1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Chuyện bầu đức gây lộn với gw

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi TigerStock, 22/05/2013.

4324 người đang online, trong đó có 327 thành viên. 00:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1651 lượt đọc và 12 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Mục đích của bọn này là kiếm tiền thôi >>> buộc HAG phải chi tiền đăng ký .... để được cấp giấy chứng nhận của bọn chúng .... :-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??
    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
  2. TigerStock

    TigerStock Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Đã được thích:
    3
    Nick Vujicic trả lời phỏng vấn độc quyền TTX vỉa hè


    Nick, chào mừng anh đến Việt Nam. Xin hãy nói về cảm nhận của mình sau 2 ngày ở đất nước tươi đẹp này.
    Xin lỗi các bạn. Tôi có nhìn thấy gì đâu ngoài dây điện và đầu người. Còn về cảm nhận ư, Việt Nam thật dễ chịu với sự cuồng nhiệt. Tôi đã chứng kiến những giọt nước mắt ở khắp nơi trên thế giới, nhưng không ở đâu người ta khóc khi đi xem xiếc thú cả.
    Nick, có lẽ anh vẫn chưa thoát khỏi mặc cảm của người khuyết tật chăng! chúng tôi đến để nghe anh nói chứ không đến để xem anh diễn.
    Tất nhiên không phải là tất cả. Nhưng tôi nhìn thấy sự tò mò trong mắt nhiều người. Trong chương trình của chúng tôi ở khắp nơi trên thế giới, tôi đồng ý để những người khuyết tật được ôm mình, để họ cảm nhận bằng xương bằng thịt ý chí và nghị lực. Nhưng ở đất nước các bạn, rất nhiều người lành lặn chỉ muốn đến gần để chụp ảnh với tôi như chụp ảnh với ngọn tháp Eiffel. Hơn nữa, tôi không thích việc nhiều người đến chỗ cái bàn của tôi, cúi người và định…xin lỗi, tôi nhớ đến Bi Rain. Bởi điều mà một người không chân tay như tôi muốn nói với họ là các bạn hãy đứng trên đôi chân của mình và đừng bao giờ cúi đầu. Khi người ta đã cúi đầu có phải là người ta sẽ phải gập gối không?|
    Vì sao anh lại có ý tưởng nói chuyện với giới doanh nhân Việt?

    Ồ, ban đầu tôi chỉ định giao lưu với sinh viên và khoảng 9000 trẻ em đường phố. Nhưng sau đó, phía Việt Nam đề nghị giao lưu với giới doanh nhân. Họ đưa ra số liệu là hàng trăm ngàn DN phải bỏ trốn, tự tử, hoặc vào nhà thương điên. Họ nói doanh nhân Việt giờ còn tuyệt vọng hơn những người khuyết tật. Và vì thế tôi đồng ý nói chuyện và chủ đề đưa ra là “Đừng bao giờ bỏ cuộc” dù nói thật tôi không tin việc cứ lao đầu vào rọ là một giải pháp khôn ngoan. Nhà giàu tuyệt vọng nguy hiểm hơn nhà nghèo, bởi người ta sẽ sốc nặng và suy sụp rất nhanh khi không quen với sự tuyệt vọng. Tôi nghĩ sự tuyệt vọng nào cũng cần được giúp đỡ, nhất là sự tuyệt vọng của những người bình thường.
    Anh tin là anh có đủ kinh nghiệm thương trường để nói chuyện và thuyết phục giới doanh nhân Việt?
    Câu đầu tiên mà tôi nói với họ là các bạn hãy nhìn xem, tôi đã kiếm được 1,6 triệu USD ở một đất nước đang suy thoái kinh tế.
    Hãy tìm mọi cơ hội trong mọi hoàn cảnh.
    Nick! Nói về chuyện tiền nong, số tiền 31,7 tỷ đồng có phải là quá nhiều cho vài buổi nói chuyện nhẽ ra phải là vì mục đích từ thiện?
    1,6 triệu dollar chứ không phải 31,7 tỷ.
    Ồ, 1,6 triệu dollar có khác gì 31,7 tỷ?
    Khác chứ. Chúng tôi không nhận đồng tiền không thể tiêu ở đâu khác ngoài Việt Nam. Hơn nữa, Nhà băng Úc có lẽ sẽ cần một bài nói chuyện để khỏi sốc khi bỗng nhiên nhìn thấy một khoản tiền hơn 10 chữ số được chuyển khoản cho vài ngày nói như các bạn là chém gió.
    Xin đặt lại câu hỏi: Anh có thể giải thích vì sao số tiền cho vài buổi diễn thuyết lại lớn đến thế?
    Chắc ý bạn nói là đắt?! Cựu tổng thống Mỹ từng được trả 750 ngàn dollar cho một bài diễn thuyết ở Hồng Kông, nhưng bài diễn thuyết đó không thể truyền niềm tin và nghị lực sống. Hơn nữa, cứ 4 năm, hoặc cùng lắm là 8 năm nước Mỹ lại cho ra đời thêm một diễn giả, trong khi trên thế giới chỉ có một Nick. Tôi có giá hơn Bill bởi vì tôi không đứng diễn thuyết bằng chân. Các bạn thấy đấy, tôi cũng không có tay. Nhưng liệu ai có thể mở chìa khóa trái tim và niềm tin bằng tay bao giờ.
    Việt Nam của chúng tôi cũng có những Nguyễn Ngọc Ký, những Nguyễn Công Hùng, theo anh vì sao họ lại không thể thành công như anh?
    Ồ, tôi cũng đã được nghe về Nguyễn Công Hùng. Tôi khâm phục anh ấy, nhất là khi hiệp sĩ công nghệ thông tin của các bạn từng nói thật là đã tước đoạt niềm tin của nhiều người, vì sự bất lực của mình. 6,7 triệu người khuyết tật và chỉ có vài “Nguyễn Công Hùng”. Vì sao anh ấy không thể thành công như tôi ư. Nói đơn giản chẳng hạn ở Việt Nam có lẽ tôi cũng sẽ phải lê la đầu đường xó chợ nào đó. Các bạn thử nghĩ xem, các tòa nhà và phương tiện công cộng ở Việt Nam thật khủng khiếp đối với người khuyết tật. Các bạn nên tự hào với Nick Việt Nam khi bản thân tôi cũng thực sự cảm phục anh ấy.
  3. TigerStock

    TigerStock Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Đã được thích:
    3

    Tại sao lại là Nick

    Với những trường hợp tương tự như Nick Vujicic tại Việt Nam, trong vòng 1 phút tôi có thể kể tên ra 5 gương mặt tiêu biểu. Những người như Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, Vận động viên khuyết tật Phạm Thị Thu... đã làm được những điều mà ngay cả người thường cũng khó có thể làm được.

    Hoàn cảnh của họ, tài năng và nghị lực của họ có lẽ không thua Nick là bao, ấy thế mà họ vẫn đang miệt mài đâu đó để tìm mọi cách sống qua ngày, nỗ lực để cống hiến cho xã hội nhưng không được mấy ai quan tâm. Trong khi đó, những doanh nhân người Việt giàu có đã phải bỏ một số tiền khổng lồ lên tới 32 tỷ đồng để mời Nick đến Việt Nam, nói chuyện về nghị lực sống, về đam mê vượt qua khó khăn (những điều mà người Việt Nam nói chung và những người khuyết tật nói riêng đã có thừa).

    32 tỷ đồng, một con số khổng lồ trong thời điểm hiện tại, khi mà các doanh nghiệp đang lao đao vì khủng hoảng kinh tế và người dân cũng đang ngập chìm trong khó khăn. Có thể nói với một chiến dịch được cho là thành công về mặt truyền thông như Hoa Sen đang làm với Nick Vujicic, đó không hẳn là một sự lãng phí. Tuy nhiên, tôi cứ nghĩ nếu Hoa Sen chịu bỏ ra phân nửa số tiền đó thôi, để giúp đỡ những gương mặt khuyết tật tài năng vươn lên... thì họ vẫn có thể tạo được một chiến dịch PR vừa thành công cả về mặt truyền thông lẫn ý nghĩa xã hội. Bởi những người khuyết tật Việt Nam cần những sự giúp đỡ thiết thực hơn là những “cú hích” về tinh thần mà Nick đã mang tới.

    Một anh bạn người nước ngoài của tôi tự hỏi, không biết tại sao truyền thông Việt Nam lại “điên cuồng” với Nick Vujicic như vậy. Điều này thật ra không quá khó hiểu khi mà hệ thống các kênh của VTV liên tục phát TVC về Nick gần như 30 phút một lần. Là một người làm báo, tôi chưa bao giờ tôi thấy giới truyền thông Việt Nam lại “nhẹ dạ” đến như vậy. Họ biết đằng sau một “Nick khuyết tật nghị lực” chính là một bệ đỡ truyền thông khủng khiếp đến từ các công ty phát hành sách của Mỹ. Nói đơn giản hơn, Nick cũng chỉ là một sản phẩm truyền thông để người ta bán được sách mà thôi. “Anh ấy là một người phi thường, nhưng anh ấy cũng là một nghệ sĩ biểu diễn.” Bạn tôi nói. Quả thật, với những gì đã thấy chiều nay tại sân bay, tôi nghĩ anh cũng có phần đúng.

    Ít người biết được rằng Nick đến Việt Nam không phải do Hoa Sen mời, cũng không hẳn do Trí Việt “cầu khẩn” mà đơn giản đó chỉ là một trong các điều khoản hợp đồng mà Trí Việt đã ký với Nick. Theo đó, để có thể phát hành sách của Nick tại Việt Nam, Trí Việt buộc phải đảm ứng một yêu cầu là tổ chức một buổi diễn thuyết cho anh tại nước sở tại. Ngoài những điều khoản trong hợp đồng xuất bản, hợp đồng mang Nick đến Việt Nam cũng bao gồm nhiều yêu cầu rất khắt khe, thậm chí những yêu cầu đó chỉ đến từ các ngôi sao... Hollywood.

    Một trong những yêu cầu của Nick là: “Không có bất kỳ một cuộc gặp gỡ riêng nào với báo giới”, những gì anh làm chỉ là diễn thuyết trước đám đông. Giới thạo tin còn kể rằng một đơn vị tổ chức đã xin tài trợ vé máy bay cho Nick từ một hãng hàng không giá rẻ của Việt Nam nhưng anh không chịu, yêu cầu của Nick là phải Vietnam Airlines. Anh cũng yêu cầu các chế độ VIP cho đoàn tuỳ tùng lên tới hơn chục người của mình. Anh cần có người nếm trước đồ ăn (có lẽ vì thể trạng của anh không được tốt). Ngoài ra, số tiền cát xê của Nick cũng không hề nhỏ (có người nói 22,000 USD, có người nói 200,000 USD, con số chưa thể kiểm chứng nhưng kể cả “chỉ” 22,000 USD thì đó vẫn là một con số quá lớn.)

    Tại sân bay chiều nay, khi Nick vừa hạ cánh, an ninh được thắt chặt thậm chí còn hơn cả khi cặp vợ chồng nổi tiếng của Hollywood là Angelia Jolie và Brad Pitt tới Việt Nam. Tới mức, một cuộc cãi vã lớn đã xảy ra giữa Giám đốc Trí Việt và tổ An ninh tại cửa VIP sân bay nội địa (Nick được sắp xếp ra cửa nội địa dù bay quốc tế) vì tổ an ninh đã không cho ông Phước vào trong dù ông này lớn tiếng tuyên bố: “Tôi là trưởng ban tổ chức đây.” Cánh báo chí bị buộc phải đứng ngoài xa cách cửa gần 150m và không thể tác nghiệp vì xe đón Nick đã đậu sát cửa, kính đen ngòm và dĩ nhiên Nick không có lấy một lời chào dành cho người hâm một thông qua báo giới.

    Tối nay, những gì Nick chia sẻ thật ra không có gì mới, đó là điều mà bất kỳ một người khuyết tật nào (thậm chí cả người thường) cũng sẽ từng mắc phải. Còn nghị lực sống ư, hãy hỏi những Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Công Hùng, Nguyễn Bích Lan (người dịch sách của Nick), “Cô bé xương thuỷ tinh” Phương Anh... xem họ có nghị lực sống và vươn lên trong cuộc sống không? Hỏi họ xem họ có xứng đáng được tôn vinh không? Hỏi họ xem họ có xứng đáng được quan tâm nhiều hơn không? Khi mà số tiền 32 tỷ đồng đó, biết đâu lại chẳng gần bằng ngân sách của Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 đã được thủ tướng phê duyệt ấy chứ. ( Và những người này chắc đều biết tới những chuyên gia ở UNDP, UNICEF ... Vietnam, hay các lãnh đạo và chuyên viên các Bộ Ngành như Ông Ngiêm Xuân Tuệ...... hay bà Hiền ..... ở UBDPQG về nguòi tàn tật Việt Nam..., những người đã làm hết sức mình để xã hội có cảm thông sâu sắc và nhận thức trách nhiệm với người tàn tật Việt Nam

    Trước khi buổi nói chuyện Chào Việt Nam của Nick diễn ra, giá vé chợ đen được đẩy lên con số 1,5 - 2 triệu đồng. Một con số không hề nhỏ đối với đa số người Việt trẻ. Nhưng nhiều bạn trẻ sẵn sàng bỏ 2 triệu để nghe Nick nói chuyện về nỗi khổ, về nghị lực sống... trong khi họ sẵn sàng bĩu môi và không thèm bố thí một đồng cho người ăn xin tàn tật. Vì đâu có sự khác biệt đó?

    Câu hỏi là: Tại sao lại là Nick mà không phải là một gương mặt cụ thể nào đó của Việt Nam, như Hiệp sĩ công nghệ Nguyễn Công Hùng chẳng hạn? Với những gì mà Công Hùng làm được, nếu anh được truyền thông Mỹ “o bế” như Nick, hẳn anh cũng nổi tiếng không kém và biết đâu một đơn vị nào đó lại chẳng bỏ cả trăm ngàn đô để mời anh tới nói chuyện?

    Sự khác biệt lớn nhất giữa Nick và Nguyễn Công Hùng không phải là tài năng hay nghị lực, mà đơn giản chỉ là ở sức hút truyền thông. Chẳng ai ngu để tin rằng Hoa Sen bỏ một đống tiền ra mời Nick về Việt Nam chỉ với mục đích từ thiện, xã hội. Sức hút của Nick là quá lớn, đặc biệt là với sự tiếp tay của truyền thông, với những TVC được phát liên tục trên truyền hình (và nhờ đó người ta bán được báo, thu được tiền quảng cáo, lại được tiếng là “hướng tới cộng đồng khuyết tật” dù sự thật mục tiêu cao cả này chỉ là một phần rất nhỏ mà thôi.)


    Tại sao lại là Nick,?

Chia sẻ trang này