CMX - Năm 2013 phát tín hiệu : Doanh thu sụt giảm mạnh, vòng quay vốn thấp, nợ vay khủng, tồn kho ca

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phucanphuong, 16/05/2013.

7207 người đang online, trong đó có 1104 thành viên. 14:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 9135 lượt đọc và 174 bài trả lời
  1. hunglunssi

    hunglunssi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/06/2009
    Đã được thích:
    15
    quoc toan tran mới bị đuổi ra khỏi Hội chưa thấy nhục hả chen? Công nhận mặt chú mày cũng dày thật đi đâu cũng bị ném đá thôi đừng đánh chứng nữa về gom đá cũng xây được can nhà tàm tạm đấy! Còn đánh chứng thì gầm cầu cũng ko chứa chú mày đâ
    Ngày 24/4/2013, trong khuôn khổ Hội chợ Thủy sản châu Âu (ESE) lần thứ 21 được tổ chức tại Brussels (Bỉ), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã phối hợp với Tổng cục Thủy sản tổ chức buổi họp báo giới thiệu về chất lượng hàng thủy sản Việt Nam.
    Tại thông cáo này, Tổng cục Thủy sản và VASEP khẳng định rằng, sản phẩm thủy sản Việt Nam luôn đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và trung thành với phương châm: “Sạch từ con giống, vùng nuôi đến bàn ăn mọi nhà”.
    Dưới đây là nguyên văn Thông cáo báo chí này.

    THÔNG CÁO BÁO CHÍ
    VIET NAM FISHERIES AQUACULTURE: CLEAN IN FARM, CLEAR INFORMED
    Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 4 năm 2013
    Sản phẩm thủy sản Việt Nam luôn đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và trung thành với phương châm: “Sạch từ con giống, vùng nuôi đến bàn ăn mọi nhà”. Tổng cục Thủy sản và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) khẳng định các trại sản xuất giống, nuôi thương phẩm và nhà máy chế biến thủy sản luôn đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của Việt Nam và thế giới về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc cũng như trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.
    Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Luật ATTP năm 2011. Chính phủ đã thông qua Chiến lược Quốc gia ATTP giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý và giám sát chất lượng ATVSTP thủy sản đồng bộ, nhất quán và cập nhật nhất vì sự phát triển bền vững cho ngành xuất khẩu thủy sản VN.
    Các cơ quan thanh tra của Châu Âu, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil…. hàng năm đều có đánh giá tốt về hệ thống luật lệ, cơ cấu tổ chức và thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thẩm quyền Trung ương và địa phương Việt Nam trong kiểm soát chất lượng, ATTP trong chuỗi sản xuất thủy sản của Việt Nam tương đương với các quốc gia sản xuất thủy sản tiên tiến nhất trên thế giới cũng như đáp ứng quy định của thị trường nhập khẩu.
    Việt Nam luôn duy trì là một trong 5 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu thủy sản với giá trị không ngừng tăng trưởng qua các năm. Năm 2012, sản phẩm thủy sản Việt Nam đã được XK đến hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ toàn thế giới, với kim ngạch đạt 6,134 tỷ USD. Cá tra và tôm là 2 sản phẩm chủ lực của Việt Nam chiếm trên 65% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, trong đó cá tra là loài cá bản địa chiếm 99% tổng giá trị xuất khẩu cá tra trên thế giới, đạt 1,8 tỷ USD.
    Trong bối cảnh ngày càng nhiều các quy định và biện pháp kiểm soát của các nước nhập khẩu, số lô hàng thủy sản XK của nhiều quốc gia trên thế giới bị cảnh báo có xu hướng tăng lên thì tỷ lệ số lô hàng thủy sản XK của Việt Nam bị cảnh báo tại các thị trường nhập khẩu ngày càng giảm đáng kể cho dù xuất khẩu vẫn tăng trưởng đều đặn. Thống kê của hệ thống cảnh báo của cả 3 thị trường lớn về nhập khẩu thủy sản là US FDA (Hoa kỳ); Bộ Y tế Nhật Bản (MHLW) và Hệ thống Cảnh báo nhanh EU - RASFF cho thấy chất lượng thủy sản của Việt Nam đã có bước cải thiện đáng kể từ nhiều năm nay.
    Các nhà máy chế biến thủy sản của Việt Nam không những đáp ứng tốt yêu cầu về ATTP theo chương trình HACCP, mà còn đáp ứng và vượt các tiêu chuẩn tự nguyện khác như BRC, IFS, BAP, GlobalGAP, FOS.... Việt Nam hiện có 415 nhà máy chế biến thủy sản, chiếm trên 73% tổng các nhà máy chế biến thủy sản quy mô công nghiệp, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Châu Âu, so với năm 1999 chỉ có 17 nhà máy được cấp phép.
    Hiện nay, VietGAP (Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam) đang được áp dụng rộng rãi các loài thủy sản nuôi chủ lực ở Việt Nam. Ngành thủy sản đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020 có khoảng 80% cơ sở nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh đạt chứng nhận VietGAP. Bộ tiêu chuẩn VietGAP áp dụng trong nuôi trồng thủy sản Việt Nam với những tiêu chí tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế đang được áp dụng như GlobalGAP, ASC, BAP và CoC (Bộ quy tắc ứng xử về nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm của FAO).
    Ngày càng nhiều vùng nuôi thủy sản nói chung và cá tra nói riêng tại Việt Nam đã được cấp chứng nhận đạt chuẩn Global GAP, ASC, BAP, SQF 1000/2000CM, IFS, FOS… đảm bảo các tiêu chí ATTP nghiêm ngặt của Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản cũng như những đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng trên thế giới. Chỉ tính riêng cá tra, đến nay đã có 103 trại nuôi với khoảng trên 2.800 ha (chiếm khoảng 40% tổng diện tích nuôi cá tra) đã đạt các chứng nhận bền vững khác nhau; trên 50% nhà máy chế biến cá tra đạt chứng nhận Global GAP, ASC….
    Kết quả quan trắc thường xuyên từ năm 2004 đến nay của các Trung tâm Quan trắc môi trường thuộc Chương trình giám sát và quan trắc môi trường nuôi thủy sản lưu vực sông Mêkong cho thấy, các chỉ tiêu chất lượng nước đều nằm trong ngưỡng cho phép và đạt tiêu chuẩn môi trường nuôi thủy sản nước ngọt. Từ năm 1999 đến nay, NAFIQAD đã triển khai chương trình kiểm soát dư lượng hoá chất trong thủy sản nuôi, ngăn ngừa có hiệu quả việc lạm dụng hoá chất, kháng sinh trong nuôi thủy sản nói chung và nuôi cá tra nói riêng. Chương trình được cơ quan thẩm quyền các nước như EU, Mỹ, Canađa, Nhật Bản… thanh tra và có nhận xét tốt về hệ thống tổ chức, luật lệ và hoạt động kiểm soát thực tế.
    Cá tra đã trở thành một loài cá phổ biến trên thị trường Châu Âu và là 1 trong 10 loài thủy sản được ưa chuộng và tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường Mỹ nhờ vào sự đang dạng trong chế biến, đảm bảo giá trị dinh dưỡng với giá cả phù hợp với đa số người tiêu dùng so với các loại cá thịt trắng khác.
    Tổng cục Thủy sản và VASEP luôn chào đón và hoan nghênh bạn bè từ khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu tới thăm quan đất nước tươi đẹp và mục sở thị ngành thủy sản Việt Nam đang tuân thủ tốt các điều kiện sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện với môi trường và trách nhiệm xã hội.
    Chúng tôi khẳng định luôn giữ vững và tiếp tục phát triển các sản phẩm thủy sản Việt Nam với thương hiệu: “Sạch từ sản xuất đến bàn ăn của mọi gia đình”.
    Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
    TỔNG CỤC THỦY SẢN
    #10, Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
    Tel: (+84.4) 37245370 / Fax: (+84.4) 37245120
    E-mail: vanphong.tcts@mard.gov.vn
    Website: www.tongcucthuysan.gov.vn

    HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM (VASEP)
    #218, đường số 6, lô A, KĐT An Phú-An khánh, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tel: (+84 8) 62810430 / Fax: (+848) 62810437
    E-mail: vasephcmcity@vasep.com.vn

    Website: www.vasep.com.vn
  2. cuongstock

    cuongstock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/07/2010
    Đã được thích:
    4.878
    Bầu Đức, đừng đùa với George Soros!
    Bầu Đức, đừng đùa với George Soros!
    80% ngân sách hoạt động của Global Witness do George Soros cùng chính phủ các nước Anh, Thụy Điển, Hà Lan, Nauy và Ailen đóng góp .

    Xuyên qua những con đường thảm nhựa êm ái từ cửa khẩu Bờ Y tới tỉnh lỵ Attapeu của Lào là vùng đất được ví như “nồi cơm” trong tương lai của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Đây còn là quê hương của Tổng bí thư kiêm ************* Lào Chummaly Sayasone.

    Năm 2015, cao su và mía đường sẽ đóng góp trên 3.000 tỷ vào lợi nhuận sau thuế của HAGL, đấy là nếu mọi thứ đúng như kỳ vọng, tức là HAGL bán được hàng với giá hợp lý và thu xếp được hàng ngàn tỷ đồng vốn đầu tư thêm.

    “Nhân chứng toàn cầu”

    Từ đầu tháng này, giới đầu tư đã râm ran chuyện HAGL sắp trở thành đối tượng chính trong một báo cáo của Global Witness (tạm dịch: “Nhân chứng toàn cầu”), theo đó, tập đoàn đa ngành với hàng vạn hecta cao su ở Lào và Campuchia này bị cáo buộc đưa hối lộ, lợi dụng quan chức tham nhũng để chiếm đoạt đất của dân và khai thác gỗ bất hợp pháp.

    Nhanh chóng quy Global Witness vào hai tội “háo danh” và “hám tiền” có lẽ là hơi coi thường đối thủ

    Trong phản ứng mới nhất từ phía HAGL, Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức cáo buộc Global Witness “tìm cơ hội quảng bá tên tuổi” và “xin tài trợ”.

    Nhanh chóng quy Global Witness vào hai tội “háo danh” và “hám tiền” có lẽ là hơi coi thường đối thủ, vì tên tuổi của họ trên trường quốc tế nổi bật hơn nhiều so với vài tấm pano quảng cáo trên sân Emirates của Arsenal, cũng như tổng vốn hóa của HAGL chỉ nhỉnh hơn 5% tài sản của nhà tài trợ chính cho Global Witness: tỷ phú George Soros.

    Global Witness thành lập năm 1993 tại Washington và trong 20 năm hoạt động của mình, đã làm mất lòng không ít chính phủ các nước phát triển.

    Giai đoạn 1998-2003, Global Witness tiến hành cuộc điều tra nhắm tới cuộc chiến dành quyền kiểm soát ngành khai thác kim cương ở Angola, Sierra Leone và Liberia (còn gọi là “kim cương máu”), góp phần khiến Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết cấm vận kim cương Liberia.

    Bầu Đức, đừng đùa với George Soros! (1)
    Điều tra viên cao cấp Anthea Lawson của Global Witness trả lời phỏng vấn trên BBC.

    Năm 2009, điều tra viên cao cấp Anthea Lawson của Global Witness đã ra điều trần trước Ủy ban Dịch vụ tài chính Hạ viện Hoa Kỳ về vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tệ tham nhũng.

    (Đọc thêm: George Soros đứng sau vụ điều tra tham nhũng trong cấp phép khai thác quặng sắt ở Guinea)

    Thông qua quỹ Open Society Foundations, năm 2012 vừa qua, tỷ phú George Soros đóng góp 40% ngân sách cho Global Witness. Nhiều cơ quan của chính phủ các nước Anh, Thụy Điển, Nauy, Hà Lan và Ailen góp 38% nữa và các nhà tài trợ khác góp 22% còn lại. Alexander Soros, con trai thứ tư của George Soros, hiện là thành viên hội đồng quản trị của Global Witness.

    Tuy vậy, khó có chuyện Soros đích thân phê duyệt báo cáo “Rubber Barons” trước khi phát hành. Có thể đến thời điểm này, “Rubber Barons” chỉ là một trong hàng loạt vụ việc mà các tổ chức do nhà Soros lập ra đang theo đuổi trên toàn cầu. Và khi Global Witness nhắm tới HAGL, điều đó không có nghĩa George Soros đang nhắm tới bầu Đức.

    Nhưng điều tệ nhất HAGL có thể làm là kéo cả nhà Soros cùng hàng loạt hãng thông tấn quốc tế vào cuộc bằng những phản ứng thiếu thận trọng.

    Cuộc chiến PR

    Chiến thuật của Global Witness không phải là thu thập đủ bằng chứng và đem HAGL ra kiện ở tòa án quốc tế vì tội phá rừng hay đưa hối lộ. Mục đích của tổ chức này là thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế và đánh vào “con tim” của người tiêu dùng toàn cầu.

    Việc Công ty tài chính quốc tế IFC và Deutsche Bank bị lôi vào cuộc với vai trò “nhà tài trợ vốn” cho HAGL là một phần trong chiến lược đó.

    Michelin hay Bridgestone sẽ cân nhắc kỹ càng bài học này trước khi mua cao su từ HAGL

    Đúng là IFC đầu tư gần 15 triệu USD vào các quỹ do Dragon Capital quản lý, nhưng tiền đầu tư vào đâu là do các quỹ này quyết, chứ không phải do IFC. Ấy là chưa nói đến khoản đầu tư vào HAG chỉ chiếm vài phần trăm nhỏ nhoi trong tổng tài sản hàng trăm triệu USD của Dragon Capital.

    “Oan ức” hơn là Deutsche Bank, ngân hàng này chỉ mua cổ phiếu HAG để phát hành chứng chỉ lưu ký toàn cầu và chứng chỉ ETF cho nhà đầu tư khác nắm giữ. Deutsche Bank không có lợi ích tài chính gì nếu giá HAG tăng hay giảm cũng như cao su ở Lào trồng thế nào và bán cho ai.

    Nhưng chính IFC và Deutsche Bank mới bị chỉ mặt chứ không phải Temasek (đang nắm hơn 110 triệu USD trái phiếu chuyển đổi), Jaccar (nắm 7,5% vốn HAG, đang mối lái để Michelin bao tiêu toàn bộ cao su do HAGL sản xuất) hay Dragon Capital (nắm 12,3% vốn). Vì sao lại thế?

    Nguyên nhân rất đơn giản. Giữa cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu hiện nay, một ngân hàng, lại là của Đức, như Deutsche Bank vốn đã bị ghét sẵn. Và còn gì mỉa mai hơn khi một công ty thành viên của World Bank như IFC lại đi hỗ trợ cho tài phiệt địa phương đàn áp người dân, trong khi tôn chỉ hoạt động của WB là xóa đói giảm nghèo.

    Bầu Đức, đừng đùa với George Soros! (2)
    Những banner dạng này từng phủ kín trang Facebook chính thức của Nestle. Cuối cùng, Nestle cắt hợp đồng cung cấp dầu cọ của Sina Mars

    Đánh vào tâm lý bất mãn sẵn có của người dân cộng thêm một chút mỉa mai hài hước để đưa đẩy câu chuyện là một trong những cách dễ dàng nhất để thổi bùng lên làn sóng phản đối tất cả những gì liên quan tới HAGL ở các nước phát triển. Cụ thể, hai hôm nay các báo nước ngoài đều đưa IFC và Deutsche Bank lên tiêu đề, nhiều báo còn chẳng buồn nhắc đến HAGL.

    Nhưng dân chúng ở đầu kia thế giới có bất mãn hay nổi điên lên thì liên quan gì đến HAGL? Hãy tham khảo câu chuyện của Sina Mars, nhà cung cấp dầu cọ cho Nestle.

    (Đọc thêm: Chiến thắng cư dân mạng: Giải pháp của Nestle)

    Năm 2010, tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) phát động chiến dịch tẩy chay bánh Kit Kat của Nestle với lý do Nestle dùng dầu cọ mua từ Sina Mars để làm bánh, và Sina Mars lại trồng cọ dầu trên khu vực trước là đất sống của loài đười ươi.

    Những video và hình ảnh vừa mỉa mai, vừa ám ảnh trong chiến dịch này làm hình ảnh Nestle tổn thất đáng kể. Kết quả: Nestle loại Sina Mars khỏi danh sách nhà cung cấp.

    Chắc chắn, Michelin hay Bridgestone sẽ cân nhắc kỹ càng bài học này trước khi mua cao su từ HAGL. Tương tự, nhiều nhà đầu tư quốc tế sẽ muốn đảm bảo một khoản đầu tư vài chục triệu USD sẽ không khiến cả danh mục hàng tỷ USD của mình bị mang tiếng.

    Giờ phải làm gì?

    Bầu Đức, đừng đùa với George Soros! (3)
    Điều cuối cùng bầu Đức mong đợi là "được" Trưởng ban Phóng viên quốc tế CNN Christiane Amanpour để mắt đến.

    Gửi thông cáo cho báo chí trong nước giải thích HAGL “tuân thủ pháp luật nước sở tại” là hành động có rất ít ý nghĩa. Dư luận Việt Nam không phải mục tiêu của Global Witness và cũng không xúc động lắm với những câu chuyện như phá rừng hay đười ươi mất nơi sống.

    Dư luận quốc tế thì khác, nếu HAGL ‘mất trận địa’ và biến thành một trò đùa tầm cỡ quốc tế như bánh Kit Kat của Nestle thì có lẽ cả vốn đầu tư lẫn thị trường tiêu thụ sẽ biến thành hai bài toán tương đối khó giải.

    Đối đầu với Global Witness cùng vô vàn các tập đoàn truyền thông quốc tế còn tệ hơn. Nestle cũng từng phản kích mạnh mẽ Greenpeace, yêu cầu rút hình ảnh và video khỏi youtube với lý do bản quyền. Kết quả là làn sóng phản đối còn dữ dội thêm một bậc và trang Facebook chính thức của Nestle tràn ngập banner Nestle giết hại đười ươi (không ai để ý đến chuyện Sina Mars mới là công ty trồng dầu cọ).

    Trường hợp của HAGL cũng vậy, càng xù lông giận dữ càng dễ thành tiêu điểm của truyền thông thế giới.

    Nếu cách giải quyết của Nestle là một bài học tốt, thì HAGL nên chủ động mời CNN, CNBC, hay BBC tới làm việc và kể cho họ nghe một câu chuyện có lợi cho HAGL, thay vì thụ động ngồi im chờ một phóng sự chuyên đề phát trên chương trình World’s Untold Stories của CNN cho cả tỷ người xem rồi mới gửi “thông cáo báo chí”.

    Minh Tuấn

    Theo Trí Thức Trẻ
    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  3. hunglunssi

    hunglunssi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/06/2009
    Đã được thích:
    15
    Chỉ mới 1/4 hay hơn nửa chặng đường năm, khá nhiều doanh nghiệp đã bất ngờ chạm vạch kế hoạch lợi nhuận ĐHCĐ giao phó. Điều cần làm là giữ lấy thành quả trong những quý sau.
    Dù là lợi nhuận khác, dù là những lợi thế bất ngờ trên trời rơi xuống. Việc doanh nghiệp hoàn thành hay vượt kế hoạch kinh doanh cả năm cũng khiến nhà đầu tư ngỡ ngàng.

    PPC gây shock với khoản lãi nghìn tỷ đồng trước thuế quý 1/2013, gấp 2,5 lần kế hoạch năm. Một cổ phiếu có tính đầu cơ mạnh, PPC ngay lập tức được nhận sự quan tâm của giới đầu tư với thanh khoản ngày hôm sau tăng gấp 4 lần phiên công bố KQKD, giá tăng gần kịch biên độ.

    Kế hoạch 400 tỷ đầu năm đang trở thành “trò đùa”? Cũng có thể nhưng cũng có lẽ là không. Lợi nhuận từ sản xuất điện gấp 3 cùng kỳ 2012 cho thấy hoạt động kinh doanh lõi của PPC vẫn tiến triển tốt. Doanh thu tài chính tăng khi đồng Yên mất giá chi là một phần trong con số lãi khủng của PPC. Có hay không các khoản lãi tương tự ở những quý sau vẫn là câu hỏi ngỏ.

    Hay như PVC, báo cáo KQKD được đăng tải sớm trên Website chính thức nhưng nhà đầu tư vẫn bán tín bán nghi khi nhờ khoản cổ tức trên mà kết quả kinh doanh quý 1 năm 2013 đột biến với mức lãi hơn 100 tỷ đồng trong khi cùng kỳ đạt 443 triệu đồng. Phải chờ đến lúc HNX đăng tải báo cáo trên HNX thì nhà đầu tư mới tin. Chỉ một quý, với khoản lãi cổ tức bất ngờ, PVC đã vượt xa kế hoạch LNST gần 80 tỷ đồng riêng công ty mẹ mà cổ đông giao phó.

    Hoặc như VIP, thông tin thực hiện bán tài sản xây dựng trên đất thuê tại Cảng container Đình Vũ, lợi nhuận sau thuế từ việc bán tài sản là 110 tỷ đồng. Cùng với khoản lãi bất ngờ trên, VIP có 112 tỷ đồng lãi ròng quý 1 năm 2013, xấp xỉ hoàn thành kế hoạch 118 tỷ đồng LNST được ĐHCĐ giao phó.

    Lệch niên độ tài chính so với phần đông các doanh nghiệp khác, "vua tôn" HSG công bố 7 tháng đầu niên độ tài chính 2012-2013 đạt sản lượng tiêu thụ gần 329.700 tấn, hoàn thành 60,8% kế hoạch năm, sản lượng xuất khẩu đạt gần 158.300 tấn, hoàn thành 69% kế hoạch năm, doanh thu đạt 6.450 tỷ đồng, hoàn thành 58,6% kế hoạch năm, lợi nhuận sau thuế đạt 450,3 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm 12,6%. Vậy là, hầu hết các chỉ tiêu sản lượng đến doanh thu chưa được hoàn thành nhưng HSG đã vượt khá ngoạn mục kế hoạch lợi nhuận.

    Nhiều doanh nghiệp gây bất ngờ cho nhà đầu tư bởi những khoản lợi nhuận kếch xù từ thanh lý tài sản, từ tái cơ cấu hoạt động đầu tư tài chính hoặc đơn giản là hoạt động kinh doanh lõi thuận lợi so với dự tính ban đầu.

    Điều cần làm bây giờ đối với những doanh nghiệp đã và gần vượt kế hoạch kinh doanh ngay phần tư hay giữa chặng đường là phải giữ được thành quả đã đạt được trong những quý sau.
  4. thuypb

    thuypb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    8.654
    Lãi suất cho vay tại BIDV tiếp tục hạ nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
    Thông tin báo chí số 22/2013, ngày 10/5/2013: BIDV tiếp tục giảm đến 2% lãi suất cho vay VNĐ ( 10/05/2013 )

    Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông báo tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay VND đối với các khách hàng cụ thể như sau:



    - Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ ngày 7/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu và chỉ đạo của Thống đốc NHNN, trước đó, từ ngày 8/5/2013, BIDV đã chính thức điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng thuộc 7 lĩnh vực ưu tiên (Cho vay phát triển nông thôn; Cho vay tài trợ xuất khẩu; Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ; Cho vay ngành công nghiệp hỗ trợ; Cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Cho vay khắc phục bão lũ, người nuôi tôm và doanh nghiệp chế biến thủy sản) về mức lãi suất tối đa 10,00%/năm.

    - Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thiết thực cho khách hàng, từ ngày 13/5/2013, BIDV điều chỉnh giảm lãi suất cho vay về mức lãi suất 13,00%/năm đối với các khoản vay có số dư nợ đến cuối ngày 12/5/2013 có lãi suất vay cao hơn 13%/năm. (BIDV đang khẩn trương rà soát lại toàn bộ dư nợ cho vay tính đến hết ngày 12/5/2013).

    Như vậy, với đợt giảm lãi suất lần này, kể từ tháng 7/2012 đến nay BIDV đã giảm lãi suất cho vay với mức giảm bình quân từ 1 – 2%/năm cho khách hàng vay vốn, góp phần đáng kể hỗ trợ trực tiếp cho khách hàng vay vốn tại BIDV, tiết giảm chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

    - BIDV thông báo để các doanh nghiệp, khách hàng có vay vốn tại các chi nhánh trong hệ thống BIDV đến làm việc đối chiếu rà soát và cùng thực hiện điều chỉnh lãi suất vay vốn với BIDV.

    Việc triển khai này một lần nữa khẳng định BIDV luôn là ngân hàng tích cực chủ động trong việc thực hiện chủ trương chính sách của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ, là ngân hàng luôn sát cánh, đồng hành và chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp.
  5. khaibv

    khaibv Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/04/2013
    Đã được thích:
    1
    Nếu đầu tư giá trị, thì phải ôm lâu mới hiểu được giá trị của nó.
    Biết đâu cuối năm CMX giá 2x. Còn giờ thì có vài giá, thua tí coi như đi du lịch chơi.
    Chú thích giá trị ngay thì đọc cái này.
    MSCI sẽ công bố kết quả đợt xem xét định kỳ giữa năm đối với bộ chỉ số cổ phiếu, trong đó có MSCI Frontier Markets Index vào cuối giờ chiều hôm nay (15/5).
    Trong danh mục của chỉ số MSCI Frontier Market 100 Index, Việt Nam có cổ phiếu trong danh mục là VIC, MSN, HAG, DPM, VCB, CTG, STB, BVH và GAS.

    MSCI sẽ thông báo danh sách các mã được thêm vào cũng như bị loại bỏ khỏi chỉ số MSCI Frontier Markets Index trên website www.msci.com vào lúc 11h tối (giờ CEST) ngày 15/5/2013 (tức 5h sáng ngày 16/5 giờ Việt Nam).

    Ngày 30/4 vừa qua, MSCI vừa công bố báo cáo về diễn biến của chỉ số MSCI Vietnam Investable Market (MSCI Vietnam IMI) trong tháng 4. Đóng cửa tháng 4, chỉ số này ở mức 80,39 điểm, giảm 5,58% so với tháng trước.

    Tính từ đầu năm đến nay, MSCI Vietnam IMI đã tăng tổng cộng 10,59%. Còn tính kể từ khi thành lập (ngày 30/11/2010), chỉ số này giảm 8,65%.


    PE của chỉ số MSCI Vietnam IMI tại thời điểm 30/4/2013 là 20,38 lần, P/B là 1,46 lần.

    Danh mục của MSCI Vietnam IMI bao gồm 25 cổ phiếu cụ thể như sau:



    Đứng đầu về tỷ trọng là 2 cổ phiếu của Vingroup và Ma San với giá trị vốn hóa lần lượt đạt 0,6 tỷ USD (chiếm 16,33%) và 0,43 tỷ USD (chiếm 11,6%). Các cổ phiếu còn lại trong top 10 lần lượt là cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai, Vietcombank, Hòa Phát, Sacombank, Đạm Phú Mỹ, PVD, Petrovietnam Gas và Petrovietnam Tech.

    Như vậy, cổ phiếu GAS đã thay thế cổ phiếu CTG của Vietinbank nằm trong top 10 danh mục. Tỷ trọng của GAS là 3,89%, tương đương 0,14 tỷ USD.


    Về tỷ trọng các ngành, tài chính là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất (47,09%). Theo sau lần lượt là hàng hóa nguyên vật liệu (14,17%), sản phẩm tiêu dùng (11,6%), năng lượng (10,11%).
    MSCI Vietnam Investable Market Index (IMI) là chỉ số được thiết kế để đo lường diễn biến của các cổ phiếu với giá trị vốn hóa lớn, nhỏ và vừa trên TTCK Việt Nam. Với 25 cổ phiếu thành phần, chỉ số này bao phủ khoảng 99% vốn hóa thị trường đã điều chỉnh theo khối lượng tự do chuyển nhượng tại Việt Nam.^:)^^:)^^:)^^:)^
  6. trungplus

    trungplus Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2013
    Đã được thích:
    994
    các bác tham khảo thêm bài này nhé

    Năm 2012 có lẽ là năm buồn nhất đối với ông nghị Đặng Thành Tâm khi 2 công ty con cưng của ông là Kinh Bắc City (KBC) và Saigontel (SGT) lỗ sau thuế lần lượt là 484 tỷ và 214 tỷ đồng. Riêng SGT đã 2 năm liên tiếp lỗ trên trăm tỷ.


    Việc thua lỗ có nhiều nguyên nhân như thị trường bất động sản khó khăn, gánh nặng lãi vay hay lỗ đầu tư chứng khoán. Điều đáng nói là là cả KBC và SGT đều có tài sản lớn, danh mục đầu tư tài chính cũng rất lớn nhưng lại có quá nhiều tài sản khó sinh lời.

    Saigontel có 1.200 tỷ đồng đầu tư tài chính (2/3 tài sản) và KBC có 1.700 tỷ đồng đầu tư tài chính (1/7 tài sản). Vậy nhưng cổ tức, lợi nhuận được chia trong năm 2012 của SGT là 0 đồng còn KBC là 8.000 đồng.

    Khoản đầu tư lớn nhất của SGT là hơn 573 tỷ đồng rót vào CTCP Dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT), đơn vị chủ quản mạng viễn thông S-Fone. Cả SPT lẫn S-Fone đều đang vật lộn với khó khăn.

    Hai khoản đầu tư lớn khác là 220 tỷ đồng rót vào Khoáng sản Sài Gòn Bình Định (SQC) và 204 tỷ đồng vào Nhà máy điện Bình Thuận. Khoản đầu tư vào SQC tính theo giá thị trường thì đang lãi lớn nhưng vấn đề là có bán được để sinh lời không vì ông Đặng Thành Tâm và các bên liên quan sở hữu phần lớn SQC.

    Không những kém sinh lời, SGT còn lỗ to khi cắt lỗ cổ phiếu Western Bank.



    Đối với KBC, các dự án dở dang chiếm phần lớn tải sản, vì vậy nó cũng không sinh lời. Giá trị đầu tư dở dang tại dự án của KBC đến cuối Q1/2013 lên đến hơn 7.000 tỷ cùng với gần 2.400 tỷ đồng trả trước cho đối tác để đầu tư dự án. Trong khi đó, các khoản nợ phải trả lên đến gần 7.000 tỷ đồng.

    Vay nợ lớn trong khi đầu ra khó khăn, việc tìm kiếm lợi nhuận đối với KBC hay SGT khá nan giải. Quý 1 năm nay, KBC tiếp tục lỗ 53 tỷ.

    Một trong những công ty kinh doanh tốt nhất của ông Tâm là SQC, với hoạt động chính là khai thác titan tại Bình Định. Năm 2012, SQC lãi hơn 164 tỷ đồng.

    Các khoản đầu tư tài chính của SQC đến cuối năm 2012 là gần 800 tỷ, chiếm ½ tài sản, chủ yếu là đầu tư vào các công ty thuộc Tập đoàn Saigon Invest do ông Tâm làm chủ. Và các khoản đầu tư này cũng “chưa hề sinh lời”.


    Sau nhiều năm, nhiều dự án vẫn chỉ là bãi đất trống (Ảnh: Báo đầu tư)
    Những dự án dang dở

    Trong năm 2012, SGT đã bán bớt ½ cổ phần của CTCP Địa ốc Viễn Đông Việt Nam, chủ đầu tư của Vien Dong Meridian Towers cao 48 tầng tại trung tâm thành phố Đà Nẵng. Dự án này được khởi động từ giữa năm 2009 và đến nay vẫn là bãi đất trống.

    Một dự án khủng khác là KBC nhận đầu tư khách sạn Dự án khách sạn 6 sao Lotus (nay đổi tên là Diamond Rice Flowers) tại Hà Nội. Dự án khủng này dự kiến sẽ cao 500m, vốn đầu tư 500 triệu USD nhưng đến nay vẫn chỉ là “xin chấp thuận chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc”. KBC đầu hơn 110 tỷ đồng vào dự án này từ Q2/2010 và từ đó đến nay hầu như không đầu tư gì thêm.

    Nhiều dự án khác trong lĩnh vực bất động sản hay năng lượng của Saigon Invest cũng chưa thể triển khai.

    CTCP năng lượng Sài Gòn Bình Định, được lập ra với mục đích đầu tư nhà máy điện gió ở Bình Định, nhưng công ty này lại chủ yếu đầu tư tài chính, từng là cổ đông lớn của Navibank và Western Bank.
  7. phucanphuong

    phucanphuong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Đã được thích:
    52
    Công nhận đồng bọn móc cống CMX là khá nhiều [:D]
  8. babaviagro

    babaviagro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2013
    Đã được thích:
    0
    Phỏng vấn nhadautoi70 và pằng pằng:
    baba: Mấy hôm nay nắng nóng rổ hành của các bác héo queo héo quắt, cả một rừng Bluchips và hàng ETF chạy rầm rầm, riêng CMX, BLF, SHI, AVF, PTB cứ lê lết bệt sàn là sao? Đám anh em cái bang khóc lóc kêu trời rần rần, Bang chủ thấy sao?
    Nhadautoi70: Kệ mịa chúng nó, ngu thì chết, hàng móc cống đó chúng tôi vào từ 3-4 rồi, mỗi ngày chất vài cái lệnh mua ủn trần mười mấy phiên rồi lùa đám đệ tử vào khêng mỗi đứa mấy chục k, anh em chúng tôi xả xong rồi
    BangBang:....mà đám đó cũng ngu, đã dặn hàng móc cống chỉ đánh mỗi thằng 10-20k thôi, có chết thì cũng đỡ xót, ai nghĩ chúng nó vừa tham vừa ngu có bao nhiêu tiền lao vào múc tất tay, full magin, mấy ngày nay bị giải chấp cháy tài khoản nên khóc lóc kinh quá, chúng tôi đau hết cả thủ đang bàn cách trấn an chúng nó mà chưa biết làm thế nào, tiền đi chun ở lại một nùi, giờ muốn gỡ cũng khó...
    Nhadautoi70: Chú Bang phải vừa đấm vừa xoa, vừa doạ nạt bịt mồm, vừa vỗ về an ủi....Tôi bảo chú ấy cứ nói đi nói lại thế này "Hàng các anh vẫn ôm chặt, chưa bán cổ nào, chờ 3 năm nhân 1000 tài khoản...." Mịa, 3 năm nữa mấy mã đó bị huỷ niêm yết, tống về quê chăn vịt lúc đó mình sẽ bảo "tại chính sách, hông phải tại anh" thì hoà cả làng chứ gì.
    Baba: Làm vậy anh em biết người ta chửi chết.
    Nhadautoi70: Anh em tôi có bài cả rồi. Mất tiền thì ai cũng xót nên anh em tôi cử chú Bang chấp nhận hy sinh giơ mặt ra cho cả làng ném đá, thôi thì vì miếng cơm chịu nhục hít cứ.t và ăn trứng thối, cà chua thối tí không sao. Chứ danh tiếng của tôi thì phải cố gắng bảo vệ không để chúng nó ném mắm tôm được, tôi còn chưa bị vạch mặt thì cả đám vẫn còn đi lùa gà mẻ khác được....
    Baba: Trước thì thiên hạ không quan tâm việc các bác làm, nay thấy mọi việc diễn biến ngày càng tệ, anh em cái bang đánh theo các bác mất tiền nhiều quá, người ngoài cũng bức xúc giùm lên diễn đàn vạch mặt các bác...
    Nhadautoi70: Ôi dào, chửi thế ăn thua gì. Bọn tôi toàn loại bẩm sinh không có dây thần kinh xấu hổ, da mặt dày như da voi, giáo đâm 3 ngày không thủng nên thiên hạ cứ ném đá thoải mái... Tuy nhiên vì chúng tôi cần lùa thêm nhiều gà vào hứng bô vì hàng còn kẹp nhiều chưa bán hết, để mấy ngày nữa lại về mo thì thành quả đi lừa lại đổ xuống sông Tô Lịch. Vậy nên để bà con không đọc được những bài cảnh cáo, chúng tôi cắt cử anh em mỗi người hàng ngày vào canh chừng F319 24h/24h, hễ có ai vào vạch mặt là lại cóp pi một bài vớ vẩn, nội dung vô thưởng vô phạt dán cho bằng hết 1 trang. Thường thì anh em nó canh ban ngày, thời gian đó tôi vào chửi tất cả những thằng nào viết bài dìm hành của tôi xuống cống, khi nào tôi chửi mệt thì nghỉ để chú bangbang vào chửi thay phiên....
    Baba: Mod không làm gì à? hay các bác mua chuộc Mod rồi??? Có vẻ như Mod cũng thích "ăn hành"???
    Bangbang: Oài, bọn Mod F319 này trình độ lùn như vịt làm sao hiểu được cách phá bĩnh thâm hậu của chúng tôi???? Anh em tôi có 100 thành viên sở hữu 1000 cái nick, có khoá cái này anh em tôi có ngay cái khác. Chưa kể chúng tôi vừa thuê đất mở một xưởng sản xuất nick ngày đêm công nhân làm không kịp để cho ra lò nick mới, nick xơ cua....Mod có 3 đầu 6 tay cũng không khoá kịp với tốc độ lập nick và pót bài spam của anh em tôi. Đám đó chúng nó vô công rồi nghề rảnh lắm. HƠn nữa giờ chúng nó ôm cả đống hành, không lo đi lừa người khác mà bán đống hành đó thì cạp đất mà ăn à??Có đứa vợ sắp đẻ mà có đưa vợ đi khám thai được ngày nào đâu, vì đang bận canh diễn đàn để pot bài SPAM và bán hành rong, mấy ngày nay cơ bản nắng nóng HÀNH của chúng tôi ế ẩm lắm....
    Baba: Bang hội nghe bảo toàn cao thủ đầu đầy mủ mà sao phải đi bán hành???
    Nhadautoi70: Phàm ở trên đời muốn lừa được người vừa ngu vừa tham đưa tiền cho mình phải tô vẽ, bơm thổi, phóng đại lợi nhuận, càng ảo tung chảo càng tốt. Chú tưởng lừa được người mà dễ à??? Phải trơ trẽn, phải lỳ lợm, mặt dày, phải huênh hoang khoác lác, phải lập cả Hội đồng lừa đảo với đủ mánh mung, bài vở soạn cho kỹ, tập dượt nhiều lần, nhai đi nhai lại, phải vẽ cái bánh thật to đẹp thơm phức dứ dứ trước mặt đám ngu dân thì mới mong chúng nó móc hầu bao ra nộp cho mình chứ...hé hé hé hé.....
    Baba: (toát mồ hôi như tắm): vâng, cám ơn bác....em xin phép về sớm để đưa bài lên hình cho kịp giờ ạ.
  9. cuongstock

    cuongstock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/07/2010
    Đã được thích:
    4.878
    cty chứng khoán này


    CTCK Lặng lẽ thoái lui
    CTCK Lặng lẽ thoái lui
    Trái ngược với sự hăm hở và khoa trương khi nhận được quyết định thành lập CTCK cách đây vài năm, nay các CTCK lại âm thầm rút lui khỏi TTCK để chấm dứt "kiếp" thua lỗ kéo dài.

    Đại gia cũng gặp khó

    Theo thống kê, trong tổng số hơn 50 CTCK lớn nhỏ công bố BCTC quý I-2013, có đến 1/3 CTCK báo lỗ với tổng lỗ hơn 60 tỷ đồng. Điều dễ dàng nhận thấy là phần lớn các CTCK thua lỗ đều là những công ty ít tên tuổi và chiếm thị phần thấp trên TTCK. Trong khi đó, mặc dù báo lãi nhưng các CTCK còn lại đều có tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm trước và danh sách các CTCK có lãi đều tập trung ở những tên tuổi lớn trên TTCK.

    Toàn thị trường hiện có 11 CTCK nằm trong diện kiểm soát đặc biệt, 3 CTCK bị đình chỉ hoạt động 6 tháng, 4 CTCK rút nghiệp vụ môi giới, 3 CTCK rút nghiệp vụ tự doanh và 3 CTCK tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên của 2 Sở Giao dịch HOSE và HNX.
    Chẳng han, CTCK Sài Gòn (SSI) dẫn đầu về lợi nhuận sau thuế với 148,5 tỷ đồng, nhưng mức lợi nhuận này giảm đến 30% so với cùng kỳ. Các CTCK xếp sau dù không thua lỗ nhưng lợi nhuận đi xuống như: CTCK TPHCM (HCM) giảm 23%, CTCK FPT (FPTS) giảm 35%, CTCK Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTS) và CTCK Kim Long (KLS) giảm gần 50%.

    Hiện tượng các CTCK đại gia giảm lợi nhuận là điều hết sức bất ngờ, vì TTCK kể từ đầu năm đến nay có những đợt sóng tương đối mạnh. Theo lý giải của các CTCK này, lợi nhuận suy giảm bắt nguồn từ việc giảm doanh thu. Cụ thể, theo BCTC của FPTS, doanh thu từ mảng môi giới CK trong kỳ đạt 12 tỷ đồng (giảm 21%) và doanh thu từ hoạt động tư vấn chỉ đạt hơn 900 triệu đồng (giảm 94%).

    Thêm vào đó, tổng chi phí tăng 14% cũng góp phần làm lợi nhuận FPTS giảm đáng kể. Theo giải trình của Tổng giám đốc FPTS Nguyễn Điệp Tùng, từ khi công ty thực hiện chính sách giảm phí môi giới cho mọi giao dịch qua internet kể từ ngày 13-7-2012, doanh thu môi giới giảm mạnh.

    Ngoài ra, trong điều kiện TTCK quý I chịu nhiều tác động không tốt bởi các thông tin kinh tế vĩ mô nên có ít doanh nghiệp có kế hoạch niêm yết, dẫn đến dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp cũng khó triển khai. Đặc biệt, việc lãi suất ngân hàng liên tục điều chỉnh giảm đã ảnh hưởng đến tiền gửi của FPTS tại các ngân hàng.

    Không níu kéo

    Sau hơn 6 năm hoạt động bết bát (lỗ lũy kế tính đến thời điểm hiện nay gần 150 tỷ đồng), HĐQT của CTCK Âu Việt (AVS) đã đi đến quyết định giải thể doanh nghiệp và quyết định này đã được thông qua tại ĐHCĐ được tổ chức ngày 20-3 vừa qua.

    Điều bất ngờ là quyết định không vấp phải sự phản đối, tranh chấp hay kiện cáo từ các cổ đông, thường thấy mỗi khi doanh nghiệp tuyên bố giải thế. Thậm chí, quyết định giải thể AVS dễ dàng được thông qua với tỷ lệ chấp thuận đạt giá trị tuyệt đối là 100%.

    Điều này bởi nếu nhìn vào thực tế của AVS, việc giải thể doanh nghiệp lại là quyết định hết sức hợp lý, thậm chí cổ đông còn có lợi hơn việc duy trì hoạt động trong tình trạng "dở sống dở chết".

    CTCK Lặng lẽ thoái lui (1)

    Quyết định giải thể của AVS đã được ĐHCĐ thông qua 100%.Ảnh: L.THANH

    Ông Đoàn Đức Vịnh, Chủ tịch HĐQT của AVS, cho biết 2013 tiếp tục là năm rất khó khăn của nhiều doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp trong lĩnh vực CK. Trong khi đó, khi tham khảo với các chuyên gia CK nước ngoài, tất cả đều khuyến cáo môi trường kinh doanh hiện nay không tạo ra cơ hội phát triển về môi giới cho AVS.

    Hơn hết, AVS lại gặp bất lợi bởi là người đi sau nên không thể chạy đua cạnh tranh một cách an toàn. Bối cảnh khó khăn này buộc AVS quyết định thanh lý tài sản, giải thể doanh nghiệp theo đúng quy định hiện hành. Với tổng tài sản hiện tại, mỗi cổ phần của AVS sẽ được nhận lại 6.000 đồng, trong khi giá AVS thời điểm này chưa đầy 5.000 đồng/CP.

    Để đi đến quyết định giải thể, AVS phải thực hiện rất nhiều thủ tục. Đầu tiên là xin rút các nghiệp vụ kinh doanh như: môi giới CK, bảo lãnh phát hành CK, lưu ký, tư vấn đầu tư CK (chỉ giữ lại nghiệp vụ tự doanh nhằm giải quyết danh mục CP còn tồn đọng). Sau đó tiến hành hủy niêm yết trên HNX…

    Cho dù hoạt động này mất nhiều thời gian và tồn đọng nhiều vấn đề cần giải quyết, nhưng việc AVS chính thức giải thể sẽ là tiền đề cho hàng loạt quyết định đóng cửa của các CTCK, nhất là những CTCK đang gặp vấn đề.
    Theo Hải Hồ

    Sài Gòn Đầu tư tài chính
  10. unio

    unio Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    30
    Chuyên móc đ*t ngta đem lên ngửi mùi có nồng ko chú em @babaviagro ?
  11. kobito

    kobito Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    116
    \:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)]

Chia sẻ trang này