Chuyển động kinh tế vĩ mô và triển vọng đối với TTCK

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 09/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3093 người đang online, trong đó có 82 thành viên. 01:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 65080 lượt đọc và 494 bài trả lời
  1. nhadautu1234

    nhadautu1234 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Đã được thích:
    309
    TPP: Bánh ngon không dễ xơi


    Lợi ích dành cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mới chỉ là sự suy đoán chưa rõ ràng.
    Đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã qua 17 vòng, nhiều nội dung còn tranh cãi gay gắt. Pháp Luật TP.HCM đã trao đổi với bà Phùng Thị Lan Phương, đại diện Trung tâm WTO thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đơn vị đại diện cộng đồng doanh nghiệp (DN) trong quá trình đàm phán TPP.
    Vẫn còn tranh cãi lợi ích
    . PhóngViên: Bà có thể cho biết những lợi ích của Việt Nam khi tham gia TPP là gì?
    + Phùng Thị Lan Phương: Trong văn bản kiến nghị Chính phủ sớm tham gia đàm phán TPP, VCCI có nêu rõ cộng đồng DN rất kỳ vọng vào những lợi ích mà TPP có thể đem lại, nhất là vấn đề tăng cường tiếp cận thị trường các nước đối tác TPP cho hàng hóa xuất khẩu thông qua việc dỡ bỏ thuế quan, đặc biệt là Mỹ.
    Tuy nhiên, đây chỉ là những lợi ích suy đoán mà Việt Nam kỳ vọng TPP có thể mang lại. Trên thực tế, việc có thể đạt được những lợi ích này hay không, đạt ở mức độ nào, phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả đàm phán cuối cùng.
    . Như vậy, “chiếc bánh” TPP không hẳn là ngọt ngào?
    + Đúng vậy, do trình độ phát triển khác nhau, mối quan tâm khác nhau nên không dễ gì đạt được một thỏa thuận làm hài lòng tất cả. Đó là lý do vì sao sau hơn ba năm đàm phán, các nước TPP mới chỉ đạt được sự đồng thuận ở một số vấn đề nhỏ, những vấn đề lớn còn đang tranh cãi rất nhiều.
    Đối với Việt Nam, mục tiêu lớn nhất khi tham gia TPP là tăng cường lợi thế xuất khẩu sang các nước TPP, thông qua việc các nước này miễn hoặc giảm thuế cho hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, điều này chỉ đạt được nếu hàng hóa của Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu rất cao và phức tạp về quy tắc xuất xứ, bắt buộc phải có nguyên liệu hoặc giá trị chủ yếu từ các nước thành viên. Trong khi đó, việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam lại phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ngoài TPP (như Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước ASEAN). Nếu chấp nhận các quy tắc như vậy, dù thuế suất có về 0 hoặc rất thấp thì hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng lợi gì.
    .Hẳn Việt Nam còn phải đối mặt với rất nhiều bất lợi khác nếu tham gia TPP, phải không thưa bà?
    + Trong khi những lợi ích kỳ vọng về xuất khẩu có thể khó đạt được thì Việt Nam lại đứng trước nhiều nguy cơ liên quan đến các cam kết về đầu tư, sở hữu trí tuệ, lao động... trong TPP.
    Ví dụ về đầu tư, dự thảo chương Đầu tư TPP tiết lộ tháng 6-2012 cho thấy có nhiều quy định trao quá nhiều quyền lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, phân biệt đối xử với các nhà đầu tư trong nước. Đặc biệt cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư có thể khiến Chính phủ đứng trước nhiều nguy cơ bị kiện hơn và phải đền bù hàng triệu USD từ tiền thuế của người dân.
    Hay về sở hữu trí tuệ (IP), vấn đề đang gây tranh cãi nhiều nhất trong TPP, thì những yêu cầu của Mỹ về bảo hộ IP quá cao, cao hơn nhiều so với các quy định về vấn đề này trong WTO khiến một nước đang phát triển như Việt Nam có thể gặp nhiều rủi ro. Chẳng hạn, việc tăng cường bảo hộ sáng chế trong một số lĩnh vực như dược phẩm, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật… sẽ khiến giá các loại sản phẩm này tăng (do chịu thêm phí bản quyền). Giá cao thì hệ quả tất yếu là hạn chế khả năng tiếp cận thuốc giá rẻ của người bệnh, gia tăng đáng kể chi phí đầu cho sản xuất nông nghiệp...
    Nhà nước và DN phải thông tin thường xuyên
    . Mỹ vẫn có lời mở cửa cho Trung Quốc tham gia TPP. Việc Trung Quốc tham gia có ảnh hưởng đến Việt Nam hay không, thưa bà?
    + Cho tới hiện tại, chúng tôi không nhận thấy có thông tin hay tín hiệu nào về việc Trung Quốc tham gia TPP. Vì vậy xin phép không bình luận sâu về việc này. Tuy nhiên, sự tham gia của bất kỳ thành viên mới nào vào TPP đều sẽ ảnh hưởng đến cục diện đàm phán ở mức độ nhất định, có thể là tiêu cực, cũng có thể là tích cực. Nền kinh tế càng lớn thì mức độ ảnh hưởng càng cao.
    . Vậy Việt Nam cần làm gì để yên tâm tham gia TTP?
    + Hội nhập kinh tế quốc tế luôn đem lại cả cơ hội lẫn thách thức. Đây là bài toán mà lời giải nằm ở nỗ lực của các cơ quan đàm phán chính phủ, cộng đồng DN và các bên liên quan.
    Đối với TPP, một hiệp định đang trong quá trình đàm phán thì việc thông tin, trao đổi và tham vấn thường xuyên giữa DN và các cơ quan nhà nước trong quá trình này để có các phương án đàm phán tốt nhất là điều rất quan trọng.
    Hy vọng TPP, hiệp định đàm phán đầu tiên mà Chính phủ chính thức tham vấn cộng đồng DN sẽ đạt được kết quả tốt nhất, đem lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng DN cũng như cho cả nền kinh tế.
    . Xin cám ơn bà.
  2. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    CHú bang chủ cái bang nay lại đi gây sự à. Nhìn lại TCM của anh và CMX của chú anh buồn chú quá. KMR tiếc là anh đã bán lúa non, chú chê lởm nhưng vẫn ngon hơn cả BLF của chú đấy :)). Chú đang chống lại chính sách đấy, khôn vừa thôi nhé. CHú đang đi ngược lại với lý thuyết mà chú dêo dao bấy lâu đấy [r24)]
  3. Tia_chop65

    Tia_chop65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2011
    Đã được thích:
    265
    Dốt, nó chế biến chứng từ đủ kiểu để có xuất xứ được hưởng ưu đãi, sợ nhất ông thuỷ sản blf tôm cá có hàm lượng khán sinh cao nó ko mua cho là viỡ mồm cả nút
  4. Umazake

    Umazake Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    713
    Các hào sủ chém gió qua lại nhau làm thảo dân em đọc cũng thấy sướng, mở mang ra được khối điều...em kính các anh ni bia [r2)]
  5. nhadautu1234

    nhadautu1234 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Đã được thích:
    309
    Đàm phán TPP: Sắp đến hồi kết?

    11/09/2013
    (Thời báo Kinh Doanh) - Trải qua 19 vòng đàm phán căng thẳng, 12 quốc gia thành viên vẫn chưa đồng thuận với các nội dung của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Gần đây, Việt Nam đã rất tích cực tham gia đàm phán TPP và linh hoạt hơn trong các đề xuất đưa ra. Dù vậy, sự mệt mỏi đã lộ rõ mà thời điểm nào kết thúc đàm phán TPP và thực thi thì vẫn chưa rõ ràng?

    Ngày 10/9, Hội Việt - Mỹ phối hợp với Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và sự tham gia của Việt Nam". Nhiều đại diện cho phía Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp (DN) hai nước đã chia sẻ những băn khoăn về một số nguyên tắc sẽ được thực thi theo TPP, dù thông tin đến giờ vẫn rất hạn chế.

    Khó cân bằng lợi ích

    Theo bà Virginia Foote - Đại diện Bay Global Strategies, TPP là hiệp định tự do thương mại (FTA) nhưng không có sự "tự do" hoàn toàn. Vì mỗi quốc gia thành viên đều có những chính sách riêng để bảo hộ một số mặt hàng đặc thù sản xuất trong nước. Hiện 12 quốc gia đang bước vào giai đoạn cuối của quá trình đàm phán để đi đến ký kết hiệp định TPP.

    Về lợi ích khi tham gia TPP, bà Virginia nói: "TPP mới thực sự đem lại lợi ích cho cộng đồng DN Việt Nam, nhất là khi xuất khẩu (XK) hàng hóa vào thị trường Mỹ. Bởi lẽ, ngay trong quá trình đàm phán TPP, các quốc gia thành viên đã giảm thuế nhập khẩu (NK) xuống 0% cho Việt Nam. Do đó, Việt Nam có thể cân nhắc xem ngành hàng nào cần giữ thuế cao, ngành hàng nào cần giảm thuế để hỗ trợ thúc đẩy thương mại".

    Tuy nhiên, ông Thân Đức Việt - đại diện Tổng công ty May 10 - DN XK sản phẩm may mặc lớn sang Mỹ, tỏ ra sốt ruột về tiến trình đàm phán chậm chạp, kéo dài của TPP, cũng như lợi ích của DN Việt Nam. Hiện khoảng 50% sản lượng XK của May 10 sang thị trường Mỹ. Riêng mặt hàng áo sơ mi đạt 700.000 sản phẩm/tháng (gồm XK trực tiếp và qua trung gian) với mức thuế bình quân 17 - 18%. Do đó, theo ông Việt, nếu TPP được ký kết, thuế NK giảm về 0% thì là cơ hội tốt cho nhà NK Mỹ, chứ không phải DN Việt Nam hưởng lợi.

    Hơn nữa, về nguyên tắc xuất xứ hàng hóa của TPP, ông Việt cho rằng nếu xuất xứ của sản phẩm may mặc được tính từ "sợi", thì DN Mỹ sẽ được hưởng lợi nhiều hơn DN Việt Nam. Lý do vì DN Việt Nam đang phải NK phần lớn nguyên phụ liệu may mặc, chủ yếu từ các nước không phải thành viên tham gia vào TPP. Vì thế, DN cũng sẽ không được hưởng ưu đãi thuế NK.

    [​IMG]

    Về vấn đề này, bà MaryBeth Krum Turner - Đại sứ quán Mỹ, thừa nhận: "Nhiều năm qua, chúng tôi đã thảo luận làm sao để cân bằng lợi ích giữa các DN, người xuất NK hàng hóa, nhưng thật khó có sự cân bằng cho tất cả các bên.

    Trong cơ cấu sản phẩm và chuỗi cung ứng hàng hóa của Việt Nam, quy định xuất xứ hàng hóa sẽ là một thách thức". Nguyên tắc về nguồn gốc hàng hóa luôn là vấn đề nóng của các FTA, không riêng TPP. Nhưng vấn đề này đang được 12 quốc gia thành viên đàm phán để có thể đạt được một thỏa thuận phù hợp nhất.

    Theo bà MaryBeth, hiện quá trình đàm phán TPP cũng gần như hoàn tất và đến giai đoạn kết thúc các chương của hiệp định. Trong vòng 3 - 4 tháng gần đây, Việt Nam đã rất tích cực tham gia đàm phán TPP, và có sự điều chỉnh linh hoạt hơn trong các đề xuất đưa ra. Sự thay đổi chính sách này khiến các thành viên tham gia đàm phán TPP cũng thấy bất ngờ.

    Lợi ích thu hút FDI

    Nói về những lợi ích của các quốc gia ở khu vực Asean khi tham gia TPP, bà Marybeth cho rằng các công ty đa quốc gia và công ty Mỹ luôn nhìn vào Asean là thị trường chung chứ không phải thị trường nhỏ lẻ của một quốc gia riêng biệt. Do đó, Asean và Việt Nam đều sẽ nhận được những lợi ích khi tham gia TPP, nhất là trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, bảo hiểm, xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ…

    Hơn thế, "Lợi ích của Việt Nam khi tham gia TPP không phải hưởng thuế suất thấp hay các lợi ích tức thời, mà là tạo ra sự cải cách mạnh mẽ chính sách, môi trường đầu tư minh bạch hơn. Thật khó đong đếm lợi ích, nhưng nhà đầu tư đến Việt Nam mong muốn thấy môi trường đầu tư được cải thiện minh bạch hơn. Đó là lợi ích thu hút đầu tư nước ngoài", bà MaryBeth nhấn mạnh.

    Ông Nguyễn Duy Khiên - đại diện Hội Việt - Mỹ, chỉ ra nhiều cơ hội xen lẫn thách thức của các DN Việt Nam khi vào TPP. Trong đó, mặt hàng nông sản từ Mỹ sẽ có sức cạnh tranh lớn, vì nông dân Mỹ có lợi thế năng suất sản phẩm rất cao. "Một DN Mỹ có nói rằng nếu các nước giảm thuế NK thịt gà và trứng về 0%, thì trứng và thịt gà Mỹ sẽ tràn ngập thế giới. Còn thịt bò, lợn… của DN Mỹ cũng rất cạnh tranh. Các DN Mỹ cũng rất quan tâm mở rộng dịch vụ mà họ có thế mạnh, như: tài chính, bán lẻ, ngân hàng, công nghiệp giải trí…", ông Khiên nói và cho rằng cơ hội của DN này sẽ là thách thức cho DN khác, nhưng sự cạnh tranh giữa DN nội và ngoại sẽ gay gắt hơn khi TPP được thực thi.

    Hiện nay, 12 quốc gia tham gia đàm phán TPP cũng đang trong quá trình thử nghiệm, xây dựng các tiêu chuẩn chung và đàm phán để thống nhất bộ nguyên tắc chung trên cơ sở hài hòa lợi ích của các thành viên. Phía Mỹ đã thỏa thuận, xây dựng các chuẩn mực rất cao. "Liệu khi Việt Nam tham gia TPP có chấp nhận được các tiêu chuẩn này không, hay muốn bắt đầu ở mức thấp hơn?", bà Virginia đặt câu hỏi và nhấn mạnh: "Điểm khác biệt lớn nhất khi tham gia vào TPP là Việt Nam cũng như các nước thành viên cần phải có cam kết cải cách mạnh hơn về kinh tế theo các tiêu chuẩn của TPP".

    Trong cuộc họp APEC tại Bali sắp tới, sẽ có những tiến bộ mới về quá trình đàm phán TPP. Các quốc gia thành viên đều hy vọng việc đàm phán sẽ nhanh chóng hoàn tất vào cuối năm nay và đi đến ký kết hiệp định.
  6. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Tin lấy từ 11/9/2013 và hôm nay là 15/10 rồi, chú cố moi tin thì cũng nên tìm tin ngày hôm nay mới phải :))
  7. Umazake

    Umazake Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    713
    Phần đông thảo dân đếch có võ công thành ra chém nhau loạn xạ đọc éo sướng bằng các hào sủ võ công đầy mình chém phát nào ra phát đó, lâu lâu mong các anh kiểm tra sức khoẻ nhau tí để thảo dân em được chiêm ngưỡng :)>--" smilieid="89" class="inlineimg" border="0"> :-o[:D][r2)]
  8. nhadautu1234

    nhadautu1234 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Đã được thích:
    309

    Ngày nào thì cũng phải cuối 2014 may ra mới kí được, có may mắn hưởng lợi thì phải sang 2015=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  9. nhadautu1234

    nhadautu1234 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Đã được thích:
    309
    Cả một bầy gà bu vào cái bánh vẽ TPP do bọn BSC nó vẽ ra, =))=))=))TCM EPS 2500 giá 17-18 so với nhiều mã trên sàn khác gì thuốc đau mắt.=))=))=))=))=))
    PTB năm nào cũng tăng trưởng 50% chả cần TPP mà PE có 4. BLF EPS ngang TCM lại ăn 2% tỷ giá + 1% lãi suất ngay lập tức chứ ko phải chờ sang 2015 mới có bánh vẽ như TCM mà PE có 3=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  10. nhadautu1234

    nhadautu1234 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Đã được thích:
    309
    Bánh vẽ sớm quá, 2 năm nữa may ra mới ăn được, vẽ sớm quá nhiều gà bu dầy đặc, PIC ngập f319 dễ chết thảm lắm=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này