có bác nào ở Huế không? Cho em hỏi nhờ tí...( xin phép Mod tí)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi MARIO-PUZZO, 07/04/2011.

3555 người đang online, trong đó có 208 thành viên. 00:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13374 lượt đọc và 22 bài trả lời
  1. ballua

    ballua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2011
    Đã được thích:
    0
  2. surudoi

    surudoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    1
    gì chứ Huế thì phải hỏi anh:

    1. Các quán ăn:
    + Quán bún bò Huế số 13 Lý Thường Kiệt. Ở đây có 2 quán sát nhau. Quán bên phải ít khách còn quán bên trái khá đông. Ở đây chủ yếu là khách du lịch, người Huế thì không ăn ở quán này vì theo đánh giá là dở+ nhiều người buôn bán rong chèo ké mất cả hứng khi ăn.
    + Quán bún bò giò heo ở đường Nguyễn Du (Nằm gần ngã ba Nguyễn Du- Chi Lăng). Quán bình dân, chật, nhất là trời mưa nhưng khá ngon, đúng phong cách Huế.
    + Quán bún không biết tên ở ngã tư Ngô Đức Kế- Nguyễn Chí Diễu, hình như là quán Tre vàng gì đó vì trong quán có bụi tre ngà. Chưa ăn ở đây lần nào nhưng theo người khác đánh giá là ngon và có tên trong cẩm nang Du lịch Việt Nam.
    + Quán bún chả cá cũng ở đường Lý Thường Kiệt, gần ngã tư Nguyễn Huệ- Lý Thường Kiệt và đối diện Sở Điện lực. Chưa ăn ở đây nhưng nghe quảng cáo ghê lắm và thấy khách đông nườm nượp là đủ biết quán ngon thế nào.
    + Quán Bún Mỹ Tâm đường Lê Duẩn ( đoạn bến xe nguyễn Hoàng) và Ngõ Vắng (đường Trần hưng Đạo- ngay chân cầu Tràng Tiền): Chủ yếu phục vụ khách ăn đêm.
    + Các quán bánh cuốn, bún thịt nướng: Tập trung ở đường Kim Long. Ngon thì kẻ tám lạng người nửa cân nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Huyền Anh. Các quán còn lại nhái theo tên là Hiền Anh, Hoàng Anh và một số quán không nhớ tên. Đói bụng mà đi ngang đoạn đường này là chịu không nổi vì mùi thịt nướng thơm lừng.
    + Các quán bánh bèo, lọc nậm: Ngã ba Trương Định- Bà huyện Thanh Quan; kiệt bên phải Cung An Định ở đường Nguyễn Huệ; Quán Bà Đỏ ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm; bánh lọc Mụ Cai ở cuối đường Chi Lăng (quán này nổi tiếng nhưng phải có người chỉ đường vì rất khó tìm)
    + Quán chè: Nổi tiếng nhất chắc chắn là chè Hẻm ở đường Hùng Vương (gần ngã tư Hùng Vương- Nguyễn Tri Phương). Các quán khác cũng ngon không kém là Chè Sao ở đường Phan Bội Châu, quán trước rạp Hưng Đạo (bán chiều tối), chè Trương Định (đoạn ngã ba Trương Định- bà huyên Thanh Quang). Không nên vô các quán chè Cung Đình Huế, chè ở đây ly to bự, quá ngọt và dở, ăn 1 ly là ngán.
    + Quán bánh khoái: Bánh này giống bánh xèo ở trong Nam. Nhớ là giống thôi chứ không phải bánh xèo nghe, bánh khoái ngon hơn nhiều, đặc biệt là cái nước lèo của nó. Vào quán ăn thì chỉ tính tiền bánh thôi chứ nước lèo và rau sống thì miễn phí nên hồi SV mình và thằng bạn thường vô kêu 2 thằng 2 cái. ăn hết bánh rồi bắt đầu chan nước lèo vô rau sống ăn đến khi nào thấy chủ quán nhìn bằng ánh mắt lạ lạ mới thôi. Quán nổi tiếng nhất là bánh khoái Lạc Thiện (Ngã ba Trần Hưng Đạo- Đinh Tiên Hoàng) và một quán quên mất tên ở ngã tư Đinh Tiên Hoàng- Nguyễn Biểu) ngoài ra cũng có một số quán cũng <ngon ở đường Mai Thúc Loan (bình dân)
    + Bánh canh: Tập trung nhiều ở đường Phạm Hồng Thái là bánh canh cua, chả. Còn bánh canh bột lọc- tôm nấu theo kiểu ngày xưa thì có bánh canh mụ Đợi (quán ở đường Huỳnh Thúc Kháng, hơi khó tìm là quán gốc; sau này mở thêm 1 quán ở đường Nguyễn Trãi, gần Ngã tư Nguyễn Trãi- Nguyễn Thiện Thuật)
    + Các quán cháo bò: Tập trung ở đường Hai Bà Trưng, đoạn từ Nguyễn Văn Cừ đến Nguyễn Huệ
    + Các quán cơm, bún hến: Các món này người lạ ăn không quen dễ bị đau bụng nhưng dân Huế, đặc biệt là lớp thanh niên thì đi ăn rất đông. Đường Hàn Mặc Tử có 2 quán. Đường Trương Định, chỗ quán bún ở trên cũng có bán cơm hến. Hoặc các bạn cũng có thể qua cồn Hến, qua khỏi cầu là rẽ bên trái cũng có 1 quán rất ngon.
    + Các quán chay: Tập trung nhiều nhất là ở đường Hàn Thuyên, đoạn từ Ngô Đức Kế đến Xuân 68. Ngoài ra còn có các quán ở đường Ông Ích Khiêm (Ngã 3 Lê Huân- Ông Ích Khiêm), Phó Đức Chính (gần ngã 3 Phó Đức Chính- Bến Nghé, Bà Triệu (gần ngã ba Bà Triệu- Lê Quý Đôn).
    2. Các quán uống:
    * Quán cà phê: Sở dĩ cái này phải chia ra nhiều loại vì không chỗ nào quán cà phê nhiều bằng ở Huế và mỗi quán có nét rất riêng.
    + Cà phê cóc: Đông nhất và nổi tiếng nhất là quán Dũng ở đường Trương Định (ngã tư Trương Định- Phạm Hồng Thái), quán Tý đường Phạm Hồng Thái (Ngã tư Phạm Hồng Thái- Trần Cao Vân), một dãy quán đường Nguyễn Trường Tộ (đoạn từ Nguyễn Huệ- cầu Phú Cam). Các quán này ngồi ở v* ** * hè, một ghế ngồi và một ghế làm bàn để cà phê. Phục vụ cực nhanh nhưng tính tiền nhiều khi hơi chậm vì đông quá chủ quán thu tiền không kịp. Các quán này chủ yếu phục vụ cà phê đen (3000đ/ly), cà phê sữa (4000đ/ly), nước chanh, chanh muối, trà gừng, trà đường. Ai muốn uống món khác xin mời đi quán khác. Ngoài ra còn vô số các quán cóc khác, trong đó có quán số 99 đường Nhật Lệ rất ngon, rẻ (xin lỗi, quảng cáo nhà mình tí )
    + Cà phê thượng lưu: Sở dĩ nói là thượng lưu vì nó đắt tiền. Đắt nhưng chưa chắc đã ngon. Các quán này phục vụ cho giới doanh nhân, kẻ lắm tiền và cả những anh ít tiền nhưng muốn lấy le với bạn gái. Đắt (tiền) nhất chắc chắn là cà phê Hoàng Đế (nằm trên sân thượng khách sạn Hoàng Đế, có thể nhìn toàn cảnh thành phố Huế). Một số quán khác là cà phê Xưa (Kiệt 56 Nguyễn Công Trứ, kiến trúc kiểu Pháp), cà phê Mục Đồng (đường Hùng Vương, bên trong nhà hát lớn), cà phê Serenad (mới chuyển về tầng hầm khách sạc Hoàng Đế), Hawaii (đường Võ Thị Sáu). Các quán này chủ yếu mở nhạc cổ điển, tiền chiến lãng mạn và ban đêm có chơi nhạc sống. Các quán dành cho teen ưa ồn ào, khoe mẽ thì có New Space, Lotus (đường Nguyễn Thái Học), Ryby (ngã 5 Bến Nghé- Đội Cung- Võ Thị Sáu- Nguyễn Thái Học), quán GMT+7( đường Võ Thị Sáu, vô hẻm), cà phê Book (tầng thượng của nhà sách Phú Xuân, mùa hè ngồi mát dã man, mở nhạc cũng tạm), cà phê Mimosa (đường Điện Biên Phủ, có thể ngắm thành phố Huế từ trên cao), cà phê Vô Thường (đường Hà Nội, sau lưng ngân hàng Sài Gòn Thương Tín), cà phê Vỹ Dạ Xưa (đường Nguyễn Sinh Cung), cà phê Nam Giao Hoài Cổ (đường Điện Biên Phủ)
    + Cà phê trung lưu: Các quán này giá cả trung bình, phù hợp với người không nhiều tiền (như mình) và hay đi uống cà phê. Quán loại này cực kỳ nhiều, mình chỉ list một số tiêu biểu:

    * Cà phê Hoàng Phương, Lạc Thảo Viên ở đường Chi Lăng. Đây là 2 quán nhìn về hướng Đông và nằm ven bờ sông Hương nên là địa điểm lý tưởng để vừa uống cà phê vừa ngắm trăng lên. Các quán này cũng mở nhạc khá hay.
    * Các quán cà phê mở nhạc hay, ấm cúng: Cà phê Chiều: Ngã ba Phùng Hưng- Đặng Thái Thân, cà phê đen dở nhưng nhạc hay, ngồi thấy bụi bụi. Cà phê Thảo My đường Chu Văn An (gần Sân vận động). Cà phê Misa đường Nguyễn Huệ (đối diện khách sạn Mondial). Cà phê Trúc Xưa kiệt đường Đặng Thái Thân. Cà phê Hà Miên Xưa đường Đinh Tiên Hoàng nhìn ra hồ Tịnh Tâm. Cà phê Thiên Trúc đường Ông Ích Khiêm (gần cửa Thượng tứ), cà phê Tao Đàn đường Lê Thánh Tôn (ngã tư Lê Thánh Tôn- Đinh Công Tráng). Cà phê Lover, Thiên Thai, Tre vàng đường Lý Thường Kiệt. Không còn gì tuyệt vời hơn nếu trong một ngày mùa đông của Huế, trời mưa không ngớt, bạn ngồi ở một trong những quán này bên một ly cà phê đen nóng sóng sánh, rít một hơi thuốc thật sâu, nghe một bài hát của Trịnh Công Sơn và nhà khói lên trời.
    * Các quán cà phê khác nằm ven bờ sông, lý tuởng để tự họp bạn bè trong mùa hè: Các quán Cây si, Sầu Đông, Lộng gió, Thảo Nguyên... ở đường lê Lợi. Các quán Sông Xanh, Thôn Việt, Nguyệt ca... đường Nguyễn Công Trứ. cà phê Trúc Viên đường Nguyễn Sinh Cung. Cà phê Thủy Trúc Viên đường Lương Ngọc Quyến nằm ven hồ, kiến trúc theo kiểu nhà rường xưa. Cà phê Thưởng Nguyệt đường Tôn Thất Thiệp (gần ngã ba Thạch Hãn- Tôn Thất Thiệp). Cà phê Tôn Nữ Viên đường Phan Chu Trinh. Cà phê Ánh Tuyết, Hoàng Hôn, Vân Lâu... nằm ở bờ bắc sông Hương là nơi để các anh chị chiều tối vào đây uống cà phê tâm sự đến mỏi cả tay.
    * Các quán khác bình thường, không có gì đặc sắc: Cà phê Tigôn đường Lý Thường Kiệt, Hoàng Trúc Viên, Nhật Hạ đường Nguyễn Huệ, Một thoáng Sài Gòn (mới đổi tên lại không nhớ tên gì), Cát Đằng đường Lê Huân, Hương Thời Gian đường Hai Bà Trưng... nhiều.


    * Các quán nước mía: Tập trung nhiều nhất là đường Nguyễn Huệ (đoạn Dòng Chúa cứu thế và đoạn từ Lý Thường Kiệt đến hai Bà Trưng) và đường Đoàn thị Điểm. Nếu bạn muốn biết nữ sinh Huế như thế nào thì hãy ngồi uống nước mía ở đường Đoàn Thị Điểm để ngắm các em đi học. Ngoài ra còn có một tổ hợp nước mía đường Ông Ích Khiêm (gần ngã ba Lê Huân- Ông Ích Khiêm) nhưng chỗ này sắp bị giải tỏa.
    * Các quán sinh tố: Có lẽ đường Nhật Lệ là nổi tiếng nhất về cái vụ sinh tố.
    3. Các quán karaoke:
    Karaoke lớn nhất ở Huế là quán Number one ở đường Hai Bà Trưng. Đường Nguyễn Huệ (Kiệt khách sạn Khang Quang) Và đường Lê Thánh Tôn (Kiệt 100) là 2 tổ hợp karaoke cũng lớn. Mấy ông ăn nhậu phê thì hay lên Cầu Lim vì karaoke em út tập trung ở khu vực này.
    4. Các quán nhậu:
    GSM còn có hội ăn nhậu nên sẽ là thiếu sót lớn nếu không kể đến quán nhậu. Nhưng đành chấp nhận vì cái vụ này không rành lắm, với lại toàn nhậu chùa nên chẳng biết giá cả thế nào để mà nhận xét.

    5. Các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử:
    a. Đại Nội: Dĩ nhiên tới Huế thì ai cũng muốn đi Đại Nội (trừ những người đã từng đi rồi). Vé vào cửa hình như là 35-40K (khách Việt) nhưng nếu bạn đi đúng ngày 2/9 hoặc 30/4 thì miễn phí. (Tất cả các lăng tẩm còn lại cũng vậy). Nếu có thời gian thong thả thỉ bạn nên dành trọn 1 ngày để có thể tham quan hết Đại Nội một cách chi tiết. nên mang theo đồ ăn trưa vì trong này không có bán, chỉ bán đồ uống. Các dịch vụ bên trong: Mặc áo vua chụp ảnh, nếu may mắn thì có thể có Đêm Hoàng Cung.
    b. Lăng tẩm:
    + Lăng Tự Đức: Vua Tự Đức là người nổi tiếng thích thơ ca nên lăng của ông cũng hòa mình vào thiên nhiên. Mất khoảng 2 tiếng để tham quan hết lăng
    + Lăng Đồng Khánh: Nếu đã đi lăng Tự Đức thì bạn nên đi thêm 1 đoạn nữa (khoảng 800m) là đến. Lăng cũng đẹp nhưng hình như đang đóng cửa không cho tham quan.
    + Lăng Minh Mạng: Trong các lăng thì lăng Minh Mạng là xa nhất. Kiến trúc lăng đẹp, hài hòa với thiên nhiên. Nếu có điều kiện thì bạn nên thuê 1 chiếc đò chạy ngược dòng sông Hương, vừa đi vừa ngắm cảnh lên đến lăng Minh Mạng, viếng lăng xong lại thả cho xuôi dòng về bến, chỉ mất khoảng 500K (nhiều nguời cùng đi thì quá rẻ)
    + Lăng Thiệu Trị: Khá gần. Hiện tại đang được trùng tu. Kiến trúc lăng đẹp, hài hòa với thiên nhiên.
    + Lăng Khải Định: Cái lăng duy nhất không có cây xanh, toàn là xi măng vì ông vua này mê kiến trúc Pháp. Lăng nhìn từ dưới chân lên rất hoành tráng nhưng đi khoảng 45' là hết.

    + Các lăng khác: Lăng vua Dục Đức, Thành Thái, Đồng Khánh (mình nhớ không chính xác) nằm ở đường Duy Tân. Hiện nay đã bị các nhà dân lấn chiếm gần hết nên không có gì để tham quan
    c. Chùa chiền: Nói đến Huế mà không nói đến chùa chiền là một thiếu sót lớn. Là một trong những cái nôi của Phật giáo nên không có nơi nào mà chùa chiền nhiều như ở Huế.
    + Chùa Thiên Mụ: Chùa này thì quá nổi tiếng rồi, ai cũng đã từng biết. Mánh để khỏi tốn tiền gửi xe là bạn cứ chạy xe lên đến sát chùa có một đường hẻm, chạy lên, quẹo trái chạy vô chùa, có 1 khoảng sân rộng. Cứ xếp xe gọn gàng vào và khóa cổ sẽ yên tâm tham quan. Các thầy trong chùa cũng để xe khu vực này.
    + Chùa Từ Đàm: Chùa không đẹp nhưng nổi tiếng về lịch sử của nó. Chùa tọa lạc ở góc Điện Biên Phủ- Phan Bội Châu. Khi đi lên nhớ đi đường Điện Biên Phủ, đi xuống bằng đường Phan Bội Châu nếu không muốn ******* thổi vì đi ngược chiều.
    + Chùa Từ Hiếu: Nằm trên đường Lê Ngô Cát (vô hẻm khoảng 300m). Chùa rộng, đẹp.

    + Chùa Huyền Không 1, 2: Chùa Huyền Không 2 đẹp hơn và nằm khá xa thành phố Huế. Có lẽ trong các chùa ở Huế thì chùa này đẹp nhất. Đi vào chùa bạn sẽ có cảm giá như đang đi vào một sơn trang cổ với núi non, suối, các hồ sen nuôi cá, các rặng tre, giếng nước...Đường vào chùa hơi khó đi và khó tìm nên tốt nhất là có thổ địa chỉ đường.
    + Chùa Báo Quốc: Nằm ở đường Lịch Đợi, phía sau Ga huế. Chùa nhỏ, không có nhiều cảnh đẹp như các chùa khác nhưng hình như các thầy ở đây khá hiền và đẹp trai nên có nhiều em sinh viên, học sinh hay lên đây học bài tán tỉnh các thầy.
    + Các chùa khác chùa nào cũng đẹp nhưng nhỏ và ít đi nên không kể ra ở đây.
    d. Nhà thờ: Nhà thờ ở Huế có 2 chỗ nên tham quan là Dòng Chúa cứu thế ở đường Nguyễn Huệ và nhà thờ Phú Cam ở đường Nguyễn Trường Tộ. Nếu có thời gian thì bạn có thể lên đồi Thiên An chơi và ghé thăm Đan viện Thiên An. Lưu ý là các cặp đang yêu nhau thì không nên lên Thiên An và chùa Thiên Mụ.
    + Chùa Túy Vân: Cách xa thành phố Huế, nằm trên một ngọn đồi cao. Đi từ hồi nhỏ nên cũng không nhớ thế nào chỉ nhớ đi lên chùa rất mỏi chân.

    e. Biển: Hai biển mà người Huế thường đi nhất là biển Thuận An và Lăng Cô. Biển Thuận An gần trung tâm hơn, cách Huế khoảng 15Km. Biển không đẹp, bình thường, giá cả đắt đỏ. Nếu biết thì bạn tắm biển xong, chạy ra lại phía ngoài phá Tam Giang (chỗ đóng tàu) ngồi nhậu hải sản rẻ hơn nhiều. Biển Lăng Cô thì đẹp hơn, nhiều khu resort lớn. Lưu ý là cả 2 biển này năm nào cũng gửi vài chú xuống thủy cung lao động không thời hạn. Ngoài ra còn có biển Cù Dù nằm ngay dưới chân núi Túy Vân. Biển này chưa được khai thác nhiều, khá hoang sơ nên ăn uống ở đây cũng rẻ

    f. Suối: Tập trung nhiều ở huyện Phú Lộc như suối Voi, suối Mơ, thác Trượt... Huyện Hương Trà thì có thác A Đon. Những cái này thì Sinh viên, Học sinh hay đi chứ khách thập phương đến ít đi vì suối chỗ nào chẳng như nhau.
    g. Các thắng cảnh khác: Núi Bạch Mã: Nằm ở trên cao, khí hậu tương tự Đà Lạt. Chưa đi lần nào nên không có ý kiến nhưng nghe đồn là đẹp. Suối nước nóng Thanh Tân: Cách Huế khoảng 30Km thích hợp với những ai thích đi dã ngoại. Nước nóng Mỹ An: Cách Huế khoảng 8Km, có mùi lưu huỳnh rất đặc trưng, thích hợp cho những người bị hắc lào, ghẻ lở.
  3. kimngoc66

    kimngoc66 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2010
    Đã được thích:
    1
    Bác nói thế thật ra bác chưa gặp người Huế rồi :-ssĐúng gặp người Huế,gặp người con gái Huế bác sẻ nghỉ khác,xin chia buồn cho sự vô phúc của bác =))=))

Chia sẻ trang này