CMX - Năm 2013 phát tín hiệu : Doanh thu sụt giảm mạnh, vòng quay vốn thấp, nợ vay khủng, tồn kho ca

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phucanphuong, 16/05/2013.

7371 người đang online, trong đó có 1139 thành viên. 14:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 9135 lượt đọc và 174 bài trả lời
  1. phucanphuong

    phucanphuong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Đã được thích:
    52
    Bình An có mấy công nhân???? Có mấy nhà máy????? Có mấy khách hàng???? Tổng tài sản bao nhiêu???............................ Nhưng nợ thì ............ ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  2. phucanphuong

    phucanphuong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Đã được thích:
    52
    Có vẻ một vài người đã loạn chưởng ở CMX [:D]
  3. MrlonelySaigon

    MrlonelySaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/10/2011
    Đã được thích:
    170
    LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CMX
    - Công ty cổ phần chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà mau trước đây là Công ty chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà mau - tiền thân của Xí nghiệp đông lạnh Cà Mau, được thành lập ngày 13/9/1977 là một Xí nghiệp chế biến thủy sản đầu tiên của tỉnh Minh Hải (nay là tỉnh Cà Mau) và đứng thứ 25 của ngành thủy sản Việt Nam với công suất ban đầu là 600 tấn/năm.

    VỊ THẾ CÔNG TY
    - Hiện nay ngành thủy sản Việt Nam có 439 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu với tổng công suất 4.262 tấn/ngày, trong đó có 209 nhà máy đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường EU, 300 doanh nghiệp áp dụng quy trình quản lý theo HACCP đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Mỹ, 171 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu sang EU, trong đó có Camimex.
    - So với các doanh nghiệp cùng ngành, Camimex đứng thứ 7 về giá trị xuất khẩu; đối với ác doanh nghiệp cùng sản xuất chế biến tôm thì năm 2009 Camimex đứng thứ 3 về giá trị xuất khẩu.
    - Công ty là một trong những doanh nghiệp có công nghệ chế biến thủy sản lớn ở Việt Nam với tổng công suất chế biến lên tới 80 tấn thành phẩm/ngày.
    - Công ty có nguồn nguyên liệu khá dồi dào và ổn định, đảm bảo nhu cầu tăng trưởng của Công ty trong những năm tới. Ngoài Cà Mau, Công ty còn thu mua tôm công nghiệp từ Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh.
  4. MrlonelySaigon

    MrlonelySaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/10/2011
    Đã được thích:
    170
    Bình An mới hoạt động năm 2005, gia đình trị. Sao mà so sánh được với CMX.


    Công ty cổ phần chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà mau trước đây là Công ty chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà mau - tiền thân của Xí nghiệp đông lạnh Cà Mau, được thành lập ngày 13/9/1977 là một Xí nghiệp chế biến thủy sản đầu tiên của tỉnh Minh Hải
  5. cuongstock

    cuongstock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/07/2010
    Đã được thích:
    4.878
    Giá hiện tại: LIX 28.7 +1.2(+4.36%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ
    Cơ hội hay “nguy cơ” từ những sở thích “ngược đời” của khối ngoại?
    Cơ hội hay “nguy cơ” từ những sở thích “ngược đời” của khối ngoại?
    Chỉ trong tháng 4/2013, Mutual Elite Fund thành cổ đông lớn của 9 công ty vừa và nhỏ trên TTCK Việt Nam, trong khi NVT cũng huy động được hơn 224 tỷ từ một quỹ đầu tư nước ngoài.

    Nhắc đến nhà đầu tư nước ngoài, điều đầu tiên nhà đầu tư liên tưởng đến đó là những định chế tài chính phân tích sâu, đòi hỏi sự minh bạch cao trong các công ty đầu tư và chỉ chuyên giải ngân vào các bluechips.

    Tuy nhiên gần đây trên TTCK Việt Nam lại xuất hiện một số quỹ chuyên đầu tư vào các cổ phiếu penny và midcap, thậm chí cả những cổ phiếu bị kiểm soát, bị tạm ngưng giao dịch do thua lỗ 2 năm liên tiếp. Động cơ để các qũy này là gì khi giá các cổ phiếu của quỹ đầu tư đều tăng vọt trong thời gian quỹ giải ngân sau đó lại “cắm đầu” đi xuống.

    Quỹ Mutual Fund Elite (Non-UCITS)

    Quỹ Elite Fund thành lập năm 1999, là một trong hai quỹ đầu tư vào thị trường Châu Á của công ty quản lý quỹ PYN Fund Management. Chiến lược của quỹ là đầu tư dài hạn vào các công ty vừa và nhỏ tại các thị trường Châu Á.

    Tới ngày 28/02/2013, tổng tài sản của Elite Fund là 96,77 triệu euro (khoảng 2.600 tỷ VNĐ) trong đó thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất là Thái Lan (30%), thứ nhì là Việt Nam (29%), sau đó tới Trung Quốc (26%). Ước tính, hiện quỹ còn khoảng 14% tiền mặt, tương đương 440 tỷ VNĐ.

    Số lượng mua trong tháng 4 Số lượng nắm giữ Tỷ lệ nắm giữ Ngày kết thúc giao dịch
    VPK 244,350 725,550 9.07% 18/4
    LIX 169,180 936,880 4.34% 4-Aug
    EBS 687,500 1,000,000 10.42% 13/3
    TTF 752,730 3,800,000 6.43% 14/3
    DXP 331,000 779,950 9.90% 23/4
    TCT 68,000 294,400 9.21% 22/4
    DVP 20,000 1,000,000 5% 18/4
    HTV 52,520 499,700 5.20% 18/4
    DQC 74,160 1,112,680 5.06% 16/4

    Các cổ phiếu penny và midcap Mutual Elite Fund đang nắm giữ

    Chỉ trong nửa cuối tháng 3 và tháng 4, Mutual Elite Fund đã giải ngân vào 9 cổ phiếu penny và midcap trên hai sàn, mua vào hơn 2,4 triệu cổ phiếu. Cách thức giải ngân của quỹ này là “đánh nhanh thắng nhanh” tập trung gom cổ phiếu trong một hoặc hai tuần, nâng tỷ lệ sở hữu lên trên 5%, hiện quỹ này đã trở thành cổ đông lớn của 8 công ty là:

    1. CTCP Bao bì dầu thực vật (VPK – nắm 9,07%)

    2. CTCP Bột giặt LIX (nắm giữ 4,34%, thực tế trong tháng 4 Mutual Elite Fund đã nắm giữ trên 6% vốn của LIX và mua thêm 169.180 cổ phiếu LIX, nhưng do nhận thêm 119.480 cổ phiếu thưởng nên tỷ lệ nắm giữ của quỹ này tại LIX giảm xuống 4,34%)

    3. CTCP Sách giáo dục Hà Nội (EBS – nắm 10,42%)

    4. CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF – nắm 6,43%)

    5. CTCP Cảng Đoạn Xá (DXP – nắm 9,9%)

    6. CTCP Đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ (DVP – nắm 5%)

    7. CTCP Cáp treo núi bà Tây Ninh (TCT – nắm 9,21%)

    8. CTCP Vận tải Hà Tiên (HTV – nắm 5,2%)

    9. CTCP Bóng đèn điện quang (DQC – nắm 5,06% vốn).

    Hầu hết các cổ phiếu này đều tăng “dựng ngược” trong thời gian quỹ Mutual Elite giải ngân, DQC tăng 40% từ 20.000 đồng/cp lên 28.000 đồng/cp, VPK tăng từ 30.000 đồng/cp lên 37.000 đồng/cp (tăng hơn 20%), TTF tăng từ 5.500 đồng lên 7.500 đồng, TCT tăng từ 120.000 đồng/cp lên 180.000 đồng/cp, DXP tăng từ 47.000 đồng/cp lên 67.000 đồng/cp...Các nhà đầu tư nếu để ý vào thời gian giải ngân của quỹ này sẽ “ăn đủ” như trường hợp phần lớn các nhà đầu tư “đu” theo giao dịch của hai quỹ ETF là FTSE và VNM.

    Cơ hội hay “nguy cơ” từ những sở thích “ngược đời” của khối ngoại? (1)
    Khoanh đỏ thời gian giải ngân của Mutual Elite Fund

    Quỹ Asean Smallcap Fund

    Quỹ Asean Small cap Fund thuộc quản lý của Asean Investment Management, có trụ sở tại Singapore, mục tiêu của quỹ này là mỗi năm lợi nhuận tăng trưởng 20-40%, chủ yếu đầu tư vào các công ty có giá trị nhỏ tại các nước Asean.

    Cơ hội hay “nguy cơ” từ những sở thích “ngược đời” của khối ngoại? (2)
    So sánh hiệu suất đầu tư của Asean Small cap fund (màu xanh da trời) với các chỉ số khác

    Khoản đầu tư đầu tiên của Asean small cap Fund vào Việt Nam là CTCP Ninh Vân Bay (NVT), khoản đầu tư này được giải ngân từ tháng 7/2012, hiện quỹ này nắm giữ hơn 3,4 triệu cổ phiếu NVT (tương đương 5,67% vốn của công ty này), ngoài ra, quỹ vừa tăng tỷ trọng nắm giữ tại CTCP Chứng khoán Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VIG) lên trên 10,27% (3,5 triệu cổ phiếu) và TNG (7,06% tương đương 950.000 cp).

    Cả hai cổ phiếu VIG và NVT đều nằm trong diện bị kiểm soát do đã thua lỗ 2 năm liên tiếp, thậm chí NVT chỉ được giao dịch 15 phút cuối phiên. Thậm chí, thời gian vừa qua NVT còn chào bán thành công 30 triệu cổ phiếu thông qua phát hành riêng lẻ, giá chào bán 7.500 đồng/cp cho Recapital Investment PTE LTD, sau giao dịch Recapital Investment PTE LTD nắm 35,87% vốn của NVT.

    Số lượng mua trong tháng 4 Số lượng nắm giữ Tỷ lệ nắm giữ Ngày kết thúc giao dịch
    TNG 140,000 950,000 7.06% 20/3
    VIG 497,000 3,504,100 10.27% 21/3
    NVT 809,170 3,422,420 5.67% 9/7/2012

    Nhiều nhà đầu tư lo sợ việc các quỹ nước ngoài gom mua cổ phiếu tại các công ty nhỏ hoặc trung bình sẽ mang tính chất “kền kền rỉa xác”, tức là đánh nhanh thắng nhanh rồi rút ra đột ngột khi đã đạt đến giá mục tiêu và để các nhà đầu tư khác ở lại “hứng chịu hậu quả”.

    Tuy nhiên trường hợp ở đây các doanh nghiệp được Mutual Elite Fund đầu tư đang được hưởng lợi bởi chủ trương của quỹ này là đầu tư dài hạn và chọn vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Châu Á. Lý giải về việc lựa chọn giữa công ty lớn và công ty nhỏ, quan điểm của các quỹ này là mức độ sinh lời và tốc độ tăng trưởng tại các công ty nhỏ sẽ lớn hơn nhiều so với các công ty lớn.

    Còn đối với Asean Smallcap Fund hay Recapital Investment PTE LTD, động cơ của các quỹ này vào các công ty thanh khoản thấp và làm ăn bết bát như NVT hay VIG là gì chưa ai biết, điều trước mắt là các công ty này đã có một nguồn vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh, và có cơ hội để phục hồi từ “xác chết”.

    Phương Mai
  6. cuongstock

    cuongstock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/07/2010
    Đã được thích:
    4.878
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]:)):)):)):)):)):)):)):))[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  7. moc-cong-pro

    moc-cong-pro Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/05/2013
    Đã được thích:
    5
    bác này chắc là gà bị kẹp nặng CMX giá đỉnh đây, khổ thân =((
  8. mrmaster29

    mrmaster29 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/01/2013
    Đã được thích:
    0
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  9. bangbang1.2

    bangbang1.2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/04/2013
    Đã được thích:
    296
    Tiền cho chứng khoán đây rồi!!!!!! [r2)][r2)][r2)]
    http://cafef.vn/thi-truong-chung-kh...au-dau-dau-nghi-ke-201305090852522631ca31.chn

    Lãi suất hạ, nhà giàu đau đầu nghĩ kế



    Lãi suất hạ, lợi nhuận từ việc đem tiền đi gửi ngân hàng làm của để dành không còn là lựa chọn hấp dẫn. Sẵn "cục tiền" trong tay, nhiều doanh nghiệp tính kế làm ăn mới.
    Lãi suất cho vay giảm, tất nhiên, phần đông doanh nghiệp sẽ hồ hởi bởi chi phí lãi vay sẽ bớt đi phần gánh nặng. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp dư tiền lớn, lãi suất giảm đồng nghĩa với việc tiền nhàn rỗi của họ sẽ không biết cho vào "rọ" nào để sinh lãi.

    Lãi tiền gửi thấp, nhà giàu đau đầu nghĩ kế đầu tư

    Lãi suất hạ, lợi nhuận từ việc đem tiền đi gửi ngân hàng làm của để dành không còn là lựa chọn hấp dẫn.

    Hơn chục năm ròng, PAN như một đứa trẻ trưởng thành. Lãi đều đều ở mức cao nên không ai, không cổ đông nào được quyền trách móc. Thành công trong mảng kinh doanh chính và không vươn tay ra "chín nghề", PAN tích cho mình được nguồn tiền đủ lớn và đều đều nhận trên dưới 10 tỷ đồng lãi tiết kiệm hàng năm.

    Hơn 10 năm ròng như vậy. Và, đến lúc PAN thấy chùn chân. Sau khi đã phát hành riêng lẻ thành công 8,5 triệu cổ phiếu giá 24.000 đồng, thu về hơn 200 tỷ đồng, ĐHCĐ của PAN tiếp tục nuôi tham vọng phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi để hút thêm khoảng 650 tỷ đồng. Lấy tiền đi M&A, nhúng chân vào lĩnh vực nông, thủy sản là những thứ trước đó chưa làm. PAN đã bắt đầu thôi dùng tiền nhàn rỗi đi gửi tiết kiệm và bắt đầu cuộc chiến khác.

    TRA cũng có nhiều năm ròng hoạt động kinh doanh tốt. Dòng tiền khỏe, dư tiền cuối năm 2012 đạt hơn 100 tỷ đồng. Năm 2013, cùng với phương án tăng vốn điều lệ gấp đôi, TRA lên kế hoạch chi 123 tỷ đồng để đầu tư nhà máy Hoàng Liệt, hệ thống phân phối, dự án sản xuất dược Việt Nam...
    Phát hành được 7 triệu cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng, ASA dồi dào vốn và tới đây sẽ dành toàn bộ 70 tỷ đồng thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị, mở rộng mạng lưới bán hàng và bổ sung vốn lưu động cho công ty.

    Cuộc chạy đua ở PVX không ngừng. Dù lỗ khủng, dù cổ phiếu bị kiểm soát, kế hoạch đầu tư khủng của PVX cũng tạo được tiếng vang. Là lời hứa suông với cổ đông hay công ty vẫn đầy đủ dự án tăng nguồn thu trong tương lai? Cổ đông sẽ phải chờ. Chỉ có điều, dự án khủng hàng tỷ USD với dòng tiền, chắc chắn cũng sẽ lớn. Thua lỗ 2 năm liên tiếp nhưng PVX vẫn nuôi tham vọng tăng vốn lên 6.000 tỷ phục vụ cho các dự án lớn.

    Cổ đông cũng sốt ruột nếu doanh nghiệp mãi đứng yên

    Dù lãnh đạo vạch mục tiêu giữ ổn định trong năm 2013. Cổ đông lo lắng cho tương lai hẹp của DXP khi thời gian gần đây công ty không mở rộng đầu tư trong khi các “đối thủ” thì không ngừng tiến lên. Hiện các cầu cảng của DXP đã khai thác hết, khả năng dừng lại sản lượng của DXP là khá cao nếu công ty vẫn tiếp tục thận trọng.Với tâm nguyện đó, cổ đông DXP thấy buồn khi nhận cổ tức khủng. Nếu đầu tư thêm cầu cảng thì túi tiền đó vẫn còn quá mỏng.
    Đầu tư gì để không quá rủi ro cho đồng tiền dày công tích lũy?

    Lãi suất huy động hạ nhiệt. Việc đem tiền đi gửi ngân hàng không còn là ưu tiên số một. Nhiều doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lâu nay vẫn giấu tiền gậm giường đã rậm rịch nghĩ kế đầu tư.
  10. cuongstock

    cuongstock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/07/2010
    Đã được thích:
    4.878
    Tình hình kinh tế gay go lắm rồi!

    [​IMG]




    [​IMG]
    Tiền huy động tăng nhưng dư nợ tín dụng thấp, doanh nghiệp cũng không mặn mà vay khi hàng hóa tồn kho lớn là những khó khăn lớn của nền kinh tế lúc này - Ảnh: Thanh Đạm

    “Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới 100.000 doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%”.

    Đó là nhận xét của Phó ************* Nguyễn Thị Doan tại phiên họp ngày 14-5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi nghe các báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính - ngân sách về tình hình kinh tế - xã hội và thu ngân sách những tháng đầu năm 2013.
    Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: “Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới 100.000 doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%”.
    Bà Doan đề nghị: “Phải nhìn thẳng vào tình hình khó khăn của đất nước để giải quyết vấn đề. Nếu kỳ họp Quốc hội này mà không đưa ra được giải pháp đủ mạnh thì những khó khăn sẽ thêm trầm trọng”.
    Khó khăn ngày càng lớn
    "Tình hình đúng là hết sức đáng lo ngại, tăng trưởng sản xuất giảm ở cả lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, bức tranh vô cùng ảm đạm. Chỉ cần nhìn số lượng hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, phần còn lại thì đến 65% báo lỗ thì biết khả năng phục hồi kinh tế khó khăn đến mức nào"
    Ông Nguyễn Xuân Cường(phó trưởng Ban Kinh tế trung ương)
    “Dấu hiệu suy giảm kinh tế ngày càng rõ nét hơn, tổng cầu nền kinh tế sụt giảm mạnh, thu ngân sách gặp nhiều khó khăn; nợ xấu, tồn kho, khó khăn thị trường bất động sản và khả năng hấp thụ đầu vào của khu vực sản xuất chưa được cải thiện” - Ủy ban Kinh tế đánh giá.
    Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, việc thực hiện tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng chưa đem lại kết quả rõ rệt, chính sách kích thích tăng trưởng bị giới hạn bởi thâm hụt ngân sách, trong khi thị trường vốn và tăng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế vẫn ở mức quá thấp.
    Ba tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp thành lập mới là 15.700 doanh nghiệp (giảm 6,8% về số lượng, giảm 16% về vốn so với cùng kỳ năm trước); trong khi đó số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể là 15.300 (tăng 14,6% so với quý 1-2012).
    Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh nhận định: sức mua của nền kinh tế khó có thể tăng mạnh trở lại trong thời gian ngắn khi việc làm và thu nhập của người lao động giảm sút, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp khó khăn, số lượng doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giải thể và phá sản nhiều, tồn kho vẫn ở mức cao.
    Tăng trưởng tín dụng có thể sẽ khó tăng cao trong ngắn hạn và thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng nếu nợ xấu không sớm được giải quyết, các ngân hàng thương mại không có các giải pháp hữu hiệu phân loại đối tượng cho vay mà vẫn siết chặt điều kiện cho vay sẽ ảnh hưởng đến phục hồi nền kinh tế. “Nếu các khó khăn nêu trên không được xử lý thì khả năng GDP đạt 5,5% như mục tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2013 là rất khó khăn” - ông Vinh nói.
    Ông Nguyễn Xuân Cường - phó trưởng Ban Kinh tế trung ương - nói: “Tình hình đúng là hết sức đáng lo ngại, tăng trưởng sản xuất giảm ở cả lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, bức tranh vô cùng ảm đạm. Chỉ cần nhìn số lượng hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, phần còn lại thì đến 65% báo lỗ thì biết khả năng phục hồi kinh tế khó khăn đến mức nào”.
    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phán đoán: “Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới một trăm nghìn doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%”.
    Các con số chưa đáng tin cậy
    Hỗ trợ thỏa đáng ngư dân đánh cá ở Hoàng Sa, Trường Sa
    Tăng cường công tác nắm bắt, phân tích, dự báo tình hình để có chủ trương, đối sách phù hợp, đặc biệt là các vấn đề biên giới, biển đảo, thực hiện các đề án, giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại các vùng chiến lược. Cần có chính sách hỗ trợ thỏa đáng đối với ngư dân đánh bắt cá ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của nước ta.
    (trích báo cáo của Ủy ban Kinh tế)​
    Lấy con số dư nợ tín dụng ngân hàng từ đầu năm chỉ tăng hơn 1%, trong khi huy động tiền gửi tăng 5,5%, Phó ************* Nguyễn Thị Doan khẳng định “tiền tệ đã đóng băng, tình hình như thế này là nguy lắm rồi”.
    Bà nói: “Doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn thì không giải quyết được vấn đề gì đâu. Bây giờ doanh nghiệp nợ như thế thì có khoanh nợ, giãn nợ, cho vay tiếp không? Phải tập trung bàn về chính sách tiền tệ, giải quyết dòng vốn ra vào, đây là nút thắt”.
    Trong khi đó, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề cập đến thực trạng “ngân hàng lúc nào cũng tuyên bố là sẵn sàng cho vay, nhưng doanh nghiệp nói là muốn vay đâu có dễ, đang nợ thì không thể vay được mà lãi suất cho vay vẫn cao nên chỉ có nước phá sản”.
    Ngoài việc khai thông nút thắt tiền tệ, Phó ************* đề nghị tập trung vào giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: “Phải mạnh dạn cắt giảm, thậm chí xóa bỏ những chương trình không cần thiết. Tôi thấy tình trạng chồng chéo, lãng phí, cái gì cũng dang dở, bộ nào cũng muốn nắm một tí tiền. Chúng ta cần nhìn thẳng vào những khó khăn của đất nước, tiết kiệm chi tiêu công, dừng mua sắm xe công, phương tiện đắt tiền, giảm đi nước ngoài...”.
    Một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ “nghiêm túc và thật thà” trong các con số báo cáo. “Báo cáo của Chính phủ cho thấy tỉ lệ nghèo vẫn giảm nhanh. Tại sao kinh tế khó khăn như vậy, doanh nghiệp đình đốn, công nhân mất việc, sản xuất ra không bán được hàng hóa mà lại giảm nghèo tốt như vậy? Tôi xuống thực tế thấy nghèo tăng lên chứ không có giảm” - Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nói.
    Ông Nguyễn Văn Giàu kể thêm: “Hoàn thuế VAT hôm trước nói 20.000 tỉ, mới có vài ngày mà hôm nay nói là 33.000 tỉ. Không thể tưởng tượng được!”. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị các bộ, ngành hãy nhìn vào khó khăn của đất nước mà báo cáo đúng tình hình, đừng đưa ra các con số báo cáo “vì cái ghế của mình”.
    Dầu khí cứu ngân sách
    Báo cáo của Chính phủ cho thấy thu ngân sách nhà nước năm 2012 tăng hơn 2.600 tỉ đồng (tỉ lệ tăng thu thấp nhất trong nhiều năm gần đây), chủ yếu nhờ vào thu từ dầu thô và thu viện trợ không hoàn lại.
    Đặc biệt, thu từ dầu thô vượt dự toán cao nhờ vào cả hai yếu tố giá và sản lượng đều tăng, đồng thời phát sinh 9.800 tỉ đồng từ khoản thu lãi nước chủ nhà năm 2012 và 10.000 tỉ đồng lãi dầu khí được chia cho nước chủ nhà từ năm 2006-2011.
    Vì vậy, thu từ dầu thô tăng hơn 53.000 tỉ đồng so với dự toán. Ủy ban Tài chính - ngân sách cho rằng nếu không có số thu thêm từ lãi dầu khí nước chủ nhà từ các năm trước thì ngân sách nhà nước năm 2012 sẽ hụt thu, mất cân đối, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chi.
    Tình hình thu ngân sách nhà nước năm 2013 được dự báo còn căng thẳng hơn. Bốn tháng đầu năm mới ước đạt hơn 244.000 tỉ, bằng 29,9% dự toán.
    Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp thừa nhận tình trạng căng thẳng trong việc đảm bảo nhiệm vụ thu năm 2013, “nhiều ý kiến cảnh báo về khả năng hụt thu”. Do đó, Ủy ban Tài chính - ngân sách đề nghị phải triệt để tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi không hợp lý, tiếp tục rà soát các dự án đầu tư công, tinh giản biên chế... để đảm bảo cân đối thu chi, an toàn ngân sách.
    Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết năm nay sẽ không còn trông chờ được vào dầu khí nữa vì sản lượng ổn định và giá dự toán đã ở mức 90 USD/thùng.
    Kết thúc cuộc thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện báo cáo để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tới. “Chưa đặt vấn đề điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng, thu ngân sách..., nhưng nên lường trước tình huống cho kịch bản xấu nhất để xử lý tình hình” - bà Ngân gợi ý.
    * TS Lê Thẩm Dương (trưởng khoa quản trị kinh doanh ĐH Ngân hàng TP.HCM):
    Chỉ rối phải gỡ từ từ
    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng tín dụng chậm hiện nay, về phía doanh nghiệp đó là do hàng tồn kho. Chính vì hàng tồn nên dù lãi suất thấp họ cũng không vay vì sản xuất ra bán cho ai? Bốn tháng đầu năm tình trạng hàng tồn vẫn chưa gỡ được bao nhiêu. Còn về phía ngân hàng (NH) do áp lực nợ xấu. Thời gian qua NH đã nỗ lực xử lý nợ xấu bằng cách bán tài sản đảm bảo, trích dự phòng... nhưng nợ xấu vẫn cao khiến NH nhát tay trong xét cho vay.
    Với những vấn đề hiện nay, nếu để NH và doanh nghiệp tự giải quyết với nhau thì sẽ không bao giờ giải quyết được vì có tình trạng như hiện nay còn có nguyên nhân từ nền kinh tế. Cơ quan quản lý phải xắn tay cùng với NH và doanh nghiệp trong việc ban hành và thực thi các chính sách tháo gỡ khó khăn, củng cố niềm tin, củng cố thị trường trong nước, làm ấm thị trường bất động sản... Về phía NH, phải hạ dần lãi suất đầu ra, đa dạng hóa tài sản đảm bảo, nâng dần tỉ lệ cho vay tín chấp. Phần doanh nghiệp cũng phải khắc phục những vướng mắc thì mới giải quyết được các vấn đề khó khăn hiện nay.
    * PGS.TS Trần Hoàng Ngân (phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM):
    Cần ủy ban khẩn cấp ngăn chặn “dịch” phá sản
    Dư nợ tín dụng từ đầu năm đến nay có tăng nhưng ở mức độ thấp: 1,44%. Đây chính là điều đáng lo ngại. Mặt khác, số lượng doanh nghiệp phá sản ba năm qua liên tục theo chiều hướng gia tăng kéo theo số nợ xấu tăng thêm...
    Thời gian qua, nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được ban hành nhưng chưa thể đi vào cuộc sống vì nhiều lý do. Theo tôi, đã đến lúc cần lập một ủy ban khẩn cấp để ngăn chặn “dịch” phá sản của doanh nghiệp. Ủy ban này sẽ đứng ra để trực tiếp giải quyết những vấn đề của doanh nghiệp hiện nay. Còn thời gian qua, giải quyết khó khăn nhưng cơ quan quản lý chỉ kêu gọi một chiều NH giảm lãi suất cho doanh nghiệp, nhưng khi NH giảm lãi suất thì doanh nghiệp cũng không thể tiếp cận được vốn. Chưa kể NH, doanh nghiệp mỗi nơi nói một kiểu, rốt cuộc chính sách được ban ra nhưng vướng mắc vẫn còn nguyên không giải quyết được.
    ÁNH HỒNG ghi​

Chia sẻ trang này