cổ đông của ITA tập trung vào đây

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi saigonvangem, 09/05/2012.

2561 người đang online, trong đó có 32 thành viên. 03:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2636 lượt đọc và 42 bài trả lời
  1. bacbabuonchung

    bacbabuonchung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2010
    Đã được thích:
    168
  2. ruagia84

    ruagia84 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2012
    Đã được thích:
    0
    Bác rất hay, tin rất chuẩn:)>-:)>-:)>-
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    ITA chống thâu tóm thành công !!![r2)][r2)][r2)][r2)]
    ================================================
    Chuyển nhượng 22 triệu CP ITA: Sai sót có chủ đích?









    [​IMG]
    Sự kiện Trường Đại học Tân Tạo (TTU) âm thầm bán ra hơn 22 triệu CP của CTCP Đầu tư công nghiệp Tân Tạo (ITA) khiến không ít người đặt câu hỏi về mục đích của sự việc này.
    Giải trình mâu thuẫn

    Theo công bố của Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE), từ ngày 11-11-2011 đến 27-3-2012, TTU đã bán ra hơn 22,1 triệu CP ITA nhưng không công bố về thay đổi sở hữu cổ đông lớn.

    Giải thích về sai phạm này, bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch HĐQT của ITA lẫn TTU (bà Yến là người sáng lập TTU), cho biết toàn bộ số CP mà TTU sở hữu đều do chính bà Yến tặng cho nhà trường trước đó.

    Do gặp khó khăn về vấn đề tài chính nên TTU phải bán số CP này để trang trải các chi phí hoạt động. Cũng theo bà Yến, việc bán số CP này là bán thỏa thuận cho lãnh đạo ITA chứ không hề bán ra ngoài. Do đó, số CP này thực chất vẫn thuộc sở hữu của các cổ đông nội bộ. Với suy nghĩ đó, nên lãnh đạo TTU không công bố thông tin.

    Đã có không ít ý kiến cho rằng cách lý giải của bà Yến nghe có vẻ hợp tình nhưng thực tế lại hết sức mâu thuẫn. Thứ nhất, mục tiêu của bà Yến khi thành lập TTU là phát triển để trở thành trường đại học tầm cỡ thế giới nhưng mới chỉ tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm 2011, TTU đã rơi vào tình trạng hụt vốn là điều không thể chấp nhận được.

    Thứ hai, thật khó tin khi những người quản lý TTU lại không biết rằng việc bán ra CP có số lượng lớn bắt buộc phải đăng ký với các cơ quan quản lý chứ không thể muốn bán là đem ra bán như món hàng ở chợ.

    Dấu hiệu trục lợi?

    Ngoài các vấn đề trên, việc TTU âm thầm bán ra CP ITA còn khiến dư luận đặt nghi vấn về ý đồ sang nhượng CP này. Tại sao TTU không bán trực tiếp trên sàn mà lại bán thỏa thuận cho các cổ đông nội bộ của ITA. Phải chăng TTU bị ép bán CP ITA với giá thấp hơn thị trường cho các cổ đông của ITA để trục lợi.

    Còn nếu TTU bán đúng giá thị trường, việc bán ra ITA ở thời điểm này cũng không hề bình thường. Lý do để mọi người đặt ra nghi vấn là ngay sau khi TTU bán CP, giá CP ITA liên tục tăng giá nhờ thông tin doanh nghiệp này chi trả cổ tức và thưởng CP cho cổ đông với tỷ lệ lên đến 30% (ngày giao dịch không hưởng quyền là 10-4-2012).

    Một hiện tượng hết sức khó hiểu nữa là tại ĐHCĐ của ITA mới đây, các cổ đông của ITA đã phê chuẩn tờ trình về việc phát hành 140 triệu CP ưu đãi bằng mệnh giá cho TTU, Quỹ ITA Vì tương lai, CTCP Delta Miền Nam, Công ty TNHH Xây dựng Tân Đức, CTCP Sản xuất và Giải trí Ban Mai để cấn trừ số tiền 1.400 tỷ đồng các đơn vị này đã “chi viện đặc biệt” cho ITA trong năm 2010 và 2011.

    Việc chi này để khắc phục tình hình khó khăn về tín dụng, do chủ trương của ngân hàng thắt chặt tín dụng và các khách hàng trong khu công nghiệp không có khả năng thanh toán tiền thuê mua nhà xưởng, đất đai. Thêm một câu hỏi được đặt ra là tại sao khi ITA khó khăn, TTU bỏ tiền ra ứng cứu nhưng khi TTU khó khăn, ITA lại “ép” bán tài sản dù tình cảnh của ITA cũng không sáng sủa hơn.

    Theo báo cáo tài chính quý I-2012 của ITA, doanh thu thuần chỉ đạt 7,6 tỷ đồng (giảm 82% so với cùng kỳ năm 2011), lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 3,7 tỷ đồng (giảm 84%).

    Nguyên nhân chính là tình hình kinh tế khó khăn, bất động sản bị đóng băng đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ITA, nên trong quý I-2012 đơn vị không ký được hợp đồng cho thuê đất khu công nghiệp, bán nền khu đô thị, trong khi cùng kỳ năm trước đơn vị ký được hợp đồng với doanh thu đạt 34 tỷ đồng.

    Sự kiện TTU bán CP ITA nhưng không công bố một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng vi phạm công bố thông tin trên TTCK hiện nay. Việc UBCKNN còn quá nhẹ tay với các vi phạm này chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh nghiệp xem nhẹ việc này.

    Khi các cổ đông lớn sẵn sàng nộp phạt vài chục triệu để vi phạm trục lợi thì các cổ đông nhỏ vẫn là người chịu thiệt thòi. TTCK sẽ không thể minh bạch nếu tình trạng này cứ xảy ra như vậy.

    Theo Kim Giang
    Sài gòn đầu tư tài chính

Chia sẻ trang này