Chút Gieo Duyên: Núi Tu Di Chúa VNI 18xx 25xx

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi FBV, 03/10/2023.

5336 người đang online, trong đó có 572 thành viên. 18:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1820299 lượt đọc và 8393 bài trả lời
  1. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.260
    Tre rễ chùm. Lũ về nó ngâm cho vài ngày là... úng và trốc gốc tre... buồn mênh mang
    AnJuly, ANHMEU, Teppi2761 người khác thích bài này.
  2. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.260
    Tôi đọc, tưởng cụ Viết, giật cả cái mềnh chăn rận, đọc xong, à, té ra, chăn ra phông màn, thiên hạ viết ra cho các cụ nhà ta đọc, thú vị là, Hàng xẻng nó viết cho ta đọc... hehe
    Hoàng Cầm viết: "Những Cô Hàng Xén Răng Đen. Cười Như Mùa Thu Tỏa Nắng" có phải chăng sau 80 năm..hay 100 năm một vài chu kỳ kinh tế, cụ sẽ thấy nó sẽ lặp lại ở Kinh Tế Hè Phố ba miền?
    Last edited: 19/09/2024
  3. phiphuong69

    phiphuong69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2022
    Đã được thích:
    31.536
    Vì vậy, con đường khả dĩ nhất mà Việt Nam có thể lựa chọn hiện nay là mô hình chaebol của Hàn Quốc, cũng chính là mô hình tài phiệt.

    Cái gọi là mô hình tài phiệt, chỉ sự hỗ trợ cho các ông trùm nắm trong tay nhiều mảng kinh doanh khác nhau. Chính phủ trợ cấp cho “bộ phận phi thương mại” của một doanh nghiệp lớn thông qua “trợ cấp không liên quan”, sau đó doanh nghiệp chuyển tiền tới “bộ phận thương mại” thông qua phân bổ theo chiều ngang, từ đó có được khả năng đầu tư quy mô lớn nhằm đạt được mục tiêu chuyển đổi theo định hướng.

    Hãy lấy một ví dụ. Vào thời điểm đó, chính phủ Park Chung-hee của Hàn Quốc muốn phát triển mạnh mẽ ngành đóng tàu nhưng không muốn các đối thủ chính là Nhật Bản và châu Âu nói ra nói vào, vậy nên đã tìm đến Tập đoàn Hyundai, trợ cấp cho mảng cơ sở hạ tầng – một “bộ phận phi thương mại” – và cung cấp cho họ các đơn hàng đường cao tốc khổng lồ. Thông qua cuộc chuyển đổi, Tập đoàn Hyundai đã chuyển sang ngành đóng tàu trên quy mô lớn và cuối cùng dựng nên công ty đóng tàu át chủ bài Hyundai Heavy Industries của Hàn Quốc.

    Mô hình Hàn Quốc dường như là câu trả lời duy nhất. Vậy cần hỗ trợ doanh nghiệp nào trở thành tài phiệt? Vingroup vào thời kỳ đầu rõ ràng là “kẻ được chọn”.

    Nhìn vào báo cáo tài chính mới nhất của Tập đoàn Vingroup, có thể thấy tập đoàn này tham gia vào tất cả các lĩnh vực như bất động sản, bán lẻ, công nghiệp, công nghệ, ô tô… Người Việt Nam không chỉ có thể mua ô tô Vingroup, đến các khu nghỉ dưỡng, mua sắm tại trung tâm thương mại và sử dụng thanh toán điện tử của Vingroup, mà còn có thể đến các bệnh viện và trường học của Vingroup để chữa bệnh và học tập.

    Sau khi người sáng lập tập đoàn, Phạm Nhật Vượng, kiếm được hũ vàng đầu tiên nhờ bán mì ăn liền ở Đông Âu, ông trở lại Việt Nam vào năm 2000 và nhận được sự hỗ trợ toàn diện từ chính phủ Việt Nam, từ đất đai, tín dụng cho đến chính sách. Thậm chí, khi lãnh đạo Việt Nam sang thăm Lào cách đây không lâu, họ đã mang theo 20 chiếc xe điện VinFast để làm quà cho nước bạn.

    Chỉ khi trực tiếp đến Việt Nam, bạn mới cảm nhận được sự hiện diện khắp nơi của Vingroup. Vào cuối tháng 7, tôi có một bài phát biểu ở Việt Nam, địa điểm là tòa Landmark 81 cao 461 mét, công trình mang tính biểu tượng của TP.HCM. Tòa nhà cao thứ hai Đông Nam Á này là “trung tâm Thượng Hải” của TP.HCM và các căn hộ cao cấp nằm bên cạnh (tương đương với Tomson Riviera) đều thuộc về Vingroup đang ở thời hưng thịnh.

    Vì vậy, tuy mẫu xe điện VinFast được nêu ở phần đầu lỗ tới 2,3 tỷ USD vào năm 2023 nhưng mảng kinh doanh bất động sản và bán lẻ của Vingroup vẫn đang liên tục hái ra tiền. Trong bối cảnh bất động sản Việt Nam suy giảm vào năm ngoái và án tử hình của bà trùm bất động sản Trương Mỹ Lan, hoạt động kinh doanh bất động sản năm 2023 của Vingroup đã đi ngược lại xu hướng và tăng trưởng 49%, lợi nhuận cũng tăng 14%. Có thể coi đây là một “phép màu trong kinh doanh”.

    Dù mô hình chaebol là liều thuốc độc nhưng đối với Việt Nam, có lẽ không uống cũng không được.

    Chỉ khi bù đắp được những lỗ hổng của chuỗi công nghiệp trong nước, Việt Nam mới có thể thực sự trở thành đối thủ của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong một số ngành công nghiệp. Tuy nhiên, nếu mô hình chaebol không hoạt động, ông Phạm Nhật Vượng sẽ trở thành ông Hứa Gia Ấn, tức là sẽ không có Samsung, Sony, Toyota hay Huawei, Xiaomi, BYD phiên bản Việt Nam và nước này chỉ có thể tiếp tục đóng vai trò là cơ sở sản xuất.
  4. Teppi276

    Teppi276 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/05/2020
    Đã được thích:
    4.234
    Hôm qua chưa kịp đọc kỹ ý cụ...
    Đúng là rất kỳ lạ và thú vị, mặc dù là đứng số 1st :D

    Việt Nam hiện giữ vững vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu hạt điều. Ngành điều Việt Nam có khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất và chế biến với công suất đạt 4 triệu tấn điều thô/năm. Sản phẩm hạt điều nhân của Việt Nam hiện đã có mặt ở hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

    Dù xuất khẩu thu về gần 2,8 tỷ USD, nhưng ngành điều đã chi tới 2,4 tỷ USD nhập khẩu nguyên liệu điều thô để chế biến. Như vậy xuất và nhập đang tiến sát với nhau, ngành điều Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ nhập siêu rất cao.

    Ngoài ra, giá điều nội địa khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu, thu nhập không đảm bảo nên nhiều nông dân ngậm ngùi chặt bỏ điều để chuyển sang cây trồng khác để cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân giá hạt điều tăng lên mức kỷ lục như hiện nay. Giá hạt điều thô nhập khẩu cũng tăng đột biến do nguồn cung giảm vì khô hạn, năng suất giảm mạnh.
    Motngaymua2020, AnJulyphiphuong69 thích bài này.
  5. Teppi276

    Teppi276 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/05/2020
    Đã được thích:
    4.234
    Sao từ đầu chaebol VN lại chọn ngành bds chứ không như chaebol HQ chọn kỹ thuật & công nghệ các cụ nhỉ? :eek:
    AnJuly, FBVphiphuong69 thích bài này.
  6. phiphuong69

    phiphuong69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2022
    Đã được thích:
    31.536
    Cụ muốn công nghệ? Có công nghệ luôn, mời cụ.
    Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nói trên Discovery: Người ta nghĩ tôi quá ngông cuồng, không ai tin Việt Nam có thể phát triển phần mềm cho toàn cầu
    ‘Hơn hai thập kỷ trước, không ai tin rằng Việt Nam có thể phát triển phần mềm cho toàn cầu. Nhưng cứ đi rồi sẽ thành đường’, nhà sáng lập FPT chia sẻ.

    Kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ Discovery vừa phát sóng bộ phim tài liệu “Silicon Delta - Cách mạng phát triển Công nghệ số Việt Nam” (The story of Vietnam’s Tech Revolution), kể về sự chuyển mình đáng tự hào của ngành công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam. Từ một quốc gia gần như không có tên tuổi trên bản đồ công nghệ số thế giới, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế số hàng đầu châu Á, với tiềm năng dẫn đầu trong cuộc cách mạng công nghệ mới.

    Bộ phim dài hơn 20 phút được phát sóng tại Đông Nam Á, Đức, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác, với 10 ngôn ngữ bao gồm tiếng Anh, Nhật, Đức, Hàn và Việt. Thông qua ba phần, bộ phim mô tả hành trình gian nan nhưng đầy kiên cường của Việt Nam trong quá trình phát triển công nghệ, với FPT được nhắc đến như một biểu tượng tiên phong của ngành CNTT trong nước.

    Phim gây ấn tượng từ lời nhận định của ông Vinnie Lauria – Đồng sáng lập Quỹ đầu tư mạo hiểm Golden Gate Ventures: “Thật khó tin khi nhìn vào tốc độ phát triển của Việt Nam trong 20 năm qua. Đây là một câu chuyện chưa từng xảy ra. Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, bứt phá giới hạn trong các lĩnh vực trọng yếu như công nghệ phần mềm ô tô, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo”. Mạch phim được dẫn dắt bởi Chủ tịch Trương Gia Bình theo từng giai đoạn phát triển của Tập đoàn FPT lồng ghép trong những bước chuyển mình của kinh tế Việt Nam.



    https://images.****.com/original/4X/0/2/f/02f0996b7ea68f4d164d418aa5eb81809fcebb9f.jpeg
    Chủ tịch FPT Trương Gia Bình trong bộ phim của Warner Bros.Discovery: 'Họ nghĩ tôi quá ngông cuồng'697×433 97.2 KB


    Bộ phim tài liệu “Silicon Delta - The story of Vietnam’s Tech Revolution”


    Phần đầu bộ phim đưa khán giả trở về những năm tháng khó khăn sau chiến tranh của Việt Nam. Thông qua chính sách Đổi mới, quốc gia này không chỉ thu hút được sự đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn như IBM, Microsoft, và HP mà còn khơi dậy tinh thần khởi nghiệp nội địa. Các doanh nghiệp như FPT đóng vai trò dẫn dắt, hình thành nền tảng công nghệ cho sự phát triển kinh tế quốc gia.

    Phần thứ hai kể về hành trình các doanh nghiệp Việt Nam đưa trí tuệ ra thế giới. Vượt qua những thách thức từ khủng hoảng kinh tế và bong bóng dot-com, Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm. Chủ tịch FPT Trương Gia Bình, nhân vật chính của bộ phim, nhớ lại quyết định táo bạo “Xuất hay là chết” tại Hội nghị Diên Hồng năm 1998 - bước ngoặt giúp FPT xác định con đường phát triển toàn cầu.

    Phần cuối bộ phim nói về tinh thần kiên cường của Việt Nam trong đại dịch COVID-19. Dù đối mặt với nhiều khó khăn, các doanh nghiệp công nghệ Việt vẫn không ngừng đổi mới sáng tạo, bắt kịp các xu hướng công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn và xe tự hành. Chính điều này đã giúp Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế trong ngành công nghệ toàn cầu, đồng thời định hình đất nước như một trung tâm nguồn lực công nghệ hàng đầu thế giới.

    "Người ta nghĩ tôi quá ngông cuồng khi nói về việc xuất khẩu phần mềm"

    Đây là câu nói mà Chủ tịch Trương Gia Bình chia sẻ trong bộ phim, câu nói này đã hoàn toàn thể hiện được tinh thần của FPT “Đổi mới sáng tạo là DNA của chúng tôi”.

    FPT được thành lập vào năm 1988 với mục tiêu ban đầu là ‘giúp bạn bè thoát khỏi cảnh đói nghèo’, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT, nhớ lại. Nhưng với tinh thần tiên phong, FPT và các doanh nghiệp CNTT khác đã biến Việt Nam thành “đàn chim Việt” bay khắp thế giới, khẳng định vị thế của đất nước trên bản đồ công nghệ toàn cầu.

    Bước ngoặt quan trọng đến vào năm 1998 khi Hội nghị Diên Hồng diễn ra tại Hải Phòng, với mục tiêu đưa FPT lên tầm cao mới. Tại hội nghị này, FPT đã định hướng chiến lược táo bạo ‘Xuất hay là chết’, ông Bình quyết định rằng con đường duy nhất để phát triển FPT là Go Global – xuất khẩu phần mềm ra thế giới.



    https://images.****.com/optimized/4X/3/4/4/34467167bb975b12b1bfd2efbc2336151ea8dd7a_2_690x429.jpeg
    Chủ tịch FPT Trương Gia Bình trong bộ phim của Warner Bros.Discovery: 'Họ nghĩ tôi quá ngông cuồng'847×527 65.4 KB


    Ông Trương Gia Bình kể lại về hành trình của FPT trong bộ phim


    >> Chủ tịch Trương Gia Bình tuyên bố: FPT sẽ đầu tư toàn bộ nguồn lực để bước vào cuộc ‘đặt cược’ lớn nhất trong lịch sử 1
    Quyết định này ban đầu bị xem là ‘điên rồ’. Nhiều người còn gọi ông là ‘madman’ khi quyết định xuất khẩu phần mềm vào thời điểm đó.

    ‘Hơn hai thập kỷ trước, không ai tin rằng Việt Nam có thể phát triển phần mềm cho toàn cầu. Nhưng cứ đi rồi sẽ thành đường’, nhà sáng lập FPT chia sẻ.

    ‘Anh Bình thật sự táo bạo. Anh ấy nói về những điều ở trên trời, trong khi chúng tôi vẫn còn chạm chân dưới mặt đất. Làm thế nào để vươn lên trời được?’ – ông Phạm Minh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc FPT kiêm Tổng Giám đốc FPT Software, chia sẻ thêm

    Theo Chủ tịch FPT Trương Gia Bình, “Hiện nay, Việt Nam có 1 triệu kỹ sư CNTT, và một nửa trong số đó là lập trình viên. Nếu có thể tập trung nguồn lực này vào lĩnh vực bán dẫn và AI, chúng ta không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn có thể cung ứng cho toàn thế giới”.

    FPT hiện đang tập trung nguồn lực vào 5 lĩnh vực trọng yếu: trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, công nghệ ô tô, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Mục tiêu của tập đoàn là đạt doanh thu 5 tỷ USD từ dịch vụ CNTT toàn cầu vào năm 2030.

    Chủ tịch FPT Software, Chu Thị Thanh Hà, chia sẻ: “Bộ phim của Discovery đã khắc họa được sứ mệnh và nỗ lực của nhiều thế hệ FPT. Quyết định táo bạo ‘Xuất hay là chết’ 25 năm trước đã mở ra con đường mới cho ngành CNTT Việt Nam. Ngày nay, tinh thần dám nghĩ dám làm vẫn là DNA của chúng tôi và sẽ tiếp tục được truyền lại cho các thế hệ sau”.

    Với sự phát triển mạnh mẽ và vị thế hiện tại, Việt Nam đang từng bước khẳng định mình là một trung tâm công nghệ mới của thế giới. Như nhà sáng lập FPT Trương Gia Bình đã nói, “Cứ đi là có đường!” – và Việt Nam đã chọn con đường công nghệ để vươn ra toàn cầu.
    Motngaymua2020, AnJuly, FBV1 người khác thích bài này.
  7. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.260
    Như FBV tôi từng viết:

    1. Thứ tư duy chi phối loài người, đang ở Mỹ.
    2. Thứ tư duy muốn kiểm soát loài người, đang ở Tung Của.
    3. Thứ tư duy chưa được khai phóng của loài người đang ở VN, VN là tư duy chưa khai phá, hoang địa.

    Như vậy, lục hết lịch sử:
    Nhật, hậu thế chiến thứ 2, họ áp dụng mô hình của họ
    Hàn: Áp dụng mô hình cheabol của họ
    Sing: Lý Quang Dịu đi xin làm Trung Tâm Tài Chính: Lối riêng của họ.
    Đài: Cũng lối riêng
    TQ: Cũng lối riêng

    Tất cả, đều phải quay về Tư Duy Dân Tộc để tự hội nhập bước ra thế giới.

    Như vậy, Tôi quả quyết rằng, VN bây giờ muốn như Nhật, Hàn, Đài... và hơn, thì không thể sài mô hình cheabol Nhật, Hàn , Cũng ko thể sài phiên bản lỗi trá hình lừa trời dối người gạt đất của TQ.

    Đơn giản, khi VN sài thứ tư duy mô hình của TQ, Nhật, Hàn thì làm gì có cửa thoát ra khỏi họ chứ đừng nói ngoi lên ngang họ!
    Vậy, chỉ còn, Quay lại, chính tư duy dân tộc VN, bằng đôi chân của mình, Tự setup hệ thống lý luận tư duy dân tộc..

    Bởi đơn giản rằng:

    Việc trên trời, phải được giải quyết ngay từ dưới mặt đất.
    Việc dưới đất, phải giải quyết trên bầu trời.
    Việc bên ngoài dân tộc, phải quay về giải quyết ngay bên trong.
    Việc bên trong, phải bắt đầu giải quyết từ bên ngoài.

    Trên dưới, trong ngoài, phải đồng bộ như thế!

    Quay lại chứng, FED đã giảm 0.5% như dự tính : Chứng VNI xem ra, xanh trọn mùa thu sau khi tại đáy giữa đỉnh lũ

    https://vnexpress.net/fed-giam-lai-suat-0-5-4794455.html
    --- Gộp bài viết, 19/09/2024, Bài cũ: 19/09/2024 ---
    Ta sử dụng bản copy hệ điều hành lỗi từ hàng xẻng. Ko một kinh tế gia hay 1 nhạc trưởng kinh tế nào dám chỉ huy giàn hợp xướng này đủ trọn 40 năm.
    Nói trắng ra, một bảng nhạc thính phòng và 1 giàn nhạc hợp xướng, hok có nhạc trưởng. Chỉ là 1 bản nhạc Remix phối lại bị lỗi.
    Teppi276 đã loan bài này
  8. Teppi276

    Teppi276 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/05/2020
    Đã được thích:
    4.234
    Chuẩn quá!
    AnJulyFBV thích bài này.
  9. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.260
    Các Cụ phụ ông ấy 1 Tay. Kéo Ngay Chíp Chíp về nhỉ?
    AnJuly, phiphuong69Teppi276 thích bài này.
  10. phiphuong69

    phiphuong69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2022
    Đã được thích:
    31.536
    Vận mệnh của Việt Nam quả thực đã khởi sắc trong hai năm qua, nhưng không còn đủ thời gian nữa rồi. Năm 2023, dân số Việt Nam đã vượt mốc 100 triệu người, tổng tỷ suất sinh cũng đã giảm xuống dưới mức 2. Cùng nằm trong vòng văn hóa Nho giáo, Việt Nam cũng không thể tránh khỏi những căn bệnh dai dẳng về giá nhà đất, sự trì trệ và suy giảm tỷ suất sinh. Chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

    Thực ra đây mới là cơ cấu thực sự của nền kinh tế Việt Nam: Một mặt, được hưởng lợi lớn từ lợi thế địa lý, có lợi thế lớn về chi phí lao động, cả nước vẫn đang cất cánh và đời sống vật chất của người dân vẫn còn nhiều không gian phát triển. Nhưng mặt khác, nền kinh tế còn tồn tại những bất cập về cơ cấu, quá phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp nội địa đang tụt hậu nghiêm trọng. Còn phải quan sát xem liệu họ có vượt qua được “mức trần” hay không.

    Sự thật này cũng cho chúng ta biết rằng: Có một số bài tập tưởng chừng như khá dễ sao chép nhưng thực ra lại rất khó thực hiện. Chiếc bánh nâng cấp công nghiệp chưa bao giờ từ trên trời rơi xuống.

    04.

    Trên thực tế, tình hình hiện nay ở Việt Nam mang lại nhiều yếu tố thuận lợi cho Trung Quốc.

    Một mặt, do sự yếu kém của chuỗi cung ứng trong nước, Việt Nam sẽ tiếp tục phụ thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc, điều này được thể hiện rõ qua tỷ trọng các nước nhập khẩu vào Việt Nam. Điều này cho phép Trung Quốc duy trì được giá trị gia tăng cao của chuỗi công nghiệp và các công nghệ cốt lõi. Nhìn vào mức chi cho R&D hiện dưới 0,5% của Việt Nam, sự phụ thuộc này sẽ còn kéo dài trong nhiều năm nữa.

    Mặt khác, chính sách “ngoại giao cây tre” và chính sách công nghiệp yếu kém của Việt Nam đã cho phép nhiều nước phương Tây mở rộng cánh cửa với họ, khiến nước này trở thành trạm trung chuyển quan trọng cho ngành sản xuất của Trung Quốc, đây là điều có ý nghĩa rất lớn đối với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc. Ví dụ, Mỹ gần đây đã khôi phục lại việc đánh thuế đối với các sản phẩm quang điện của Việt Nam. Bên phải chịu ảnh hưởng lớn nhất từ việc này không phải các doanh nghiệp Việt Nam, mà là các doanh nghiệp Trung Quốc.

    Do chi phí trong nước tăng, việc chuyển giao công nghiệp là điều khó tránh khỏi, nhưng vấn đề là chuyển tới đâu? Nó sẽ được chuyển giao sang Việt Nam, quốc gia vốn phụ thuộc vào chuỗi công nghiệp của Trung Quốc, nằm trong phạm vi ảnh hưởng địa chính trị của Trung Quốc và khó có thể xây dựng được doanh nghiệp nội địa trong ngắn hạn? Hay nó sẽ được chuyển sang Ấn Độ, quốc gia không ngừng “kiếm chuyện” về chính trị, tìm mọi cách để hạn chế các doanh nghiệp Trung Quốc và điên cuồng hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước? Tôi tin rằng không khó để lựa chọn câu trả lời.

    Trung Quốc quả thực không còn trẻ nữa, nhưng chúng ta thực sự không muốn nhìn thấy dáng vẻ trước đây của chính mình trong vô số kẻ theo sau.

    Nguồn: Fan Tong Huang Lao Ban, 饭统戴老板|西贡河畔的谜题:越南的三星和比亚迪在哪里? 1, Guancha, 10/09/2024.
    AnJuly, tronghanh80, FBV1 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này