1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Chuyện rùa và thỏ thời đại @

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gamock, 07/06/2013.

3309 người đang online, trong đó có 79 thành viên. 01:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3559 lượt đọc và 12 bài trả lời
  1. gamock

    gamock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2012
    Đã được thích:
    24
    http://l.f25.img.vnecdn.net/2013/06/10/Bespoke-1370858072_500x0.png
    Chứng khoán Việt Nam 'nóng' thứ 7 thế giới
    Tập đoàn đầu tư Bespoke vừa công bố danh sách thị trường chứng khoán nóng nhất thế giới, tính từ đầu năm 2013. Theo đó, Việt Nam xếp thứ 7 với mức tăng 27,61%, nhảy 4 bậc so với bảng xếp hạng tháng trước.
    Chứng khoán Việt Nam có cơ hội tăng mạnh
    Việt Nam lọt top 15 thị trường chứng khoán nóng nhất thế giới
    Bloomberg nhận định Việt Nam đang dần lấy lại niềm tin của nhà đầu tư sau giai đoạn khó khăn với nền kinh tế tăng trưởng chậm nhất kể từ 1999 và xếp hạng trái phiếu Chính phủ bị Moody’s hạ bậc vì nợ xấu trong năm 2012. Hệ số P/E bình quân trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện là 11 - thấp nhất Đông Nam Á. Vì vậy, giới phân tích quốc tế nhận định thị trường tại đây sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.
    Tăng trưởng chứng khoán trung bình năm 2013 của 77 nền kinh tế được Bespoke theo dõi là 7,11%. Trong đó, 57 thị trường ghi nhận tăng trưởng, 19 giảm và một đứng yên. Dubai là sàn chứng khoán tăng mạnh nhất, tính đến thời điểm này, với 49,25%. Theo sau là Nigeria và Abu Dhabi.

    Bespoke nhận xét chứng khoán các nước mới nổi (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) đã có một năm rất chật vật. Ấn Độ khởi sắc nhất cũng chỉ tăng 0,01%. Trong khi đó, Nga và Brazil còn gần như "đội sổ".

    Ngược lại, các thị trường như Nhật Bản hay Mỹ lại rất khả quan. Dù không còn đứng đầu như tháng trước, Nhật Bản vẫn là quốc gia tăng trưởng tốt nhất nhóm nước công nghiệp phát triển G7 với 23,88%. Mỹ đứng thứ hai trong nhóm với 14,91%, theo sau là Anh, Đức, Pháp, Italy. Canada xếp cuối với mức giảm 0,42%.

    Chứng khoán Nhật đi lên từ đầu năm nhờ sự kỳ vọng các biện pháp kích thích của Thủ tướng Shinzo Abe sẽ giúp chấm dứt hai thập kỷ giảm phát. Tính đến cuối tháng 4, chứng khoán nước này đã tăng tới 34%. Tuy nhiên, vài tuần qua, thị trường này lại giảm điểm do các nhà đầu tư nghi ngờ hiệu quả "mũi tên thứ ba" trong chiến lược kinh tế của ông Abe.

    Wall Street cũng khởi sắc thời gian gần đây do báo cáo việc làm tháng 4 cho thấy tình hình thất nghiệp tại Mỹ đang được cải thiện. Đây là dấu hiệu cho thấy các công ty thích ứng tốt với chính sách tài khóa khắc nghiệt và lạc quan về triển vọng lực cầu trong 6 tháng cuối năm.
  2. gamock

    gamock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2012
    Đã được thích:
    24
    Những cuốn sách như Binh Thư Tôn Tử, The Prince của Machiavelli, Power của Green, hay mọi sách về tư tưởng Mao (không chắc là do ông ta viết)…có nói nhiều đến kỹ năng cần để tạo dựng và nắm giữ quyền lực. Tuy nhiên tôi xin bổ sung vài thủ thuật gần đây vì những thay đổi do Internet và kinh tế tài chánh toàn cầu đem lại. Các chính trị gia muốn vào nghề cần hiểu vài điều sau :

    Kịch bản và thương hiệu: Muốn bán một món hàng nào cho đám đông, dù họ ngu hơn lợn, các ngài vẫn cần một “hình ảnh và câu chuyện” (image and story) cho thật hấp dẫn dù là láo khoét. Obama là thí dụ điển hình. Một người da mầu sinh ra trong nghèo khó, với logo “yes, we can”, trở thành người quyền lực nhất thế giới là một story hay như cổ tích. Cả thế giới say mê câu chuyện Obama và quên hết những tay phù thủy đàng sau cái khuôn mặt ưa nhìn. Ở vài quốc gia khác, nếu giáo chủ là một vị thánh đã được thêu dệt biến cải với thế độc quyền của chính phủ, thì chương trình tiếp thị cho món hàng lại càng dễ dàng. Thằng nào không mua, chỉ cần bắt, không cần khuyến mãi.
    Súng hay tiền: Mao nói,” quyền lực phát sinh từ họng súng”. Bọn tư bản giẫy chết nói “tiền mang lại quyền lực”. Thực ra, súng và tiền có thể hoán đổi: dùng tiền mua súng như USA cũng được mà dùng súng để thâu tiền như Trung Quốc cũng OK. Ông Alan nói,” không có tiền hay chỉ có súng nước mà muốn làm chính trị thì phải sẵn sàng đi tù hay vượt biên”. Nguy hiểm nhất là hoang tưởng về ảnh hưởng của mình trên quần chúng (anh chị dân đen nào cũng muốn an phận) hay về sức mạnh của phe mình (toàn súng không có đạn).
    Có quyền rồi, lấy tiền của đám đông chia cho đàn em và phe nhóm: Suốt 5 ngàn năm lịch sử nhân loại, đây là thủ thuật phổ biến nhất. Ngày xưa, động lực lớn nhất của chiến sĩ là thắng đối thủ để được hôi của và hiếp gái. Ngày nay, các tay sai luôn luôn để mắt đến sổ lương, phong bì, hàng lậu, giấy phép kinh doanh độc quyền, v.v…để định giá sự trung thành của mình. Các nhóm lợi ích bên Mỹ phải công khai mọi hoạt động lobby của mình nhưng vẫn có những tên chỉ thích đi đường tắt tại các sân golf, các câu lạc bộ riêng…Trong khi đó, những xã hội như Nga thì không có nhóm lợi ích công khai, nên chính trị gia phải tùy thuộc vào các cựu nhân viên KGB.
    Kiểm soát mạng lưới tuyền thông: Lý tưởng là làm sao để hiến pháp cho mình quyền lấy tiền của dân để đi nhồi sọ họ (lấy mỡ nó rán nó). Còn như ở Mỹ thì tốn kém hơn, nhưng tiền có thể biến một cáo già thành một danh nhân đầy lý tưởng và nhiệt huyết để phục vụ tổ quốc. Một anh ngu ngơ như Bush con cũng có thể trở thành đáng kính nếu chịu chi đầy đủ. Và cũng may cho các chính trị gia, ở bất cứ nơi nào thời nào, dân vẫn thích đọc, nghe, xem .. về thể thao hay các scandals của chân dài, hơn là chuyện chính trị, nên tiền phải chi ra cũng không nhiều lắm.
    Đổ lỗi cho đối thủ hay tình thế: Khi tình hình quá tệ mà các số liệu thống kê bịa đặt không giấu được nữa, thì phải tỏ ra đau khổ và tự phê. Sau đó, đừng bao giờ nhận lỗi. Luôn luôn đổ thừa. Cho đàn em la hét là đối thủ hay thế lực thù địch chơi đòn hạ cấp; bọn này có nhiều suy thoái đạo đức hay chúng bị người lớn xúi bậy. Một chiêu khác là đổ thừa cho tình hình thế giới quá căng thẳng và tồi tệ; dân các xứ khác đang đói dài, lăn ra đường chết…(ngay cả tại thiên đường Bắc Triều Tiên). Chúng ta còn may mắn lắm mới được chính phủ thương yêu và lo cho dân từng chút một…
    Hạ cánh an toàn: Nếu kéo dài đến hết nhiệm kỳ thì hoàn hảo; nhưng đừng tham quá mà mất khôn. Phải chuẩn bị hạ cánh bất cứ lúc nào. Để bảo đảm an toàn, cần nhớ vài điều- (a) ít nhất 50% tài sản đã được chuyển ra nước ngoài (Âu Mỹ Úc là tốt nhất, đừng dại đem qua Trung Quốc, mất như không); (b) cho vợ con đi du học hay chữa bệnh ở nước ngoài dài hạn (bồ nhí thì giữ lại trong nước, nếu cần, đem nó đổi chác cũng có ích) và (c) sẵn sàng vài đường thoát: đường bộ, đường máy bay, hay đường thủy. Nơi đổ bộ phải có chánh phủ thân thiện, không có hiệp ước dẫn độ và sẵn sàng nhận phong bì…

    Nhiều bạn nghe tôi chém gió, xúi tôi mở khóa học về quyền lực. Tôi chưa bao giờ có quyền, kể cả với vợ con, nên kiến thức chỉ là một nhúm lý thuyết rẻ tiền. Nhưng 95% quyền lực hiện có trên thế giới do các “lý thuyết gia” nắm (con số này tôi bịa ra), cho nên tôi thấy việc làm này cũng hợp lý. Tìm một cuốn sách cũ cả trăm năm trước, rả rích ngày ngày như con vẹt, chắc cũng lắm anh chị theo? Học phí có thể trả bằng phong bì dán kín?


    http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/thut-ca-quyn-lc.html
  3. gamock

    gamock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2012
    Đã được thích:
    24
    CÂU CHUYỆN CON ẾCH

    Người ta thí nghiệm ném con ếch vào nồi nước sôi, thì nó sẽ lập tức nhảy vọt ra, bị bỏng một chút nhưng sống sót. Nhưng nếu bỏ nó vào nồi nước lạnh rồi đun nóng dần, con ếch thấy mát, rồi ấm
    áp dễ chịu nên nằm yên rồi chết trong nồi. Một cái chết êm dịu chăng?
    .
    Chợt nghĩ con người cũng có một thuộc tính như vậy, đó là: Thói quen. Nếu cuộc sống của chúng ta là một nồi nước mát, thì nó cũng không ngừng nóng lên một cách tự nhiên, từ từ, đến nỗi nếu không để ý thì ta cũng chẳng nhận ra. Bởi chẳng nhận ra nên ta cũng chẳng thèm phản ứng hay hành động gì cả, ta chẳng làm gì… Mỗi ngày đều lặp lại những gì của ngày hôm qua, rồi một ngày trôi qua và ngày hôm sau ta lại thực hiện quy trình cũ… Dù là ở nhà hay ở chỗ làm, ta có thể ngồi quán nước, lướt net, chơi game, đọc báo, xem TV, buôn dưa lê hay vô số những việc không tên khác.
    .
    Cuộc sống “bình lặng” trôi đi. Rồi từ từ, dần dần, ta có những thói quen, những thói quen đến một độ nào đó cũng giúp ta “nằm yên” trong khi thiên hạ vẫn không ngừng tiến lên thần tốc, trong khi cuộc sống vẫn không ngừng “nóng” lên từng giây.Ta hầu như chẳng còn muốn động não nữa. Trong công việc cũng như cuộc sống thường ngày, ta chẳng nghĩ ra được cái gì mới mẻ cả! Và rất có thể ta cũng sẽ có một “kết cục dịu êm” như con ếch kia! Thời gian trôi qua nhanh quá khiến ta không nhận ra, hay vì những thói quen kia khiến ta mất đi cảm giác rằng thời gian đang vút qua?
    .
    Để đến một lúc nào đó, nhìn lại đoạn đời đã qua, bỗng giật mình: Cùng với thời gian đã mất là tuổi trẻ, bao cơ hội đã bị bỏ lỡ, nhiều thứ vụt khỏi tầm tay, trong đó có những thứ quý giá mãi mãi không bao giờ còn tìm lại được. Cuộc sống liên tục vận động, không ngừng thách thức, cuộc sống tươi đẹp sẽ trở nên đầy những nguy cơ đang đến từ từ đối với tất cả những “chú ếch”.
    .
    Con người ta đôi khi rất kỳ cục, cũng rất giống… con ếch. Khi nguy cơ không rõ rệt, khi mọi sự chung quanh đều “cảm giác” như không có gì xảy ra thì chẳng bao giờ chịu phản ứng cả. Thế nên, một người từng xuất sắc ở một vị trí nào đó, có thể một ngày sẽ hết xuất sắc và bị thay thế.

    Một doanh nghiệp “một thời vàng son” nhưng có thể “đột nhiên” chìm nghỉm (trên thực tế là từ từ nhưng không ai cảm thấy mà thôi)

Chia sẻ trang này