những nơi như thế mọi người đều ko quay lại.
  7. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
    ----Chiều nay bàbà, phongthuyBDS, hahuyenp + 1 cô nhân viên lại 1 phen cật lực san sẻ đóng gói , chất đống hàng cao ngất đến tận 19h mới xong. Gần chục mems đội PSI thì xoay tròn đong đong đếm đếm, gói buộc với 2 tấn gạo., cứ lo phải thêm buổi sáng mai nữa mới xong. May quá, cũng kịp chia hết lúc >19h. 2 tthanh niên cửu vạn khuân vác hết 2 tấn gạo cất vào trong nhà mồ hôi nhễ nhại.........

    Dân văn phòng thỉnh thoảng cho khởi động thế khoẻ người , tiêu hoá tốt , ăn ngon miệng hơn, đêm ngủ ngon hơn. :)):)):))


    PV bàbà rất hăng hái hồ hởi lấy máy ra chụp ảnh thì ko mở được vì quên cục pin ở nhà. Trưa nay xạc thêm. ~X~X~X
  8. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
    ----Tình hình như vậy lả 3 địa điểm tại Hà Nội có 5 tấn gạo và gần 1.200túi quần áo người lớn + h/s tiểu học , 1 thùng 25 gói x 40 = 1000 cái kẹo mút chupa, 1 thùng 500 đôi dép nhựa, 2500 quyển vở ôly. Đó là chưa kể 4 thùng quần áo mẫu giáo ko cần chia ( chia thì chắc liệt luôn vì Sếp Tổng Tầm Nhìn đã chi mua 1.100 túi xanh đỏ tím vàng hồng mà hôm nay thấy hết sạch) + 1 gói 200 khăn mặt, mấy thùng bánh......

    Đang lo xe của đội @hoanganhkinhbac bị sạt gầm. Nhóm nhân công khuân vác sẽ phải làm việc cật lực khi đi thu gom đấy Hoàng Anh ơi.

    Đầu cầu SG ngập quà thế nào rồi nàng @becgie_2006 ???


    Phù... phù ...phù.............
  9. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828

    ---Nàng chutchit820 phát biểu cái cầu con con này thì chúng ta kêu gọi góp mỗi người 1 ít là xây được. Hic, hà. [:D][:D][:D] Phongthuy BDS trả lời : cứ động đến mà xem , hàng trăm triệu đấy. [:p][:p][:p]

    [​IMG]
  10. hahuyenp

    hahuyenp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2007
    Đã được thích:
    565
    Buồn nhỉ, đây là đi tận nơi phát mà còn thế, thế thì các cơ quan mà ủng hộ tiền thì kô biết tiền đó có đến được tận tay các gia đình nghèo kô ? Thế này là chắc là kô rồi ? Đọc xong chuyện này mà thấy bức xúc quá .
    Vụ ủng hộ của quỹ mình có BB đứng ra lo liệu thì tốt rồi, chắc kô có chuyện này xảy ra.

Chia sẻ trang này