Chương trình Đón trăng Trung thu 2012 cùng trẻ em Bệnh Viện nhi TW----hình ảnh phát quà trang 19

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TOANDAITUONG, 28/08/2012.

5386 người đang online, trong đó có 528 thành viên. 23:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31850 lượt đọc và 228 bài trả lời
  1. miubaba

    miubaba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Đã được thích:
    2

    ------Hôm tráu lập pik này là chưa có sự cố DCD, hôm sau tăng đẹp, hôm sau nữa đang vọt > 400 hứa hẹn sẽ đẹp tiếp qua đáy cũ 415 thì đùng .....tạch......Thế mới biết tham gia TTCK mong manh quá.


    2 phiên vì DCD mà cũng ko close <390 thì biết tâm lí chung đã tạm ổn cho dù TT chưa hết xấu. Lần này các cp lại phân hóa mạnh mẽ hơn .CP BDS nhìn chung khó bật mà riêng CII sau chia vẫn mạnh. Thời điểm này cp BDS giứ cho khỏi sụt giảm mạnh đã là khó , ko hiểu vì sao CII lại vẫn có thể duy trì đà tăng tốt trong lúc này ??? Cứ cò cưa 1 tăng 2-3 giảm ko chừng quay lại 3x lúc nào ko hay. :-??:-??:-??
  2. TOANDAITUONG

    TOANDAITUONG Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2011
    Đã được thích:
    18.527
  3. JanisJoplin

    JanisJoplin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Đã được thích:
    5.388
    U ơi, trong ngày mai con góp quỹ 1 triệu nhé [r2)]
  4. TOANDAITUONG

    TOANDAITUONG Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2011
    Đã được thích:
    18.527

    Thay mặt các cháu cảm ơn Bác rất nhiều [r2)]

    [r32)][r32)][r32)]
  5. miubaba

    miubaba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Đã được thích:
    2

    ------Cảm động quá con Dê. Cảm ơn nhiều [r2)] , thật đúng là con Dê của U. [:D][:D][:D] Con kêu gọi bạn bè, người thân , đồng nghiệp cùng chia sẻ đồng quà tấm bánh cho trẻ em nghèo, bệnh tật nhé.
  6. miubaba

    miubaba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Đã được thích:
    2

    Tặng mọi người bài báo đọc và dự xem các quan chức địa phương muốn gì :


    “Chuồng học” ở Huổi Chát

    Huổi Chát là một bản Mông chừng vài chục nóc nhà ở huyện nghèo Mường Tè. Hôm chúng tôi có mặt, chỉ còn 7 ngày nữa là đến ngày hội khai giảng, nhưng những gì bày ra trước mắt thật đắng lòng:

    Một căn lều tranh tre nứa lá gió thổi tứ bề, xiêu vẹo, ghế gãy bàn long, ủn ỉn trong đó một cặp lợn mán, được cô giáo cắm bản giới thiệu là trường học.

    [​IMG]
    “Chuồng học” ở Huổi Chát

    Khó từ viên phấn trắng

    Đường lên Huổi Chát ngoằn nghèo bò dọc theo núi. Con đường mới vỡ chỉ rộng độ 3 gang tay, bé đến mức những chiếc xe máy chỉ có thể tiến chứ không thể quay ngang để lùi, nhiều đoạn đã thụt hẳn xuống khe sâu hun hút. Đương mùa trái gió trở giời, lúa nương cây trổ cây trụi. Đường núi thăm thẳm thi thoảng lại ngoi lên một khuôn mặt trẻ con cháy nắng lấm lem bùn đất. Những đứa nhỏ 5-6 tuổi đã phải chui rừng cắt suối bói măng mò cá kiếm cơm. Gùi có khi còn to hơn cả người.

    Bấy giờ đã giữa trưa, bữa cơm nhiều nhà chỉ có đôi bát nước suối, mấy chiếc măng to bằng quả chuối, với đĩa muối ớt. Dường như cơm có vị cay, vị mặn. Đám trẻ vừa đi nương về áo quần xốc xếch, mặt mũi nhem nhuốc túm tụm sau lách liếp đầu bản giương cặp mắt trong veo như nước suối tò mò nhìn người lạ. Cô giáo Đinh Thị Vin nói bằng tiếng Mông, vẫy chúng xuống lớp. Lớp học là một căn chòi lá rộng độ bằng 4 chiếc chiếu đôi xiêu vẹo, vách tre vọc vạch, hở hoác. Bên trong bàn ghế gãy nát, đầy mạng nhện, ngổn ngang phân heo. Không biết đã từ bao giờ, trường học của lũ trẻ đã trở thành nơi trú ngụ cho một cặp heo mán với 4 heo con. Có người trong số chúng tôi gọi đùa, giọng không ít cay đắng: “Đây là chuồng học chứ đâu phải trường học”. Bế theo một học trò người Mông, cô giáo Vin loay hoay tìm chỗ đặt chân. Lớp học vùng cao khó. Khó từ chiếc bảng đen, viên phấn trắng. Khó đến cả cái sự “bắc cầu Kiều”.

    7 năm trước, cô giáo Đinh Thị Vin từ Phú Thọ rừng cọ đồi chè lên Mường Tè theo tiếng gọi tình nguyện. 6 năm trước, cô mang con trai 3 tuổi lên núi, để sau đó chỉ 1 năm phải vội vã đưa con về xuôi vì đứa trẻ bấy giờ chỉ học tiếng người Mông. 5 năm trước, chồng cô mì tôm cá khô tấp tểnh lên thăm vợ, lần đầu và cũng là lần cuối, để chỉ nói một câu: Về. 4 năm trước, cô suýt bị dân bản bắt đền khi giữa đêm dám đem đứa trò nhỏ bấy giờ ốm thập tử nhất sinh vượt “ngang sông Đà”. 3 năm trước, cô khóc cả đêm khi đứa con đứt ruột đẻ ra giờ không còn nhận ra giọng mẹ. Gia đình là thứ gì đó mơ hồ. Có khi chỉ là mười ngày phép mỗi dịp cuối năm và những đồng tiền chắt bóp tháng tháng gửi về quê xa.

    Và giờ, cô giáo người Kinh đã trở thành đứa con của Huổi Chát, của Nậm Manh, nói tiếng Mông để dạy tiếng phổ thông, ăn mèn mén, sắn khô, măng rừng, với ước mơ giản dị là một ngày nào đó sẽ có một đứa trò nhỏ người Mông thi đậu vào đại học.

    Cái chữ xa xỉ và rau cháo ngày thường

    Ở Huổi Chát, ở Mường Tè, ở vùng cao, việc đầu tiên của những cô giáo trước ngày khai trường, không phải là nghĩ ra các khoản thu, nghĩ ra cách thu tiền mà là “dân vận” để cha mẹ học sinh đồng ý đưa con đến trường. Không thể có giáo dục nếu như không có những ngôi trường. Nhưng cũng không thể có những ngôi trường nếu như không có học trò. Chỉ buồn là giáo dục ở vùng cao không thể tách rời chuyện miếng cơm manh áo. Huổi Chát tất nhiên không phải ngoại lệ.

    Trưởng bản Lầu Giống Sì khoát khoát cánh tay quanh tứ bề rừng nham nhở xung quanh. Đấy là ông đang giải thích chuyện miếng cơm. 100% hộ sống dưới mức nghèo đói. Cả bản, không một mét vuông ruộng nước, sống nhờ vào những nương lúa. Lúa nương trông cả vào ông giời. Năm nào mưa thuận gió hòa, Nậm Chát có gạo, có ngô ăn đủ trong nửa năm. Nửa năm còn lại thì sao? Thì trông cả vào rừng. Có nghĩa, đến ngay cả chuyện căng cái bụng cũng trông vào ông giời, đủ ăn cũng đã là một niềm mơ ước khi Nậm Chát đói quanh năm chứ không chỉ là mùa giáp hạt. Trong nhà người Mông Nậm Chát, những chiếc lông gà dán trên cây cột thiêng giờ bạc thếch, xác xơ. Lâu lắm rồi người Huổi Chát không có hội, không làm gà, thậm chí không cả xuống chợ Nậm Hàng phía bờ hữu sông Đà. Cuộc sống là chuỗi những mưu sinh không buồn, chẳng vui, không quá khứ, không tương lai. Miếng cơm manh áo thúc vào sườn họ đau và bức bối đến mức ước mơ đôi khi chỉ là bát cơm có miếng thịt. Và cái chữ, vì thế cũng là thứ gì đó xa xỉ, thậm chí xa lạ.

    Chúng tôi đi từ Văn Chấn, Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái, ngược lên Phong Thổ, Mường Tè, qua 9 điểm bản và nhận ra một điều rằng, ở bất cứ trường học vùng cao nào cái khó nhất của thầy trò nơi đây chính là bữa ăn. Vâng, đầu thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, vẫn cứ phải nói đến chuyện miếng cơm manh áo khi mà bữa ăn phổ biến nhất của những đứa trò nhỏ vùng biên ải vẫn triền miên là cảnh “một nồi canh rau, 3 miếng đậu trắng”.

    [​IMG]
    Trường học là đây, khi chỉ còn 7 ngày nữa là khai giảng năm học mới

    Hôm chúng tôi đến Trường Tiểu học Huổi Luông, ở xã biên giới Huổi Luông thuộc huyện Phong Thổ, Lai Châu, điều không ai có thể quên được là bữa ăn của những đứa trẻ. Một bát tô nhựa, trong đó hổ lốn vừa cơm, vừa canh, và loi nhoi 2 miếng đậu trắng. Không thể gọi khác hơn là tô cơm tiêu điều và khốn cùng. Xin đừng ai đó trách các thầy cô giáo vùng cao. Ở những điểm trường vùng cao, cha mẹ học sinh tháng tháng góp 4kg gạo và 7.000 đồng tiền ăn mỗi tuần, thậm chí vì không có tiền, mỗi cuối tuần chỉ có 1 bó rau rừng được gửi tới. Người ta có thể mua gì khác cho lũ trẻ ngoài đậu, loại thực phẩm chỉ giúp lũ trẻ quên đi cơn đói?

    Từ cách đây 2 năm, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ 120.000 đồng/tháng đối với trẻ em 5 tuổi. Tới cuối năm ngoái, Thủ tướng Chính phủ có quyết định (số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26.10.2011), theo đó: Trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo, các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn, hoặc cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định hoặc mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế, được ngân sách nhà nước hỗ trợ 120.000 đồng/tháng và được hưởng theo thời gian học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học để duy trì bữa ăn trưa tại trường.

    Hiệu lực thi hành của quyết định là từ 15.12.2011. Phải mất nhiều tháng sau đó, liên bộ: GDĐT, Tài chính, Nội vụ mới có thông tư hướng dẫn quyết định 60, thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo. Và cũng phải bắt đầu từ 1.9.2012, các trường mới bắt đầu làm thủ tục thống kê học sinh 3 - 4 tuổi đề nghị được cấp hỗ trợ. Danh sách này sẽ qua các nấc từ xã, huyện, tỉnh và nếu như tiến độ chính xác như quy định đến từng ngày như trong thông tư thì sau 80 ngày danh sách mới về đến Bộ Tài chính và Bộ GDĐT. Còn bao giờ tiền về được tới trường thì lại phải phụ thuộc vào “tốc độ cải cách hành chính” của các bộ, các sở, các địa phương.

    Chỉ biết là 8 tháng sau quyết định của Thủ tướng, ngay trước thềm năm học mới 2012-2013, ở hầu hết trong 9 điểm trường mà chúng tôi đặt chân tới của các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, “độ trễ của chính sách” khiến cho những đồng tiền cơm lũ trẻ đáng được hưởng, thực ra vẫn bóng chim tăm cá. Câu hỏi “bao giờ” vẫn là niềm day dứt của những người làm giáo dục vùng cao. Và cái hậu của việc truy lĩnh, “dồn một cục”, là các trường sẽ phải trả những đồng tiền ăn của các cháu cho cha mẹ. Không ai có thể cam kết sau đó những đồng tiền cơm 2 năm học của một đứa trẻ không biến thành một bữa nhậu của người lớn.

    Chúng tôi ngồi bên mái lá Huổi Chát trong sự ngưng đọng của cả không gian và thời gian. Một lát, cô giáo tiểu học Nguyễn Thị Hường đội nắng leo núi đi tới. Hường 24 tuổi, đã lên Mường Tè 5 năm. Lớp học của cô có 18 học sinh, học từ lớp 1 đến lớp 4. Nấu ăn cho lũ trẻ ư? Hường hỏi, trong mắt có chút ngơ ngác. Chúng tôi hiểu được sự ngỡ ngàng của cô ngay sau đó. Chợ Nậm Hàng thì cách Huổi Chát vài tiếng đi bộ. Và điều quan trọng nhất là chính cô cũng triền miên rau cháo qua ngày.

    Cũng còn may cho lũ trẻ vùng cao là còn có những cô giáo cắm bản, như Vin, như Hường. Một người đã từ lâu coi Huổi Chát là nhà. Một người khác đang tính chuyện xây dựng gia đình trên chính mảnh đất nghèo khó này, với người chồng, cũng là một thầy giáo cắm bản, đang ở xã xa nhất Huổi Manh, cách cô chừng 6 giờ leo núi.

    Theo Đào Tuấn
    Lao động



    Đây là baba trả lời bạn hoangletuongvi người đưa link này lên :

    -----Có những nơi như thế đấy tráu. Đi rồi thấy ko còn lạ mà đâm ra bức bối vì hình như có hiệu ứng các địa phương "cố tình" để như thế để moi tài trợ thì đúng hơn. Tráu có hình dung các quan chức vùng sâu xa khá giàu có , bóng bẩy chứ ko giản dị hay nhem nhuốc như dân đâu. Bức bối vì biết bao là tiền chính sách rót vào, tiền tài trợ từ các tổ chức + cá nhân mà sao dân các vùng sâu vẫn cơ cực 1 cách khó hiểu. ~X~X~X

    Theo chính sách ưu tiên cho HS dân tộc , học sinh bán trú hay nội trú vùng sâu xa có tiền hỗ trợ trung bình 10.000 đ/ngày , nhưng để được nhận đủ 10k đó còn lâu nhé , ách tắc từ các bậc trên có khi kết thúc năm học chưa chắc đã được nhận đủ --- sẽ có đủ các lí do để các hiệu trưởng cứ ngồi mơ và ngày ngày lo huy động túi của phụ huynh để chạy ăn từng bữa cho các em.

    Có thể tưởng tượng nổi ko khi có 1 Hiệu trưởng nói : chúng cháu ko cần đến 10 ngàn đồng nhiều thế , chỉ cần có đủ 3 ngàn đồng /hs/ngày là đã ổn lắm rồi !!! Có nghĩa là cái ăn ở vùng sâu rất đơn giản , đa số các trường đất mênh mông tự túc trồng rau + nuôi heo, gà.

    Vậy tiền ở đâu ???

    Chưa kể thỉnh thoảng có tiền từ thiện từ các tổ chức & cá nhân đóng góp cho trường hay vùng nào đó. Cứ xem TV các chương trình từ thiện thấy các tổ chức, các DN, các cá nhân ùn ùn đóng góp hàng chục, hàng trăm triệu, số tiền lên tới hàng tỉ, hàng tỉ , cuối cùng..... nuôi địa phương mà xót cả ruột.

    Vãi Kiên, vãi Dũng , vãi Quang. ^:)^^:)^^:)^

  7. JanisJoplin

    JanisJoplin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Đã được thích:
    5.388
    con sẽ kêu gọi thêm, nhưng ko sure là hiệu quả cao vì dạo này mọi người khó khăn lắm, con đây cũng thua lỗ thảm đấy chứ :(( ko thì góp quỹ nhiều hơn nhiều
  8. miubaba

    miubaba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Đã được thích:
    2





    -----Thôi, đừng :(( , có tấm lòng vàng chia sẻ cùng các hoàn cảnh và ủng hộ Quĩ vừa phải theo từng đợt, từng chương trình thì hay hơn, bền hơn. Có nhiều thì lại phải giải ngân mạnh tay vì số dư để dành nhiều quá U sợ bị cái bọn thèm tiền ganh ghét, bọn trôm cướp nhòm ngó lắm.

    Ôm 1 đống tiền to bây giờ thì khốn khổ cái thân già. =))=))=))
  9. miubaba

    miubaba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Đã được thích:
    2

    ----Tình hình này mai chứng tăng - bà con bán như điên , Gold giảm.
  10. JanisJoplin

    JanisJoplin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Đã được thích:
    5.388
    hehe, nhiều hơn gấp 2 lần nghe to nhưng thành có 2 triệu thôi u à, [:D] tấm lòng với các cháu thì bao nhiêu cũng đc u nhỉ

Chia sẻ trang này