Chuyển động kinh tế vĩ mô và triển vọng đối với TTCK

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 09/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7048 người đang online, trong đó có 1007 thành viên. 10:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 65111 lượt đọc và 494 bài trả lời
  1. nhadautu1234

    nhadautu1234 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Đã được thích:
    309


    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=)) giờ lại chối à ?? cãi à ?? thế TPP TCM có xơ múi được gì không hay thằng này nó ăn ??

    http://www.youtube.com/watch?v=VjMmwNmmD_k
  2. thuybinhlsn

    thuybinhlsn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    17/07/2010
    Đã được thích:
    1.118
    KMR chuyên chăn ga gối đệm,nguyên phụ liệu HQ.
    Xuất thì ăn gì ở TPP.Riêng cái bọn chuyển giá này cổ đông ăn nước lã.VN thu tí tiền công nhân rẻ mạt.
    TNG may gia công,xưởng dệt nhuộm không có,chả hiểu gà con nó mê cái gì.
    Bọn làm giá này tàn ác thật.
    Có định đẩy như KLF không?
    Miếng pho mát ngon nhất là ở cái bẫy chuột^:)^^:)^^:)^^:)^
  3. nhadautu1234

    nhadautu1234 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Đã được thích:
    309
    Bánh vẽ như con SD5 báo cáo quý 3 mà ra chết hộc máu. Anh chỉ cần thấy dòng tiền mỗi năm âm 500 tỷ biết nó sắp chết rồi=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  4. nhavtc

    nhavtc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Đã được thích:
    3.180
    bản thân tôi là người chơi KMR chưa bao giờ nói KMR hưởng lợi TPP, thậm chí còn phải đối đưa nhưng ý kiến này ra, nhưng tôi vẫn ăn lồi mồm. :)):)):))

    còn chuyện có được ăn thuế hay ko , là chuyện sau này, ko thể khẳng định ngay được kể cả người có nhập của TQ, Sau này cũng có thể nhập ở chỗ khác. ngây thơ quá :)):)):))
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Xem em nói về TPP đây nè:


    Trích:
    khongquen25 viết lúc 06:29 - 13/10/2013
    Một tuần đã qua và chủ đề TPP trong thớt này em xin lỗi chưa chém tiếp được do bận tham gia hội thảo.

    Trước hết cho em bày tỏ làm cám ơn chân thành đến toàn thể các bác đã dự HỘI THẢO về chủ đề TPP của bọn em. Em cũng rất cám ơn với các bác đã dự buổi giao lưu với BSC tại quán 3T số 29-31 Tôn Thất Thiệp sau khi lết thúc hội thảo. Hôm đó do em thức khuya nhiều ngày trứóc đó và cũng tuổi cao sức yếu nên không thể uống được nhiều. Hehhe mong các bác lượng thứ nhé. Hy vọng lần kế tiếp em chuẩn bị tốt hơn. Hehhe.

    TRong cả 2 hội thảo ở HN ngày 10/10 và tại TPHCM ngày 11/10 em thấy rất nhiều bác hỏi về bản chất TPP nhưng do thời gian có hạn của hội thảo cũng như tính quy chuẩn của hội thảo em không thể trả lời hết và nói thật : quê em ở Mũi NÉ, em sống ở Uông BÍ và ông cụ nhà em ngày trước có hoạt động cùng anh hùng NÚP. .

    Tuy nhiên tại F319 này em sẽ trở lại và giải đáp mọi thắc mắc yêu cầu trọng khuôn khổ và hiểu biết của mình về TPP và các tác động liên quan mà tại hội thảo chính thống không được phép nói ra hoặc không có thời gian để nói.

    Em sẽ cố gắng trả lời nốt các câu hỏi của các bác gửi đến BSC. Các câu hỏi có nội dung chính giống nhau em sẽ ghép lại và trả lời chung.

    Em hy vọng phần trả lời ở đây sẽ bù đắp cho phần nào những hạn chế về thời lượng buổi hội thảo hôm trước.

    Em xin phép tiếp tục nhé.

    1. Câu hỏi liên quan đến mục đích kinh tế chính trị thực sự của TPP. Đánh giá vai trò của Mỹ và TQ trong ván bài TPP.

    Câu hỏi này là câu hỏi lớn nhất và hóc búa nhất của 8 bác tham gia hội thảo trong đó có 5 đến từ HN và 3 đến từ hội thảo tại TPHCM.

    Hôm đó em đã trả lời vắn tắt và cố gắng tránh các thông tin quá nhạy cảm và chỉ trả lời dưới góc nhìn của dân CK. Tuy nhiên để bóc tách giữa KT và CT là không thế.

    Hôm nay em sẽ trả lời chi tiết hơn.
    Bắt đầu trả lời chi tiết mà trong hội thảo không đủ thời gian trả lời:

    Như trong hội thảo em có trình bày nếu bỏ qua phần trình bày kinh điểm của đồng nghiệp em thì góc nhìn TPP của em hoàn toàn khác. Nhưng trong khuôn khổ 1 buổi hội thảo chính thống em không thể chia sẻ theo cách nhìn từ bản chất được. TPP nếu hiểu đúng nó phải như sau:

    TPP bản chất là ván bài quyền lợi chính trị khi vai trò lịch sử của WTO chấm dứt. Khi nền kinh tế lớn cuối cùng là Nga vào WTO thì chả ai còn có lợi gì nữa nên cần phải xóa đi chơi lại. Tất nhiên người có lợi là người tạo game. Ai càng vào sớm càng có lợi.

    Trong nội khối TPP có thể lợi với nhau lĩnh vực này mà bất lợi ở lĩnh vực khác nhưng chung quy nó sẽ thoả thuận được với nhau để cùng nhau ngăn chặn các nước ngoài khối. Vậy nước nào là nước ngoài khối cần ngăn chặn nhất. Hiển nhiên là TQ rồi.

    Thông qua TPP, Hoa Kỳ đang muốn lôi kéo các nước trong khu vực kinh tế Đông Á thoát dần khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc và bước dần vào quỹ đạo mà Washington đang toan tính định hình.

    Thực tế cho thấy muốn khẳng định chỗ đứng và vai trò " võ lâm minh chủ" của mình tại Châu Á - Thái Bình Dương, dù là Washington hay Bắc Kinh cũng đều cần xây dựng một thể chế kinh tế chung đặt dưới sự lãnh đạo của mình và có những luật chơi do mình đặt ra.

    Bên cạnh chiến lược xoay trục về Châu Á - TBD về an ninh quân sự thì đối trọng còn lại là lợi ích kinh tế luôn là một nước cờ cần thiết cho những toan tính lâu dài của Mỹ. Chính vì vậy, bên cạnh chiến lược củng cố đồng minh quân sự và mở rộng các cam kết hợp tác quốc phòng, yếu tố kinh tế chính là thành tố quan trọng thứ hai đối với chiến lược "trở lại châu Á" của Hoa Kỳ. Do đó, TPP đang thu hút sự chú ý không phải của riêng các nhà hoạch định Hoa Kỳ, mà từ cả giới lãnh đạo Trung Quốc.

    Một đất nước đang đầy dã tâm như TQ có biết điều này không? Chắc chẳng ai ngây thơ đến mức nói là không biết. Tất cả đều phải thừa biết là TPP chính là một phần công cụ mà Hoa Kỳ sử dụng trong chiến lược kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Một hiệp định nối liền hai bờ Thái Bình Dương, nối liền Châu Mỹ với khu vực kinh tế Đông Á giàu tiềm năng, nhưng lại do Hoa Kỳ khởi xướng và chi phối buộc phải làm TQ lo lắng.

    Từ ngày vào WTO không những TT TQ không bị khai thác mà TQ còn khai thác ngược TT các nước TPP. Chúng ta thấy rằng chỉ trong 1 thập kỳ từ ngày vào được TPP nền KT TQ thực sự cất cánh và vươn lên thứ 2 TG. Một vị thế mà có nằm mơ Mỹ cũng không bao giờ nghĩ đến khi cho TQ vào đc WTO.

    Sau khi lần lượt vượt qua Đức rồi Nhật để lên thành nền KT lớn thứ 2 TG. TQ nuôi tham vọng tạo dựng ảnh hưởng và vị thế "đầu tàu" của mình tại khu vực kinh tế Đông Á. Họ đã rất nỗ lực trong quá trình này khi "lật đổ" vị trí nền kinh tế thứ hai thế giới của Nhật Bản, hay nỗ lực thành lập một hiệp định tự do thương mại chung Đông Bắc Á.

    Bên cạnh mục tiêu đảm bảo sự phồn thịnh của riêng mình, sự chuyển mình thần tốc về kinh tế của Trung Quốc còn nhắm đến một mục đích cao hơn: trở thành "trái tim và khối óc" của khu vực kinh tế Đông Á - khu vực nhiều hứa hẹn sẽ vươn lên trở thành trung tâm kinh tế mới của thế giới. Tuy nhiên, những diễn biến này đương nhiên không thoát khỏi tầm mắt của Washington, và giới lãnh đạo Hoa Kỳ đương nhiên không thể để Châu Á - Thái Bình Dương rơi vào tay Trung Quốc.

    Nếu không can dự vào ngay thì dù không muốn nền KT của đông bắc á như Nhật và Hàn vẫn chịu tác động đáng kể của TQ điều mà 10 năm trước không bao giờ chúng ta có thể nghĩ đến.

    Thế nên tuy TPP được nhắc đến là hiệp định TM nhưng tất cả đều hiểu nó có tác động địa chính trị rất lớn của Hiệp định này.

    Sự trở lại của trên "mặt trận" kinh tế của khu vực sẽ mang lại cho Hoa Kỳ cùng lúc nhiều lợi ích. Thứ nhất, TPP sẽ mở đường cho Hoa Kỳ thật sự hội nhập
    vào nền kinh tế Đông Á, một lực đẩy cần thiết cho bài toán khôi phục nền kinh tế nội địa và đảm bảo vị thế nền kinh tế số một thế giới.

    Thứ hai, bằng con đường thương mại, Hoa Kỳ sẽ giải quyết được mối lo những người đồng minh tại Châu Á, như Nhật Bản, Philipinnes hay Australia, hiện nay đang dần bị nền kinh tế Trung Quốc thu hút và từng bước chi phối.

    Thứ ba, các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực đương nhiên cũng bị lôi cuốn vào "cuộc chơi lớn" TPP, khi đứng trước lợi ích từ việc phát triển thương mại với những thị trường có sức mua lớn như Hoa Kỳ, New Zealand hay Nhật Bản. Như vậy Hoa Kỳ sẽ trực tiếp tác động đến nhóm các quốc gia hiện khó lòng thoát khỏi sự ảnh hưởng kinh tế từ người láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Thứ tư, TPP sẽ giúp cho Hoa Kỳ định hình được sự vận động của nền kinh tế Đông Á, và có thể là cả thế giới trong, tương lai khi luật chơi là do chính người Mỹ tạo dựng. Đây là nước đi cần thiết để đảm bảo cái mà người ta gọi là "quyền lực cấu trúc" của Hoa Kỳ về lâu về dài.

    Nếu như kịch bản này thành công theo ý muốn chủ quan của Mỹ thì Mỹ sẽ tạo lập được sự ảnh hưởng gần như tuyệt đối lên nền kinh tế khu vực, Trung Quốc sẽ buộc phải đứng trước sự lựa chọn khó khăn: hoặc chấp nhận luật chơi của Hoa Kỳ, hoặc bị bỏ rơi và cô lập ngoài cuộc chơi chung của khu vực.

    Hiệp định TPP lúc này đây có lẽ vẫn chưa gọi là "bao vây" Trung Quốc, nhưng chắc chắn nó sẽ kìm hãm được sự trỗi dậy về vị thế của Trung Quốc tại khu vưc và thế giới.

    Vậy TQ đã làm gì? Tất nhiên vụ Lý Khắc Cường vội vã sang VN với cây gậy và củ cà rốt sẽ thấy ngay sau chuyến đi này.

    Nếu VN đi cùng TQ thì mọi việc như cũ thậm trí nó sẽ rót Nhân dân tệ ác đấy. Nhất là phần đầu tư hạ tầng giao thông miền Bắc.

    Ngược lại VN bật lại thì việc hạn chế nhập khẩu hàng hóa thiết yếu của VN là tất yếu đồng thời nó sẽ siết chặt nguồn cung nguyên liệu mà VN đang phụ thuộc hầu như tuyệt đối vào TQ. VN quyết ra sao và bài toán TQ đối với TPP thế nào em sẽ tiếp tục lý giải.
  6. thuybinhlsn

    thuybinhlsn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    17/07/2010
    Đã được thích:
    1.118
    Còn nhớ tháng 7 năm 2010 nghe đồn công ty CK XYZ ....cũng kịch bản đó... đánh TNG lên 44 đó.Tôi không tin,sau đó nó lên thật.
    Nay thì công ty đó biến mất roài:)):))
    :))
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Trích:
    khongquen25 viết lúc 16:30 - 14/10/2013
    TPP góc nhìn bản chất tiếp ...

    Quá rõ mưu đồ sâu xa của Mỹ trong hiệp định TPP mỗi nước đều có toan tính riêng và lựa chọn cho mình 1 phía để theo.

    Chúng ta thấy 1 bên đa phần là những đồng minh thân cận nhất của Mỹ với 1 bên còn lại là đồng minh của TQ. Phía TQ mà Mỹ muốn chặt vây cánh đương nhiên là Peru, Chi lê và đặc biệt là VN, Đất nước duy nhất có khác biệt rất lớn về thể chế CT và quan hệ đối tác lần này với Mỹ. Vậy sao Mỹ chọn VN để mời chúng ta tham gia TPP? hehe câu hỏi quá khó mà dễ phải không các bác?

    TQ thừa sức nhận thức được những hệ quả mà Hiệp định TPP có thể gây nên đối với quá trình khẳng định vị thế của mình, Bắc Kinh đang nỗ lực đẩy mạnh các biện pháp có thể để bản thân mình không rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan".

    Con đường để Trung Quốc có thể thoát khỏi ván bài TPP chính là chiến lược phát triển các Hiệp định thương mại tự do của riêng mình. Hay nói cách khác là để tiếp tục cuộc chạy đua ảnh hưởng kinh tế với Mỹ tại khu vực châu Á - TBD thì TQ nhất định sẽ đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương. Dẫu gì đi chăng nữa, Đông Á vẫn được coi là "sân nhà" của người Trung Quốc và họ chắc chắn sẽ tận dụng mọi lợi thế mà mình đang có, từ các ưu thế địa lý tự nhiên đến nguồn lực kinh tế khổng lồ, để đẩy mạnh các FTA và thiết lập luật chơi của riêng mình lên nền kinh tế khu vực.

    Những hiệp định FTA song phương của Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực sẽ đảm bảo duy trì sức ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh lên các thị trường, các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực. Việc phá vỡ đi sự chênh lệch về cán cân thương mại mà Trung Quốc đã tạo lập là vô cùng khó khăn đối với các nước này.

    Mặt khác, Trung Quốc cũng đồng thời đẩy mạnh việc củng cố và tạo mới các FTA đa phương như ACFTA (ASEAN - Trung Quốc) hay FTA Đông Bắc Á (Nhật Bản - Trung Quốc - Hàn Quốc). Đặc biệt, Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) với nền tảng là sáng kiến ASEAN + 6 đang được giới nghiên cứu quốc tế đánh giá như một tham vọng cạnh tranh trực tiếp với Hiệp định TPP của Hoa Kỳ. Với sự tham gia của tất cả các nền kinh tế lớn Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Ấn Độ và Trung Quốc), RCEP có thể xem như một TPP mà Bắc Kinh để bảo vệ Đông Á khỏi tầm tay của Hoa Kỳ.

    Cuộc chạy đua giữa Trung Quôc và Hoa Kỳ trên mặt trận thương mại đang diễn ra dồn dập. Nhìn chung, dù là Hiệp định TPP của Hoa Kỳ hay là những lời đề nghị hợp tác thương mại từ phía Trung Quốc, toàn bộ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mà đặc biệt là khu vực kinh tế Đông Á đang đứng trước một cuộc "đấu giá" lớn với hai đối tác khổng lồ hai bờ Thái Bình Dương là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Cuộc mặc cả này, chưa thể xác định khi nào bước đến hồi kết, nhưng chắc chắn sẽ định hình trật tự khu vực và trật tự thế giới trong một tương lai không xa./.

    VN lúc này buộc phải có chiến lược đàm phán linh hoạt và cực kỳ khéo léo kẻo không trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết.

    Phần kế tiếp em sẽ phân tích và lý giải tại sao đàm phán xuất xứ với Mẽo khoai đến thế.
    Đầu tiên em dùng dệt may để chứng minh vì Dệt may là cái dễ nhìn ra nhất vì nếu suy rộng ra các sản phẩm phi nông phẩm có kết cấu giá thành khá giống nhau và nằm trong những chuỗi cung ứng toàn cầu. Dệt may chỉ là 1 lĩnh vực lớn mà thôi.

    Thế nên việc đàm phán VN vào TPP nhưng em nói ở trên bản chất ở đây là Mỹ muốn loại TQ ra khỏi cuộc chơi nên nếu VN để TQ mượn đất làm bàn đạp tiến sang Mỹ thông qua TPP thì việc Mỹ dựng nên TPP là trở nên vô nghĩa do đó bọn nó mới nghĩ ra trò nguyên tắc từ sợi trở đi.

    Tại sao lại là nguyên tắc từ sợi trở đi và nguyên tắc xuất xứ Mỹ cực khó nhượng bộ vì nhượng bộ là mất đi mục đích căn bản của TPP. Do vậy chúng ta cần nhìn rõ vẫn đề này.

    TQ đương nhiên không muốn VN vào TPP nhưng họ cũng hiểu rằng ngăn là không thể bởi mỗi nước quyền lợi dân tộc là trên hết và vào TPP tất nhiên chúng ta có những lợi ích dân tộc rõ ràng.

    Tuy nhiên nếu phương án VN vào TPP thì TQ làm gì để vẫn tránh được mục đích cô lập hóa nền KT của TQ đối với KT toàn cầu?

    Đương nhiên như em trình bày ở trên nó đàm phán hiệp định song phương và đa phương khác để vô hiệu hóa TPP nhưng mặt khác trong ngắn hạn thì nó làm 1 việc đơn giản hơn và hiệu quả hơn nhiều là đầu tư FDI sang VN luôn.

    Chúng ta có thể thấy làn sóng di chuyển những siêu nhà máy dệt từ TQ sang VN 6 tháng đầu năm tăng đột biến và với tốc độ nhanh chưa từng có.

    Không những về tốc độ mà quy mô cũng làm VN choáng. Những NM ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, Đồng Nai, Tây Ninh .... những NM có giá trị hàng trăm triệu $ và máy móc rất có thể move từ TQ sang.

    Cuối cùng, nguy cơ người hưởng lợi trực tiếp và lớn nhất nếu đàm phán TPP với Hoa Kỳ về dệt may thành công sẽ không phải là các doanh nghiệp Việt Nam và Việt Nam sẽ là “đại xưởng” sản xuất hàng may mặc cho Trung Quốc xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Trung Quốc hiện là nước có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ dẫn đầu, chiếm tỷ trọng 40% giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ, đã tăng hơn gấp đôi thị phần trong vòng 10 năm. Vì vậy, Trung Quốc có thể thông qua Việt Nam để sản xuất hàng và đi vào Hoa Kỳ để hưởng lợi.

    Do vậy Mỹ chắc chắn hiểu và chúng ta càng cần phải hiểu. Nếu không mục đích dựng nên TPP của Mỹ đổ vỡ và mục đích tham gia TPP của VN cũng chả tác dụng gì.

    Vậy họ Lý sang Vn làm gì? Hihii ... câu này miễn hỏi vàmiênc trả lời. Chúng ta tự biết và tự trả lời nhá.
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    TPP góc nhìn bản chất tiếp ...

    Quá rõ mưu đồ sâu xa của Mỹ trong hiệp định TPP mỗi nước đều có toan tính riêng và lựa chọn cho mình 1 phía để theo.

    Chúng ta thấy 1 bên đa phần là những đồng minh thân cận nhất của Mỹ với 1 bên còn lại là đồng minh của TQ. Phía TQ mà Mỹ muốn chặt vây cánh đương nhiên là Peru, Chi lê và đặc biệt là VN, Đất nước duy nhất có khác biệt rất lớn về thể chế CT và quan hệ đối tác lần này với Mỹ. Vậy sao Mỹ chọn VN để mời chúng ta tham gia TPP? hehe câu hỏi quá khó mà dễ phải không các bác?

    TQ thừa sức nhận thức được những hệ quả mà Hiệp định TPP có thể gây nên đối với quá trình khẳng định vị thế của mình, Bắc Kinh đang nỗ lực đẩy mạnh các biện pháp có thể để bản thân mình không rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan".

    Con đường để Trung Quốc có thể thoát khỏi ván bài TPP chính là chiến lược phát triển các Hiệp định thương mại tự do của riêng mình. Hay nói cách khác là để tiếp tục cuộc chạy đua ảnh hưởng kinh tế với Mỹ tại khu vực châu Á - TBD thì TQ nhất định sẽ đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương. Dẫu gì đi chăng nữa, Đông Á vẫn được coi là "sân nhà" của người Trung Quốc và họ chắc chắn sẽ tận dụng mọi lợi thế mà mình đang có, từ các ưu thế địa lý tự nhiên đến nguồn lực kinh tế khổng lồ, để đẩy mạnh các FTA và thiết lập luật chơi của riêng mình lên nền kinh tế khu vực.

    Những hiệp định FTA song phương của Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực sẽ đảm bảo duy trì sức ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh lên các thị trường, các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực. Việc phá vỡ đi sự chênh lệch về cán cân thương mại mà Trung Quốc đã tạo lập là vô cùng khó khăn đối với các nước này.

    Mặt khác, Trung Quốc cũng đồng thời đẩy mạnh việc củng cố và tạo mới các FTA đa phương như ACFTA (ASEAN - Trung Quốc) hay FTA Đông Bắc Á (Nhật Bản - Trung Quốc - Hàn Quốc). Đặc biệt, Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) với nền tảng là sáng kiến ASEAN + 6 đang được giới nghiên cứu quốc tế đánh giá như một tham vọng cạnh tranh trực tiếp với Hiệp định TPP của Hoa Kỳ. Với sự tham gia của tất cả các nền kinh tế lớn Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Ấn Độ và Trung Quốc), RCEP có thể xem như một TPP mà Bắc Kinh để bảo vệ Đông Á khỏi tầm tay của Hoa Kỳ.

    Cuộc chạy đua giữa Trung Quôc và Hoa Kỳ trên mặt trận thương mại đang diễn ra dồn dập. Nhìn chung, dù là Hiệp định TPP của Hoa Kỳ hay là những lời đề nghị hợp tác thương mại từ phía Trung Quốc, toàn bộ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mà đặc biệt là khu vực kinh tế Đông Á đang đứng trước một cuộc "đấu giá" lớn với hai đối tác khổng lồ hai bờ Thái Bình Dương là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Cuộc mặc cả này, chưa thể xác định khi nào bước đến hồi kết, nhưng chắc chắn sẽ định hình trật tự khu vực và trật tự thế giới trong một tương lai không xa./.

    VN lúc này buộc phải có chiến lược đàm phán linh hoạt và cực kỳ khéo léo kẻo không trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết.

    Phần kế tiếp em sẽ phân tích và lý giải tại sao đàm phán xuất xứ với Mẽo khoai đến thế.
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Giờ hãy nhìn kỹ chuỗi giá trị dệt may để biết ta đang làm cái quái gì?

    Phần này bọn Bản Việt đã có bài rất khá về triển vọng TPP với ngành dệt và phân tích TCM nhưng BSC và cá nhân em vẫn có cái nhìn thêm để các bác có thêm thông tin.

    Hôm hội thảo ở Sài Gòn em cũng khuyến nghị mạnh mẽ danh mục dệt may cần đặc biệt quan tâm ngoài trừ TCM rồi mà. Chắc hẳn các bác còn nhớ?



    Hiện nay, Việt Nam đang tham gia chuỗi cung ứng dệt may thế giới chủ yếu ở khâu cắt may (CMT), làm hàng gia công. Đây là công đoạn có giá trị gia tăng thấp nhất của chuỗi – tỷ lệ giá trị gia tăng, sau cân đối xuất nhập khẩu hàng dệt may chỉ đạt 46,2-49,5%. Hàng năm Việt Nam có sản xuất bông và sợi dệt, nhưng lại không thể đáp ứng được yêu cầu để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng này (hơn 50% lượng sợi sản xuất phải xuất khẩu).

    Do vậy, nếu thuế suất xuất khẩu vào Hoa Kỳ là 0% với giả thiết Hoa Kỳ chấp thuận điều kiện sản phẩm được áp thuế tính từ khâu “cắt may” thì lợi ích Việt Nam đạt được là sản lượng xuất khẩu tăng, hàm lượng giá trị gia tăng ngành vẫn khó cải thiện được. Đây là một thực tế mà Việt Nam cần tính đến.

    Trong trường hợp Việt Nam có thể trực tiếp hay gián tiếp phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ để tham gia công đoạn sản xuất khép kín từ trồng bông, xơ, kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất vải, may sản phẩm thì khả năng tham gia và hưởng lợi từ TPP cao hơn mới có thể đạt được. Đó là chưa kể đến khả năng cạnh tranh với nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Hoa Kỳ - đất nước sản xuất bông sợi lớn nhất thế giới. Bởi chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới là chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất, mua hàng tham gia trong từng công đoạn của chuỗi được 4 xác lập và tương đối ổn định. Vì vậy, không dễ để các nhà sản xuất/mua hàng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ những nước không nằm trong TPP dịch chuyển về những nước nằm trong TPP.

    Nhìn vào chuỗi giá trị dệt may thì ta thấy chỉ có 2 khâu đầu và cuối là có giá trị lớn nhất. Cái này TNG làm khá tốt vì họ thành lập được chuỗi cửa hàng kể cả hệ thống phân phối tại Mỹ. Tuy nhiên phần thiết kế thì tệ chưa từng có. Ngược lại các DN khác thì lại có chút ở khâu đầu nhưng khâu cuối lại thua TNG. Hehe...

    Vào giờ GD rùi... chém tiếp sau
  10. nhadautu1234

    nhadautu1234 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Đã được thích:
    309
    Chú nên lật các bài BSC PR trên các Web lùa gà về TCM cho bà con chiêm ngưỡng đê, link cách đây vài hôm chú gửi ấy=))=))=))=))=))=))=))=))=))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này