CLH-Xi măng La Hiên-CP đầu tư cực chất

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi timestock, 02/03/2021.

5806 người đang online, trong đó có 968 thành viên. 09:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 377972 lượt đọc và 2112 bài trả lời
  1. nguoiphanxu

    nguoiphanxu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    9.470
    Chặn hậu giá 35 mà không hiểu ông nào múc mạnh thế. Giao dịch hơn 55k hàng mà mình không khớp được tý tẹo nào. :((
    BI-TRI-DUNG thích bài này.
  2. nguoiphanxu

    nguoiphanxu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    9.470
    Xi măng ngon nhất là em chứ ai.

    "Chỉ duy nhất CLH là doanh nghiệp có thể duy trì biên lợi nhuận gộp ở mức cao trong nửa cuối năm 2021 nhờ được hưởng lợi từ giá bán xi măng tăng trong khi giá than đầu vào được ký hợp đồng trước đó với công ty mẹ là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV)."


    Doanh nghiệp xi măng có cải thiện được kết quả kinh doanh trong năm 2022?
    BizLive

    VNDIRECT đánh giá, ngành xi măng Việt Nam đang ở trong tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” bởi dư thừa nguồn cung khi công suất sản xuất vượt quá nhu cầu thị trường nội địa.

    Trong báo cáo mới cập nhật, Công ty Chứng khoán VNDIRECT đánh giá, ngành xi măng Việt Nam đang ở trong tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” bởi dư thừa nguồn cung khi công suất sản xuất vượt quá nhu cầu thị trường nội địa, trong khi lại thiếu các nhà máy xi măng quy mô lớn.

    Cụ thể, trong khi nhu cầu xi măng nội địa hiện nay chỉ đạt dưới 65 triệu tấn thì quy mô công suất toàn ngành đã lên tới gần 107 triệu tấn (thực tế có thể sản xuất khoảng 120-130 triệu tấn thành phẩm nếu điều chỉnh tỷ lệ trộn phụ gia). Điều này dẫn đến tình trạng dư cung trầm trọng (đặc biệt tại khu vực miền Bắc) và ngày càng phụ thuộc vào xuất khẩu của xi măng Việt Nam.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa

    Mặc dù vậy, có tới 41/87 dây chuyển sản xuất tại Việt Nam có công suất dưới 1 triệu tấn/năm, chiếm 21% tổng sản lượng toàn ngành. Theo ước tính của VNDIRECT, quy mô tối thiểu để một nhà máy xi măng đạt được hiệu quả kinh tế là 2 triệu tấn/năm và mỗi doanh nghiệp phải có công suất tối thiểu 5-10 triệu tấn/năm để đảm bảo hiệu quả trong dài hạn thông qua việc tiết kiệm chi phí.

    "Việc thiếu hiệu quả sản xuất theo quy mô và tình trạng dư cung kéo dài là những lý do chính hạn chế khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trong ngành", VNDIRECT nhìn nhận.

    Nhóm phân tích của VNDIRECT cho rằng, dù Chính phủ gần đây đã tích cực nâng các rào cản gia nhập ngành xi măng, đặc biệt chỉ cấp phép cho những dự án lớn (trên 2 triệu tấn/năm) nhằm giảm bớt tình trạng phân mảnh của thị trường. Tuy nhiên trong ngắn hạn việc cấp phép xây dựng nhà máy mới sẽ khiến tình trạng dư cung thêm nghiêm trọng.

    Chỉ kỳ vọng vào thị trường nội địa

    Theo nhận định của VNDIRECT, sự phát triển cơ sở hạ tầng và thị trường bất động sản sôi động sẽ là động lực tăng trưởng chính cho nhu cầu xi măng nội địa giai đoạn 2022-2023.

    Theo đó, công ty chứng khoán này kỳ vọng nguồn cung căn hộ mới tại cả Hà Nội và TP.HCM sẽ hồi phục mạnh mẽ lần lượt 40-60% trong năm 2022 nhờ các nút thắt pháp lý trong cấp phép đầu tư dự án mới được nới lỏng và dịch bệnh được kiểm soát tốt giúp hoạt động xây dựng không bị gián đoạn.

    Bên cạnh đó, loại hình bất động sản nghỉ dưỡng cũng sẽ hồi phục nhanh chóng trong thời gian tới nhờ sự hồi phục của thị trường du lịch Việt Nam.

    VNDIRECT cũng tin rằng giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 sẽ tăng 20-30% so với giải ngân thực tế năm 2021 nhờ nguồn vốn bổ sung phát triển kết cấu hạ tầng từ gói kích thích kinh tế mới được thông qua; nút thắt thiếu đá xây dựng và đất đắp đã được giải quyết khi Chính phủ cấp phép khai thác cho các mỏ mới; giá vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, đá xây dựng được dự báo sẽ giảm trong năm tới; thực tế giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 ở mức thấp; và nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đã hoàn thành công tác chuẩn bị, giải phóng mặt bằng và sẽ bắt đầu thi công các hạng mục chính vào năm sau.

    Do đó, nhóm phân tích kỳ vọng nhu cầu xi măng nội địa năm 2022-2323 sẽ phục hồi mạnh mẽ và sản lượng tiêu thụ cao hơn mức trước dịch, đạt lần lượt 66,5-69,8 triệu tấn (tăng 6%-5% so với cùng kỳ).

    [​IMG]

    Thị trường nội địa sẽ là động lực chính cho xi măng Việt Nam trong hai năm 2022-2023 - Nguồn: VNDIRECT, VNCA

    Về xuất khẩu xi măng, VNDIRECT cho biết, trong giai đoạn 2017-2021 thị trường xuất khẩu là “phao cứu sinh” giải quyết tình trạng dư cung trầm trọng ngành xi măng Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc buộc nhiều nhà máy xi măng phải dừng sản xuất để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường và thiếu điện sản xuất.

    Tuy nhiên, VNDIRECT cho rằng việc chi phí vận chuyển tăng cao và rủi ro bị ép giá (do phụ thuộc lớn vào một thị trường - Trung Quốc) sẽ không giúp các doanh nghiệp xi măng Việt cải thiện lợi nhuận từ việc sản lượng xuất khẩu tăng thêm trong ngắn hạn.

    VNDIRECT dự báo thị trường bất động sản dân cư Trung Quốc chậm lại sẽ gây áp lực cho xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam trong năm 2022-2023.

    Bên cạnh đó, dù Trung Quốc dự kiến sẽ công bố tổng ngân sách 230 tỷ USD (cao hơn 7,1% so với năm 2021) dành cho 102 dự án cơ sở hạ tầng lớn trong quý 2/2022 và dòng vốn này dự kiến sẽ tạo ra khối lượng công việc lớn cho hoạt động xây dựng từ nửa cuối năm 2022.

    Tuy nhiên, đơn vị tư vấn xi măng toàn cầu – IA Cement dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng tại Trung Quốc vẫn sẽ giảm trong năm 2022 do tác động tiêu cực của ngành bất động sản là lớn hơn.

    Trên cơ sở đó, VNDIRECT dự báo hoạt động xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam sẽ giảm lần lượt 1,5%-2,0% trong năm 2022-2023 xuống mức 45 triệu tấn. Như vậy, tổng tiêu thụ xi măng và clinker ngành xi măng Việt Nam sẽ đạt lần lượt 111,5-113,9 triệu tấn (tăng 2,8%-2,2%) trong năm 2022-2023.

    Triển vọng kết quả kinh doanh hồi phục đã được phản ánh vào giá cổ phiếu

    Theo VNDIRECT, hầu hết các doanh nghiệp xi măng đều ghi nhận kết quả kinh doanh kém khả quan trong nửa cuối năm 2021 do sản lượng tiêu thụ giảm và chi phí than đầu vào tăng cao.

    Đáng chú ý, doanh nghiệp xi măng đầu ngành là HT1 đã ghi nhận biên lợi nhuận gộp quý 3/2021 chỉ 4,4%, giảm 12,4 điểm % so với cùng kỳ và là mức thấp nhất kể từ khi niêm yết. Chỉ duy nhất CLH là doanh nghiệp có thể duy trì biên lợi nhuận gộp ở mức cao trong nửa cuối năm 2021 nhờ được hưởng lợi từ giá bán xi măng tăng trong khi giá than đầu vào được ký hợp đồng trước đó với công ty mẹ là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV).

    Nhóm phân tích nhận định, mức nền thấp của kết quả kinh doanh 2021 giúp tạo dư địa tăng trưởng cho các công ty xi măng trong năm 2022. Theo đó, nhiều doanh nghiệp niêm yết đã công bố kế hoạch lợi nhuận trước thuế (LNTT) tham vọng trong năm nay với các mức tăng trưởng lớn như HOM (15 tỷ đồng, +455,7% so với năm 2021); BTS (83 tỷ đồng, +48,6%); BCC (200 tỷ đồng, +42,7%).

    "Bất chấp khả năng chuyển đổi rủi ro tăng giá nguyên vật liệu đầu vào sang người mua hạn chế (tăng giá bán đầu ra thấp hơn), chúng tôi tin rằng các doanh nghiệp xi măng niêm yết hoàn toàn có thể cải thiện kết quả kinh doanh trong năm 2022 nhờ nhu cầu xi măng tại thị trường nội địa hồi phục (có biên lợi nhuận tốt) giúp giảm bớt việc xuất khẩu bán thành phẩm - clinker", VNDIRECT đánh giá.

    Nhờ sở hữu vị thế hàng đầu tại mỗi khu vực kinh doanh, VNDIRECT tin rằng HT1 (miền Nam) và BCC (Bắc Trung Bộ) sẽ được hưởng lợi chính từ nhu cầu xi măng tăng trong bối cảnh đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng và các hoạt động xây dựng dân cư hồi phục khi sự gián đoạn của COVID-19 giảm dần.

    [​IMG]

    Định giá P/E cổ phiếu xi măng đang ở mức cao hơn đáng kể so với mức trung bình 3 năm - Nguồn: VNDIRECT, Bloomberg

    Tuy nhiên, theo VNDIRECT, cổ phiếu của các doanh nghiệp xi măng (bao gồm HT1, BCC) hiện đang được giao dịch ở mức rất cao, giao động trong khoảng 22-25x, cao hơn nhiều so với mức trung bình ngành 3 năm là 7x-10x. Mặc dù triển vọng tăng trưởng lợi nhuận ròng trong năm 2022 là khả quan nhưng mức P/E forward (dựa trên kế hoạch năm 2022) của ngành vẫn ở mức khá cao - khoảng 17-20x. Do đó, VNDIRECT cho rằng, triển vọng của các doanh nghiệp xi măng đã được phản ánh hết vào thị giá cổ phiếu.

    Về rủi ro đầu tư, công ty chứng khoán này cho biết, kể từ đầu năm 2022, trong khi xi măng chỉ có 1 lần tăng giá lớn vào cuối tháng 3 (tăng 5-8% so với đầu năm) thì thép xây dựng đã liên tục điều chỉnh tăng giá 6 lần (tăng 15-18% so với đầu năm). Theo như các chuyên gia trong ngành ước tính thép và xi măng thường chiếm tới 15-20% tổng chi phí xây dựng.

    Do đó, tiến độ tại các dự án xây dựng (ở cả 3 phân khúc xây dựng dân dụng, nghỉ dưỡng và hạ tầng) sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, từ đó nhu cầu xi măng thực tế có thể thấp hơn dự kiến.

    Ngoài ra, giá than nhiệt (nguyên liệu đầu vào cho sản xuất xi măng) tiếp tục duy trì ở mức cao do cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine kéo dài hơn dự kiến cũng dẫn đến việc biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp trong ngành xi măng suy giảm mạnh trong năm 2022.
  3. LakeHayes

    LakeHayes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2020
    Đã được thích:
    3.720
    Bác có biết số lượng tây nắm giữ không? Nếu còn nhiều thì ae đặt lệnh mua thấp thôi.
    nguoiphanxu thích bài này.
  4. LakeHayes

    LakeHayes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2020
    Đã được thích:
    3.720
    Rào cản ngôn ngữ và khả năng tiếp cận thông tin kém nên tụi tây khó biết và phân tích được những thông tin thế này.
    Riêng về ngắn hạn, nhìn lượng tồn kho NVL tích trữ trong quý 1 trước khi giá than tăng thì đã yên tâm hưởng lợi khi giá bán xi măng tăng trong quý 2.
    Dài hạn hơn, khá bất ngờ với sự năng động của lãnh đạo công ty. Đầu tiên, nhìn công nợ và hàng tồn kho, tưởng các anh ý đẩy mạnh sản xuất clinke cho các đơn vị ngoài ngành thiếu than. Hóa ra còn là bước đi xa hơn: tăng sản lượng xi măng và mở rộng luôn kênh phân phối, chiếm thị phần. Chắc sau đợt này, CLH sẽ được gỡ bỏ hạn mức 70% công suất thiết kế vì nguồn cung ngoài MVB giảm.
    Như vậy, khả năng CLH sẽ được hưởng lợi kép: tăng thị phần, tăng doanh thu và tăng biên lợi nhuận gộp từ cả tăng giá bán và hiệu quả cao hơn do sản lượng cao hơn.
    Last edited: 22/04/2022
  5. nguoiphanxu

    nguoiphanxu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    9.470
    qua đặt 35.0 mà chả ma nào bán cho, nhiều anh em thích rồi nên cứ bon chen múc quá cơ.
  6. LakeHayes

    LakeHayes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2020
    Đã được thích:
    3.720
    Cái nghề này đòi hỏi kiên nhẫn cả chiều mua và chiều bán mà :)
    nguoiphanxu thích bài này.
  7. nguoiphanxu

    nguoiphanxu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    9.470
    Ai vội cứ vội chứ mình rảnh mà.
    Thời gian dành để nghiên cứu là chính.
    Hạn chế giao dịch càng ít càng tốt.
    Khi lựa chọn được 1 công ty tốt và có tiềm năng tăng trưởng rồi thì để công ty có thời gian làm ăn hoạt động kinh doanh: họ sẽ trả lại kết quả xứng đáng với thời gian mình chờ đợi.

    Tôi chả hiểu sao nhiều người lại đi kỳ vọng vào việc cổ phiếu có lái, rồi đi ngồi đoán và phân tích hành động của lái để hi vọng kiếm tiền.
    --- Gộp bài viết, 22/04/2022, Bài cũ: 22/04/2022 ---
    Anh cả dòng Xi măng HT1 lĩnh đòn với việc sử dụng than nhập khẩu: lợi nhuận quý I/2022 giảm 72% so với quý I/2021 từ 172 tỷ về còn 36 tỷ.
    Như vậy có thể khẳng định chắc chắn xi măng trong 2022 sẽ còn phải tiếp tục tăng giá để các anh lớn bù đắp chi phí.

    CLH cứ ung dung mà hưởng lợi.
    :drm
    Last edited: 22/04/2022
    BI-TRI-DUNG thích bài này.
  8. LakeHayes

    LakeHayes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2020
    Đã được thích:
    3.720
    Ở vùng cao thì chẳng cần so với đồng bằng. Hôm qua, tôi ngồi nói chuyện với 1 công ty làm nội thất ở Móng Cái mới biết ở vùng xa như vậy lại làm tốt hơn ở Hà Nội vì chẳng có mấy ai cạnh tranh. Chi phí vận chuyển thì cao nên chẳng có ai dại đi mua hàng chỗ khác chuyển về. Nguyên liệu, phụ kiện thì lại gần cửa khẩu. Liên hệ mới vỡ ra lợi thế cạnh tranh kiểu hào sâu của CLH.
    Btw. Hôm nay tây nó thuê dịch xong và xử lý tin nên được giá hơn mà chẳng thấy bán nữa.
    nguoiphanxu thích bài này.
  9. nguoiphanxu

    nguoiphanxu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    9.470
    Cụ @LakeHayes có thể xem lại ở trang 45 để nắm bắt một số yếu tố đặc thù của CLH đỡ mất công tìm hiểu.
    gadabongLakeHayes thích bài này.
  10. LakeHayes

    LakeHayes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2020
    Đã được thích:
    3.720
    Cám ơn bác

Chia sẻ trang này