Cơ hội cho lòng tham đã tới.........Còn chờ gì nữa???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi VniMaster, 24/11/2008.

2904 người đang online, trong đó có 151 thành viên. 00:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 6066 lượt đọc và 93 bài trả lời
  1. VniMaster

    VniMaster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Đã được thích:
    1
    Bình tĩnh, ung dung nhập hàng và nhìn cả làng chạy loạn. kàkà....tuyệt......
  2. bobylam

    bobylam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Đã được thích:
    1
    "Hastc-Index: Hành trình đi tới? nơi bắt đầu"

    Một đề nghị cần thiết vào lúc này là nên thay đổi cơ chế đấu giá, vừa đảm bảo lợi ích cho Nhà nước, vừa góp phần hỗ trợ TTCK phát triển.

    TTCK đang trải qua giai đoạn khó khăn, nguyên nhân không chỉ do yếu tố vĩ mô mang tính toàn cầu mang lại, mà còn do chất lượng cung hàng. Thay đổi và đa dạng hóa phương thức IPO là một đòi hỏi chính đáng và là bước đi tất yếu của TTCK Việt Nam.

    HASTC-Index 100 điểm: Có phải mốc cũ?

    Báo cáo của CTCK APEC mang tên "HASTC-Index: Hành trình đi tới? nơi bắt đầu" cho thấy, nếu trên TTGDCK Hà Nội (HASTC) chỉ có 6 cổ phiếu như thời điểm ngày 14/7/2005, với HASTC-Index 100 điểm (gồm CID, GHA, HSC, KHP, VSH, VTL - trong đó KHP và VSH đã chuyển sang niêm yết trên HOSE) thì đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/11/2008, HASTC-Index sẽ là 202,34 điểm, thay vì mức 110,09 điểm như thực tế.

    Báo cáo đi đến kết luận, sở dĩ HASTC-Index về mức như hiện nay là do các chứng khoán mới niêm yết đã bị đẩy giá cao ngay từ phiên giao dịch đầu tiên. Hiện nay, không ít mã chứng khoán đã giảm tới hơn 50% so với giá chào sàn như: KKC, VCG, VDL, HUT, XCM, SRA?

    Theo ý kiến của nhiều chuyên gia phân tích, tình trạng đẩy giá lên cao trong phiên giao dịch đầu tiên một phần là do tình trạng làm giá, phần khác là do bản thân những người mua cổ phần ban đầu cũng phải trả cái giá không mấy rẻ. Một đề nghị cần thiết vào lúc này là nên thay đổi cơ chế đấu giá, vừa đảm bảo lợi ích cho Nhà nước, vừa góp phần hỗ trợ TTCK phát triển.

    Cơ chế IPO hiện tại: 2 điểm bất cập

    Thứ nhất là sự bất bình đẳng giữa DNNN và doanh nghiệp tư nhân khi thực hiện IPO. Theo Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành CTCP, trong tình huống doanh nghiệp kết hợp bán bớt phần vốn nhà nước với việc phát hành thêm thì phần thặng dư vốn cổ phần sau khi trừ đi các chi phí và nghĩa vụ theo quy định, doanh nghiệp chỉ được giữ lại vốn cổ phần theo mệnh giá và % thặng dư vốn phát hành theo % vốn điều lệ của lượng phát hành mới.

    Trong khi đó, nếu một doanh nghiệp không phải doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện IPO kết hợp chào bán thêm vốn mới thì chủ sở hữu cũ chỉ thu được số tiền tương ứng với phần bán cổ phần của họ ra bên ngoài, thặng dư vốn từ phát hành mới hoàn toàn để lại doanh nghiệp.

    Nhiều ý kiến cho rằng, điều này là hợp lý, vì DNNN được hưởng rất nhiều lợi thế mà không dễ gì tính toán thành tiền trong định giá doanh nghiệp. Dù vậy, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao nhưng cuối cùng họ chẳng được hưởng gì từ phần chênh lệch đã góp. Bên cạnh đó, một điều rõ ràng mà chúng ta thấy là có sự đối xử phân biệt giữa các doanh nghiệp và không logic về mặt tư duy tài chính.

    Thứ hai, mức độ đại chúng chưa cao. Ngay trong khái niệm IPO (phát hành lần đầu ra công chúng) đã thể hiện mục tiêu bán ra công chúng. Nhưng hiện nay có sự hiểu lầm rằng, đã IPO thì phải đấu giá, điều này vô tình cản trở các doanh nghiệp trong việc linh hoạt lựa chọn phương án IPO.

    Không ít tổ chức nước ngoài đã góp ý kiến về việc Việt Nam nên thay đổi cách thức đấu giá IPO. Bởi lẽ, việc đấu giá như hiện nay chưa làm tăng mức độ đại chúng và không có tác dụng hỗ trợ TTCK thứ cấp.

    Với việc nhà đầu tư bỏ giá đấu quá cao và giá trúng chính là mức giá bỏ (thay vì mức giá trúng đấu giá thấp nhất như nhiều nước áp dụng) sẽ làm tăng tình trạng bỏ giá cao để "làm giá" và bỏ cọc. Khi cổ phiếu giao dịch trên TTCK thứ cấp, nguy cơ giảm giá là khó tránh khỏi.

    Thống kê tại HASTC cho thấy, phần lớn các cuộc đấu giá thu hút đông đảo nhà đầu tư tham gia là những cuộc đấu giá được tổ chức vào giai đoạn TTCK đi lên hoặc đó là những công ty "đại gia". Điều này thể hiện mối liên hệ giữa diễn biến TTCK và sự thành công của các cuộc đấu giá. Diễn biến giá cổ phiếu sau khi niêm yết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Index của thị trường.

    Bên cạnh đó, với mức độ đại chúng càng lớn, càng có nhiều nhà đầu tư tham gia thì TTCK mới có cơ hội phát triển. Giai đoạn đấu giá PVFC, không ít nhà đầu tư kêu ca: công tác tuyên truyền của chúng ta quá kém.

    Cung hàng ngày một lớn mà lượng nhà đầu tư tham gia thì nhỏ giọt, chưa kể những nhà đầu tư cũ bị mất tiền do giá chứng khoán giảm. Nếu cứ tăng bán cổ phiếu mới, đương nhiên nhà đầu tư cũ sẽ phải bán cổ phiếu mà họ đang sở hữu khi muốn mua cổ phiếu mới, khi đó, thị trường không giảm mới là lạ!

    Phó tổng giám đốc một CTCK phụ trách tư vấn tài chính doanh nghiệp chia sẻ: ở nước ngoài, sau mỗi đợt IPO thì doanh nghiệp có hàng trăm, hàng ngàn cổ đông, chứ đâu chỉ có vài chục, thậm chí là 1, 2 cổ đông mới như hiện nay! Vậy thì làm sao thị trường có thể ngày một lớn mạnh được?

    Theo ông Nguyễn Vũ Quang Trung, Phó giám đốc HASTC, nếu áp dụng biện pháp bán cổ phần mới theo cơ chế đăng ký ghi sổ (book building) thì sẽ có lợi cho doanh nghiệp và thị trường.

    Trước hết, Nhà nước chủ động kiểm soát được nguồn thu về từ bán cổ phần, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào diễn biến thị trường. Thứ hai, điều này cũng giúp doanh nghiệp điều chỉnh hợp lý mức giá bán để đảm bảo thành công tối đa cho đợt chào bán.

    Với việc áp dụng hình thức mới này, nhà đầu tư có thể sẵn sàng trả mức giá cao, nhưng với điều kiện việc định giá phải được tiến hành theo phương thức hiện đại, khoa học và chính xác bởi một tổ chức định giá có uy tín.

    Các chuyên gia cho rằng, khi đó có thể bỏ việc Nhà nước thu cả phần thặng dư vốn cổ phần từ phần phát hành thêm của doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa, vì mọi đặc lợi của doanh nghiệp đã phản ánh hết vào giá trị doanh nghiệp trong định giá.

    Theo Bùi Sưởng
    ĐTCK
  3. zerotohero

    zerotohero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Đã được thích:
    0
    Hinh nhu bac nay noi dung day, chi la co do tre thoi se co 1 trend
  4. tl_nguyenhn

    tl_nguyenhn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Đã được thích:
    10
    Đâu, phân tích đâu?

    Em ngu dốt, éo hiểu biết, bác phân tích cho em với, vì sao phải lên tàu, vì sao hả bác?
  5. dung1954

    dung1954 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Vì dưới ga đang có chiến dịch truy gom !!!
  6. VniMaster

    VniMaster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Đã được thích:
    1
    Đợi đến lúc các bác nhận ra thì mọi chuyện đã xong roài........rõ chán
  7. giaingan

    giaingan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Đã được thích:
    1
    Bác quả là cao thủ, đã nhận ra ý đồ của BBS và Tay Lông , mời bác cốc bia
  8. VniMaster

    VniMaster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Đã được thích:
    1
    Thank. Bia mát quá.......
  9. saolinh80

    saolinh80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/11/2007
    Đã được thích:
    0
    từ mai em nhúc nhắc lên tầu cùng bác
    xin bác thuyền trưởng cho e 1 chỗ VIP nhé
  10. VniMaster

    VniMaster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Đã được thích:
    1
    khàkhà.....lại tranh nhau mua rồi........

Chia sẻ trang này