Có bằng chứng: Mai là cơ hội cuối cùng để thoát hàng cho anh em

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi boy222vn, 10/05/2010.

2244 người đang online, trong đó có 26 thành viên. 04:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 9726 lượt đọc và 65 bài trả lời
  1. ngheoviCK

    ngheoviCK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/09/2008
    Đã được thích:
    12
    Bọn Châu Âu toàn gà ý mà bác, biết thế mà nó vẫn lao đầu vào cover hàng. Vãi lúa
  2. FanHoasua

    FanHoasua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    4.323
    Giờ đâu phải năm 2008 nữa
    KT toàn TG mới hồi thôi mà lại có suy thoái nặng nữa có mà......
  3. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Tấu hài trên F319 ngày càng nhiều, với những lý lẽ rằng : các gói cứu trợ thị trường có mục tiêu là ... làm thị trường càng khủng hoảng hơn nữa.
  4. boy222vn

    boy222vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Đã được thích:
    0
    Mỗ cũng đang ôm cổ, khó ra quyết định quá, mặc dù bằng chứng đã rành rành ra đó
  5. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Tôi khuyên ông 1 câu : nếu rét thì mai cứ chạy hàng ông, không ai cản đâu.
    Mà tranh thủ cho tôi hỏi : ông đang ôm mã nào nhẩy, biết đâu ...he he he... nhớ bán sàn nhé...he he he...
  6. coca71

    coca71 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    126
    đúng là hâm nặng thật
  7. boy222vn

    boy222vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Đã được thích:
    0
    Đang ôm HPC, KLS, WSS, DPM, HPG, ACB, V12, VTO, SDH, PVX
  8. minute9999

    minute9999 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Nếu mà như năm 2008 thế nào thị trường cũng phải tăng nóng như 2007, mà giờ này TT còn lạnh tanh vậy làm sao mà có cơ hội 2008 lập lại chứ.
  9. rama

    rama Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Đã được thích:
    8.331
    Thêm cái này cho đủ bộ : Gói 1 nghìn tỷ USD của EU và IMF chỉ có tác dụng trong ngắn hạn? ( Vì vậy sẽ còn nhiều sóng) :))

    [​IMG]

    Gói giải cứu chỉ “mua” được 3 năm để một số nước dàn xếp lại vấn đề tài chính, tăng tính cạnh tranh cho nền kinh tế mà không giải quyết được vấn đề căn bản.



    Bộ trưởng Tài chính nhóm nước thuộc Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu vào ngày thứ hai đã thể hiện cam kết cao nhất về việc ngăn khủng hoảng nợ khu vực lan rộng và nhiều khả năng sẽ thành công trong việc trấn an thị trường trong ngắn hạn.
    Thế nhưng thị trường hiện vẫn hết sức hoài nghi về khả năng thực thi các chính sách đã đưa ra; ngoài ra, nguyên nhân sâu xa của sự mất ổn định trong khu vực đồng tiền chung châu Âu trong đó có việc thiếu định hướng chung giữa các nền kinh tế, vẫn chưa được giải quyết.
    Vì vậy, thị trường sẽ vẫn lo lắng về triển vọng dài hạn của khu vực đồng tiền chung châu Âu, và các tài sản đồng euro sẽ không thể có lại khoảng thời gian tăng trưởng ấn tượng như đầu năm nay.
    Gói kích thích gần 1 nghìn tỷ USD
    Bằng việc cam kết 500 tỷ euro tương đương 670 tỷ USD tiền vay và đảm bảo các khoản vay dành cho bất kỳ một nước nào cần tiền, ngoài ra Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) công bố hỗ trợ thêm 250 tỷ euro. Giới chức lãnh đạo hàng đầu các nền kinh tế châu Âu có thể nói đã cam kết rất nhiều tiền ngăn khủng hoảng.
    Chiến lược bơm tiền ồ ạt đã từng được Mỹ áp dụng ở thời kỳ đỉnh cao khủng hoảng tài chính 2007-2009, cụ thể là Kế hoạch giải trừ tài sản xấu (TARP) với tổng số tiền 700 tỷ USD.
    Nhóm các chuyên gia kinh tế đã tính toán rằng nếu Bồ Đào Nha, Ireland và Tây Ban Nha, ba nước được coi như có khả năng sụp đổ dây chuyền nếu Hy Lap sụp, không thể tiếp cận được với thị trường nợ, trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2012 sẽ cần khoảng 440 tỷ euro.
    Quỹ chống khủng hoảng với số tiền lên tới gần 1 nghìn tỷ USD được cam kết trong ngày thứ Hai nếu nhìn qua có vẻ rất nhiều. Trong trường hợp cần giải cứu cả Bồ Đào Nha, Ireland và Tây Ban Nha, vẫn còn đủ tiền để cứu Hy Lạp nếu nước này cần 110 tỷ euro trong 2 năm tới và Hy Lạp không thể trở lại thị trường nợ.
    Bằng việc tạo ra một quỹ an toàn, giới chức hàng đầu các nền kinh tế châu Âu dường như đã học được bài học từ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998, thị trường sau đó đã bình ổn khi IMF giải quyết được các vấn đề tại điểm nóng bao gồm Thái Lan, Indonexia và Hàn Quốc.
    Trong trường hợp với gói TARP và một số gói giải cứu khác đưa ra trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu, việc thông báo về gói giải cứu có tác dụng bình ổn thị trường đủ để chính phủ các nước có thể chi tiêu ít hơn nhiều so với họ đã cam kết. Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ không cần phải chi tiêu quá 550 tỷ USD trong số 700 tỷ USD dành cho quỹ TARP.
    Điều tương tự có thể xảy ra tại châu Âu. Với mức lợi suất trái phiếu hiện tại, các chuyên gia phân tích tính toán rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha có thể tiếp tục vay mượn trên thị trường thêm 1 năm hoặc hơn thế nữa mà tình hình tài chính của họ không chịu ảnh hưởng xấu, sự tồn tại của quỹ đó sẽ đẩy lợi suất trái phiếu xuống đủ để nước đó không cần đến tiền hỗ trợ.
    Ngay cả nếu số tiền trong quỹ được tiêu hết, 500 tỷ euro do chính phủ các nước châu Âu cam kết cũng chỉ tương đương 6% tổng GDP của khu vực này, số tiền này được chi tiêu trong vài năm, chẳng thấm vào đâu nếu so với năng lực kinh tế của châu Âu.
    Mong muốn vượt quá khả năng?
    Thị trường tuy vậy vẫn hoài nghi về việc chính phủ một số nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ đóng góp tiền liên tục trong vài năm.
    Tại Đức, đảng của Thủ tướng đương nhiệm đang thua tại một số bang quan trọng, đảng của bà Merkel vì thế có thể mất thế đa số trong Quốc hội. Một lý do đằng sau việc này chính là công chúng phẫn nộ với việc phải bỏ tiền ra để cứu Hy Lạp.
    Bà Merkel cũng thiệt thòi khi Bộ trưởng Tài chính Đức, người ủng hộ quan trọng trong việc cứu Hy Lạp, hiện đang nằm viện.
    Như vậy ở thời điểm nào đó trong những năm tới, chính phủ của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này sẽ ngại đóng góp tiền, đặc biệt là nếu nước nhận tiền không thực hiện tốt những cam kết cắt giảm ngân sách đã được đặt ra khi nhận tiền giải cứu.
    Ngày thứ Hai, Ngân hàng Trung ương châu Âu đưa ra tuyên bố chưa từng có: sẽ mua nợ chính phủ và nợ tư nhân trong khu vực đồng tiền chung châu Âu; các chuyên gia phân tích cho rằng biện pháp trê ngay lập tức sẽ bình ổn thị trường.
    Thế nhưng những gì trước đây cho người ta thấy ECB rất ngại ngần thực hiện biện pháp đó, mới chỉ thứ Năm tuần trước, ECB thậm chí không nhắc tới biện pháp này.
    Vì thế ECB cũng sẽ chỉ thực hiện biện pháp đó rất hạn chế, tất nhiên hạn chế hơn nhiều so với FED khi FED mạnh tay mua lại tài sản trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu.
    Gói giải cứu làm được gì?
    Việc sử dụng gói giải cứu sẽ không thể giải quyết được vấn đề căn bản của các quốc gia: gói giải cứu cũng chỉ mang lại 3 năm để các nước dàn xếp lại vấn đề tài chính và tăng tính cạnh tranh cho nền kinh tế nhằm tồn tại trong giới hạn tiền tệ chặt chẽ của khu vực đồng tiền chung châu Âu.
    Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng Hy Lạp và thậm chí Bồ Đào Nha sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu này, vì thế việc tái cơ cấu lại các khoản nợ dường như không thể.
    Nếu biết trước không thể tái cơ cấu được nợ, các chính phủ có thể sẽ làm điều này sớm chứ không để lâu để giảm gánh nặng lên người dân.
  10. sunset2

    sunset2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2009
    Đã được thích:
    447
    Điên vì mất hàng!

Chia sẻ trang này