Cơ cấu danh mục. Tại sao phải mua??? Nên mua mã nào???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GL1368, 24/04/2012.

6866 người đang online, trong đó có 872 thành viên. 16:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2567 lượt đọc và 49 bài trả lời
  1. comvung

    comvung Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Đã được thích:
    3
    TSC
  2. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    VỚI THÔNG TIN KÝ KẾT HỢP TÁC SẢN SUẤT ĐẤT HIẾM VỚI NHẬT=> DÒNG KHOÁN SẢN HƯỞNG LỢI NHIỀU XIN CHÚC MỪNG [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)] TẤT CẢ CÙNG CHIẾN THẮNG[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  3. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    thằng này tích lũy đã khá lâu, cần phải có thông tin hỗ trợ, phải có lực em nó mới chạy được
  4. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    Tái cơ cấu nền kinh tế, TTCK phải mở đường​

    Tái cơ cấu TTCK và các định chế tài chính được Chính phủ xác định là để loại bỏ các nguy cơ mất an toàn đối với TTCK và nền kinh tế.
    Tái cơ cấu (TCC) hệ thống tổ chức tín dụng và TTCK được Chính phủ định vị là nhiệm vụ đầu tiên phải thực hiện khi triển khai Đề án TCC nền kinh tế thời gian tới. Điều này đang tạo ra cơ hội, đồng thời tăng sức ép để cải cách TTCK nhanh hơn, qua đó gia tăng sức hấp dẫn cho thị trường.

    4 nội dung tái cơ cấu

    Đề án tổng thể TCC nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế vừa được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Điểm đáng chú ý trong Đề án là trong tổng số 5 lĩnh vực TCC, thì TCC TTCK và các định chế tài chính được Chính phủ xác định là nhiệm vụ đầu tiên phải thực hiện của quá trình TCC kinh tế. Điều này tạo áp lực, nhưng đồng thời mở ra cơ hội TCC TTCK khẩn trương hơn, để TTCK thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng trung gian tài chính như mục tiêu mà Đề án xác định.

    TCC TTCK sẽ được thực hiện theo 4 nội dung chính: cơ cấu lại, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hàng hóa trên TTCK; cơ cấu lại cơ sở NĐT theo hướng đa dạng hóa cơ sở NĐT, mở rộng cơ sở NĐT có tổ chức; sắp xếp lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo hướng nâng cao năng lực tài chính, chất lượng dịch vụ và phòng ngừa rủi ro; cuối cùng là cơ cấu lại thị trường giao dịch chứng khoán theo hướng tạo ra một thị trường giao dịch thống nhất với tiêu chí niêm yết, giao dịch, công bố thông tin theo chuẩn mực chung và một hệ thống quản trị điều hành, quản trị rủi ro thống nhất.

    TCC TTCK và các định chế tài chính được Chính phủ xác định là để loại bỏ các nguy cơ mất an toàn đối với TTCK và nền kinh tế, gia tăng năng lực trên tất cả các mặt, hiệu quả hoạt động của từng thành viên và của cả hệ thống. Qua đó, làm cho TTCK thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng trung gian tài chính, nghĩa là huy động và phân bổ vốn từ người tiết kiệm sang người đầu tư, đồng thời chuyển dịch vốn từ ngành và DN kém hiệu quả sang các ngành và DN có hiệu quả cao hơn, giảm dần lệ thuộc của nền kinh tế vào vốn tín dụng, tăng tương ứng tỷ trọng vốn đầu tư cổ phần…

    Cần hành động đột phá

    Thực ra, những giải pháp TCC TTCK đã được đề cập tại nhiều diễn đàn. Bởi vậy, vấn đề mấu chốt để tạo chuyển biến trong thực hiện TCC TTCK, theo ông Lê Văn Châu, nguyên Chủ tịch UBCK, Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán, là cần hành động đột phá. Muốn vậy, không nên ôm đồm triển khai nhiều giải pháp trong thời gian ngắn, mà cần chọn những giải pháp then chốt, để khi thực hiện thành công sẽ tạo sức lan tỏa trong giải quyết những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của TTCK.

    Với góc nhìn như vậy, ông Châu cho rằng, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Tài chính, UBCK và các bộ, ngành liên quan tập trung triển khai quyết liệt 5 giải pháp sau. Thứ nhất, nâng cao hơn nữa vai trò của UBCK, nhằm tạo sự chủ động, linh hoạt và hiệu quả hơn trong quản lý, điều hành thị trường. Thứ hai, sớm hình thành các tiêu chí thành lập và hoạt động của CTCK theo hướng khắt khe và đồng bộ hơn, để đào thải các đơn vị yếu kém, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng đội ngũ trung gian của thị trường. Thứ ba, cơ cấu lại hai Sở GDCK thành một Sở mạnh, mang tầm cỡ quốc gia như định hướng xây dựng TTCK ban đầu. Thứ tư, thỏa thuận hợp tác đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc NHNN ký kết cần được thúc đẩy triển khai bằng các giải pháp cụ thể, quyết liệt, để không chỉ góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đi vào giai đoạn ổn định hơn, mà còn hình thành cơ chế hỗ trợ TTCK phát triển lành mạnh, bền vững. Cuối cùng là cần chú trọng cải thiện chất lượng hàng hóa gắn liền với nâng cao chất lượng NĐT. Để đạt mục tiêu này, cần rà soát lại hệ thống chính sách thuế đánh vào hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán.

    “Lúc đầu, trong quá trình khởi xướng xây dựng TTCK, tôi đề xuất Bộ Chính trị miễn thuế đối với kinh doanh chứng khoán, nhằm hỗ trợ TTCK phát triển trong giai đoạn đầu. Hiện tại, tinh thần của đề xuất này vẫn còn giá trị và nên triển khai sớm”, ông Châu nói.

    Làm thế nào để sớm cụ thể hóa những định hướng lớn của Đề án thành các giải pháp, hành động quyết liệt không chỉ là trăn trở của những người đã nhiều năm lăn lộn với TTCK như ông Châu. Trong quá trình thẩm tra Đề án, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đã kiến nghị một loạt giải pháp, nhằm đảm bảo hiện thực hoá Đề án này. Theo đó, ngoài làm rõ nhiệm vụ của từng bộ, ngành, cần hình thành một thiết chế riêng chịu trách nhiệm giúp Quốc hội, Chính phủ trong tổ chức thực hiện Đề án. Quốc hội cũng cần có Nghị quyết về việc theo dõi, giám sát thực hiện Đề án.

    Theo tìm hiểu của ĐTCK, UBCK vừa xây dựng xong kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và Đề án quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, trình Bộ Tài chính phê duyệt, để tổ chức triển khai. Động thái này cùng với sức ép là người mở đường trong triển khai thực hiện Đề án tổng thể TCC nền kinh tế sắp tới, thị trường kỳ vọng chuyển động chính sách trong lĩnh vực chứng khoán sẽ có bước đột phá. Qua đó, đưa TTCK bước sang giai đoạn phát triển mới bền vững, hiệu quả hơn, đồng thời mở ra cơ hội đầu tư công bằng, minh bạch và hấp dẫn hơn cho NĐT.

    Hữu Đạo

    ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
  5. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    thế này thì :)):)):)):)):)):))[r2)][};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  6. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    Thứ Ba, 24/04/2012 | 17:56

    NHNN: Xem xét giảm lãi suất cho vay với các hợp đồng đã ký ​

    NHNN yêu cầu các TCTD xem xét điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống theo mức lãi suất cho vay hiện hành.

    Ngày 24/04, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ký ban hành văn bản số 2506/NHNN-CSTT gửi các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp về hoạt động tín dụng.

    Theo đó, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp về hoạt động tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ dân từng bước phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất – kinh doanh, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) thực hiện các nhiệm vụ sau:

    Chủ động phối hợp với khách hàng vay trong việc rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay trong việc trả nợ vốn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng.

    Trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay và khả năng tài chính của mình, TCTD thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng vay không có khả năng trả nợ đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng theo quy định tại Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005: Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và TCTD đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo thì TCTD xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay; Khách hàng không có có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và được TCTD đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay thì TCTD xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

    Thực hiện việc phân loại nợ đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.

    Thống đốc cũng yêu cầu, trên cơ sở khả năng tài chính và chính sách khách hàng của TCTD, TCTD xem xét điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống theo mức lãi suất cho vay hiện hành, nhất là đối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động.

    Bên cạnh đó, các TCTD xem xét miễn, giảm lãi phải trả đối với khách hàng bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính theo quy định tại Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và trên cơ sở khả năng tài chính, quy chế miễn, giảm lãi của TCTD.

    SBV
  7. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    Có thể giảm 50% thuế VAT cho doanh nghiệp
    Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu để trong buổi họp thường kỳ với Chính phủ ngày 3-5 tới, đề xuất với Chính phủ giảm 50% thuế giá trị gia tăng (VAT).
    Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết như trên trong hội thảo nhận định kinh tế thế giới và thách thức cho VN năm 2012 do Bộ Tài chính và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức sáng 23-4.

    Bộ Tài chính sẽ họp, tổng hợp ý kiến của nhóm tư vấn, chuyên gia, đánh giá thực trạng DN để đưa ra giải pháp cụ thể, trong đó có giãn thuế và giảm VAT.

    Đánh giá kinh tế quý I, ông Huệ cho rằng kinh tế vĩ mô ổn định nhưng nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu của sự suy giảm, cần giải pháp kịp thời về chính sách tiền tệ, tài khóa để gỡ khó cho cộng đồng DN.

    Trà Phương

    PHÁP LUẬT TPHCM
  8. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    Từ 16-20/04: Lãi suất liên ngân hàng qua đêm giảm tới 2.93%
    Tuần từ 16-20/04, lãi suất giao dịch bình quân liên ngân hàng qua đêm bằng VNĐ giảm mạnh 2.93%.
    Lãi suất giao dịch bình quân VNĐ kỳ này giảm đối với các kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống. Trong đó lãi suất giảm mạnh ở các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần và 2 tháng. Lãi suất qua đêm kỳ này giảm 2.93%%/năm.

    Các kỳ hạn 9 tháng và 12 tháng lãi suất bình quân tăng, trong đó kỳ hạn 9 tháng lãi suất tăng mạnh (tăng 7.26%) tuy nhiên giao dịch ở kỳ hạn này phát sinh không đáng kể. Kỳ này phát sinh giao dịch kỳ hạn trên 12 tháng, nhưng các giao dịch tại kỳ hạn này không sôi động.

    Lãi suất giao dịch bình quân qua đêm kỳ này hiện ở mức 7.57%/năm, giảm 2.93%/năm, trong đó các mức lãi suất bình quân ngày phổ biến quanh các mức 7-8%. Ngoại trừ kỳ hạn 9 tháng, lãi suất các kỳ hạn còn lại dao động từ 6.86% (kỳ hạn 1 tuần) đến 17.09%/năm (kỳ hạn 12 tháng).


    Lãi suất giao dịch bình quân USD kỳ này tăng đối với các kỳ hạn 1 tuần, 3 tuần, 1 tháng; với mức tăng lần lượt là 0.01%, 0.24% và 0.05%. Các kỳ hạn từ 2 tháng đến 6 tháng lãi suất bình quân giảm, với các mức giảm từ 0.41% (kỳ hạn 6 tháng) đến 0.82% (kỳ hạn 3 tháng). Các kỳ hạn còn lại, lãi suất giao dịch bình quân không đổi so với tuần trước. Trong kỳ, không phát sinh giao dịch kỳ hạn 9 tháng.

    Trong tuần qua, thị trường ngoại hối tiếp tục ổn định. Các tổ chức tín dụng vẫn tiếp tục mua ròng từ khách hàng, trạng thái ngoại tệ toàn hệ thống được cải thiện hơn so với tuần trước, tỷ giá niêm yết mua, bán VND/USD của các ngân hàng thương mại đang phổ biến quanh khoảng 20,820/ 20,870 đồng/USD.

    Doanh số bằng VNĐ giảm 3.4%

    Tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong tuần bằng VNĐ đạt xấp xỉ 148,904 tỷ đồng (giảm 3.4% so tuần trước), bình quân khoảng 29,781 tỷ đồng/ngày; bằng USD quy đổi ra VNĐ đạt 72,592 tỷ đồng (giảm 8%), bình quân khoảng 14,518 tỷ đồng/ngày.

    Trong tuần, các giao dịch liên ngân hàng tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn như qua đêm và 1 tuần; với tổng doanh số của các kỳ hạn này bằng VNĐ đạt khoảng 116,665 tỷ đồng, tương đương 78% tổng doanh số; bằng USD quy đổi ra VNĐ đạt khoảng 55,869 tỷ đồng, tương đương khoảng 77% tổng doanh số.

    Minh An (*********)
  9. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    IMF đánh giá tích cực về kinh tế Việt Nam Thứ ba, 24/04/2012 16:34 IMF cũng ủng hộ chủ trương hạn chế phá giá VND 2- 3% đến cuối năm của Ngân hàng Nhà nước.Tháng 3/2012, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã cử Đoàn công tác tham vấn (thực hiện Điều IV Điều lệ Quỹ) vào Việt Nam để đánh giá tình hình và triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2012.

    IMF cho rằng, chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ đã bắt đầu phát huy hiệu quả. Kinh tế Việt Nam nói chung, khu vực tài chính nói riêng đã bắt đầu ổn định trở lại. Thâm hụt tài khóa năm 2011 thấp hơn dự kiến; tỷ lệ đầu tư công và nợ có bảo lãnh của Chính phủ/GDP cũng đã giảm từ năm 2011. Mặc dù tăng trưởng GDP chậm hơn nhưng lạm phát giảm nhanh, thâm hụt cán cân thương mại thu hẹp mạnh, áp lực lên VND giảm.

    Đặc biệt, IMF hoan nghênh việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) gần đây đã tăng dự trữ ngoại hối đáng kể trong khi tỷ giá trên thị trường vẫn nằm trong biên độ chính thức.

    IMF cũng ủng hộ chủ trương của NHNN sẽ hạn chế phá giá tiền đồng ở mức 2%-3% cho đến cuối năm.

    IMF cũng cho rằng, những kết quả về điều hành chính sách tiền tệ được tạo dựng bởi lòng tin vào chính sách tiền tệ. Chính vì vậy, theo IMF, cần coi việc tăng cường lòng tin là ưu tiên cao nhất.

    Về tái cấu trúc ngân hàng, IMF hoan nghênh và đánh giá cao việc NHNN đã thực hiện một số biện pháp nhằm kiểm soát rủi ro xuất phát từ những ngân hàng cho vay quá mức cũng như kiểm soát các ngân hàng yếu kém. Tuy nhiên, theo IMF, việc giải quyết nguy cơ của các ngân hàng nhỏ yếu kém đối với hệ thống tài chính cùng với việc cải thiện năng lực quản trị điều hành của các ngân hàng này sẽ phải mất không ít thời gian.

    Về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2012, IMF dự báo lạm phát sẽ giảm xuống mức một con số mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại (dưới 6%). Dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng khá cho dù thâm hụt cán cân vãng lai tăng đôi chút so với năm 2011 (nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức thâm hụt của năm 2010 trở về trước). Thâm hụt tài khóa giảm dần xuống mức 2,25% GDP (theo định nghĩa của IMF) đến năm 2015.

    Theo IMF, để dự báo này trở thành hiện thực, các nhà hoạch định chính sách cần tiếp tục giữ quan điểm thận trọng. Để kiểm soát lạm phát tốt hơn và ổn định kinh tế vĩ mô cũng như hỗ trợ chính sách tiền tệ và tăng nhanh hơn dự trữ ngoại hối, cần hạn chế mở rộng tài khóa trong năm 2012.
    Nguồn Chinhphu.vn
  10. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    IMF đánh giá tích cực về kinh tế Việt Nam Thứ ba, 24/04/2012 16:34 IMF cũng ủng hộ chủ trương hạn chế phá giá VND 2- 3% đến cuối năm của Ngân hàng Nhà nước.Tháng 3/2012, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã cử Đoàn công tác tham vấn (thực hiện Điều IV Điều lệ Quỹ) vào Việt Nam để đánh giá tình hình và triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2012.

    IMF cho rằng, chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ đã bắt đầu phát huy hiệu quả. Kinh tế Việt Nam nói chung, khu vực tài chính nói riêng đã bắt đầu ổn định trở lại. Thâm hụt tài khóa năm 2011 thấp hơn dự kiến; tỷ lệ đầu tư công và nợ có bảo lãnh của Chính phủ/GDP cũng đã giảm từ năm 2011. Mặc dù tăng trưởng GDP chậm hơn nhưng lạm phát giảm nhanh, thâm hụt cán cân thương mại thu hẹp mạnh, áp lực lên VND giảm.

    Đặc biệt, IMF hoan nghênh việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) gần đây đã tăng dự trữ ngoại hối đáng kể trong khi tỷ giá trên thị trường vẫn nằm trong biên độ chính thức.

    IMF cũng ủng hộ chủ trương của NHNN sẽ hạn chế phá giá tiền đồng ở mức 2%-3% cho đến cuối năm.

    IMF cũng cho rằng, những kết quả về điều hành chính sách tiền tệ được tạo dựng bởi lòng tin vào chính sách tiền tệ. Chính vì vậy, theo IMF, cần coi việc tăng cường lòng tin là ưu tiên cao nhất.

    Về tái cấu trúc ngân hàng, IMF hoan nghênh và đánh giá cao việc NHNN đã thực hiện một số biện pháp nhằm kiểm soát rủi ro xuất phát từ những ngân hàng cho vay quá mức cũng như kiểm soát các ngân hàng yếu kém. Tuy nhiên, theo IMF, việc giải quyết nguy cơ của các ngân hàng nhỏ yếu kém đối với hệ thống tài chính cùng với việc cải thiện năng lực quản trị điều hành của các ngân hàng này sẽ phải mất không ít thời gian.

    Về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2012, IMF dự báo lạm phát sẽ giảm xuống mức một con số mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại (dưới 6%). Dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng khá cho dù thâm hụt cán cân vãng lai tăng đôi chút so với năm 2011 (nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức thâm hụt của năm 2010 trở về trước). Thâm hụt tài khóa giảm dần xuống mức 2,25% GDP (theo định nghĩa của IMF) đến năm 2015.

    Theo IMF, để dự báo này trở thành hiện thực, các nhà hoạch định chính sách cần tiếp tục giữ quan điểm thận trọng. Để kiểm soát lạm phát tốt hơn và ổn định kinh tế vĩ mô cũng như hỗ trợ chính sách tiền tệ và tăng nhanh hơn dự trữ ngoại hối, cần hạn chế mở rộng tài khóa trong năm 2012.
    Nguồn Chinhphu.vn

Chia sẻ trang này