CMX cổ phiếu kim cương 2015 hoàn nhập dự phòng 126 tỷ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi CPkimcuong2015, 24/03/2015.

2773 người đang online, trong đó có 420 thành viên. 08:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 23896 lượt đọc và 329 bài trả lời
  1. ndkhoi89

    ndkhoi89 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    24/11/2014
    Đã được thích:
    45
    lợi nhuận tôm sinh thái rất cao
  2. sttsg

    sttsg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2014
    Đã được thích:
    2.439
    7) Công ty TNHH MTV tôm sinh thái Cà Mau

    Công ty quản lý vùng nuôi tôm sinh thái liên kết tại Cà Mau với diện tích gần 40.000 ha. Diện tích rừng chiếm 50% và diện tích nuôi tôm chỉ chiếm 50%. Tôm sinh thái là tôm nuôi tự nhiên trong rừng ngập mặn tại Cà Mau. Tôm sinh sống, tăng trưởng tự nhiên, không cần cho ăn. Đây là cách nuôi bền vững, bảo vệ vùng rừng sinh thái tự nhiên cũng như sự triển bền vững của lâm ngư trường sinh thái.

    Camimex là đơn vị đầu tiên của Việt Nam triển khai tôm sinh thái từ năm 2000 và đạt được chứng nhận tôm sinh thái do Naturland và IMO cấp. Camimex cũng là đơn vị đầu tiên trên thế giới được cấp chứng nhận sinh thái cho chuỗi giá trị tôm sinh thái xuyên suốt, bền vững: Trại giống sinh thái, Vùng nuôi sinh thái, Sản phẩm sinh thái. Camimex hiện là đơn vị đầu tiên và duy nhất hiện nay của Việt Nam triển khai thành công chứng nhận tôm sinh thái, đem lại lợi ích cho tât cả các bên tham gia: Đảm bảo diện tích rừng, đảm bảo thu nhập gia tăng của các hộ nuôi lâm ngư trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm cho nhà máy, người tiêu dùng.

    Sản phẩm tôm sinh thái là sản phẩm cao cấp, được khác hàng ưa chuộng, đặc biệt là các khách hàng ở Thuỵ Sỹ, Đức, Áo và một số nước Tây Âu.

    Sản phẩm sinh thái là thế mạnh của Camimex.
    http://camimex.com.vn/vi/gioi-thieu-cong-ty.html
  3. sttsg

    sttsg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2014
    Đã được thích:
    2.439
  4. dancaychoitrung

    dancaychoitrung Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    24/06/2015
    Đã được thích:
    13.440
    CMX là kim cương không chiếu sáng ??? :)) :)) :))
  5. sttsg

    sttsg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2014
    Đã được thích:
    2.439
    http://cafef.vn/nong-thuy-san/dau-t...oai-trong-nuoc-giam-nhe-20150912145026002.chn
    Theo số liệu từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và các địa phương, giá tôm nguyên liệu các loại trong nước đều giảm nhẹ trong những ngày đầu tháng Chín.
    Tại Bạc Liêu, giá thị trường tôm nguyên liệu, được các thương lái thu mua tại đầm trong những ngày đầu tháng Chín giảm so với trước đó.

    Giá tôm sú loại 1 (20 con/kg) có giá dao động khoảng từ 200.000-210.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg; tôm loại 2 (30 con/kg) có mức giá 160.000-175.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng/kg; giá tôm sú loại 3 (40 con/kg) với giá 140.000 - 150.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg.

    Tại Kiên Giang, trong 10 ngày đầu tháng Chín, giá tôm sú nguyên liệu xuất khẩu loại 30 con/kg, giảm 5.000 đồng/kg, chỉ còn từ 165.000-180.000 đồng/kg.

    Tại Đà Nẵng, giá tôm sú nguyên liệu trong tuần này cũng giảm từ 10.000-20.000 đồng/kg, tùy từng kích cỡ so với tuần trước đó.

    Cũng trong tình trạng giá giảm so với tuần trước, giá tôm hùm ở hầu hết các kích cỡ tại Phú Yên ghi nhận từ ngày 1/9-8/9 đều giảm 10.000 đồng/kg, hiện ở mức 1.250.000 đồng/kg.

    Giá tôm càng xanh ở Đồng Tháp cũng giảm 30.000 đồng/kg đối với loại tôm trứng. Còn ở Cà Mau, giá tôm thẻ giảm nhẹ 2.000 đồng/kg trong những ngày đầu tháng Chín.

    Việc giá tôm nguyên liệu giảm trong khi dịch bệnh ở tôm chưa được kiểm soát khiến các hộ nuôi gặp nhiều khó khăn.

    Trong khi đó, xuất khẩu tôm 8 tháng năm 2015 gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là đồng tiền của các thị trường xuất khẩu chủ lực như Nhật, EU, Hàn Quốc… mất giá mạnh.

    Bên cạnh đó, đồng tiền của các nước xuất khẩu tôm lớn trên thế giới cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador… lại phá giá mạnh trên 10%. Trong khi đó, đồng Việt Nam đồng chỉ mất giá nhẹ, làm cho giá tôm của Việt Nam trên thị trường khá cao.

    Mặt khác, tại thị trường nhập khẩu chính là Mỹ, tôm Việt Nam phải chịu mức thuế chống bán phá giá cao nhất từ trước đến nay theo POR8 của Bộ Thương mại Mỹ (DOC).

    Trong khi các đối thủ cạnh tranh với tôm Việt Nam lại không bị áp dụng mức thuế này. Những điều này đã làm giảm tính cạnh tranh của tôm Việt Nam trên thị trường thế giới.

    Tuy nhiên, mới đây, DOC đã công bố POR9 với mức thuế chống bán phá giá trung bình chỉ còn 0,91%, giảm mạnh so với mức 6,37% trong POR8. Thông tin này đang được kỳ vọng giúp xuất khẩu tôm Việt Nam khởi sắc trong thời gian tới./.
  6. vinazoo

    vinazoo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2014
    Đã được thích:
    4.767
    Thật đúng là nhà báo, mới hôm nào viết gia nhập TPP tôm là 1 trong những mặt hàng hưởng lợi nhất. Giờ thì bơm tin xấu ra trong khi TPP đang ở giai đoạn gần nhất.
    http://*********.vn/2015/09/tom-my-tom-viet-va-noi-lo-mang-ten-tpp-768-440001.htm
    Tôm Mỹ, tôm Việt và nỗi lo mang tên TPP
    Hiệp định TPP mà Mỹ và Việt Nam là thành viên đang gây ra nhiều nỗi lo cho người nuôi tôm và chế biến hải sản của cả hai nước, theo một báo cáo đặc biệt của hãng tin Reuters.
    Savun Sim – một ngư dân Mỹ gốc Campuchia - chán nản nhìn mớ tôm được bốc lên khỏi hầm nước đá của chiếc tàu kéo. Giá tôm hiện đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2009, do sức ép giảm giá của tôm nhập khẩu từ châu Á. Sim bán tôm cho vựa hải sản Ditcharo Seafood ở Buras, bang Louisiana với giá 75 xu Mỹ một pound (1 pound = 0,45 kg) và tính ra thu nhập từ chỗ tôm nặng 2.600 pound này chỉ vừa đủ trang trải chi phí nhiên liệu của chuyến đi biển 2 ngày trong vịnh Mexico.

    http://image.*********.vn/2015/09/16/che-bien-tom_1314554.jpg

    Chế biến tôm xuất khẩu tại một nhà máy ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh Trung Chánh.

    Người đánh bắt tôm của Mỹ có thể bị loại khỏi thị trường

    Giá giảm và triển vọng mở cửa thị trường Mỹ cho thủy sản châu Á theo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là nỗi lo đang đè nặng lên cộng đồng ngư dân Mỹ gốc châu Á sinh sống tại vùng châu thổ sông Mississippi này.

    Đánh bắt tôm là một trong nhóm các ngành công nghiệp Mỹ - bên cạnh ngành dệt may, xe hơi và mía đường – được coi là sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi Hiệp định TPP. Theo Reuters, TPP không chỉ làm cho Mỹ thêm khó ngăn chặn làn sóng nhập khẩu tôm từ châu Á mà giá tôm rẻ hơn còn có khả năng loại các cộng đồng ngư dân Mỹ ra khỏi thị trường – điều mà trận siêu bão Katrina và thảm họa tràn dầu của hãng BP đã không làm nổi.

    “Chúng tôi không thể làm ra tiền. Có lẽ tôi sẽ mất con thuyền nếu giá cứ xuống như thế này. Bây giờ tiền chúng tôi làm ra chỉ đủ trả tiền dầu”, ông Sim nói với hãng Reuters trên boong con thuyền Miss Wannda của mình.

    Hiệp định TPP được coi là một chính sách trọng tâm của Tổng thống Barack Obama nhằm tái khẳng định sức mạnh kinh tế của Mỹ ở châu Á. TPP gồm 12 quốc gia, trong đó có Việt Nam và Malaysia – lần lượt xếp hạng thứ tư và thứ tám trong danh sách các nước xuất khẩu tôm lớn nhất vào thị trường Mỹ (và cũng là hai nước bị phê phán nhiều nhất vì sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản).

    Tôm sú và các loài giáp xác (sweet crustacean) là món thủy sản ưa thích của người Mỹ; năm 2013 thị trường này tiêu thụ 1,3 tỉ pound tôm các loại; 90% trong số đó là tôm nhập khẩu, phần lớn từ Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc và Ecuador. Do các vùng nuôi tôm của Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan bị dịch bệnh vào năm 2013-2014, giá tôm nhập khẩu có thời điểm đã lên cao hơn; nhưng chẳng bao lâu sau, các nước Indonesia và Ấn Độ tăng mạnh sản lượng, gây sức ép lên giá bán và lên những nhà xuất khẩu khác như Việt Nam. Tuy vậy, trong những tháng đầu năm 2015, giá trị tôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ đã vượt qua con số kỷ lục lập được năm 2006, trước thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho sức mua bị giảm sút.

    Mỹ: làm sao bảo hộ thị trường?

    Cộng đồng ngư dân đánh bắt tôm ở vùng Vịnh Mexico gồm hầu hết là người Đông Nam Á di cư tới Mỹ trong và sau thời kỳ chiến tranh, sử dụng kỹ năng đi biển và đánh bắt tôm cá ven bờ để sinh sống; người gốc Việt Nam và Campuchia chiếm 40% dân số của các cộng đồng này.

    Ông Trần Thiệu, ngư dân đã rời Việt Nam 30 năm trước, hiện sống ở thành phố New Orleans, công nhận rằng nuôi và chế biến tôm xuất khẩu đã góp phần cải thiện đời sống cho đồng bào ở quê hương Việt Nam của ông. Ông nói TPP sẽ góp phần đẩy nhanh sự cải thiện này song ông nghĩ Washington nên có biện pháp bảo vệ người nuôi tôm và đánh bắt tôm ở Mỹ. “Chúng tôi lo rằng, giá tôm sẽ loại chúng tôi ra khỏi việc kinh doanh”, ông Trần nói.

    Thực tế, số việc làm trong ngành hải sản trị giá 1,9 tỉ đô la Mỹ của tiểu bang Louisiana đã giảm từ 46.389 người năm 2003 xuống còn 33.391 người năm 2012, theo số liệu của Cục Hải dương và Khí hậu quốc gia Hoa Kỳ. Trong thời gian này, 20 nhà máy chế biến thủy sản đã phải đóng cửa. Với Hiệp định TPP sắp được ký kết, người ta cho rằng tình hình sẽ còn tồi tệ hơn cho cư dân vùng Vịnh Mexico.

    Hiện thời, nước Mỹ chỉ có thể ngăn dòng hải sản nhập khẩu bằng cách áp thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá khi chứng minh được sản phẩm nhập khẩu được bán dưới giá thành. Tuy nhiên, mới đây Bộ Thương mại Mỹ đã phải điều chỉnh giảm thuế đối với mặt hàng tôm Việt Nam từ mức trung bình 6,4% xuống còn 0,9% sau khi tính toán lại và xác nhận không có chuyện bán phá giá.

    Ngoài hàng rào thuế quan có thể bị dỡ bỏ sau khi TPP có hiệu lực, ngành nuôi tôm vùng Vịnh Mexico hy vọng Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (USFDA) đầy quyền lực sẽ đẩy mạnh việc điều tra, xét nghiệm dư lượng thuốc kháng sinh trên tôm nhập khẩu, không cho phép nhập vào Mỹ những lô hàng có chất cấm, từ đó hỗ trợ người nuôi tôm trong nước. Hiện thời, USFDA chỉ có khả năng kiểm tra khoảng 1% lượng thủy sản nhập khẩu; nhưng với TPP hoạt động kiểm tra này có thể sẽ càng khó khăn hơn và chính quyền Mỹ có thể bị doanh nghiệp kiện nếu hành động không phù hợp với tinh thần mở cửa thông thoáng của Hiệp định, theo Giám đốc Hiệp hội Tôm Louisiana Clint Guidry.

    Tuy vậy, cơ quan thương mại Mỹ vẫn nhấn mạnh rằng, TPP sẽ nâng cao tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đối với các nước thành viên, buộc các nước này phải sản xuất phù hợp với các tiêu chuẩn dựa trên khoa học của Mỹ. Matthew McAlvanah, phát ngôn viên của Đại diện Thương mại Mỹ nói: “TPP không yêu cầu hạ thấp tiêu chuẩn an toàn thực phẩm hoặc thay đổi các điều luật và quy định hiện hành của Mỹ. Nó [TPP] trái lại còn bao gồm những điều khoản cứng rắn hơn về hải quan, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, giúp chúng ta chống lại việc kinh doanh bất hợp pháp, kể cả thủy sản, và nhận diện những nguy cơ an toàn thực phẩm trước khi hàng hóa cập cảng tại Mỹ”. Các nhà nuôi tôm Mỹ đã nhiều lần phàn nàn tôm Trung Quốc “đội lốt” Malaysia để nhập vào Mỹ, tránh thuế chống bán phá giá khá cao đối với tôm Trung Quốc.

    Mối lo của người nuôi tôm Việt Nam

    Bên cạnh mối lo giá giảm và tác động của TPP, tồn dư lượng thuốc kháng sinh trong sản phẩm cũng là mối quan tâm lớn của nhà xuất khẩu tôm Việt Nam.

    Tại hội chợ quốc tế VietFish ở TPHCM mới đây, nhiều nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng TPP sẽ buộc người nuôi tôm phải từ bỏ việc sử dụng thuốc kháng sinh, tuân thủ quy tắc về nguồn gốc xuất xứ, các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và lao động. Tất cả những yêu cầu này sẽ làm giá thành sản phẩm bị đội lên cao, trong lúc giá thị trường đang trong xu hướng đi xuống, đặt người nuôi tôm và chế biến xuất khẩu trước một tình huống tiến thoái lưỡng nan.

    Ông Trần Văn Lĩnh, Giám đốc Công ty Thủy sản và Thương mại Thuận Phước ở Đà Nẵng còn lo ngại thiếu nguồn tôm nguyên liệu để chế biến xuất khẩu. Do sản lượng tôm nuôi của Việt Nam không đủ cung ứng cho các nhà máy nên Việt Nam phải nhập khẩu tôm từ Ấn Độ về chế biến rồi xuất khẩu. Với hiệp định TPP, hoạt động này không còn tiếp tục được nữa vì Ấn Độ không phải là thành viên TPP; chế biến tôm nhập khẩu từ Ấn Độ sẽ khiến nhà xuất khẩu Việt Nam không đáp ứng được quy tắc xuất xứ và do vậy có thể bị mất ưu đãi về thuế quan khi xuất hàng vào Mỹ.

    Còn tăng nhanh sản lượng tôm nuôi của Việt Nam là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và vốn liếng, không thể triển khai ngay được, chưa kể rằng làm ra con tôm với giá thấp hơn giá tôm Ấn Độ - nước xuất khẩu tôm lớn nhất vào thị trường Mỹ - cũng là một bài toán không dễ có lời giải.

    Thái Bình (theo Reuters)
  7. ndkhoi89

    ndkhoi89 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    24/11/2014
    Đã được thích:
    45
    tưởng bác xuống tàu CMX rồi
  8. dancaychoitrung

    dancaychoitrung Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    24/06/2015
    Đã được thích:
    13.440
    Sao hàng penny đã có nhiều dấu hiệu chạy mà CMX vẫn dậm chân tại chỗ vậy ta ? Chạy đi chứ CMX . =)) :))
  9. vinazoo

    vinazoo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2014
    Đã được thích:
    4.767
    Mình không phải cứ bán hết là bỏ pic hay cổ phiếu mình đã bán, vì chu kỳ lên xuống giá nên mình phải theo dõi càng nhiều mã thì càng tốt, không nên tập trung số ít cổ phiếu, và trung thành quá nó bạn à. Một vài trường hợp mình không quan tâm là các cổ đầu tư tăng trưởng như SKG VSC...CMX vẫn là cổ phiếu theo thời vụ trong năm.
  10. ACBACBACB

    ACBACBACB Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2014
    Đã được thích:
    2.995
    ôi chả biết Q3 thế nào mà anh em phang quá nhỉ?
    ACBACBACB đã loan bài này

Chia sẻ trang này