Cổ đông ICG mời vào

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khuctinhsy, 01/09/2011.

2984 người đang online, trong đó có 257 thành viên. 06:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 3911 lượt đọc và 81 bài trả lời
  1. mamorio

    mamorio Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Đã được thích:
    8

    Dẹp vấn đề chính trị ra nói riêng về kinh tế thôi nhá;

    Tất cả những thứ bạn nói là thuận mua vừa bán mà, nếu nó có bán tất cả những thứ mà bạn cho là độc hai đó nhưng bạn không thích mua thì có sao không? Không sao cả! Mình đi mua về sao lại trách người ta?

    Thuận mua vừa bán mà.
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thuận mua vừa bán , đúng thế , nhưng đem hàng nhái , hàng độc hại để lừa đảo người tiêu dùng VN thì sao ?

    Nếu con bạn ăn bánh trung thu TQ hoặc của VN nhưng nguyên liệu nhập lậu từ TQ , sau đó bị ngộ độc thì bạn nghĩ thế nào , có còn giữ ý kiến thuận mua vừa bán không ?

    SINH-TU
    Hai bàn tay trắng làm nên nợ nần
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    13:50, 01/06/10


    Được cảm ơn 2881 lần

    [​IMG]Theo đuôi

    [​IMG] 29/08/11, 09:49 #561 Một số sản phẩm độc hại từ Trung Quốc ( Phần 1)

    [​IMG]
    Gần đây, chất độc hại liên tục được phát hiện trong các sản phẩm từ Trung Quốc khiến người tiêu dùng lo lắng. Báo Pháp Luật TPHCM xin thống kê một số sản phẩm đã được phát hiện là có độc hại và vài gợi ý phòng tránh để bạn đọc có thể cân nhắc, lựa chọn khi mua sắm.


    Tin đồn về trái cây chứa chất phá hủy nội tạng.
    Ảnh minh họa ( nguồn internet)
    Theo một số giáo sư công nghệ hóa học và bác sĩ dinh dưỡng, không có loại trái cây nào ngâm hóa chất khi ăn vào cơ thể có sức mạnh phá hủy nội tạng ở người. Tuy nhiên, những chất bảo quản nhằm giữ độ tươi và màu sắc củ quả hiện đang được sử dụng đều có tính độc và thẩm thấu rất mạnh vào bên trong củ quả, gây nguy hiểm cho gan, gây ung thư và nghiêm trọng nhất là làm chậm sự phát triển của trẻ nhỏ.
    Rất khó nhận biết chất bảo quản trong trái cây. Nhưng với một số loại quả thông dụng, nếu chú ý vẫn có thể phân biệt được. Với cam, quýt và các loại quả tương tự, khi bị ngâm thuốc bảo quản, phần cuống và lá sẽ bị rụng. Riêng với quả lê và táo, nếu vỏ ngoài xỉn màu, cứng, cuống trắng lốm đốm là đã bị ngâm chất bảo quản. Tốt nhất, nên chọn trái cây tại các cửa hàng uy tín, bao bì bảo quản và giá cả hợp lý. Đừng vì giá rẻ một chút mà quên đi sức khỏe của chính mình và gia đình.
    Đỗ đen có chất hóa học độc hại
    Kết quả cuộc kiểm tra của Cục quản lý Chất lượng và Kỹ thuật thành phố Chaoyang, tỉnh Liaoning, Trung Quốc vào đầu tháng 8/2009 đã cho thấy mỗi một cân đỗ hạt nhiễm độc có thể chứa 16-110 mg đồng. Sulfat Đồng được sử dụng là một hợp chất hóa học độc hại để làm cho những hạt đậu trông tươi hơn. Người ăn phải đỗ đen chứa chì này có thể bị nhiễm độc chì trong máu và khả năng nhiễm cao hơn đối với trẻ em. Báo Tân hoa xã ngày 20/8/2009 đưa tin, 1.354 trẻ sống gần nhà máy luyện mangan Wugang ở thị trấn Wenping tỉnh Hồ Nam (miền trung Trung Quốc) đã được xác nhận có lượng chì trong máu cao hơn 100 milligram/lít so với mức bình thường là 0-100 milligram/lít.
    Gia vị độc hại tràn lan
    Gia vị thường được sản xuất từ các cơ sở nhỏ nên khó kiểm soát chất lượng
    Vừa qua, Thanh tra Sở Y tế TPHCM phát hiện, buộc thu hồi tiêu hủy gần 1 tấn sa tế dùng để nấu cà ri, bò kho... chứa độc chất gây ung thư. Theo Sở Y tế, các loại gia vị nhiễm độc này được bày bán nhiều tại các chợ Bình Tây, Trần Bình. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy các loại gia vị nói trên nhiễm chất Rhodamine B với hàm lượng thấp nhất là 12,8 µg/kg và cao nhất là 680,5 µg/kg. Bốn cơ sở kinh doanh, sản xuất có sản phẩm nhiễm hóa chất độc hại này là sạp 182 (chợ Bình Tây); sạp 271-Long Phụng (chợ Trần Bình); sạp 66-Thành Lâm (quận 6); cơ sở chế biến gia vị Hãng Nam Ấn (quận 6). Theo quy định hiện hành của Bộ Y tế, Rhodamine B là hóa chất dùng trong công nghiệp nhuộm, dệt và tuyệt nhiên cấm dùng trong thực phẩm.
    Melamine trong sữa
    Tiêu hủy sữa nhiễm độc melamine ở Trung Quốc - Ảnh: Reuters
    Melemine là hóa chất độc hại thường được sử dụng trong công nghiệp nhựa và phân bón. Những kẻ phạm tội đã cho melamine vào sữa để làm tăng hàm lượng đạm và kiếm lợi nhuận.
    Trân châu polymer trong trà sữa
    Món trà sữa trân châu độc hại vẫn được giới trẻ trong nước ưa thích vì mùi vị thơm, màu sắc bắt mắt và đặc biệt là độ dẻo dai là lạ của các loại hạt trân châu. Thế nhưng thành phần làm ra ly sữa và hạt chân trâu rất độc hạ. Trong đó có chứa một số độc tố hóa học sử dụng trong công nghiệp như: Clo sunfat natri ngậm nước (Na2SO4.10H2O), chất dẻo cao phân tử (hay thường gọi là nhựa - polime), đường hóa học, và bột sữa...
    Sau vụ lùm xùm về việc hạt trân châu trong trà sữa có chứa hạt polyme xuất xứ từ Trung Quốc được bày bán tràn lan ở VN, sản phẩm này có phần kém được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, khi mọi việc lắng xuống, mặt hàng này vẫn có thể vẫn còn tiếp tục được bày bán lén lút với giá thành rẻ.
    Dầu ăn Trung Quốc
    Vừa qua, tờ China Daily cho hay có tới 1/10 lượng dầu ăn được sử dụng ở Trung Quốc có thể được tái chế từ dầu đã dùng ở các nhà bếp và nhà hàng. Loại dầu này chứa chất được gọi là “aflatoxin”, chất gây ung thư và rất độc hại.
    Ủy ban an toàn thực và dược phẩm quốc gia Trung Quốc cho biết các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm bị phát hiện sử dụng dầu ăn từ các nguồn không rõ, hoặc nếu họ mua “dầu bẩn” sẽ bị đình chỉ hoạt động ngay lập tức và bị xử theo pháp luật. Hiện nay chưa có thông tin gì về việc loại dầu ăn này đã xuất hiện ở VN hay chưa, nhưng người tiêu dùng vẫn nên cẩn thận và chú ý không sử dụng các loại dầu ăn không rõ nguồn gốc.
    Kem đánh răng chứa hóa chất
    Bao bì kem đánh răng "Mr Cool" ( Ảnh: AP)
    “Mr Cool” và “Excel” là hai nhãn hiệu kem đánh răng sản xuất tại TQ đã được phát hiện là có chứa hóa chất độc hại có thể gây ung thư. Chất diethylen glycol (D.G) tìm thấy trong hai nhãn hiệu kem đánh răng này là hóa chất công nghiệp, tuyệt đối không dùng trong thực phẩm, mỹ phẩm.Chúng được sử dụng không phải với mục đích tạo vị ngọt mà để tạo độ dẻo và chống đông cho kem đánh răng.
    Hiện nay tại VN không bày bán loại sản phẩm này, nhưng hai nhãn hiệu này đã từng có mặt tại thị trường Anh, Mỹ, Panama, Australia, Dominica và bị các nhà chức trách Dominica phát hiện. Nếu bạn có sử dụng các loại hàng hóa xách tay từ nước ngoài hoặc hàng hóa bán không rõ nguồn gốc thì cần cẩn thận nhận biết chúng.

    PLO Tổng hợp
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. datruc

    datruc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2011
    Đã được thích:
    38
    Thành thật chia sẻ cảm xúc với bạn. Nhưng người ta kinh doanh mà bạn, kệ người ta, hãy nói chuyên ICG thôi. Cái chủ top này hâm, quảng cáo không đúng chỗ cho người ta ghét.
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Vấn đề là nhiều người dân không biết sự độc hại của hàng Trung Quốc , rất nhiều chất phụ gia đã bị cấm ở TQ nhưng vẫn cho vào thực phẩm xuất qua VN , bạn biết điều đó không ?
    Khi người tiêu dùng mua nhầm hàng thì là lỗi của người tiêu dùng , hay họ bị lừa gạt ?

    Con bạn uống sữa có melamin do bạn mua , mà bạn không biết có melamin trong đó , thế là lỗi bạn hay lỗi nhà sản xuất ?
    Khi người bán biết hàng độc hại mà vẫn bán thì có lỗi không ?

    Đừng đem chuyện thuận mua vừa bán ra để lừa người tiêu dùng nhé !

    [-X[-X[-X[-X[-X[-X
  5. nhahanghoasen

    nhahanghoasen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Mong nó lên 16 mới hòa vốn...Kỳ vọng là 26
  6. mamorio

    mamorio Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Đã được thích:
    8
    @Bạn Thaiduong:

    Khi nền kinh tế một nước mới phát triển thì vì lợi nhuận người ta sẵn sàng làm tất cả để có lợi nhuận cao nhất bất chấp sức khoẻ người tiêu dùng; Điều này thì không chỉ riêng TQ mà VN cũng vậy, bạn cứ thử vào các quán ăn tìm hiểu cách chế biến món ăn của các quán xá thì biết rằng chính người Việt chúng ta mới là những sát thủ không dao (Tôi chỉ lấy một ví dụ nhỏ nhất là dầu ăn thừa từ các khách sạn được dùng lại để chiên các món ăn ở các quán ăn nhỏ hơn - ai cũng biết rằng dầu ăn nếu được chiên đi chiên lại thì chính là nguồn gốc gây ung thư....)

    Còn với hàng hoá TQ, nếu thấy có nghi ngờ thì các cơ quan kiểm dịch, y tế, hải quan, môi trường....để làm cái gì? Những cơ quan này được người dân đóng thuế để làm nhiệm vụ kiểm tra - giám sát hàng hoá nhập khẩu nếu đạt chuẩn an toàn, không nguy hiểm đến sức khoẻ thì mới cho nhập cơ mà?

    Rõ ràng vấn đề ở phía chúng ta (VN) chứ không phải ở họ (TQ). Bạn nên có một cái nhìn thực sự khách quan trên vấn đề này.
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tôi xin dẫn lại bài viết của người khác ở topic Biển Đông để các bạn tham khảo :

    SINH-TU
    Hai bàn tay trắng làm nên nợ nần
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    13:50, 01/06/10


    Được cảm ơn 2881 lần

    [​IMG]Theo đuôi

    [​IMG] 29/08/11, 09:53 #562 Tràn lan đồ chơi Trung Quốc độc hại

    Đã có hàng loạt cảnh báo về đồ chơi, đồ dùng trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc có hóa chất độc hại nhưng trên thị trường nội địa vẫn bày bán công khai.
    [​IMG]
    Nhiều đồ chơi độc hại xuất xứ từ Trung Quốc vẫn được bày bán khắp nơi - ảnh: Đào Ngọc Thạch
    Thế giới cấm, ta thả nổi
    Cuối tháng 5, Tổng cục Thanh tra giám sát chất lượng và kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) cho biết gần 10% trong tổng số 242 mẫu đồ chơi trẻ em (ĐCTE) mà cơ quan này lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên tại nước này có dấu hiệu không an toàn. Có tới 20 đồ chơi trong số này không đạt tiêu chuẩn cho phép, trong đó có 3 sản phẩm bị nhiễm kim loại nặng như chì, crom.



    Lực lượng QLTT TP.HCM đang đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát mặt hàng này. Chỉ trong 1 tuần cuối tháng 5 đội QLTT 3A - TP.HCM đã thu 7.738 cái ĐCTE (hộp ráp đồ chơi, xe, siêu nhân, thú...) do Trung Quốc sản xuất không có hóa đơn chứng từ tại quận 5 và 6.

    Cũng trong tháng 5, Hòa Bình Xanh (Greenpeace) - một tổ chức bảo vệ môi trường hàng đầu thế giới - thông báo các cuộc kiểm tra độc lập của họ đã phát hiện khoảng 70% mẫu ĐCTE được lấy mẫu tại Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, Hồng Kông có chứa chất phthalate (chất được dùng làm tăng độ dẻo, bền của đồ nhựa có khả năng gây biến đổi hoóc-môn, ảnh hưởng đến hệ sinh sản, gây dị tật ở cơ quan sinh dục trẻ em... Mỹ, Canada, châu Âu và nhiều nước đã cấm sử dụng chất này trong sản xuất chất dẻo). Có 19/21 mẫu xét nghiệm cho thấy hóa chất phthalate chiếm hơn 10% trong sản phẩm, thậm chí có một sản phẩm chứa đến 43%. Bất chấp những cảnh báo trên, tại VN, ĐCTE từ Trung Quốc hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn tràn ngập. Khảo sát trên địa bàn TP.HCM, những mặt hàng như xe đạp, ô tô, búp bê, bộ ghép hình, siêu nhân... được bán với giá rất rẻ. Chỉ từ vài ngàn đến vài chục ngàn đồng/sản phẩm ở vỉa hè các tuyến đường Nguyễn Trãi, Điện Biên Phủ, CMT8, Trường Chinh... Dễ nhận thấy nhiều loại sản phẩm giống với các mẫu mà báo chí Trung Quốc đăng tin là có vấn đề về an toàn sức khỏe như nói trên.
    Dạo qua khu vực chợ Bình Tây, vốn được coi là “thủ phủ” của ĐCTE xuất xứ từ Trung Quốc, có thể nhận thấy hàng Trung Quốc "lũng đoạn" thị trường này với đủ loại, kích cỡ, màu sắc... bày bán la liệt từ trong nhà ra tận vỉa hè, tràn xuống cả lòng đường.
    [​IMG]
    Đồ chơi trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc giá rẻ bán tràn lan tại TP.HCM ảnh: Hoàng Việt
    Nguy cơ biến thành “bãi rác độc”
    Ngày 1.6, Trung Quốc đã chính thức cấm dùng chất bisphenol A (BPA - là chất phá hoại nội tiết tố, gây hiệu ứng trong tế bào) trong sản xuất đồ dùng ăn uống cho trẻ sơ sinh, thu hồi các sản phẩm liên quan có chứa chất này.
    Theo ông Đỗ Ngọc Chính - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn tiêu dùng (Cescon - Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN), một khảo sát ngẫu nhiên của trung tâm này trên 16 mẫu bình sữa trẻ em, bình đựng nước uống học sinh bán trên thị trường TP.HCM thì 100% mẫu sản xuất từ Trung Quốc đều chưa rõ về tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa. “Các nhà quản lý và NTD cần đề phòng các nước đã và sẽ cấm lưu thông bình nhựa cho trẻ ăn làm bằng polycarbonate (có chứa BPA) sẽ bán phá giá sản phẩm này sang thị trường nước ta”, ông Chính lưu ý.



    [​IMG] Về nguyên tắc, khi sản phẩm bất kỳ nào đó bị phát hiện có vấn đề ở nước ngoài thì ít nhất chúng ta cũng phải có biện pháp kiểm tra, xử lý. Nhưng hiện tại VN không nhiều tổ chức đủ năng lực kiểm định
    [​IMG]
    Ông Hoàng Lâm, PGĐ Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3​




    Trớ trêu nhất là một số sản phẩm ngoại nhập bị phát hiện hàm lượng độc tố quá cao so với chỉ tiêu quốc tế nhưng VN vẫn không thể thu hồi. Đơn cử như cuối năm 2010, Công ty TUV Rheinland Việt Nam - đơn vị 100% vốn nước ngoài chuyên kiểm định và đánh giá chất lượng sản phẩm độc lập, có trụ sở tại TP.HCM - công bố kết quả kiểm nghiệm, 100% mẫu đồ chơi đĩa bay xuất xứ từ Trung Quốc đang bán trên thị trường VN chứa chất ththalates (gây ảnh hưởng đến gan, thận, gây hại đến thai nhi, gây đột biến...) vượt tiêu chuẩn quốc tế, thậm chí có mẫu cao gấp 5.000 lần. Tuy nhiên đến nay đĩa bay độc hại vẫn... cứ bay! Tiếp sau đó, Lâm Đồng đã phát hiện ly cốc thủy tinh Trung Quốc chứa hàm lượng kim loại nặng cực độc chì, cadimi... vượt chỉ tiêu tham khảo đến vài ngàn lần nhưng với lý do “quy định chưa có” nên đành bó tay. Các cơ quan này đã có văn bản kiến nghị, đề xuất lên cấp bộ, tổng cục. Tuy nhiên, đến nay sản phẩm nói trên vẫn “nhởn nhơ” trên thị trường.
    Ông Hoàng Lâm, PGĐ Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, cho biết: “Về nguyên tắc, khi sản phẩm bất kỳ nào đó bị phát hiện có vấn đề ở nước ngoài thì ít nhất chúng ta cũng phải có biện pháp kiểm tra, xử lý. Nhưng hiện tại VN không nhiều tổ chức đủ năng lực kiểm định các thành phần độc hại hay các yêu cầu về cơ lý trong sản phẩm”.
    Với tình trạng không quản nổi đầu vào và cũng không thu hồi nổi khi phát hiện sản phẩm có nhiễm độc như nói trên, đặc biệt là đối với hàng Trung Quốc, nhiều chuyên gia cảnh báo, VN có nguy cơ biến thành “bãi rác độc” của thế giới. Bởi trên thực tế, các nước châu Âu, Mỹ, Nhật, Canada, ngay cả các nước láng giềng như Malaysia, Singapore đã cấm hoặc kiểm soát nghiêm ngặt hàm lượng các kim loại nặng như cadimi, chì hay BPA... trong sản xuất đồ chơi, đồ dùng trẻ em. Tại VN, việc quản lý một số chất có nguy cơ tổn hại đến sức khỏe người sử dụng vẫn còn lỏng lẻo. Đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa ban hành quy định cấm hoặc quy định cụ thể hàm lượng một số chất như phthalate, BPA... trong sản xuất ĐCTE, bình bú trẻ em, bình đựng nước học sinh...
    Và nguy cơ VN là điểm đến lý tưởng cho các mặt hàng bị thế giới cấm cửa là rất cao.
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Các cơ quan hữu trách kiểm soát không xuể ! Không loại trừ một số cán bộ chức năng ăn xôi chùa nghẹn họng nên bỏ qua khi xử lý sự việc .
    Vậy , là người biết hàng độc hại xuất xứ từ TQ , theo bạn có nên cảnh báo cho cộng đồng biết không ? Hay là nên quảng bá , quảng cáo cho hàng độc hại ?

    Bạn hãy đọc những bài mà tôi vừa dẫn chứng đi ! Ở ngay trên F319 này chứ chẳng đâu xa !

    http://f319.com/home/1447673
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    17:18, 02/06/05


    Được cảm ơn 2883 lần


    [​IMG] 27/08/11, 06:38 #513 Trích:
    phuongxa20 viết lúc 16:40 - 25/08/2011 [​IMG]
    Tẩy chay hàng giày giả da Trung Quốc , chất lượng rất kém lại chứa nhiều độc tố nguy hại ....
    Độc chất trong giày, dép Trung Quốc không rõ nguồn gốc


    Ngay cả những loại giày cao cấp của Trung Quốc có mặt trên các thị trường lớn như Pháp, Ý cũng không đảm bảo chất lượng, an toàn cho người sử dụng, thậm chí còn chứa các hóa chất độc hại gây ung thư.
    Những cáo buộc trên thế giớiTheo hãng tin AFP, Chính phủ Ý cho biết cảnh sát nước này đã tịch thu 1,7 triệu đôi giày da do Trung Quốc sản xuất trong cuộc điều tra “Giày độc” (Toxic Shoes) kéo dài từ tháng 5/2008 đến nay. Những đôi giày này bị “cáo buộc” không chỉ ăn cắp tác quyền của Ý mà còn chứa các hóa chất độc hại. Các kết quả xét nghiệm cho thấy những đôi giày giả Ý này có hàm lượng hexavalent chromium (crom hoá trị sáu) vượt mức cho phép, có thể gây ung thư cho người sử dụng.

    Hệ thống cửa hàng thời trang Etam của Pháp cũng vừa phải thu hồi các đôi giày do Trung Quốc sản xuất sau khi có những trường hợp người sử dụng bị dị ứng nổi ban đỏ, bỏng rát do chất chống ẩm mốc dimethylfumarate có trong giày. Người phát ngôn của Etam trả lời phỏng vấn với AP đã cho biết: “Một khách hàng đã bị eczema nặng ở bàn chân sau khi mang đôi giày Trung Quốc do cửa hàng bán ra. Bác sĩ chuyên khoa da liễu đã kết luận triệu chứng ngứa, nổi mụn và có cảm giác bỏng rát ở bệnh nhân này là do chất dimethylfumarate”.

    Bán “vô tư” ở Việt Nam

    Suốt dọc hai dãy phố Cầu Gỗ, Hàng Dầu có đến cả trăm cửa hàng giày dép, mà chủ yếu là các mặt hàng bình dân, được nhập từ Trung Quốc. Người mua, kẻ bán nườm nượp. Chỉ cần làm một tính toán nhỏ: mỗi cửa hàng bán được vài đôi giày dép mỗi ngày thì tính riêng hai phố này, mỗi ngày cũng tiêu thụ tới tay người tiêu dùng trực tiếp hàng trăm, hàng nghìn đôi giày, dép Trung Quốc. Ấy là chưa kể đến biết bao nhiêu ki - ốt, quầy hàng nhỏ ở khắp các chợ, các xe hàng rong trên hè phố, các vùng quê…
    Đứng một lát giữa ngã tư phố Cầu Gỗ, Hàng Dầu, hay khu bán buôn giày dép, trong chợ Đồng Xuân, trong các gian hàng giày dép chật chội ở chợ Sinh Viên (Dịch Vọng, Cầu Giấy), không ai có thể chịu nổi mùi nhựa, mùi nilon, mùi hoá chất sặc sụa, tích tụ trong không gian chật hẹp, tù túng.

    Dạo qua các quầy hàng này mới thấy được hàng Trung Quốc đủ mọi chất liệu từ hàng da, giả da, nhựa cao su, nhựa tổng hợp… đều có giá giật mình. Một đôi giày nữ thời trang được bà chủ hàng ở chợ Sinh viên quảng cáo là da "xịn" cũng chỉ có giá nói thách là 120.000đ. Thậm chí chỉ với vài ba chục nghìn cũng có thể mua được những đôi “chất lượng không tốt bằng”.
    Người tiêu dùng, khi được hỏi, đều chỉ trả lời là họ quan tâm đến mẫu mã và giá cả. Chất lượng, nếu có ai để ý đến, cũng chỉ là độ bền của sản phẩm và chất liệu mà họ “cảm thấy mềm mại, đi nhẹ và không đau chân là được”. “Chắc là chẳng ai đi mua giày mà lại tìm hiểu xem giày này có chất gì độc hại cho sức khỏe không, mà cái chính là chọn được dáng giày đẹp, và hợp túi tiền”, bạn Nguyễn Thu Hương, sinh viên trường CĐ Sư phạm chia sẻ.

    ThS Nguyễn Thị Thảo, phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội cho biết:

    "Không ít trường hợp do sử dụng giày dép không có chất lượng tốt đã phải vào viện để điều trị đôi chân mẩn đỏ, rất ngứa, thậm chí nổi mụn, chẩy nước và sưng phồng lên”. Bất kỳ loại hóa chất nào khi tiếp xúc với da đều có thể gây nguy cơ viêm da dị ứng tuỳ theo cơ địa người sử dụng. Các hóa chất độc hại như những chất oxy hoá mạnh hay các kim loại nặng thì tác hại đối với sức khoẻ con người là không thể không có khả năng.

    KS Nguyễn Hữu Cường, phó giám đốc Trung tâm Công nghệ thuộc da, Viện nghiên cứu Da giày:
    Tồn dư crom VI trong thuộc da rất độc hại
    Trong kỹ thuật sản xuất da giày, công nghệ thuộc da thường phải dùng crom III - một dạng crom được chế tạo từ crom VI qua phản ứng một chiều. Tuy nhiên, trong quá trình chế tạo, nếu công nghê xử lý không đảm bảo thì rất có thể một lượng crom VI sẽ còn tồn dư lại.
    Crom Vi là một hóa chất kim loại nặng rất độc hại, không thể phân hủy trong đất. Các loại bột crom của Trung Quốc sử dụng không thể khẳng định chắc chắn là còn tồn dư crom VI hay không. Ngoài ra Trung Quốc còn dùng crom VI trong chất màu pigment tạo màu nâu đỏ trong sơn màu cho da giày.
    Để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, trong ngành công nghiệp da dày hiện nay trên thế giới việc sử dụng crom trong thuộc da cũng phải được hạn chế tỷ lệ thấp nhất - khoảng 8%, thay vào đó là các nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên với những chất thuộc da sinh thái như chiết xuất ta- nanh từ thực vật.
    Theo Lê Na
    Nguồn tintuconline.com

    Đọc xong bài này thấy choáng luôn, chắc không bao giờ giám cho con dùng những sản phẩm có xuất xứ Trung quốc. Mà sao nước mình là hàng xóm, khắp nơi tràn lan những sản phẩm Trung quốc gây hại cho dân mà Nhà nước chẳng có biện pháp nào ngăn cấm hay ít ra là kiểm tra độ an toàn của sản phẩm trước khi cho nhập vào bán đầy trên thị trường.


    Dân lao động VN chúng ta không nên hám rẻ với hàng TQ độc hại chất lượng lại kém , được bán đầy dãy tại các lề đường , đề nghị đội quản lý thị trường ra quân gấp .....


    Bà con cần cảnh giác với giầy da giả TQ , do giá gốc rất bèo chỉ 30.000 - 40.000 (do là hàng da giấy giá rẻ hơn da thật đến vài chục lần ) do vậy ở vỉa hè chỉ cần bán giá 60.000 là lãi lớn , giá trị lớn nhất ở da giầy TQ tập trung ở phần đế và mẫu mã và lớp dầu tạo bóng cho lớp da giấy còn bên trong chỉ là lớp cao su rất mỏng được dán thẳng với đế , ở giữa có miếng sắt dẹp giúp định vị , do miếng cao su lót trên quá mỏng và kém chất lượng nên người dùng khi chạm nước thì dễ bị miếng sắt dẹp han gỉ đâm vào chân rất nguy hiểm cho người tiêu dùng , phần khác vì là da giả nên khi mang được một hai lần là giầy tự nới rộng ra....nguy hiểm nhất hiện nay là do siêu lợi nhuận mà giầy da dỏm TQ tràn đầy vào siêu thị , cửa hàng như thế mới chết người tiêu dùng và danh tiếng siêu thị cũng giảm sút , nhất la bà con lao động nông thôn , sáng nay cũng có một số bài báo phản ánh hiện tượng này , Phuong xa xin hỏi các anh quản lý thị trường đang ở đâu mà làm ngơ cho bà bà con lao động ta bị gạt suốt thời gian qua thế

    Hàng dỏm núp bóng xuất khẩu

    Thứ Sáu, 26/08/2011 23:09
    Người bán trộn lẫn quần áo, giày dép Trung Quốc vào hàng xuất khẩu để đánh lừa khách

    Quần áo, giày dép xuất khẩu được một bộ phận người tiêu dùng ưa chuộng vì chất liệu tốt, mẫu mã đa dạng, sang trọng, độ bền cao… “Ăn theo” hàng xuất khẩu thứ thiệt, trên thị trường đang rộ lên nhiều hàng “dỏm”.
    Giày xuất khẩu “made in Trung Quốc”
    Tại một cửa hàng giày dép trên đường Lý Chính Thắng, quận 3 - TPHCM chúng tôi chứng kiến một người mua hàng đem đôi giày mới mua vài ngày đến cửa hàng để mắng vốn. Chị cho biết nhân viên bán hàng ở đây đã khẳng định đôi giày là hàng xuất khẩu 100% nên chị chấp nhận mua với giá 550.000 đồng. Tuy nhiên, mới mang 2 lần đã tróc keo, gót thì kêu lộp cộp, méo mó… Thấy khách bức xúc, ông chủ cửa hàng giải thích rằng không phải tất cả mặt hàng ở cửa tiệm ông đều là hàng xuất khẩu mà có cả hàng Trung Quốc nhưng do nhân viên không biết nên để khách hàng hiểu lầm. Sau một hồi tranh cãi, ông chỉ đồng ý trả lại cho chị 200.000 đồng, xem như bán cho chị đôi giày Trung Quốc giá 350.000 đồng.
    [​IMG]
    Khách hàng chọn mua giày xuất khẩu tại một cửa hàng ở quận 3 - TPHCM
    Chúng tôi ghé một cửa hàng khác cũng ở khu vực này, trước đây chuyên bán giày xuất khẩu nhưng gần đây có thêm nhiều loại giày mẫu mã đa dạng, màu sắc bắt mắt. Chúng tôi hỏi mua một đôi sandal hiệu Zara, chủ cửa hàng chắc giá 500.000 đồng và than thở “Mùa này đi lấy hàng vất vả lắm, vừa tốn kém chi phí lại mất nhiều thời gian nên bán giá đó không hề có lời”. Chúng tôi tò mò hỏi lấy hàng ở đâu mà vất vả thì chị này tiết lộ “hàng lấy ở tận ngoài Hà Nội, nhưng có khi phải lên cửa khẩu Móng Cái mới có!”. Chúng tôi tìm cách thoái thác, không dám bỏ ra 500.000 đồng để mua đôi giày xuất khẩu ở tận… Móng Cái.
    Chị Yến, chủ một cửa hàng chuyên bỏ mối sỉ giày xuất khẩu, cho biết hầu hết cửa hàng, chợ ở TPHCM cũng như Hà Nội đều nhập thêm hàng Trung Quốc về bán do nguồn hàng xuất khẩu ít, giá cao. Nếu không tinh ý và có kinh nghiệm mua hàng xuất khẩu thì người mua khó nhận biết đâu là hàng Trung Quốc, đâu là hàng xuất khẩu thật.
    Hàng trong nước “lên đời”
    Tháng trước, chị Linh, nhà ở quận 6 - TPHCM đến Saigon Square trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 1) mua một cái áo thun màu trắng, có kết chữ và hoa văn phía trước ngực được quảng cáo là hàng xuất khẩu, giá 120.000 đồng. Mới đây, đến khu vực chuyên bán quần áo xuất khẩu trên đường Trương Quốc Dung, quận Phú Nhuận, chị Linh thấy cái áo giống hệt của mình nhưng chất liệu vải, đường may đẹp hơn. Hỏi kỹ người bán hàng, mới biết cái áo chị đang mặc là hàng xuất khẩu “dỏm”. Thời gian gần đây, khách hàng chuộng hàng xuất khẩu, trong khi hàng xuất khẩu không có nhiều nên nhiều nơi đã mua vải, nguyên phụ liệu về “lên hàng” rồi quảng cáo là hàng xuất khẩu cho dễ bán. Ngoài ra, nhiều loại quần áo lấy về từ Trung Quốc, nhái các thương hiệu nổi tiếng rồi gắn mác “Made in Viet Nam” để đánh lừa người tiêu dùng.
    Quản đốc một xí nghiệp may ở quận Bình Tân cho biết trước đây giày dép, quần áo xuất khẩu làm theo đơn đặt hàng của đối tác; nguyên phụ liệu còn dư, hàng tồn, sản phẩm lỗi… công ty cho công nhân may luôn và bán ra bên ngoài. Tuy nhiên, thời gian gần đây nhân công thiếu, chi phí cao cộng với đơn hàng hạn chế, đối tác không giao nguyên phụ liệu dư thừa như trước nên không còn hàng dư, hàng dạt để bán ra bên ngoài.
    Kinh nghiệm chọn hàng xuất khẩu

    Chủ một cửa hàng chuyên bán giày xuất khẩu cho biết hàng xuất khẩu thường là hàng dôi dư, hàng tồn, hàng bị lỗi chút ít và được công ty bán trọn gói nên không có nhiều. Về giá cả, giá giày Trung Quốc rẻ hơn nhưng khi được gắn mác “giày xuất khẩu” thì sẽ được bán bằng giá giày xuất khẩu để khách khỏi nghi ngờ. Giày Trung Quốc luôn có màu sắc bắt mắt, kiểu dáng đa dạng, trẻ trung và có đủ kích cỡ nhưng đặc biệt không có cỡ lớn. Sử dụng hàng Trung Quốc được vài lần sẽ xuống màu, tróc keo và nhanh hư hỏng đế giày. Trong khi đó, hàng xuất khẩu thường không đủ size, kiểu dáng thô nhưng độ bền cao nên được người tiêu dùng ưa chuộng. ​




    Bài và ảnh: PHẠM ĐÌNH
    [Quay lại]
  10. datruc

    datruc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2011
    Đã được thích:
    38
    Từ một topic nói về ICG biến thành một topic chống Tàu, mọi sự là do chủ top !

Chia sẻ trang này