Chuyển về chỗ cũ - Đợi người không bằng tự mình hành động

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 06/06/2012.

5799 người đang online, trong đó có 571 thành viên. 18:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 118968 lượt đọc và 1094 bài trả lời
  1. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Với tình hình các cụ chúng nó đẩy sớm lộ trình thực hiện 1 số biện pháp lên thì có lẽ chuyện cho ếch nhảy sớm là hoàn toàn có thể nhé... thời gian thế nào k biết, có thể oánh sớm hơn mùa $ index thế giới thường tăng vào tháng 8-9.... Không ổn định đc $ thì khó đạt các mục tiêu khác....
  2. dahanhkhach

    dahanhkhach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Đã được thích:
    0
    Vụ này e biết, ông già vợ e chắp nối vụ này, nhưng mà nguồn ... các bác biết từ đâu ko? thằng bạn vàng đó, cho nên cũng nguy hiểm lắm, chứ thực sự nguồn này nhiều vô biên, 120mil chỉ là muỗi :-ss
  3. Bogiaa

    Bogiaa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    5.426
    Còn nhớ hồi đầu năm Anh Bình có nói là thách thức lớn nhất năm nay là cuối năm đưa được Ls về 10%/năm, nhưng chưa đầy 6 tháng đã về 9%/ năm. Kỳ vọng cuối năm về 7%. Bài toán khó nhất đã giải được rồi thì còn không mau tất tay đi nữa!!
  4. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Bác nói thế này thì anh Bình chết... Bản thân các nhà hoạch định và thực hiện chính sách không đánh giá chính xác tình hình nên mới ra cơ sự này, hoặc thể như là các anh muốn nó nát bươm đi để còn con cò nó béo...[:D][:D]. Túm lại 1 điều, năm nay có thể là đoạn giữa ruột già ruột non, còn thơm chán... chỉ sợ sang năm tất cả ra ruột già là thúi hoắc...
  5. Bogiaa

    Bogiaa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    5.426
    Cái này thì có Bác nào đó phát biểu rồi! Phải làm 1 phát 2% rồi ổn định luôn, chứ vài tuần cứ giảm 1% lại tạo tâm lý chờ đợi. Tăng trưởng TD đang âm. Bác Bình muốn đẩy nhanh tăng trưởng TD dưới sức ép của CP và cả QH!!
  6. Bogiaa

    Bogiaa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    5.426
    Cũng không thể trách Bác Bình được. Có nhiều thứ là chủ quan và cũng có nhiều thứ là khách quan, do tình hình thế giới....
    Quan tâm làm gì trong dài hạn. Trước mắt cứ thấy khả năng có ăn là nhào vô thôi!!
  7. Hero68

    Hero68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2011
    Đã được thích:
    29
    Bài toán mượn gió bẻ măng của nhóm lợi ích tam gia đã đạt được,,,,hạ ls xuống 9% thì chỉ làm lợi cho chúng mà thôi còn dân gửi $ thì ngược lại.
  8. 11Pm.11.1.11

    11Pm.11.1.11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    84
    ;))
  9. emmaulamroi

    emmaulamroi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/05/2007
    Đã được thích:
    0
    bác KQ25 có tài liệu nào có con số chính xác lạm phát giai đoạn 2000-2012 không ạ?
    em thấy 10 năm vừa qua giá cả nhà đất , lương thực thực phẩm phải tăng gấp 6 lần là ít , nhưng không biết được con số chính xác
  10. thanh_cx

    thanh_cx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Đã được thích:
    269
    Chém về mua nợ xấu này các cụ:

    Khó hiểu đến sửng sốt!

    Mua nợ xấu, vấn đề quan trọng nhất là cơ sở, tiêu chí định giá để không gây thất thoát vốn nhà nước. Về nguyên tắc kinh tế, giá mua nợ sẽ dựa trên dòng tiền thu được và rủi ro của dòng tiền đó. Nhưng cơ bản ai cũng hiểu, nợ xấu muốn thanh lý được, giá phải rẻ. Các NH quản trị yếu, đầu tư không hiệu quả phải chấp nhận rủi ro, chấp nhận thiệt hại. Cũng như các doanh nghiệp (DN), muốn tháo hàng tồn kho, phải có chính sách giá hấp dẫn cho người tiêu dùng. Hay đơn giản nhất, rau ế buổi chiều, người bán phải chấp nhận “giá như cho”, chủ yếu để “gỡ” chút vốn nào hay chút đó chứ không ai tính đến chuyện lấy lời.

    Còn người mua, chấp nhận hàng ế, hàng không ngon hay hàng có độ rủi ro lớn, cũng bởi vì giá rẻ. Nguyên lý tất yếu này, thiết nghĩ ai cũng biết. Ấy vậy mà tiến sĩ Nguyễn Đại Lai, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển, Ngân hàng Nhà nước, lại khiến hầu hết mọi người choáng váng khi đưa ra mức giá trên trời trong đề xuất mua lại nợ xấu NH. Cụ thể, mua với 100% nợ gốc và 50% lãi theo hợp đồng tính trên số ngày chậm trả của hồ sơ nợ xấu đó. Nghĩa là, nợ xấu không thanh lý được của các ngân hàng được mua nguyên giá.

    Các NH dù có công ty mua bán nợ nhưng họ không thể chuyển nợ xấu này sang cho công ty con của mình vì chắc chắn sẽ bị lỗ. Lỗ thì giá cổ phiếu giảm, cổ đông phản đối, lợi ích của họ không có nhất là thưởng, bổng lộc và cổ tức cho cổ đông. Chính vì vậy ở các nước phát triển, họ giám sát kỹ chuyện lương bổng của các nhà quản lý NH và hạn chế chia cổ tức khi NHTM có nợ xấu. Nợ xấu của họ, họ không muốn, không xử lý được giờ chuyển cho nhà nước thì đúng là “nhất cử lưỡng tiện”.

    Đề xuất giá này gây kinh ngạc hầu hết mọi người bởi sự vô lý đến khó hiểu của nó. Theo quy định hiện hành, khi DN không trả được nợ NH, tùy theo tính chất các khoản nợ sẽ sắp xếp theo nhóm nợ. Nợ nhóm 2 mất 5% giá trị, nhóm 3 mất 20%, nhóm 4 mất 50% và nhóm 5 coi như mất trắng. Nợ thuộc nhóm nào, thì mua dưới mức chiết khấu của nhóm đó. Ví dụ, nợ nhóm 3, giá mua sẽ dưới 80% giá trị khoản nợ. Tuy nhiên, nếu đã là nợ nhóm 3, nguy cơ chuyển nhóm rất lớn nên giá mua thường phải rẻ hơn rất nhiều. Chỉ “chiếu” theo quy định này, mức giá mua nợ xấu theo đề xuất trên đã quá đắt. Mua đắt thì ngân sách tất nhiên bị thiệt hại. Một chuyên gia tài chính tại TP.HCM thực sự “hốt hoảng” khi nghe giá mua nợ xấu 100% dư nợ và 50% lãi suất nói trên. Theo chuyên gia này, đây là mức giá “trời ơi”. Nếu có thực, “chỉ có loạn và vỡ”. “Chúng ta phải xác định, bên mua nợ là nhà đầu tư chứ không phải làm công quả nhà chùa” – vị chuyên gia này bức xúc.

    Cũng sửng sốt không kém, chuyên gia tài chính Lê Trọng Nhi khẳng định, đây là chuyện chưa bao giờ xảy ra trên thế giới. Mua bán nợ là chuyện bình thường nhưng phải phân biệt giữa nợ tốt và nợ xấu. Nợ tốt, thường mua với mục đích để tăng tài sản nên có thể mua với giá gốc và chia sẻ lãi suất. Còn nợ xấu, không ai mua với giá gốc mà phải định giá khoản nợ tại thời điểm hiện tại, độ rủi ro, từ đó tính chiết khấu để ra giá khoản nợ. “Đề xuất nói trên là mua nợ xấu với giá nợ tốt”

    Đi ngược chủ trương Chính phủ

    Quan trọng hơn, việc đổ vốn nhà nước vào để giải cứu bất động sản còn đi ngược với chủ trương của Chính phủ trong nhiều vấn đề. Đầu tiên là không thể “nắn” dòng vốn đi vào sản xuất, nông nghiệp, xuất khẩu… Bởi trong điều kiện vốn có hạn như hiện nay, nếu chảy vào bất động sản thì cạn nguồn, không còn vốn cho sản xuất, kinh doanh, không chặn đà giảm phát, phá sản, thất nghiệp đang ngày càng lan rộng. Như vậy, mục tiêu cứu DN không thực hiện được. Đặc biệt, việc đẩy vốn vào “cứu” bất động sản cũng là một cách giữ giá cho thị trường này, khiến giá bất động sản không giảm xuống như quy luật thị trường, phù hợp với mức sống, thu nhập của người dân và điều kiện kinh tế của Việt Nam. Nếu chúng ta để thị trường tự điều tiết, NH ở thời điểm nóng đã thu lợi lớn từ cho vay bất động sản thì đến thời điểm này, họ phải chấp nhận thiệt hại, chấp nhận rủi ro. Thậm chí, chấp nhận thực hiện phát mãi bất động sản để thu hồi vốn. Việc này sẽ khiến thị trường bất động sản trở về giá trị thật của nó, phù hợp với mục tiêu kéo giảm giá bất động sản của Chính phủ, người dân cũng hưởng lợi.

    Dọn đường cho việc mua nợ xấu với giá cao, nợ xấu hầu hết thuộc về bất động sản, của các cổ đông lớn… Có gì liên quan đến nhau giữa các yếu tố này và động cơ đằng sau đó là những câu hỏi mà chúng ta phải trả lời rõ ràng, cụ thể trước khi sử dụng tiền thuế của dân.

Chia sẻ trang này