Chuyển động kinh tế vĩ mô và triển vọng đối với TTCK

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 09/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3005 người đang online, trong đó có 32 thành viên. 03:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 65080 lượt đọc và 494 bài trả lời
  1. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Ngành may đi vào chu kỳ tăng trưởng nhờ giá nguyên liệu đầu vào. Lại cộng thêm ttp nên nó mới hơn hẳn. Xu hướng chính sách là vậy. Cãi chày cái cố, chẳng phải tcm mà tng,kmr,gmc cũng sẽ cực ấn tượng. Đúng là trâu buộc ghét trâu ăn, chả ra làm sao...
  2. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130

    Những ai đi cùng thăng trầm chứng khoán 10 -12 năm qua đềo chứng kiến đau thương , niềm vui, mất mát, thành quả của TTCK
    Chứng khoán liên quan đến tiền nên rất bạc
    Trao đổi kinh nghiệm là việc có thể nên làm , khuyên khuyến nghị chứng khoán là điều nên tránh
    đại diện 2 trường phái
    CMX
    TTF

    cả 2 cổ phiếu này đềo cho niềm vui và đau khổ cho đám đông trong nhièu năm qua
  3. mmxhung

    mmxhung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Đã được thích:
    219
    Topic của bác Khongquen rất hữu ích đối với anh em, đặc biệt đối với cá nhân tôi. Nhưng không hiểu vì lý do gì một số người lại cứ vào đây khích bác, ném đá. Dẫu biết rằng quan điểm, suy nghĩ khác nhau là bình thường, nhưng trong trao đổi dùng những từ ngữ có tính mạt sát nhau thì đáng lên án.
    Tôi đề nghị, mọi người vào đây trao đổi nên dùng lời lẽ lịch sự, tránh việc xúc phạm nhau, cần giữ gìn hoà khí để cùng nhau tìm ra kiến thức, kinh nghiệm hữu ích trong đầu tư kinh doanh.
  4. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33

    -Paste bài này để các bác tham khảo....



    Thực hư về đe dọa Mỹ vỡ nợ



    [​IMG]Capitol, trụ sở Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ (ảnh chụp sáng 15/10/2013) REUTERS






    Nguyễn Xuân Nghĩa / Thanh Hà
    48 giờ trước hạn định Hoa Kỳ phải nâng trần nợ công, Hành pháp và Quốc hội lưỡng viện vẫn chưa tìm ra đồng thuận. Cả thế giới nói tới kỳ hạn 17/10/2013, khi cường quốc kinh tế số 1 toàn cầu bị đe dọa « mất khả năng thanh toán ». Nhưng các thị trường tài chính thế giới và kể cả hai chủ nợ lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc và Nhật Bản vẫn bình tĩnh.

    Về phần các cơ quan thẩm định tài chính, trước mắt cũng chưa một ai lên tiếng đe dọa hạ điểm tín nhiệm đối với nợ công của Hoa Kỳ. Trong khi đó mọi người còn nhớ rằng vào năm 2011, khi Washington đàm phán để nâng trần nợ công thì cũng là lúc Standard & Poor's hạ điểm tín nhiệm của Mỹ. Khi đó tổng nợ công của Hoa Kỳ tương đương với 10 % GDP chứ không chỉ là gần 4 % như hiện tại.
    Giải thích cho thái độ điềm tĩnh đó của quốc tế các chuyên gia cho rằng, hạn định 17/10/2013 được chính giới Hoa Kỳ nêu lên như là một cột mốc « quyết định », nhưng trên thực tế hạn ngày 17 tháng 10 nặng về ý nghĩa chính trị hơn là kinh tế.
    Cụ thể là trong 48 giờ nữa nếu Nhà Trắng và Hạ Viện do đảng đối lập Cộng hòa chiếm đa số không tìm ra đồng thuận để nâng trần nợ công của Hoa Kỳ, thì bộ Tài chính vẫn còn một khoản dự trữ khoảng 30 tỷ đô la để thanh toán nợ đáo hạn, đài thọ những khoản chi tiêu cấp bách nhất. Nhưng kể từ cột mốc thời gian đó, về phương diện pháp lý, chính phủ Mỹ không được quyền đi vay thêm để trang trải các hóa đơn đến kỳ phải trả. Đó sẽ là một vấn đề đau đầu khi bộ Tài chính phải thanh toán 6 tỷ đô la tiền lãi cho các chủ nợ vào ngày 01/11/2013 và cùng ngày, phải xuất ra 55 tỷ đô la để trả các khoản an sinh xã hội : lương hưu cho người già, phụ cấp cho lính, hay bảo hiểm y tế cho người tàn tật …
    Trong trường hợp Hạ viện vẫn chưa đồng ý nâng trần nợ công từ nay cho đến hết ngày 31/10/2013 thì điều gì sẽ xảy tới ? Có ba kịch bản được đưa ra : một là chính quyền Mỹ bắt buộc phải mạnh tay cắt giảm chi tiêu công cộng để duy trì mức nợ công ở dưới ngưỡng quy định như hiện nay là 16.700 tỷ đô la (tương đương với 3,9 % GDP). Giải pháp thứ nhì là tổng thống Obama sử dụng điều khoản Tu chính 14, cho phép ông đơn phương nâng trần nợ công.
    Kịch bản thứ ba là Hoa Kỳ sau ngày 01/11/2013 rơi vào tình trạng « tạm thời mất khả năng thanh toán ». Trong trường hợp thứ ba này, nước Mỹ sẽ đánh mất niềm tin nơi các nhà đầu tư trên thế giới, bởi vì từ trước đến nay, công trái của Hoa Kỳ vẫn được coi là « an toàn » nhất.
    Khi mà các nhà đầu tư cho rằng mua công trái phiếu có rủi ro cao thì điều đó cũng có nghĩa là chính phủ Mỹ sẽ phải đi vay tín dụng với lãi suất cao hơn. Mọi người còn nhớ rằng vào thập niên 1970 do một sự cố kỹ thuật về điện toán, Hoa Kỳ đã tạm thời mất khả năng thanh toán trong một vài giờ. Hậu quả là trong một thời gian dài, Washington đã phải đi vay với lãi suất cao hơn đến 0,6 %.
    Trong bối cảnh hiện tại, khi mà kinh tế Hoa Kỳ chưa thực sự vững vàng sau khủng hoảng tài chính 2008, nếu đe dọa bị « mất khả năng thanh toán » đẩy lãi suất của Mỹ lên cao thì nước Mỹ của ông Obama sẽ lại rơi vào một chu kỳ suy thoái.
    Trước khi phân tích về thực hư chung quanh đe dọa nước Mỹ bị « vỡ nợ », xin được lưu ý rằng, cụm từ « vỡ nợ » hay « mất khả năng thanh toán » dùng để nói về khủng hoảng của Hoa Kỳ hiện nay không hoàn toàn chính xác bởi Mỹ không trong hoàn cảnh bị đẹ dọa như là Hy Lạp hay một vài quốc gia khác trong khối euro, khiến họ đã phải cầu cứu quốc tế.
    Để hiểu rõ hơn về những tranh cãi trên mức trần nợ công Hoa Kỳ và tác động của nó, ban Việt ngữ RFI một lần nữa đã mời chuyên gia kinh tế Mỹ, Nguyễn Xuân Nghĩa tham gia vào tạp chí hôm nay. Theo ông ít có hy vọng Hạ viện và chính phủ Obama đạt được đồng thuận về mức trần nợ trước thời hạn ngày 17/10/213
    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Diễn tiến bề mặt của trận đấu tuần qua là Hạ viện Cộng Hoà đề nghị nhiều giải pháp mà đều bị Chính quyền Obama bác bỏ nên tạm lui từ Thứ Sáu 11/10/2013, để trận đấu chuyển qua Thượng viện, nơi đảng Dân Chủ giữ đa số và bên Cộng Hoà có lập trường ôn hòa hơn. Suốt cuối tuần, lãnh đạo hai đảng tại Thượng Viện ráo riết thương thuyết và qua trưa ngày 14/10/2013 thì hy vọng chớm nở, nên Tổng thống Obama quyết định đình hoãn việc gặp lãnh tụ hai đảng trong Quốc hội vào buổi chiều để đợi hai đảng hoàn tất một đề nghị chung. Tuy nhiên, thỏa hiệp của Thượng viện vẫn phải trở lại Hạ viện để có chung quyết trước kỳ hạn 17/10/2013. Lạc quan lắm thì đôi bên sẽ lại trì hoãn bằng giải pháp tạm cho qua năm tới theo kiểu đá bóng ra biên và suốt ba năm tới, năm nào cũng có tranh luận như vậy.
    RFI : Không đạt được đồng thuận trước kỳ hạn như vậy thì liệu nước Mỹ có bị « vỡ nợ » như là các phương tiện truyền thông thường nói tới ?
    Nguyễn Xuân Nghĩa : Chuyện này khá rắc rối. Tôi xin được trình bày vắn tắt như sau : Thứ nhất là định nghĩa pháp lý và tấm lịch. Cả thế giới lẫn đa số dư luận Mỹ cứ nói đến kỳ hạn 17 Tháng 10 là khi Hoa Kỳ có thể bị vỡ nợ nếu Quốc hội không nâng định mức đi vay quá con số 16.700 tỷ đô la hiện nay. Sự thật không là vỡ nợ, -vỡ nợ là khi món nợ vượt quá tài sản của quốc gia nên chính quyền không trả được nợ- mà chỉ là một vụ lỗi hẹn trả nợ hay "vi ước" khi mà khách nợ không thanh toán được một số nợ đáo hạn. Tôi xin lấy một thí dụ: khách nợ có tài sản là ngôi nhà và món nợ lớn về tín dụng địa ốc và vẫn có thu nhập bình thường nhưng tạm thời không thanh toán được khoản nợ đáo hạn của thẻ tín dụng. Đây là điều bất tiện khi các chủ nợ lớn nhỏ đều biết tình trạng này và có thể đòi tiền lời cao hơn để tránh rủi ro, nhưng bất tiện chứ chưa là vỡ nợ hay phá sản. Hoá ra hai phe trong cuộc cứ đưa kỳ hạn vỡ nợ này ra để hăm dọa quần chúng và tác động vào thị trường.
    Thực tế thì mỗi tháng ngân sách liên bang Mỹ vẫn thu vào 250 tỷ đô la tiền thuế và phải trả tiền lời đi vay là 20 tỷ và bộ Ngân khố còn khả năng du di nhiều khoản chi theo một ưu tiên khác để thanh toán các món nợ đáo hạn sau ngày 17/10/2013. Việc du di hay thay đổi ưu tiên đó cũng nằm trong các đề mục đang được tranh cãi. Nhưng song song, đồng hồ vẫn nhảy nên mùng 01/11/2013 này lại đến kỳ trả tiền an sinh xã hội, hay ngày 15/11/2013 sẽ phải trả nợ trái phiếu, và đấy mới là những lằn ranh khó lùi.
    Trong khi ấy, vấn đề căn bản vẫn là Hoa Kỳ bị bội chi quá lớn, cứ chi ra trăm đồng là phải vay gần hai chục bạc. Hoặc năm tới phải vay thêm 700 tỷ, 10 năm tới phải vay 5 ngàn tỷ. Việc ấy không thể kéo dài và là mối nguy thật sự cho nước Mỹ, chưa kể các khoản cam kết của quỹ hưu bổng An sinh Xã hội hay nghĩa vụ thanh toán quỹ Bảo hiểm Y tế Medicare hay Trợ cấp Y tế Medicaid. Nếu Mỹ bị vỡ nợ thì là do các quỹ tín thác này khi giới cao niên sinh sau Thế chiến II ào ạt về hưu với tuổi thọ cao hơn và yêu cầu về y tế đắt hơn !
    RFI : « Lằn ranh đỏ » không phải là ngày 17/10 và cốt lõi vấn đề không nằm ở chỗ nâng trần nợ công của Hoa Kỳ. Căn nguyên nguồn cội vẫn là Hoa Kỳ đang bội chi quá lớn. Mà để giải quyết vấn đề này, thì bắt buộc hai vế chính trị và kinh tế phải đi song song với nhau.
    Nguyễn-Xuân Nghĩa : Chính trường Hoa Kỳ vẫn bị cái lá che mắt là lịch bầu cử. Hai cuộc bầu cử 2014 và 2016 sắp tới khiến đôi bên lại đổ lỗi cho nhau để giành phiếu mà cuối cùng vẫn chỉ là tìm giải pháp thỏa hiệp. Ngón võ này có xảy ra hồi tháng 8/2011 khiến trái phiếu Hoa Kỳ bị sụt cấp mà hai đảng chưa dứt khoát giải quyết và đành thả nổi cho biện pháp tự động giảm chi gọi là "séquestration". Chính là những biện pháp tự động ấy góp phần thu hẹp bội chi ngân sách dù Chính quyền Obama cứ báo động về tai họa suy trầm vào đầu năm nay. Có lẽ vì vậy mà lần này thị trường tại Mỹ không mấy rúng động. Chỉ dấu hốt hoảng trên thị trường cổ phiếu như chỉ số VIX vẫn lửng lơ dưới điểm 20 thay vì tăng vọt lên gần 80 vào năm 2008 hay quá 40 điểm vào giữa năm 2011.
    RFI : Trong trận đấu trên chính trường Mỹ hiện nay thì ai thắng, ai thua hay chỉ đem lại hậu quả tai hại cho kinh tế ?
    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thuần về chính trị thì một thiểu số cực đoan trong đảng Cộng Hoà có chủ trương tối đa là lồng hồ sơ Obamacare vào trận đấu ngân sách và gây chấn động cho đảng mà không giỏi tuyên truyền nên đã tặng một món quà bất ngờ cho Tổng thống Obama. Thế rồi, được lợi thế đó, đảng Dân Chủ lại đòi tối đa và quyết không nhượng bộ nên cũng làm dân chúng thất vọng. Khi nhược điểm của đạo luật cải tổ y tế Obamacare ngày càng tỏ lộ thì kết quả sẽ là sự bất ngờ khác cho cuộc bầu cử năm tới.
    Chuyện trầm trọng hơn chính là hiện tượng phân cực của chính trường Hoa Kỳ khi các thiểu số ở cả hai cánh tả hữu có những đòi hỏi cực đoan về chuyện vặt mà không giải quyết một cử nợ chình ình trước mắt nên khiến quần chúng ôn hòa ở giữa chán nản. Họ không mấy tín nhiệm Quốc hội và giới dân cử, hết thiết tha đến việc đi bầu và nhường cái loa cho những kẻ ồn ào nhất. Trong hiện tại, có lẽ đấy mới là vấn đề nghiêm trọng của chính trường Hoa Kỳ.
    RFI : Dù muốn hay không thì uy tín của Mỹ đối với các đối tác quốc tế cũng đang bị sứt mẻ.
    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Dĩ nhiên là họ coi thường nước Mỹ, với lời mỉa mai dễ hiểu là "Xứ này lạ thật!", hoặc "Ai lại lãnh đạo một quốc gia như vậy?" Trong khi đó các chủ nợ quốc tế của Hoa Kỳ là giới đầu tư trên thị trường trái phiếu thì có cái nhìn bi quan hơn giới đầu tư Mỹ. Điều ấy được thấy ở phân lời gia tăng của loại bảo hiểm tín dụng chống rủi ro vi ước của Hoa Kỳ, gọi tắt là CDS. Có lẽ thế giới quan ngại về chuyện này hơn là các chính khách Hoa Kỳ.
    RFI : Trung Quốc hiện là chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ với gần 1.300 tỷ đô la trong tay, vậy Bắc Kinh đánh giá thế nào về khủng hoảng tại Mỹ hiện nay và liệu rằng chủ nợ Trung Quốc có bán bớt công trái của Mỹ để giới hạn các rủi ro hay không ?
    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hoa Kỳ quả thật là nợ nước ngoài cỡ năm ngàn tỷ đô la, hai chủ nợ hàng đầu là Trung Quốc với 1. 300 triệu đô la, rồi Nhật Bản 1.100 triệu đô. Nhưng thực tế kinh tế lại có nhiều điều đáng chú ý. Thứ nhất, thị trường Mỹ có mức thanh khoản cao, sức tiếp nhận sâu rộng, dễ dàng mua vào bán ra cả trăm tỷ một ngày. Thứ hai, các thị trường lớn khác như Âu Châu lại chưa được an toàn như vậy. Thứ ba, Hoa Kỳ cũng nắm trong tay tài sản của nhiều xứ khác dưới dạng đầu tư còn lớn hơn khoản ngoại trái này, với mức lời cao hơn, nôm na là đi vay rẻ mà tung tiền kiếm lời cao hơn ở xứ khác! Và sau cùng, nếu chủ nợ sợ hãi bán tháo thì vừa bán ra là tài sản Mỹ ở trong tay lại sụt giá. Chuyện phũ phàng là chủ nợ tại Bắc Kinh sẽ nghèo đi nếu tìm cách cho Hoa Kỳ một bài học tài chính !
    Vì vậy mà tuần qua Tân Hoa Xã của Trung Quốc có bài bình luận gay gắt đả kích Hoa Kỳ, kêu gọi các nước xây dựng trật tự mới cho một thế giới "phi-Mỹ hóa" với một ngoại tệ có thể thay thế Mỹ kim. Sự thật thì chẳng có một ông trời hay một định chế siêu quốc gia nào quyết định về vai trò của một ngoại tệ quốc tế và với mọi nhược điểm thì Mỹ kim có góp phần nâng mức thanh khoản cho toàn cầu từ mấy chục năm nay rồi mà đến nay chưa có ngoại tệ nào thay thế được.
    Ngoài ra, bên dưới trò đấu đá chính trị tại Hoa Kỳ, thực tế của thị trường là cán cân thương mại của Mỹ đã được thặng dư, ngược với cán cân thương mại của Trung Quốc, một quốc gia cũng đang có gánh nợ quá lớn.Và nếu Bắc Kinh muốn truất phế Mỹ kim thì phải thả nổi đồng bạc để đồng Nguyên sẽ thành ngoại tệ phổ biến hơn. Chuyện ấy không dễ và có đầy rủi ro nên Bắc Kinh mới hậm hực. Dù sao thì lời phản kích của Trung Quốc cũng có lợi cho Hoa Kỳ vì xúc phạm tự ái và làm dân Mỹ thêm thất vọng về lãnh đạo của họ. Chúng ta nên theo dõi phản ứng này.






    .
  5. C0M

    C0M Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/04/2010
    Đã được thích:
    345
    cụ này "ngộ đạo chứng" rồi...:))
    tuy nhiên mong cụ lưu ý nội quy 319, kẻo lôi thôi với Mót Min...:))
  6. bluesky131

    bluesky131 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    4.635
    Còn LAF, SHI, HSG nữa bác :D.
    HSG em thấy họ hô ôm tất tay từ 48 trở xuống cơ :))
    Không tiền huy động từ đâu mà lúc nào cũng tất tay, full margin ngồi nhìn tt mà đến khi cổ giảm đến 30-50% vẫn có thể tiếp tục mua được ;))
    Tài thật ^:)^
  7. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Bác chủ PIC đang bị để ý, bị ném đá hội đồng.
    Còn nhớ ngày trước trên F cũng có một bác nổi tiếng cả chục ngàn người theo đuôi, mở PIC là nóng sốt tưng bừng: Mr. D
    Nhưng rồi một thời gian, cứ mã nào lên PR trong PIC là bị đập tơi bời, bán không thương tiếc.
    Bà con hùa theo đi viện hết.
    Rồi MR D. nghỉ pót bài một thời gian. Một thời gian sau, lại lên mở PIC, PR sóng, PR mã cổ phiếu, lại bị dập tiếp, lần này còn mạnh hơn các lần trước, cứ khuyến nghị mua mã nào là mã đó đỏ lòm nhiều phiên.
    Thế rôi, MR đó nghỉ luôn từ đó đến nay, không xuất hiện nữa...
  8. natasa195

    natasa195 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    468
    bản chất xhvn
  9. crusoe

    crusoe Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2
    Do xung đột lợi ích thôi bác ạ. Rõ khổ...chậc...chậc...
  10. night.storm.01

    night.storm.01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Đã được thích:
    11
    có phải anh Duc6869 ko bác? bác ấy ko mở pic nữa thật đáng tiếc?? @duc6869
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này