Chút Gieo Duyên 02: Núi Tu Di Chúa VNI 18xx 25xx

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi FBV, 01/11/2024.

3179 người đang online, trong đó có 154 thành viên. 00:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 18 người đang xem box này (Thành viên: 2, Khách: 16)
Chủ đề này đã có 61400 lượt đọc và 1201 bài trả lời
  1. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    212.132
    chuẩn
    luxor, tornado1, Teppi2762 người khác thích bài này.
  2. Teppi276

    Teppi276 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/05/2020
    Đã được thích:
    4.267
    https://cafef.vn/them-1-thanh-vien-...n-duong-cua-trung-quoc-188241030075602239.chn

    Thêm 1 thành viên cốt cán của BRICS tuyên bố không tham gia Sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc

    Theo SCMP, các quan chức từ Bộ Kinh tế và Bộ Ngoại giao Brazil gần đây đã lên tiếng phản đối ý tưởng này. Ý kiến chung ở Brazil là việc tham gia dự án cơ sở hạ tầng hàng đầu của Trung Quốc không chỉ không mang lại bất kỳ lợi ích hữu hình nào cho Brazil trong ngắn hạn, mà còn có thể gây khó khăn cho mối quan hệ với chính quyền Mỹ trong tương lai nếu cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử.

    Vào tuần trước, ông Amorim và Chánh văn phòng Tổng thống Brazil Rui Costa đã đến Bắc Kinh để thảo luận về sáng kiến Vành đai, Con đường. Theo các nguồn tin, các quan chức này "không bị thuyết phục và không ấn tượng" trước những lời đề nghị từ phía Trung Quốc, SCMP cho hay.

    Theo The Hindu, Ấn Độ là thành viên BRICS đầu tiên lên tiếng không ủng hộ Vành đai, Con đường - sáng kiến trọng tâm của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm thúc đẩy ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc thông qua các khoản đầu tư xây dựng hạ tầng.

    Ấn Độ cũng lên tiếng chỉ trích các dự án BRI, tuyên bố rằng chúng phải dựa trên các chuẩn mực quốc tế được công nhận rộng rãi, quản trị tốt và pháp quyền, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc về tính cởi mở, minh bạch và bền vững về tài chính.
  3. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.472
    Braxin Bờ Ra Xịn nhỉ? Chúng cũng tỉnh phết, Muh Chỉ mới bóng gió vì Trump. Thế mới thấy đòn gió của Trump thú vị. Tập, Pu, Ủn gì cũng chóng hết cả mặt
    luxor, tornado1Teppi276 thích bài này.
  4. Teppi276

    Teppi276 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/05/2020
    Đã được thích:
    4.267
    Brazil với Ấn là ngang cơ TQ nên nó thản nhiên thôi. Có lợi nó mới làm, ko giống mấy anh nghèo xèng ít lựa chọn.
    Nó dùng từ gấu phết: không mang lại bất cứ lợi ích hữu hình nào, , không ấn tượng, chưa đc công nhận rộng rãi, chưa cởi mở, minh bạch ....
    Căn bản là làm dự án thì ai tốt ai rẻ thì đc chọn thôi, cần chi phải theo vành đai con đường nào. Tụi nó nhìn là biết TQ muốn xuất khẩu lạm phát
    Last edited: 02/11/2024
    nha_que_len_tinh, tornado1FBV thích bài này.
  5. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.472
    Sự thiếu hiểu biết về Tiền , nó cũng ngang cấp với sự đoe dọa an ninh của 1 dân tộc, quốc gia hok thua gì các cuo6c chiến tranh.

    https://vietnamnet.vn/tien-dau-de-dau-tu-2337811.html

    Báo chí trích dẫn ông nói: "Không tinh gọn bộ máy không phát triển được". Ông phân tích, khoảng gần 70% ngân sách là dành cho chi thường xuyên, không còn tiền chi cho đầu tư phát triển.

    Ông so sánh các nước khác chỉ dành 40% ngân sách cho chi thường xuyên và dành trên 50% ngân sách cho đầu tư, quốc phòng, an ninh...

    "Vì sao không thể tăng lương? Vì tăng lương trong khi bộ máy khổng lồ sẽ lên đến 80 - 90% chi ngân sách. Làm gì còn tiền ngân sách đâu để làm các hoạt động khác", Tổng Bí thư nói.

    Do đó, Tổng Bí thư cho rằng, cần phải tinh gọn bộ máy, tiếp tục giảm biên chế, giảm chi tiêu thường xuyên để dành nguồn lực đầu tư phát triển.

    Tuần trước, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại tổ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhận xét, trên thế giới chưa có nước nào có đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã nhiều như Việt Nam, cũng chưa có đất nước nào mà chi thường xuyên cho tổ chức bộ máy và con người lớn như Việt Nam nên không còn tiền chi đầu tư.

    Ngày 30/10, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hữu Đông nhận xét trong một cuộc họp là chi thường xuyên chiếm tới 70%. Ông khẳng định, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cho rằng, sắp tới cần giảm chi thường xuyên xuống 50% để có nguồn lực đầu tư các công trình phục vụ nhân dân.

    Các thông điệp mạnh mẽ như trên cùng lúc được đưa ra bởi Tổng Bí thư và những người có trách nhiệm ở các bên Đảng và Chính phủ cho thấy sự cấp thiết của vấn đề và áp lực cải cách bộ máy.

    Chính phủ đã chính thức kiến nghị Quốc hội chưa tăng lương hưu, công chức, trợ cấp xã hội năm 2025 dù thu ngân sách nhà nước năm 2024 tăng hơn 10% so với dự toán, như nhiều năm trước đây.

    Thực tế này cho thấy, ngân sách nhà nước ở tình thế co kéo nhiều năm nay, ¾ là chi thường xuyên, ¼ chi trả nợ, còn tiền đầu tư phát triển phải đi vay triền miên.

    Một con người, một gia đình hay một quốc gia không thể phát triển, chứ đừng nói phát triển nhanh và bền vững, trên nền tảng tài chính mong manh đó.

    Thực trạng này do đâu

    Trước hết, phải khẳng định chương trình tinh giản biên chế là thành công về mặt con số: từ năm 2014 đến giữa năm 2022 đã giảm 64.869 người, đạt chỉ tiêu của các nghị quyết của Đảng.

    Tuy nhiên, Bộ Nội vụ từng công nhận ý kiến cho rằng, việc tinh giản biên chế thời gian qua chủ yếu giảm số người về hưu, thôi việc, nghỉ việc, chỉ giảm những người “tinh” (có đủ năng lực tham gia khu vực tư) mà chưa thực sự gắn với việc đánh giá xếp loại hoàn thành công việc.

    Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ công nhân viên chức hưởng lương trên 1.000 dân của nước ta cao hơn rất nhiều so với nhiều nước: Việt Nam là 43 người chưa kể quân đội và *******, trong khi nhiều nước nước trong khu vực tính cả quân đội, ******* như Philippines là 1.000 dân mới có 13 cán bộ công viên chức; Ấn Độ có 16 người; Indonesia 17 người; Singapore có 25 người.


    Chúng ta sẽ không có đủ tiền để trả nợ, để chi thường xuyên và vận hành bộ máy, cho sự phát triển nếu không cải cách từ bây giờ. Ảnh: Thạch Thảo
    Việt Nam có 22 là bộ, cơ quan ngang bộ trong khi ở Nhật Bản con số này chỉ là 11, Singapore là 15, Trung Quốc là 20. So với các nước EU, Việt Nam cũng cao hơn rất nhiều.

    Tình trạng này đã không được cải thiện nhiều năm nay. Trong một phiên họp Quốc hội năm 2014, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng từng cảnh báo, nếu chi thường xuyên chiếm đến 72% chi ngân sách nhà nước thì lấy gì để chi cho đầu tư phát triển, làm sao có thể giảm được bội chi?

    Không thể để cồng kềnh, chồng chéo đến thế

    Trong bài phát biểu nêu trên của Tổng Bí thư, ông đã gợi ý nhiều giải pháp khi nêu trúng vấn đề như sau:

    Ông nhận xét, nhiều bộ, ngành quản lý không rõ chức năng, nhiệm vụ, không phân cấp cho địa phương, tạo cơ chế xin - cho. Mặt khác, chỉ một vấn đề nhưng không rõ bộ, ngành nào chủ trì. Chẳng hạn vấn đề cát, đá, sỏi, 5 - 6 bộ nhưng không biết ai chủ trì. “Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Xây dựng đều nói trách nhiệm của mình nhưng hỏi ai chịu trách nhiệm chính thì không biết ai”, ông nói.

    "Bộ máy cứ cồng kềnh như thế thì làm sao chịu được, không thể chịu được. Địa phương cũng lại như thế, cũng lại Sở Giao thông Vận tải, Tài nguyên Môi trường, Xây dựng… Một vấn đề đơn giản tại sao lại cồng kềnh, chồng chéo, khó khăn đến thế? Mất bao nhiêu thời gian vào những chuyện này? Doanh nghiệp cũng khổ sở, muốn làm gì về cát, đá, sỏi phải hỏi đủ ý kiến các ông này, rồi ủy ban quyết định, huyện chịu trách nhiệm quản lý, mà lại vẫn tiêu cực", Tổng Bí thư nói.

    Bộ máy nhà nước phình, lại chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ luôn có xu hướng đặt ra thêm các điều kiện kinh doanh, hạn chế quyền kinh doanh của người dân, của doanh nghiệp. Tình trạng giấy phép con đã, đang và sẽ còn tiếp tục nở rộ, và việc cắt giảm nó giống như thả gà ra đuổi.

    Kết quả là đến nay, số điều kiện, quy định kinh doanh đã mọc như nấm sau mưa trong nhiều thập kỷ sau luật doanh nghiệp, lên tới gần 16.000, theo một tài liệu của Chính phủ công bố gần đây.

    Với hệ thống điều kiện, quy định kinh doanh đồ sộ như vậy, doanh nghiệp, người dân rất khó để làm ăn, phát triển. Mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp năm 2020 đã lỡ, mục tiêu có 1,5 triệu doanh nghiệp năm 2025 sẽ lỡ khi đến nay cả nước mới chỉ có hơn 930 nghìn doanh nghiệp.

    Cắt giảm điều kiện kinh doanh lẽ ra phải được đặt vấn đề từ cải cách bộ máy; xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của họ; phân định vai trò của nhà nước và thị trường.

    Việt Nam sẽ xây rất nhiều công trình hạ tầng lớn tới đây, đặc biệt là đường sắt cao tốc Bắc Nam. Đến năm 2037, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp/thu ngân sách nhà nước khoảng 68 - 69%, theo Bộ Tài chính, tức là tương tự như tỷ lệ ngân sách cho chi thường xuyên hiện nay.

    Chúng ta sẽ không có đủ tiền để trả nợ, để chi thường xuyên và vận hành bộ máy, cho sự phát triển nếu không cải cách từ bây giờ. Nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật theo cách nói của Tổng Bí thư sẽ có giải pháp hữu hiệu.
    --- Gộp bài viết, 02/11/2024, Bài cũ: 02/11/2024 ---
    Bờ Xịn khác bờ kiểng.
    --- Gộp bài viết, 02/11/2024 ---
    Xem thử cho vui trò giải trí.
    https://vietnamnet.vn/video-cu-tri-my-vo-tinh-bau-cho-ba-harris-du-da-chon-ong-trump-2337973.html
  6. Teppi276

    Teppi276 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/05/2020
    Đã được thích:
    4.267
    Hehe, cụ thử tính xem.
    Ta cứ cho GDP VN là 400 tỏi đô. Tức đầu người là 4000 đô / năm.
    Nhưng khoảng 20% là khối FDI thu về (tính đại vì samsung đã chiếm 15% gdp)
    Vậy đầu người chỉ còn 3200 đô.
    Cán bộ công chức ăn lương từ thuế là khoảng 4-5 tr người (tính đại)
    Vậy tư nhân + tư bản nhà nước chỉ còn thu nhập 2900 đô/người. Cứ cho chia 50:50 thì dân thường được 1500 đô/ người.
    Tuy nhiên 50% dân thường là người già trẻ con ko kiếm ra tiền. Vậy 1 người lớn trung bình kiếm được 3000 đô / năm.
    Nhưng (lại nhưng) thông thường 20% người giàu sẽ chiếm 80% thu nhập XH.
    Vậy nên người bình thường bình dân chỉ kiếm được 1500 đô (loằng ngoằng quá nên tính đại), chắc khoảng 3 tr /1 tháng chứ mấy. (tại sao thấy nhiều bảng lương 10-15tr là vì chưa trừ chi phí, trừ đi thì ra thu nhập giữ lại 3-4 tr như trên).

    Tính sơ sơ vậy thấy rất vô lý đùng đùng, vì nhà đất, vàng, lan đột biến, mỏ cát... bị tranh nhau mua bất cứ giá nào.
    Nên ta mới nói các con số thống kê ở ta chả có ý nghĩa mấy kkk

    Mấy cái ý TBT nói ai cũng biết từ 10 năm nay, ủa mà ổng là đỉnh của chóp rồi mà ngồi tâm sự thế xong khâu thực hiện thì ai mần nhỉ ?!? :eek:
    Last edited: 02/11/2024
  7. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.472
    Bác Hok hiểu thông điệp gì à?
    1. Ý các cụ nhà ta là: Chúng tôi biết tất tấn tật đấy.
    2. Biết tất, Vậy, Ý là, Sắp tới, Sẽ tăng vhi tiêu đầu tư công và đầu tư khác lên đấy....
    3. Vậy, múc chứng được rồi hay chưa đấy?
  8. Teppi276

    Teppi276 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/05/2020
    Đã được thích:
    4.267
    à e quên nhìn câu chốt
    Múc dần được rồi :D


    Việt Nam sẽ xây rất nhiều công trình hạ tầng lớn tới đây, đặc biệt là đường sắt cao tốc Bắc Nam. Đến năm 2037, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp/thu ngân sách nhà nước khoảng 68 - 69%, theo Bộ Tài chính, tức là tương tự như tỷ lệ ngân sách cho chi thường xuyên hiện nay.
  9. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.472
    Đấy, Phải đọc theo phong cách: Chỉ Báo Ngược.
    Khi 1 line báo hay 1 thông tin share, phải đặt trong bối cảnh, ngữ cảnh và xem xét thêm, liệu nên sử dụng phép view nào?
    Last edited: 02/11/2024
    tornado1Teppi276 thích bài này.
  10. tornado1

    tornado1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2010
    Đã được thích:
    53.615
    2025 kỷ niệm 80 năm độc lập và 50 năm GPMN và 25 năm thành lập UBCK ...
    --- Gộp bài viết, 02/11/2024, Bài cũ: 02/11/2024 ---
    Hai cụ có bỏ phiếu cho Trump ko?;;)
    Teppi276FBV thích bài này.

Chia sẻ trang này