1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Có hay không việc ??olàm giá??? chứng khoán?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi viki, 21/03/2007.

3248 người đang online, trong đó có 65 thành viên. 02:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 1896 lượt đọc và 15 bài trả lời
  1. tarzan_hp

    tarzan_hp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Đã được thích:
    3.497
    Cứ nhìn lại vụ Tây bỏ ra 200 tỉ mua PPC 105 là biết.. người ta bán 40-50 đầy bên Ha mấy tháng trời sao nó kô mua đi....
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Đã được thích:
    0
    Nên có Ủy ban giám sát thị trường chứng khoán ​

    12:41'' 21/03/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Nhìn vào bảng chứng khoán trực tuyến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của QH Dương Thu Hương có thể thấy ngay hiện tượng làm giá. Bà cho rằng, giờ là thời điểm để thành lập Ủy ban giám sát các hoạt động tại thị trường chứng khoán.


    Giám sát không có nghĩa là cản trở
    - Tại Diễn đàn đầu tư Việt Nam lần thứ hai, vừa diễn ra tại Hà Nội, nhiều nhà đầu tư cảnh báo thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam hiện phát triển quá nóng. Bà nhận định như thế nào về điều này?

    - Nói thật là tôi cũng chưa tham gia TTCK nên cũng không đo được độ nóng của nó thế nào. Nhưng qua đọc báo, theo dõi thì đúng là thời điểm này so với lúc chưa có, TTCK đã phát triển một trời một vực.

    Có những lúc cầu quá lớn, cung quá ít làm cho thị trường nóng lên. Lúc nào nhu cầu nhiều mà đáp ứng rất ít thì rõ ràng ai cũng phải tranh mua. Tôi cho rằng, giải pháp tốt nhất hiện nay là hài hoà cung - cầu. Thứ nhất, lựa chọn các DN niêm yết trên thị trường là DN tốt, làm ăn có hiệu quả. Thứ hai, cần nhiều DN như thế. Tôi không mua của anh này được thì mua của anh kia.

    - Theo bà, Chính phủ cần có giải pháp gì để thị trường phát triển một cách ổn định và bền vững?

    - Các cơ quan chức năng nên theo dõi, giám sát chặt chẽ nhưng không có nghĩa là cản trở nó. Cái gì mà đang đúng luật thì cứ để nó phát triển, còn cái gì phát hiện sai thì dừng ngay. Ví dụ, kiểm soát các công ty chứng khoán. Nếu anh có chuyện như giao dịch nội bộ, làm giá, đầu cơ hoặc làm những việc không minh bạch... thì mình phải xem xét.
    Có khi, chỉ nhìn ngay trên bảng chứng khoán trực tuyến tôi thấy cũng có những trường hợp làm giá. Thị trường đang bình thường thế này, tự nhiên có khối lượng đặt mua lớn hoặc thực hiện với khối lượng ít nhưng giá cao vút lên. Đấy là hiện tượng của sự làm giá. Do vậy, sự giám sát thị trường là rất quan trọng. Nếu để một mình thanh tra của Ủy ban Chứng khoán làm việc đấy thì tôi sợ không kham nổi vì việc này rất phức tạp.

    Kinh nghiệm của các nước cho thấy, họ thành lập Ủy ban Giám sát Tài chính Ngân hàng Chứng khoán Bảo hiểm. Đây là ủy ban rất to, vị thế rất lớn, giám sát rất chặt chẽ và có hiệu quả. Giờ mảng nào cũng tự ông thanh tra một mình đi làm thì lực không đủ, năng lực trình độ không đáp ứng được hoặc không sâu sát.

    Rõ ràng, giờ đã đến thời điểm để thành lập Ủy ban đó để giám sát hoạt động của các lĩnh vực này.

    Nhiều nhà đầu tư sẽ phải trả học phí

    - Các nhà đầu tư quốc tế cũng cảnh báo chúng ta về khả năng sụp đổ của TTCK, nhất là khi giá trị của công ty được định giá quá cao so với thực tế và các cổ đông ôm khối lượng cổ phần lớn bán ra sẽ kéo theo dòng chảy vốn. Điều này rất nguy hiểm với TTCK Việt Nam, thưa bà?

    - Vấn đề này còn đang nhiều quan điểm. Người thì bảo thấp, người thì bảo cao nên tôi cũng không có đủ điều kiện đánh giá. Như tỷ số P/E (giá/lợi nhuận) nhiều người bảo 73, người bảo là 33. Cái này phải do những nhà chuyên môn, làm việc ở đó, với số liệu cụ thể tính toán xem nó là bao nhiêu.

    Bạn nói cũng có ý đúng. Có cổ phiếu, tôi không nói cụ thể cổ phiếu nào, thí dụ đơn giá chỉ 1 triệu nhưng có người trả giá gấp 45 lần như thế. Đây có thể là do những nhà đầu tư háo hức, và cổ phiếu khan hiếm quá nên người ta cố mua bằng được.

    Tôi nghĩ rằng đó cũng là những bài học mà nhà đầu tư phải trả học phí. Có thể bây giờ mọi người cứ nghĩ ai có chứng khoán trong tay là giàu có nên cứ lao vào để mua chứ người ta không nghĩ mua với giá nào mới có lãi, mua rồi cứ ngồi chờ nó tăng trong khi nó tăng đến kịch trần rồi.

    - Có những lo ngại rằng nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam vào nhanh mà ra cũng rất nhanh, có thể tạo ra biến động trên thị trường tài chính. Về mặt quản lý Nhà nước chúng ta có giải pháp gì để vẫn thu hút được dòng vốn gián tiếp mà tránh được biến động lớn?

    - Đây là bài toán quá khó, cực khó. Nếu chúng ta dùng biện pháp hành chính như trước kia đã từng làm thì giờ không được nữa rồi, do ta đã hội nhập. Bài toán này thực sự khó trong vấn đề quản lý. Tôi nghĩ Chính phủ, các cơ quan chức năng phải tìm biện pháp rất kinh tế mà lại kiểm soát được sự biến động. Sự kiện chứng khoán năm 1997 ở Thái Lan vẫn là bài học nóng hổi với TTCK Việt Nam.

    TTCK sẽ sớm đi vào ổn định
    - Có ý kiến cho rằng định giá tài sản và kiểm toán ở Việt Nam còn cách xa với các tiêu chuẩn quốc tế, làm cho việc kiểm soát TTCK sẽ khó khăn trong tương lai gần và sau này?

    - Điều đó hoàn toàn đúng. Vai trò kiểm toán phải làm mạnh mẽ hơn. Tất cả các DN, theo Luật, khi niêm yết trên thị trường đều phải kiểm toán. Điều quan trọng là chất lượng kiểm toán cũng phải đảm bảo. Nếu không sẽ rất khó. Kiểm toán của các nước rất nghiêm, trong sáng, minh bạch.

    Kiểm toán chỉ là chứng nhận thực trạng của anh như thế nào để nhà đầu tư cân nhắc khi bỏ tiền. Tôi nghĩ, cũng không nên trách nhà đầu tư vì TTCK quá mới mẻ nên ai cũng xông vào để học. Do vậy, có thể đến năm sau trình độ các nhà đầu tư sẽ lên. Tôi tin rằng vài năm nữa, những người bước vào TTCK sẽ là những nhà đầu tư có kiến thức. Thời điểm này cũng không nên đánh giá nó là bản chất của TTCK Việt Nam mà chỉ là buổi ban đầu. Tự nó sẽ phát triển lên và hoàn thiện hơn.

    - Hiện lượng cung quá thấp nhưng chúng ta mới CPH được 12% giá trị vốn của Nhà nước tại DN. Quá trình CPH có phải là đang quá chậm?

    - Thực ra, trong năm 2006, tiến trình CPH các DN tương đối nhanh và 2007 còn nhanh nữa. Cái gì cũng phải từ từ, nếu hấp tấp đòi đầy đủ ngay, hoàn thiện ngay thì cũng khó. Vấn đề CPH một DN không phải muốn là được mà còn nhiều chuyện bên trong. Quan trọng nhất là làm thế nào không mất tài sản của Nhà nước, định giá tài sản sao cho chuẩn. Việc này rất khó và phải thận trọng.

    Rồi TTCK sẽ vào một thế ổn định, vào một thế gần như là thông lệ. Giờ TTCK đang rất đặc thù Việt Nam: nhà đầu tư thì chẳng được đào tạo, thị trường lúc lạnh thì lạnh nguội, lúc nóng thì nóng rực lên. Nó đang phập phù, đang trên đường đi vào thế ổn định.

    - Xin cảm ơn bà.

    Hà Yên (ghi)
  3. Vu2006

    Vu2006 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Đã được thích:
    0
  4. ntdungpm

    ntdungpm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Chuyện các đại gia làm giá cũng bình thường thôi. Bây giờ ai có tiền là có TẤT CẢ, nó nuôi cả nhân viên đặt lệnh và đặt với KL cực lớn, ai mà chen vào được.
    Ví dụ như nó làm giá thằng HPS (Đá Hòa Phát), một thằng lởm khởm lúc đứng mãi ở 1x mà sau vài tuần nó đã lên 4x rồi. hay như PRU tuần trước đấy.
    Các pác có may mắn thì tát nước thep mưa thôi, còn không thì phải tĩnh kỹ, tránh xa nó ra.
    Chúc ACE mua rẻ, bán đắt.
  5. hinhin2105

    hinhin2105 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/02/2007
    Đã được thích:
    1
    Theo nguồn tin đáng tin cậy từ một vài người bạn chuyên đi điếu đóm cho các đại gia thì thời gian này thị trường đang bị lũng đoạn, thao túng, làm giá bởi 1 nhóm đại gia có số má bởi sắp tới sàn Hostc khớp lệnh liên tục giống sàn HN (chậm nhất là cuối tháng 4) thì việc làm giá sẽ khó khăn hơn nhiều. Các đại gia phải tranh thủ vét nốt một mẻ lưới lớn cuối cùng đấy ạ. Theo đại gia thì sống, chống đại gia thì ...tèo. Các bác khá cẩn trọng, biết ý đại gia rồi thì chạy nhanh đi kẻo không kịp
  6. hinhin2105

    hinhin2105 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/02/2007
    Đã được thích:
    1
    Bác dạy chí phải. Với thằng đá Hoà Phát HPS thì bất cứ ai tìm hiểu thì cũng thấy đúng là siêu tý hon, siêu còi (thậm chí nhiều bác thẳng thắn hơn thì gọi là ...ghẻ lở). Thế mà tăng trần hàng mấy chục phiên. Bên dư mua luôn ở con số hàng triệu có kinh không chứ? Chả phải bàn tay đại gia thò vào đây là gì? Rồi cái quỹ PRUBF1 nữa, tự dưng hôm nào cũng dư mua 5, 6 triệu, cao nhất sàn luôn.

Chia sẻ trang này