Chuyển động kinh tế vĩ mô và triển vọng đối với TTCK

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 09/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4724 người đang online, trong đó có 449 thành viên. 19:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 65065 lượt đọc và 494 bài trả lời
  1. soluuhuong_na

    soluuhuong_na Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/12/2010
    Đã được thích:
    12.442
    Đến lúc ...cũng cần phải chia tay với cái TP...ấy được rồi, để ... nó lo[:D][:D]
  2. giakimtu

    giakimtu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Đã được thích:
    125
    Theo như bác phân tích về TPP và chuyến sang của TQ thì Vn phải cân não và ko thể bắt cá hai tay được đúng ko
  3. honghasong

    honghasong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2010
    Đã được thích:
    1.155
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Đầu tiên em dùng dệt may để chứng minh vì Dệt may là cái dễ nhìn ra nhất vì nếu suy rộng ra các sản phẩm phi nông phẩm có kết cấu giá thành khá giống nhau và nằm trong những chuỗi cung ứng toàn cầu. Dệt may chỉ là 1 lĩnh vực lớn mà thôi.

    Thế nên việc đàm phán VN vào TPP nhưng em nói ở trên bản chất ở đây là Mỹ muốn loại TQ ra khỏi cuộc chơi nên nếu VN để TQ mượn đất làm bàn đạp tiến sang Mỹ thông qua TPP thì việc Mỹ dựng nên TPP là trở nên vô nghĩa do đó bọn nó mới nghĩ ra trò nguyên tắc từ sợi trở đi.

    Tại sao lại là nguyên tắc từ sợi trở đi và nguyên tắc xuất xứ Mỹ cực khó nhượng bộ vì nhượng bộ là mất đi mục đích căn bản của TPP. Do vậy chúng ta cần nhìn rõ vẫn đề này.

    TQ đương nhiên không muốn VN vào TPP nhưng họ cũng hiểu rằng ngăn là không thể bởi mỗi nước quyền lợi dân tộc là trên hết và vào TPP tất nhiên chúng ta có những lợi ích dân tộc rõ ràng.

    Tuy nhiên nếu phương án VN vào TPP thì TQ làm gì để vẫn tránh được mục đích cô lập hóa nền KT của TQ đối với KT toàn cầu?

    Đương nhiên như em trình bày ở trên nó đàm phán hiệp định song phương và đa phương khác để vô hiệu hóa TPP nhưng mặt khác trong ngắn hạn thì nó làm 1 việc đơn giản hơn và hiệu quả hơn nhiều là đầu tư FDI sang VN luôn.

    Chúng ta có thể thấy làn sóng di chuyển những siêu nhà máy dệt từ TQ sang VN 6 tháng đầu năm tăng đột biến và với tốc độ nhanh chưa từng có.

    Không những về tốc độ mà quy mô cũng làm VN choáng. Những NM ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, Đồng Nai, Tây Ninh .... những NM có giá trị hàng trăm triệu $ và máy móc rất có thể move từ TQ sang.

    Cuối cùng, nguy cơ người hưởng lợi trực tiếp và lớn nhất nếu đàm phán TPP với Hoa Kỳ về dệt may thành công sẽ không phải là các doanh nghiệp Việt Nam và Việt Nam sẽ là “đại xưởng” sản xuất hàng may mặc cho Trung Quốc xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Trung Quốc hiện là nước có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ dẫn đầu, chiếm tỷ trọng 40% giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ, đã tăng hơn gấp đôi thị phần trong vòng 10 năm. Vì vậy, Trung Quốc có thể thông qua Việt Nam để sản xuất hàng và đi vào Hoa Kỳ để hưởng lợi.

    Do vậy Mỹ chắc chắn hiểu và chúng ta càng cần phải hiểu. Nếu không mục đích dựng nên TPP của Mỹ đổ vỡ và mục đích tham gia TPP của VN cũng chả tác dụng gì.

    Vậy họ Lý sang Vn làm gì? Hihii ... câu này miễn hỏi vàmiênc trả lời. Chúng ta tự biết và tự trả lời nhá.
  5. night.storm.01

    night.storm.01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Đã được thích:
    11
    Anh khongquen25 thúc đít con sd5 tí đi anh, sdt nó không chờ nổi sd5 mất...hihi
  6. sususu1102

    sususu1102 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    746
    ông anh làm bên dệt may năm nay làm ăn rất khá. Hàng làm ra không đủ bán, khấm khá lắm!!. Đúng là thời vận các bác ah[:D]
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Giờ hãy nhìn kỹ chuỗi giá trị dệt may để biết ta đang làm cái quái gì?

    Phần này bọn Bản Việt đã có bài rất khá về triển vọng TPP với ngành dệt và phân tích TCM nhưng BSC và cá nhân em vẫn có cái nhìn thêm để các bác có thêm thông tin.

    Hôm hội thảo ở Sài Gòn em cũng khuyến nghị mạnh mẽ danh mục dệt may cần đặc biệt quan tâm ngoài trừ TCM rồi mà. Chắc hẳn các bác còn nhớ?

    [​IMG]

    Hiện nay, Việt Nam đang tham gia chuỗi cung ứng dệt may thế giới chủ yếu ở khâu cắt may (CMT), làm hàng gia công. Đây là công đoạn có giá trị gia tăng thấp nhất của chuỗi – tỷ lệ giá trị gia tăng, sau cân đối xuất nhập khẩu hàng dệt may chỉ đạt 46,2-49,5%. Hàng năm Việt Nam có sản xuất bông và sợi dệt, nhưng lại không thể đáp ứng được yêu cầu để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng này (hơn 50% lượng sợi sản xuất phải xuất khẩu).

    Do vậy, nếu thuế suất xuất khẩu vào Hoa Kỳ là 0% với giả thiết Hoa Kỳ chấp thuận điều kiện sản phẩm được áp thuế tính từ khâu “cắt may” thì lợi ích Việt Nam đạt được là sản lượng xuất khẩu tăng, hàm lượng giá trị gia tăng ngành vẫn khó cải thiện được. Đây là một thực tế mà Việt Nam cần tính đến.

    Trong trường hợp Việt Nam có thể trực tiếp hay gián tiếp phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ để tham gia công đoạn sản xuất khép kín từ trồng bông, xơ, kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất vải, may sản phẩm thì khả năng tham gia và hưởng lợi từ TPP cao hơn mới có thể đạt được. Đó là chưa kể đến khả năng cạnh tranh với nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Hoa Kỳ - đất nước sản xuất bông sợi lớn nhất thế giới. Bởi chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới là chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất, mua hàng tham gia trong từng công đoạn của chuỗi được 4 xác lập và tương đối ổn định. Vì vậy, không dễ để các nhà sản xuất/mua hàng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ những nước không nằm trong TPP dịch chuyển về những nước nằm trong TPP.

    Nhìn vào chuỗi giá trị dệt may thì ta thấy chỉ có 2 khâu đầu và cuối là có giá trị lớn nhất. Cái này TNG làm khá tốt vì họ thành lập được chuỗi cửa hàng kể cả hệ thống phân phối tại Mỹ. Tuy nhiên phần thiết kế thì tệ chưa từng có. Ngược lại các DN khác thì lại có chút ở khâu đầu nhưng khâu cuối lại thua TNG. Hehe...

    Vào giờ GD rùi... chém tiếp sau
  8. vuadauco.

    vuadauco. Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/07/2013
    Đã được thích:
    227
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    bác KQ có tài lướt sóng cp nhưng vàng thì ko nên hứng quá

    Hôm nay, 15:52 #1 [​IMG]
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    TPP tác động đến các nhóm ngành thế nào?

    Trong hội thảo cả 2 miền Nam - Bắc có nhiều câu hỏi liên quan đến nhóm ngành: dệt may, nhựa, thép và Gỗ.

    BSC bọn em đã có phần trả lời các NĐT nhưng như em nói trong khuôn khổ thời gian có hạn em không thể trình bày đầy đủ về nó được. Do vậy em sẽ tiếp tục phân tích để các bác có cái nhìn toàn diện và cụ thể hơn.

    Ví dụ câu hỏi về gỗ Trường Thành ( TTF ):

    Tại hội thảo em có trả lời đây là mã CP tiềm năng cao, tuy nhiên trong giai đoạn qua nó vấp phải vấn đề rất lớn về vốn đặc biệt là vốn lưu động. Do chi phí tài chính quá lớn nên lợi nhuận hầu như không có và chủ yếu lãi đi nuôi NH. Tuy nhiên sang năm 2013 và bước sang năm 2014 có lẽ phần chi phí tài chính của TTF cải thiện phần nào do xu hướng lãi vay đã giảm và nó mới thành công trong việc đáo nợ.

    Tuy nhiên đó không liên quan gì đến TPP cả. TPP tác động đến các ngành hoàn toàn theo hướng khác . Gỗ và các sản phẩm từ gỗ chịu tác động từ TPP ra sao?

    Trong hội thảo em chỉ đủ thời gian giải thích việc cần so sánh với 3 đối thủ rất lớn cùng có khả năng SX mặt hàng này là: Sing, Indo và Malaysia. Đây là 3 cường quốc thực sự về gỗ và có những lợi thế nhất định so với chúng ta lúc này.

    Vì các SP của TTF chủ yếu là XK nên việc so sánh với các DN của 3 nước này là tất yếu. Nhưng phần em nói còn thiếu do thời lượng của hội thảo vẫn còn và đây là phần cần đặc biệt chú ý vì sẽ không chỉ là gỗ với TTF đâu mà các ngành khác cũng sẽ vậy. Đó là: Nguyên tắc XUẤT XỨ. Cái này khá lằng nhằng và các bác chịu khó đọc cho kỹ nhé.

    Còn tiếp ....
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này