Cơ cấu danh mục. Tại sao phải mua??? Nên mua mã nào???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GL1368, 24/04/2012.

6901 người đang online, trong đó có 864 thành viên. 16:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 2567 lượt đọc và 49 bài trả lời
  1. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    Thứ Ba, 24/04/2012 | 21:38
    Đọc sách | Thảo luận: 0 | A A A
    Nhiều giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản
    Ngày 24/4, tại Hà Nội, Diễn đàn “Bất động sản 2012: Cơ hội trong khủng hoảng” do Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Xây dựng chủ trì, báo Diễn đàn doanh nghiệp phối hợp với Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức.
    Tại diễn đàn, các đại biểu đều nhận định, năm 2011, thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua một đợt suy thoái kéo dài khiến cho các doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư trong lĩnh vực này gặp không ít khó khăn. Thị trường gần như “đóng băng” hoàn toàn vì giá bất động sản giảm sâu và có dấu hiện chạm đáy. Nguồn vốn rời bỏ thị trường từng được đánh giá là có khả năng sinh lời cao nhất, nhiều phân khúc thị trường tụt dốc khá sâu, thậm chí đã xuất hiện một số đợt bán tháo…

    Nhận định về thị trường giai đoạn hiện nay, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng VCCI chia sẻ: Các doanh nghiệp nhà đầu tư bất động sản đã trải qua một thời kỳ khó khăn. Để tồn tại được đến ngày hôm nay đó là sự nỗ lực to lớn của doanh nghiệp, của nhà đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức, chúng ta cũng nên nhìn nhận đây nhhư là một cơ hội để doanh nghiệp, nhà đầu tư cơ cấu lại các hoạt động kinh doanh, kiện toàn lại bộ máy từng bước ổn định, phát triển bền vững.

    Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia Cấn Văn Lực cũng cho biết, trong quý I/2012 hơn 350 sàn giao dịch bất động sản đều vắng khách dù có rục rịch trở lại trong tháng 3/2012. Giá bất động sản ở các phân khúc (thương mại, nhà ở, nghỉ dưỡng...) đều tiếp tục giảm giá.

    Để thị trường bất động sản tiếp tục khởi sắc, ông Phan Thành Mai, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đưa ra kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước nên thúc đẩy quá trình tái cơ cấu các khoản nợ của các doanh nghiệp bất động sản, tập trung vào các doanh nghiệp có chỉ số tín nhiệm cao; có chính sách vay ưu đãi cho người tiêu dùng nhà ở thực sự; có các chính sách vay ưu đãi cho các doanh nghiệp thuộc thị trường vật liệu xây dựng để giảm chi phí đầu vào, góp phần hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm.

    Bên cạnh đó, tiếp tục nới rộng các nhóm đối tượng bất động sản ra khỏi khu vực “không ưu tiên” bị khống chế 16% tổng dư nợ; sớm đưa vào thí điểm mô hình Quỹ tiết kiệm cho vay nhà ở; giải quyết một số vấn đề còn tồn đọng từ 2011 như nghiên cứu, sửa đổi quy định về nộp thuế thu nhập cá nhân trong giao dịch bất động sản; ban hành quy định cho phép xây dựng nhà ở thương mại có diện tích nhỏ 30, 40, 50m2 (như đang có trên thế giới).

    Ở khía cạnh nghiên cứu thị trường, ông John Gallander, Giám đốc Savills Hà Nội cho rằng, Chính phủ Việt Nam nên ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài đến làm việc. Chính sách này không chỉ tốt trong ngắn hạn mà cả trong trung và dài hạn./.

    Minh Thúy

    VIETNAM+
  2. hoangviet289

    hoangviet289 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2010
    Đã được thích:
    173
    Ok bác, bác có tấm lòng chúc bác đầu tư thắng lợi [r2)][r2)][r2)]
  3. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    Mua lại nợ xấu: Cứu DN, cứu cả ngân hàng
    Tình trạng nợ xấu của các DN đang tăng mạnh, tác động tiêu cực đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Vậy đâu là lối ra giải quyết thực trạng này?
    ĐTCK đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

    Nợ xấu của hệ thống ngân hàng mặc dù chưa đến 3,7%, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, trong giai đoạn khó khăn Chính phủ nên đứng ra mua lại, làm sạch khoản nợ xấu, nhằm tạo đà cho ngân hàng bắt kịp nhịp tăng trưởng trong thời gian tới. Quan điểm của ông về hướng giải quyết nợ xấu này ra sao?

    Chính phủ các quốc gia khác trên thế giới vẫn mua bán nợ xấu một cách bình thường và Việt Nam cũng nên tiến hành theo cách như vậy. Ví dụ, Chính phủ cũng đã khuyến khích các TCTD bán lại các khoản nợ xấu cho Công ty Mua bán nợ của Bộ Tài chính. Giao dịch này về mặt bản chất chính là Nhà nước mua lại các khoản nợ xấu. Vấn đề chính là phải có đối tượng, có tiêu chí cụ thể. Tôi nghĩ rằng, những khoản gọi là nợ xấu mà Chính phủ có thể xem xét mua phải là những khoản nợ liên quan đến phát triển kinh tế trực tiếp, có tính chất an sinh xã hội hoặc tác động đến tăng trưởng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể mua bán nợ xấu như thế nào.

    Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, chính các ngân hàng cũng không mặn mà với việc bán lại nợ xấu. Một trong những lý do chính là e ngại sẽ “lộ” ra khoản nợ xấu trên thực tế cao hơn nhiều so với con số chính thức công bố, thưa ông?

    Theo tôi, việc giấu nợ xấu là không nên, mọi chuyện cần phải minh bạch. Hiện nợ xấu một phần cũng do tác động của khủng hoảng kinh tế, đó là những nguyên nhân khách quan buộc phải chấp nhận. Mặt khác, tình hình nợ xấu của DN sẽ tác động xấu đến ngân hàng. Trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, rất khó có thể duy trì mức nợ xấu dưới 1% hay 1,5%. Tất nhiên, người mua nợ cũng phải tính toán, phải thấy có lợi thì mới mua. Chính phủ cũng vậy, phải thấy được việc mua lại nợ xấu của các ngân hàng sẽ mang lại lợi ích gì cho nền kinh tế…

    Vì vậy, tôi cho rằng, trong điều kiện thực tế cụ thể, Thống đốc NHNN nên xem xét đến bài toán có thời hạn hiệu lực để chấp nhận tỷ lệ xấu của nền kinh tế đối với các TCTD.

    Vậy theo ông, các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến những khoản nợ nào?

    Thực ra, điều này là rất khó, tùy thuộc vào “khẩu vị” của từng nhà đầu tư, tùy thuộc vào từng khoản nợ. Lẽ đương nhiên, phải thấy có lợi thì nhà đầu tư mới mua. Vì lẽ đó, theo tôi, bên cạnh “giá” của các khoản nợ thì điều cần quan tâm hơn là khả năng sinh lời của khoản nợ đó. Khi DN được mua lại, người mua xác định sẽ tái cấu trúc để các đơn vị này hoạt động lành mạnh và phát triển. Cũng không loại trừ khả năng nhà đầu tư mua lại DN, dự án, sau đó cơ cấu lại để bán.

    Về nguyên tắc, cần tạo ra một thị trường mua bán nợ. Khi đó, những DN, dự án có tiềm năng gặp khó khăn ngắn hạn chắc chắn sẽ có giao dịch.

    Hiện một số ngân hàng đang thực hiện miễn giảm lãi trên phần vay cũ của DN với mục tiêu xóa dần nợ xấu. Nhìn nhận của ông về vấn đề này như thế nào?

    DN trả hết khoản vay với mức lãi suất cũ sẽ được cho vay với lãi suất mới sẽ giảm ít nhất 3 - 4%/năm. Cụ thể hơn, giả sử một DN vay một khoản với lãi suất 18,5%/năm, hiện mức lãi suất đồng loạt của khoản vay này là 14%/năm. Khi đó, DN có thể huy động ở đâu đó mang về trả nợ và sẽ được cho vay bù đắp để khôi phục dư nợ với lãi suất mới. DN sẽ tiết kiệm được 4%/năm lãi suất, đồng nghĩa ngân hàng sẽ mất đi một phần lợi nhuận, nhưng nếu cứ để lại đến khi đáo hạn, chưa chắc ngân hàng đã đòi được hết.

    Thuật ngữ gọi đây là hiện tượng đảo nợ, nhưng quan trọng là về bản chất do điều kiện khó khăn của nền kinh tế tác động mà vẫn tiếp tục để khoản nợ với lãi suất cao thì DN càng khó có khả năng trả nợ. Trong những lúc khó khăn, phải có những giải pháp đặc thù để giải quyết tình thế thực tế. Bởi bản thân người thiệt là ngân hàng chứ không phải là khách hàng, ngân hàng đã chấp nhận suy giảm lợi nhuận.

    Cụ thể thì các ngân hàng sẽ gánh chịu thiệt thòi ra sao?

    Ví dụ cụ thể như ở BIDV, mặc dù chưa có tính toán cụ thể, nhưng ít nhất chúng tôi sẽ phải giảm lợi nhuận khoảng 1.200 - 1.500 tỷ đồng trong điều kiện này để hỗ trợ cho các DN. Hiện nay, chúng tôi đang rà soát lại những khoản dư nợ hiện hữu có mức lãi suất từ 17%/năm hoặc 16,5%/năm trở lên để phải có biện pháp xử lý. Nếu không có biện pháp xử lý thì dù lãi vẫn còn đó, nợ cũng nằm im, chắc là khó trả được. Cho nên, tôi đã đề xuất với Thống đốc, ví dụ như các DN mà Nhà nước sở hữu 100% hoặc Nhà nước sở hữu chi phối thì nên có biện pháp điều chỉnh ngay lãi suất trên số dư hiện có. Với các DN khác thì khuyến khích hình thức đi huy động để hoàn trả rồi sẽ được cho vay mới. Nói thật, nếu không cứu DN, DN chết thì ngân hàng cũng chết.

    Hồng Dung thực hiện

    ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
  4. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    BBC KẾT QUẢ KHÔNG ĐƯỢC KHẢ QUAN BÁC XEM XÉT BÁN BỚT CẰN ĐIỀU CHỈNH VỀ VÙNG HẤP DẪN MUA LẠI
  5. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    Thứ Ba, 24/04/2012 | 21:47

    Bộ Xây dựng: Cho cắt nhỏ căn hộ lớn để giảm giá nhà​
    => THÔNG HẾT
    Bộ Xây dựng cho phép các dự án hiện nay được “bổ đôi” diện tích căn hộ xây dựng diện tích nhỏ để phù hợp với nhu cầu thị trường, diện tích từ 25 đến 40m2 đối với nhà ở xã hội và nhà ở thương mại.
    Trao đổi với PV Infonet ông Nguyễn Trọng Ninh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết.

    Cụ thể Bộ Xây dựng đang hoàn thiện Nghị định quản lý phát triển đầu tư nhà ở đô thị đang được lấy ý kiến, trong quý 2 tới đây sẽ áp dụng.

    Theo đó, Bộ Xây dựng cho phép các dự án hiện nay được “bổ đôi” diện tích căn hộ xây dựng diện tích nhỏ để phù hợp với nhu cầu thị trường, diện tích từ 25 đến 40m2 đối với nhà ở xã hội và nhà ở thương mại.

    Ông Ninh đưa ra những vấn đề bất cập về nhà ở là thiếu chiến lược quy hoạch, việc phát triển thị trường BĐS thời gian quan chưa gắn với định hướng thị trường, định hướng cho DN. Theo số liệu hiện nay trên địa bàn TP. Hà Nội có 512 dự án bất động sản, trong khi đó dân số Hà Nội khoảng 6,4 triệu người, trong đó dân số đô thị chưa đến 2 triệu người. Như vậy, việc thị trường phát triển lệch lạc giữa cung và cầu.

    Vừa qua, Bộ Xây dựng đã làm việc với Ngân hàng để rà soát lại các dự án cho vay để phát triển nhà ở xã hội, đối với những DN không đảm bảo điều kiện sẽ không cho vay, đặc biệt là tài sản thế chấp.

    Mở rộng các đối tượng được mua nhà thu nhập thấp thành 8 đối tượng: công nhân, người nghèo nông thôn, sinh viên, cán bộ viên chức, công chức, nhân viên trí thức, sỹ quan, quân nhân, người già cô đơn, nạn nhân chất độc gia cam.

    Vấn đề tín chấp bất động sản, tiếp tục rà soát và cho vay đối với các dự án bất động sản có thể hoàn thành trong năm 2012, đặc biệt là các dự án nhà ở xã hội. Hạn chế cho vay cá nhân đầu tư bất động sản và hạn chế cho vay các dự án mới, dự án nhà ở cao cấp. Trong chính sách tài chính tín dụng cần nghiên cứu trong thời gian tới, chúng tôi đã hoàn thiện đề án Quỹ tiết kiệm nhà ở và đang được lấy ý kiến các bộ, ngành.

    Đồng thời kết hợp tái cơ cấu việc phát triển nhà ở xã hội tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP. HCM. Nghiên cứu thành lập Quỹ tín thác bất động sản và cơ quan tín chấp bất động sản, cơ quan này có nhiệm vụ tìm ra nguồn vốn tín chấp bất động sản trung và dài hạn với lãi suất vừa phải, để phát triển các dự án.

    Tiếp tục giãn thuế đối với DN bất động sản, xem xét lại thuế thu nhập cá nhân đối với việc mua bán bất động sản. Đối với nhà ở xã hội Bộ Xây dựng tiếp tục kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính tiếp tục cho phép các dự án nhà ở xã hội được miễn giảm phù hợp với sản phẩm hàng hóa và đối tượng khách hàng.

    Tiếp tục rà soát đầu tư nước ngoài tham gia thị trường bất động sản ở VN, vì thời gian qua có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia dự án với số vốn lớn, nhưng nhiều dự án bất động sản vẫn nằm bất động. Trong khi đó, các DN nước ngoài lại ưu đãi hơn đối với các DN trong nước khi tham gia thị trường này, và vốn của nhà đầu tư nước ngoài đem về nước họ để đầu tư ngành khác. Thời gian tới, Bộ xây dựng sẽ rà soát lại và có giải pháp quản lý, cấp phép.

    Nguyễn Hiếu

    INFONET
  6. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    Thứ Ba, 24/04/2012 | 22:27
    Đọc sách | Thảo luận: 0 | A A A
    Giá gas sẽ giảm thêm 30.000 đồng/bình
    Thông tin từ các công ty kinh doanh gas trong nước cho biết giá gas thế giới hiện nay đang chào dưới 900 USD/tấn, tức giảm khoảng 100 USD/tấn so với giá công bố hồi đầu tháng 4 vừa qua
    Với mức giá mới này, tính ra mỗi bình gas 12 kg sẽ giảm tương ứng hơn 30.000 đồng/bình. Như vậy, giá bán lẻ từ đầu tháng 5 tới sẽ còn khoảng 370.000 - 380.000 đồng/bình 12 kg.

    Tuy nhiên, theo giới kinh doanh, giá gas bán lẻ sắp tới sẽ không được các công ty kinh doanh giảm tương ứng với giá thế giới mà chỉ giảm khoảng 20.000 đồng/bình 12 kg do phải bù vào mức lỗ trước đó. Đầu tháng 4 vừa qua, giá thế giới giảm mạnh song nguồn hàng tồn trước đó (trong tháng 3) còn khá nhiều.

    N.Hải

    NGƯỜI LAO ĐỘNG
  7. chenchen

    chenchen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    2.458
    Tôi cũng rất kết KTB đã mua rồi nhưng ít quá. ngày mai không biết có giá xanh để mua thêm không nữa?
  8. coca71

    coca71 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    126
    sao ko thấy ai nhắc tới LCG nhể. ngày mai em tính múc ko biết ra lễ có ổn ko các bác.
  9. duc007

    duc007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/06/2010
    Đã được thích:
    617
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]......SBA.....SBA.....SBA...[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][};-[};-[};-[};-[};-
  10. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    Tiếp tục kiến nghị nhiều giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản Thứ tư, 25/04/2012 07:25 Theo kiến nghị, giải quyết vẫn đề vốn vẫn là ưu tiên hàng đầu để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển.Hôm qua (24/4), Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Xây dựng chủ trì, báo Diễn đàn doanh nghiệp phối hợp với Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn "Bất động sản 2012: Cơ hội trong khủng hoảng".

    Tại diễn đàn, các đại biểu đều nhận định, năm 2011, thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua một đợt suy thoái kéo dài, giá bất động sản giảm sâu và có dấu hiện chạm đáy. Nguồn vốn rời bỏ thị trường, nhiều phân khúc thị trường tụt dốc khá sâu, thậm chí đã xuất hiện một số đợt bán tháo…

    Nhận định về thị trường giai đoạn hiện nay, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng VCCI cho rằng bên cạnh những thách thức, đây là một cơ hội để doanh nghiệp, nhà đầu tư cơ cấu lại các hoạt động kinh doanh, kiện toàn lại bộ máy từng bước ổn định, phát triển bền vững.

    Để thị trường bất động sản tiếp tục khởi sắc, ông Phan Thành Mai, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước nên thúc đẩy quá trình tái cơ cấu các khoản nợ của các doanh nghiệp bất động sản, tập trung vào các doanh nghiệp có chỉ số tín nhiệm cao, có chính sách vay ưu đãi cho người tiêu dùng nhà ở thực sự.

    Nhà nước cần có các chính sách vay ưu đãi cho các doanh nghiệp thuộc thị trường vật liệu xây dựng để giảm chi phí đầu vào, góp phần hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm.

    Bên cạnh đó, tiếp tục nới rộng các nhóm đối tượng bất động sản ra khỏi khu vực "không ưu tiên" bị khống chế 16% tổng dư nợ, sớm đưa vào thí điểm mô hình Quỹ tiết kiệm cho vay nhà ở, giải quyết một số vấn đề còn tồn đọng từ 2011 như nghiên cứu, sửa đổi quy định về nộp thuế thu nhập cá nhân trong giao dịch bất động sản, ban hành quy định cho phép xây dựng nhà ở thương mại có diện tích nhỏ 30, 40, 50m2 như đang có trên thế giới.

    Ở khía cạnh nghiên cứu thị trường, ông John Gallander, Giám đốc Savills Hà Nội cho rằng, Chính phủ Việt Nam nên ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài đến làm việc. Chính sách này không chỉ tốt trong ngắn hạn mà cả trong trung và dài hạn.

Chia sẻ trang này