CMX - Năm 2013 phát tín hiệu : Doanh thu sụt giảm mạnh, vòng quay vốn thấp, nợ vay khủng, tồn kho ca

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phucanphuong, 16/05/2013.

8145 người đang online, trong đó có 1220 thành viên. 11:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 9126 lượt đọc và 174 bài trả lời
  1. orenburg

    orenburg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2012
    Đã được thích:
    634
    đù má sáng nay mới lập pic thế mà đã nhảy đến 4 trang rồi .có cụ nào vừa cắt em nó hôm qua ko. :))
  2. thuybinhlsn

    thuybinhlsn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    17/07/2010
    Đã được thích:
    1.118
    Hay rồi sắp có sóng

    http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/chung-khoan-se-la-dich-den-cua-dong-tien-dau-tu-2013051309304777712ca31.chn
    Chứng khoán sẽ là đích đến của dòng tiền đầu tư?

    [​IMG]




    [​IMG]
    Việc hạ lãi suất sẽ làm cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất chế biến, khấp khởi vui mừng vì được vay vốn với giá rẻ hơn.

    Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng của Vietcombank (VCB) hiện chỉ còn 6%/năm, thấp hơn so với trần lãi suất huy động 7,5% do Ngân hàng Nhà nước ấn định. Động thái giảm mạnh lãi suất vào đầu tuần qua của Vietcombank đã gây bất ngờ cho nhiều người, mặc dù đã có nhiều dự đoán lãi suất sẽ được cắt giảm tiếp do lạm phát đang yếu hơn và nền kinh tế vẫn tăng trưởng trì trệ.

    Lý giải việc này, ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng Giám đốc Vietcombank, cho biết: “Vốn của Vietcombank vẫn tăng mạnh, thanh khoản ổn định trong khi tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp. Do đó, cần hạ lãi suất để góp phần giảm chi phí huy động, tạo tiền đề để Ngân hàng giảm lãi suất cho vay, khơi thông nguồn vốn đến với doanh nghiệp”.

    Đặc biệt, đối với khoản tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, Vietcombank áp trần lãi suất là 8%, trong khi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, các ngân hàng được quyền tự thỏa thuận lãi suất với khách hàng.

    Động thái cắt giảm lãi suất của Vietcombank có thể sẽ khởi đầu cho một đợt cắt giảm lãi suất mới tại các ngân hàng khác, đặc biệt là ở những ngân hàng đang có “tiền tồn kho” cao.

    Ngay sau khi Vietcombank hạ lãi suất, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng nối gót khi cho biết kể từ ngày 8.5, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng chỉ còn 6%/năm và trên 12 tháng là 8%/năm. VietinBank cũng đã hạ lãi suất kỳ hạn 1 tháng về 7%. Agribank thì mạnh tay hơn khi giảm lãi suất kỳ hạn 1 tháng xuống chỉ còn 5%.

    Việc hạ lãi suất sẽ làm cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất chế biến, khấp khởi vui mừng vì được vay vốn với giá rẻ hơn.

    Trên thực tế, lãi suất cho vay trên thị trường hiện vẫn khá cao, đặc biệt là các hợp đồng tín dụng cũ. Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, hiện các khoản vay cũ giảm về dưới 15% thì nhiều nhưng xuống dưới 13% còn ít. Đây là kết quả của việc áp trần lãi suất huy động nhưng lại không áp trần lãi suất cho vay. Do đó, việc giảm lãi suất huy động chưa chắc làm các doanh nghiệp dễ thở hơn.

    Nhưng có một điều chắc chắn là lãi suất giảm sẽ làm giảm sức hấp dẫn của tiền đồng và phần nào tác động đến tâm lý người gửi tiết kiệm ngân hàng.

    Trong các đợt cắt giảm lãi suất trước đó, việc người dân rút tiền khỏi ngân hàng đã không xảy ra, thậm chí lượng tiền huy động còn tăng thêm, trong khi tỉ giá vẫn ổn định. Nhưng đó là thời gian mà lãi suất huy động dù giảm nhưng vẫn ở mức cao, cộng với tính chất an toàn, không biến động nên gửi tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư được người dân ưa thích. Còn hiện nay nếu lãi tiết kiệm chỉ khoảng 6-7%, có thể nhiều người sẽ phải cân nhắc lại.

    Cho đến lúc này, thị trường bất động sản vẫn chưa thấy có tín hiệu sáng lên dù giá trên một số phân khúc đã giảm khá nhiều. Người dân vẫn đang ngóng việc triển khai cụ thể các chính sách của Chính phủ như thành lập công ty mua bán nợ xấu quốc gia, hỗ trợ người thuê mua nhà, để ra quyết định đầu tư.

    Một kênh đầu tư phổ biến khác là vàng, nhưng đầu tư vào vàng miếng hiện tại sẽ gặp rủi ro lớn khi giá trong nước vẫn cao hơn rất nhiều so với giá thế giới. Và dường như trong mắt nhà đầu tư, vàng đã bớt lấp lánh.

    Theo ông Phan Dũng Khánh, Trưởng phòng Phân tích Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng, chứng khoán có thể là đích đến của sự chuyển dịch dòng tiền trong nền kinh tế. “Vàng dù giảm nhưng so với thời kỳ đỉnh vẫn không thấp hơn là bao. Tỉ giá ổn định trong 2 năm nay, bất động sản khó khăn. Do vậy, chứng khoán sẽ được hưởng lợi. Trên thực tế, từ đầu năm đến nay, chỉ số chứng khoán đã tăng khá ấn tượng. Bên cạnh đó, so với vàng hay bất động sản, chứng khoán có thể dễ dàng mang lại lợi nhuận trong thời gian ngắn. Chính sách ổn định và việc Chính phủ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng sẽ là tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán trong dài hạn”, ông nói.

    Tuy vậy, theo người viết, đối với phần lớn người dân, chứng khoán vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi đó, việc giữ vững giá trị tài sản trong bối cảnh bất ổn hiện nay là điều mà người dân chú trọng hơn. Do đó, nhiều khả năng gửi tiết kiệm vẫn là lựa chọn ưu tiên cho dù lợi nhuận không còn hấp dẫn như trước.

    Để lãi suất hấp dẫn hơn, nên chăng Ngân hàng Nhà nước bỏ hẳn các quy định về trần lãi suất, cho phép các ngân hàng tự thỏa thuận lãi suất với khách hàng.

    Dường như đó là điều các ngân hàng đang hướng tới, thể hiện qua việc chủ động hạ lãi suất của Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV. Nó cho thấy các ngân hàng thương mại đã bắt đầu quản lý vốn theo quy luật cung cầu thị trường chứ không còn huy động tiết kiệm bằng mọi giá như trước. Có thể còn hơi sớm để nói lên điều này, nhưng đây là một tín hiệu tốt cho một thị trường tài chính ổn định.

    Theo Sơn Thanh



    Nhịp cầu Đầu tư
  3. hungdl62

    hungdl62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/07/2011
    Đã được thích:
    91
  4. unio

    unio Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    30
    Hay sắp có sóng lớn!
  5. quanghung9x

    quanghung9x Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Bi hài chuyện nhà băng “siết nợ”
    ►Không chỉ ngân hàng phải đi thu hồi nợ xấu mà khá nhiều trường hợp, ngay cả họ cũng trở thành đối tượng bị đòi nợ... Bình luận (2)
    Giang Ti:DN quịt nợ để lại đống tài sản nhưng chỉ là phế liệu. Nhiều khi ngân hàng đến...MV:Ngân hàng siết nợ như đầu trộm đuôi cướp vậy :DXem nhiều

    Bà Nguyễn Thanh Phượng tạm thôi Chủ tịch Viet Capital BankBi hài chuyện nhà băng “siết nợ”Sự cố tại dự án nhiệt điện Mông Dương 2Kềm Nghĩa chạm vào Mỹ cùng nail37.000 người dự đại hội cổ đông Berkshire HathawayMới nhất

    Mở đường cho doanh nghiệp FDISCIC và sức ép cạnh tranhBài học từ Buffett: Hãy nghi ngờ bản thân“Đấu” không nổi thì phải... tốBi hài chuyện nhà băng “siết nợ”Pháp luật là thượng tôn, việc một số nhà băng, doanh nghiệp, rồi cả người tiêu dùng sử dụng các biện pháp thu hồi nợ không tuân thủ pháp luật, thậm chí sử dụng các biện pháp tiêu cực để đòi nợ bất chấp pháp luật và đạo đức xã hội có thể gây hại cho chính chủ nợ.THÀNH TÂM 2InMột số ngân hàng, trong nỗ lực bảo toàn lợi ích tài chính của mình, đã áp dụng nhiều chiêu mới để đòi nợ, có thể nói là khá thô lỗ. Nào là spam tin nhắn, gửi email, gửi thư hoặc gọi điện nhắc nợ và thậm chí hăm dọa đủ các kiểu.

    Tuy nhiên, không chỉ ngân hàng phải tập trung đi thu hồi nợ xấu mà khá nhiều trường hợp, ngay cả họ cũng trở thành đối tượng bị đòi nợ và đòi nợ lẫn nhau...

    Chủ nợ, con nợ: 2 trong 1

    Những vụ việc một loạt ngân hàng đua nhau siết nợ thời gian gần đây được cho là khởi nguồn ngay từ năm ngoái (2012), với một vụ việc có hơi hướng phim Hollywood của một ngân hàng thương mại, khi thuê dăm chục vệ sĩ từ Tp.HCM bao vây con đường ngang qua nhà máy cồn ethanol của Công ty Cổ phần Đồng Xanh (Quảng Nam), không cho bất cứ một người dân nào ra vào, và hút số cồn còn lại trong nhà máy của Công ty Đồng Xanh để bán xử lý nợ quá hạn của công ty này.

    Bị dân ngăn cản không cho phá cửa vào nhà máy, nhóm vệ sĩ đã xô xát với người dân gây náo loạn. Tình hình quá phức tạp khiến ******* địa phương phải cảnh cáo để lập lại trật tự.

    Sau đó, lại xuất hiện nhiều vụ siết nợ mà chính các ngân hàng là những nạn nhân.

    Tháng 8/2012, một số chi nhánh ngân hàng HDBank ở Hà Nội đã bị một nhóm người xưng danh là khách hàng mang băng rôn, biểu ngữ bao vây trước cửa. Theo những người đứng tập trung trước chi nhánh HDBank, lý do là phía ngân hàng nợ tiền công ty, từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do nguyên giám đốc HDBank Thăng Long ký phát hành và hiện đã bỏ trốn. Đa số đều là cán bộ công nhân làm việc tại hai công ty Thành Đô và An Đô.

    Nhóm người này còn chặn xe máy đi trên đường và người đi bộ tham gia giao thông để phát cho họ những bài báo trên đó có viết về vụ việc dẫn tới vụ việc này.

    Khi các nhà băng “đấu” nhau...

    Hồi đầu tháng 5/2013, một loạt nhân viên của hàng chục ngân hàng như SeABank, MB, Techcombank, Ocean Bank, LienVietPost Bank... chặn xe, mắc võng bao vây trước hai cổng của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Châu Âu và Công ty Sản xuất - Thương mại Âu Mỹ nằm tại khu công nghiệp Quất Động (Thường Tín, Hà Nội) để ngăn chặn không cho hàng xuất ra khỏi công ty.

    Nguyên nhân là do công ty Âu Mỹ đã vay lượng vốn không hề nhỏ của nhiều ngân hàng, nhưng hiện đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và có nguy cơ phá sản.

    Sự việc được cho là bắt nguồn khi Techcombank tự ý mang phương tiện và người đến để lấy hàng ở trong kho và vấp phải sự phản đối của bảo vệ các ngân hàng đang trông giữ kho tại đây do nhiều hàng hóa trong kho chưa được sơn đánh dấu, chưa được vẽ sơ đồ kho hoặc dán tem niêm phong của ngân hàng nào, dễ dẫn tới tình trạng lấy nhầm tài sản đảm bảo của nhiều ngân hàng khác. Nên các ngân hàng buộc phải cử người canh giữ 24/24h đề phòng mất tài sản.

    Như vậy, rất có khả năng các công ty Châu Âu, Âu Mỹ và các công ty liên quan đã thế chấp hàng inox để vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng khác nhau.

    Hiện tại nhiều ngân hàng đã rút quân về nhưng vẫn còn bảo vệ của một số ngân hàng túc trực ở đây, vụ việc vẫn chưa ngã ngũ và đang chờ các bên ngồi họp bàn tìm phương án giải quyết.

    Trong khi dư âm của vụ việc tại Công ty Âu Mỹ chưa lắng xuống thì đêm ngày 9/5/2013 lực lượng gồm 4 xe tải có cầu và 15 người tự xưng đại diện cho các ngân hàng MB và VIB đã tự ý vào kho hàng của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Inox Thành Trung tại tổ 16, đường Tam Trinh, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội và lấy đi 40 cuộn inox vốn là hàng hóa bảo đảm thế chấp vay vốn của công ty Thành Trung tại ngân hàng SeABank và do Công ty Bảo vệ Đông Nam Á trông giữ, bất chấp sự ngăn cản của lực lượng bảo vệ.

    Không chỉ có vậy, bảo vệ của ngân hàng VIB còn tự ý dán đè niêm phong của đơn vị này lên tem niêm phong của 16 cuộn inox còn lại trong kho vốn đã được công ty bảo vệ mà SeABank thuê trông giữ từ rất lâu!

    Không chỉ có chuyện các ngân hàng tranh nhau tài sản đảm bảo, nhiều khi các ngân hàng đồng tài trợ cho một dự án nhưng cũng bị “lật kèo”. Đơn cử như trường hợp của một ngân hàng thương mại cổ phần cùng ký kết hợp đồng tài trợ vốn do ngân hàng LietVietPostBank đứng ra làm ngân hàng đầu mối cho một công ty vay.

    Khi doanh nghiệp này gặp khó khăn, các ngân hàng đều phối hợp cùng tìm giải pháp xử lý nợ quá hạn của công ty này, sau một thời gian đã đòi được tiền nhưng ngân hàng đầu mối lại lờ đi, không trả tiền cho các “đồng tài trợ”...

    Điểm nghẽn nợ xấu ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế, số lượng doanh nghiệp phải dừng hoạt động, phá sản khá lớn, chưa kể đến việc nhiều đơn vị đang trong tình trạng vợ nợ, không có khả năng thanh toán hoặc kinh doanh cầm chừng. Điều này đã khiến tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng tăng cao, nhiệm vụ xử lý nợ hiện là ưu tiên hàng đầu để giữ vốn, đảm bảo thanh khoản. Mỗi ngân hàng, mỗi doanh nghiệp thường có chiêu thức xử lý riêng khác nhau.

    Thế nhưng, xử lý thế nào để đảm bảo đúng quy định của pháp luật cũng như tính nhân văn cũng là vấn đề cần được quan tâm. Pháp luật là thượng tôn, việc một số nhà băng, doanh nghiệp, rồi cả người tiêu dùng sử dụng các biện pháp thu hồi nợ không tuân thủ pháp luật, thậm chí sử dụng các biện pháp tiêu cực để đòi nợ bất chấp pháp luật và đạo đức xã hội có thể gây hại cho chính chủ nợ, biến họ từ chủ nợ thành tội phạm. Vô hình chung, các “chủ nợ” và có khả năng cả các phần tử tiêu cực trà trộn đã biến thành tổ chức gây rối trật tự công cộng, làm ảnh hưởng tới an toàn, an ninh tiền tệ...
  6. chungkhoanmn

    chungkhoanmn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2010
    Đã được thích:
    5.532

    Vì cọng hành bangbang nhiều hơn là vì CMX có vậy mà phải chửi
  7. haitac2001

    haitac2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/05/2009
    Đã được thích:
    0
    Chót sọc rồi bây giờ lại phải lợn để cover hàng à
  8. unio

    unio Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    30
    Cứ GATO đi có ngày lại vào mút CMX với giá ko tưởng đấy! :)):)):))
  9. onlyU9

    onlyU9 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    25/03/2009
    Đã được thích:
    5.246
    sàn lại tăng điểm kìa
  10. skeletonblood

    skeletonblood Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2011
    Đã được thích:
    2
    cảnh báo hội bang bang: các chú làm nhơ bẩn thị trường, cẩn thẩn A báo A Lĩnh A84 sờ đến các chú đấy nhé

Chia sẻ trang này