CMX - Năm 2013 phát tín hiệu : Doanh thu sụt giảm mạnh, vòng quay vốn thấp, nợ vay khủng, tồn kho ca

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phucanphuong, 16/05/2013.

6521 người đang online, trong đó có 934 thành viên. 16:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 9140 lượt đọc và 174 bài trả lời
  1. moc-cong-pro

    moc-cong-pro Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/05/2013
    Đã được thích:
    5
    thực ra tôi cũng chẳng muốn chim lợn cho nhóm nào đâu

    tại thấy ngứa mắt cái kiểu đểu đểu, mượn danh cổ phiếu khác, hô hào cổ phiếu mình

    và cay nhất là tôi đang đầu tư CSM DRC ăn cực ngon vào hỏi tụi nó cuối cùng nó tinh vi bảo hàng mình lởm, trong khi đó hàng ngày chúng rà rã dùng cổ phiếu của tôi để PR cổ phiếu chúng nó

    hơn nữa 1 người bạn tôi kẹp chết mất xác 2 cổ phiếu móc cống của tụi nó vì cái kiểu nghe theo , tội nghiệp nó quá =((

    thực chất rồi tôi cũng nhận ra bọn này cũng là 1 bọn lùa gà không hơn không kém, chẳng báu ghì, rẻ tiền

    sau vụ này cũng để cảnh báo bà con, chẳng có ghì ngon, hãy tự quyết định cách đầu tư của mình , hàng tốt như PPC, REE, CSM, DRC và đặc biệt có thanh khoản mà chơi, đừng nghe theo ai mà cuối cùng mắc bẫy của đội lái


  2. com3_b4ck

    com3_b4ck Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/04/2013
    Đã được thích:
    0
    HÀNG HÓA NGUYÊN LIỆU Chủ nhật | 05/05/2013 13:53
    Bạc Liêu 4 tháng đầu năm khai thác hơn 36.000 tấn thủy sản

    Trong đó có 5.254 tấn tôm, cá và thủy sản khác đạt hơn 31.140 tấn.
    Báo Bạc Liệu đưa tin, toàn tỉnh hiện có hơn 1.270 phương tiện khai thác, đánh bắt thủy hải sản. Từ đầu năm đến hết tháng 4, các phương tiện này đã khai thác hơn 36.390 tấn thủy sản. Trong đó, tôm chiếm 5.254 tấn, cá và thủy sản khác hơn 31.140 tấn.

    So với cùng kỳ năm trước, hoạt động khai thác, đánh bắt thủy hải sản gặp nhiều khó khăn. Ngoài nghề cào đôi cho doanh thu 120 - 150 triệu đồng/chuyến (12 - 15 ngày), hay nghề lưới rê cho thu nhập cao, các nghề còn lại đều không có lãi hoặc lãi ít. Nguyên nhân là do chi phí (giá xăng dầu, thực phẩm, ngư lưới cụ...) đi biển tăng cao.

    HÀNG HÓA NGUYÊN LIỆU Thứ sáu | 03/05/2013 15:02
    Philippines đầu tư 15,8 triệu USD vào nuôi cá tra nhằm hạn chế nhập khẩu từ Việt Nam
    Philippines đầu tư cho dự án phát triển ngành cá tra quốc gia với tổng số vốn lên đến 15,8 triệu USD.
    Bộ Công thương Philippines (DTI) đã giao dự án phát triển ngành cá tra quốc gia cho Nhóm phát triển và hoạt động khu vực (RODG) với tổng vốn đầu tư 650 triệu peso (15,8 triệu USD) để phục vụ mục tiêu doanh thu 945 triệu peso vào năm 2016.

    Theo kế hoạch phát triển ngành cá tra của Philippines, DTI sẽ xây dựng vùng nuôi cá tra có tổng diện tích 270 hecta, sử dụng 2.700 lao động và sản xuất 614 tấn cá tra philê mỗi tháng.

    Theo Cruz, DTI đã xây dựng Chương trình cá tra và cho tới thời điểm hiện tại, ngành này đang thực thi 6 dự án, bao gồm: Nuôi cá tra hữu cơ, Cơ sở chế biến cá và cơ sở ương nuôi cá giống ở Trung tâm Mangungaya cho Liên minh PALMA, Xe vận chuyển cá tra ở Tandag, Surigao del Sur, Mô hình trại nuôi cá tra hữu cơ ở San Simon, Cagayan de Oro và Dự án TDP ở thành phố General Santos cho Tateh và Thức ăn BMEG.

    Cruz nói: "Chúng tôi đã bắt đầu triển khai dự án cá tra nhằm hạn chế việc nhập khẩu, thực hiện chương trình an ninh lương thực của chính phủ và tăng cường các chương trình việc làm cũng như các dự án sinh kế có khả năng giải ngân nhằm phục vụ các nhóm thu nhập cụ thể"."

    Theo báo cáo ủa DTI, kể từ năm 2008, Philippines nhập khẩu trung bình 30-40 côngtenơ cá tra mỗi tháng từ Việt Nam, tương đương 600 tấn, trị giá 1,650 triệu USD.

    "Ngành cá tra Philippines là một ngành sản xuất triển vọng và đang trong giai đoạn tăng trưởng. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã giám sát 48 dự án khuyến ngư và các dự án này hiện đang được triển khai ở các khu vực khác nhau trong cả nước," Cruz cho biết thêm.

    Cruz cũng nhấn mạnh những thành tựu mà ngành này đã đạt được, như đã thâm nhập 15 thị trường mới và 8 đầu mối thị trường, phát triển 38 sản phẩm mới bao gồm 26 thực đơn, 22 sản phẩm giá trị gia tăng, phát triển 3 thương hiệu mới: La Pangga, Santa Marta và Carm Foods và củng cố, duy trì 20 tổ chức.

    Cá tra, còn được biết đến trên thị trường với tên gọi "cream dory", là nguyên liệu phù hợp cho chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng như cá xông khói, cá viên, bánh nhân thủy sản, xúc xích, xúc xích, hotdog, tocino, chicharon, chả cá vv.

    Cá tra thuộc nhóm cá nước ngọt quan trọng thứ ba trong ngành nuôi trồng thủy sản. Loài này có thể được nuôi ở một số vùng miền nhất định và ở bất kì diện tích ao nuôi nào. Nó cũng có khả năng thích nghi với môi trường nước có hàm lượng ôxy hòa tan thấp.

    Cá tra có thể thu hoạch sau 6 tháng nuôi với tỉ lệ sống khoảng 95%. Các nguồn nước và đầm nuôi chưa được khai thác hoặc bị bỏ hoang như các sông, suối và đầm lầy có thể được tận dụng để thả nuôi cá tra, Cruz cho biết.

    Người dân Philippines phụ thuộc rất lớn vào các vùng nước mặn nhưng hoạt động kinh tế của con người và biến đổi khí hậu đã dẫn tới những thay đổi trong hệ sinh thái nước mặn của nước này. Sản lượng khai thác thủy sản giảm đáng kể và không chỉ ảnh hưởng tới các ngư dân khai thác xa bờ, các nhà chế biến thủy sản mà cả các ngư dân ven đô thị.
  3. phucanphuong

    phucanphuong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Đã được thích:
    52
    Chính xác :)>-
  4. phucanphuong

    phucanphuong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Đã được thích:
    52
    Xuất hiện nhóm ôm CMX giá trên đọt loạn ngôn rồi :-??:-??:-??:-??:-??
  5. thocon1802

    thocon1802 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    16/04/2013
    Đã được thích:
    1.396
    bác nào múc 6.6 hôm nay ngon rùi
  6. Pikachon

    Pikachon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/04/2013
    Đã được thích:
    0

    Chú Chen chịu khó phím vãi mã tăng 30% đi, đánh con nào cũng thua bây giờ ức chế chuyển nghề cắn sủa à ?=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  7. bangbang1.2

    bangbang1.2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/04/2013
    Đã được thích:
    296
    Không cãi chửi nhau em ơi!!! [r2)][r2)][r2)]
  8. Pikachon

    Pikachon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/04/2013
    Đã được thích:
    0
    Ở đời hèn hạ nhất, tiểu nhân nhất là loại đánh toàn thua thủ dâm mình là cao thủ.
    Chuyên đi cắn gấu quần người khác vì cay cú:)):)):)):))Có tài thì thể hiện vài mã 200-400% xem=))=))
  9. bangbang1.2

    bangbang1.2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/04/2013
    Đã được thích:
    296
    Ngành thuỷ sản sẽ vượt khó khăn vươn lên!!!! [r2)][r2)][r2)]
  10. thuybinhlsn

    thuybinhlsn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    17/07/2010
    Đã được thích:
    1.118
    Ngân hàng gặp khó khăn!!!!


    Nhhttp://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/nhan-dien-nhung-kho-khan-trong-ma-ngan-hang-2013042412290207010ca34.chnận diện những khó khăn trong M&A ngân hàng

    [​IMG]




    [​IMG]
    Hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng dựa vào uy tín và niềm tin. Mọi biến động đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin của khách hàng.

    Nhìn lại hoạt động M&A ngân hàng giai đoạn 2007-2012
    Nhìn lại lịch sử có thể thấy, ở Việt Nam, M&A ngân hàng thực sự trở nên sôi động kể từ năm 2007, khi Việt Nam chính thức ra nhập WTO, chính thức mở cửa thị trường tài chính và cho phép các ngân hàng nước ngoài mở rộng chi nhánh và thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài.
    Giai đoạn 2007-2008 có thể coi là giai đoạn bùng nổ của hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam, với hơn 10 thương vụ M&A ghi nhận được. Nhưng sau đó, khuynh hướng này lại thoái trào trong năm 2009-2010, thể hiện ở số lượng thương vụ giảm đi rõ rệt, dù cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lan ra từ Mỹ tạo khá nhiều cơ hội cho các ngân hàng lớn thâu tóm ngân hàng nhỏ, cũng như cho các nhà đầu tư tiến hành mua bán doanh nghiệp.
    Giai đoạn 2010-2012, tuy hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam không có sự gia tăng đáng kể về mặt lượng, nhưng đã tiến một bước dài với giá trị mỗi thương vụ. Thương vụ Mizuho mua 15% cổ phần VietcomBank trị giá 567,3 triệu USD là thương vụ có giá trị lớn nhất năm 2011. Năm 2012 khép lại với thương vụ đạt giá trị kỷ lục 743 triệu USD cho 20% cổ phần VietinBank do Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ mua lại. Năm 2012 cũng chứng kiến vụ sáp nhập giữa ngân hàng SHB (NHTM cổ phần Sài Gòn - Hà Nội) và Habubank (NHTM cổ phần Nhà Hà Nội), bên cạnh việc TienPhongBank bán cổ phần cho Tập đoàn DOJI. Trước đó, năm 2011, ba ngân hàng: Ficombank, TinNghiaBank, SCB đã hợp nhất thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
    Có thể thấy, hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất thực sự đã giúp hệ thống ngân hàng trở nên lành mạnh hơn. Habubank từ một ngân hàng trong diện bắt buộc phải tái cơ cấu, sau khi sáp nhập, thì ngân hàng SHB mới đã trích lập hết các khoản dự phòng rủi ro cho Habubank và đến quý 4/2012, đã bắt đầu có lãi. Hay TienPhongBank, cũng từ một ngân hàng yếu kém phải tái cơ cấu, sau khi được DOJI “chống chân”, TienPhongBank đã hoạt động mạnh trở lại với mức tăng trưởng tín dụng đạt 15%, huy động tăng 28% và nợ xấu xuống dưới 5%. Còn ngân hàng SCB sau 1 năm hợp nhất, đã có lãi xấp xỉ 82 tỷ đồng trong năm 2012.
    15 thương vụ M&A có yếu tố nước ngoài


    Thời gian
    Thương vụ

    01​
    1/2007
    Citigroup Inc mua 10% cổ phần Ngân hàng Đông Á.

    02
    6/2007
    HSBC mua 15% cổ phần Techcombank và tăng lên 20% vào 2008.

    03
    7/2007
    Sumitomo Mitsui Bank mua 15% cổ phần EximBank trị giá 225 triệu USD.

    04
    10/2007
    Deutsche Bank trở thành đối tác chiến lược của Habubank 10% vào 2007, nay là 20%.

    05
    2007
    BNP Parisbas mua 15% cổ phần Oceanbank và tăng lên 20% vào 2009.

    06
    3/2008
    Maybank mua 15% cổ phần AnBinhBank trị giá 200 triệu USD, giờ tăng lên 20% vào 2009

    07
    8/2008
    France's Societe Generale mua 15% cổ phần Seabank.

    08
    7/2008
    Standard Chartered Bank mua 15% cổ phần ACB.

    09
    10/2008
    United Overseas Bank mua 15% cổ phần Ngân hàng Phương Nam trị giá 15.6 triệu USD.

    10
    2008
    OCBC của Singapore mua lại 15% cổ phần của VP Bank.

    11
    4/2010
    VIB bán 15% cổ phần cho Ngân hàng Commonwealth of Australia.

    12
    3/2011
    IFC mua 10% cổ phần VietinBank trị giá 182 triệu USD.

    13
    12/2011
    hợp nhất 3 ngân hàng SCB, TinNghiaBanh và Ficombank

    14
    2011
    Mizuho mua 15% cổ phần Vietcombank trị giá 567,3 triệu USD.

    15
    12/2012
    Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ mua 20% cổ phần VietinBank trị giá 743 triệu USD.














    5 vướng mắc khi tiến hành M&A
    Qua thực tế các cuộc M&A vừa qua, có thể thấy 5 vướng mắc sau:
    (1) Khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác sáp nhập: Mặc dù Chính phủ khuyến khích các ngân hàng vừa và nhỏ tiến hành M&A, nhưng không phải ngân hàng nào cũng “may mắn” tìm kiếm được đối tác phù hợp để sáp nhập.
    Thực tế cho thấy, bản thân các ngân hàng cũng có nhiều giải pháp để tái cấu trúc, Do “đứng giữa ngã ba đường”, nên nhiều ngân hàng đã không thiện chí khi cung cấp thông tin tài chính cho đối tác.
    Hơn nữa, vì lợi ích của cổ đông ngân hàng mình mà các ngân hàng đôi khi đã cung cấp thông tin tài chính (nợ xấu thực tế) không chính xác cho đối tác. Điều này đôi khi làm cản trở quá trình sáp nhập và gây mất lòng tin của nhau.
    (2) Thiếu hành lang pháp lý: Sau khi tìm kiếm được đối tác, ngân hàng lại gặp phải khó khăn trong việc tiến hành sáp nhập theo luật. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 04/2010/TT-NHNN, ngày 11/02/2010 hướng dẫn về hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng, nhưng Thông tư này còn nhiều bất cập. Đặc biệt, đến nay, chưa có quy định cụ thể nào hướng dẫn ngân hàng xử lý các giao dịch của người gửi và người vay sau khi sáp nhập được tiến hành, mà vẫn đảm bảo quyền lợi của các bên có liên quan.
    (3) Niềm tin của khách hàng: Hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng dựa vào uy tín và niềm tin. Mọi biến động đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin của khách hàng. Vì thế, nếu chỉ thực hiện một phép tính số học, ngân hàng mới sau M&A sẽ có sự gia tăng về số lượng khách hàng. Song, điều đó chỉ đúng trên sổ sách tại thời điểm sáp nhập, còn sau đó, ngân hàng có duy trì được cơ sở khách hàng này hay không là cả một vấn đề. Bởi lẽ, cùng sự tin tưởng về quy mô, chất lượng của ngân hàng sau sáp nhập, thì không ít khách hàng lại hoài nghi về hiệu quả hoạt động ngân hàng mới. Điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm số lượng của cả khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng. Đây tiếp tục là một rào cản không nhỏ khi tiến hành hợp nhất, sáp nhập.
    (4) Khó khăn trong việc tích hợp công nghệ thông tin: Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện đang sử dụng rất nhiều hệ thống core banking khác nhau, như: T24, I-flex, TCBS… Khi 2 ngân hàng sáp nhập với nhau, ngoài việc kết hợp hệ thống cơ sở hạ tầng, nhân sự…, thì việc tích hợp hệ thống công nghệ là một vấn đề cần lưu tâm. Các ngân hàng đều tốn khoảng thời gian nhất định khi muốn vận hành một hệ thống core banking mới. Do đó, trong khoảng thời gian đầu sáp nhập, hệ thống khách hàng hiện hữu của ngân hàng bị sáp nhập sẽ vẫn được quản lý dưới hệ thống core banking cũ. Việc này chắc chắn sẽ gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc quản trị và điều hành ngân hàng do cùng lúc quản lý hai hệ thống khách hàng riêng rẽ.
    (5) Những bất ổn về nhân sự: Những xáo trộn và những bất ổn trong bản thân đội ngũ nhân sự trước, trong và sau khi sáp nhập sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
    Bên cạnh các vướng mắc lớn trên, sự khác biệt về văn hóa công ty và mâu thuẫn về mục tiêu, tầm nhìn của các lãnh đạo… cũng là những cản trở trong giao dịch sáp nhập và mua lại trong lĩnh vực ngân hàng.

    Trí An

    Theo Trí Thức Trẻ

Chia sẻ trang này