Cơ hội đầu tư PHR

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi PHR, 12/12/2019.

5350 người đang online, trong đó có 531 thành viên. 20:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 127410 lượt đọc và 742 bài trả lời
  1. PHR

    PHR Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2019
    Đã được thích:
    7.802
    VSIP III có thể đem về cho Phước Hòa hơn 1.700 tỷ đồng
    HoSE: PHR), đơn vị này đã ký hợp đồng với Công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP) để bồi thường và hỗ trợ thiệt hại khi Phước Hòa bàn giao 691 ha để VSIP thực hiện dự án VSIP III theo phê duyệt của Chính phủ.

    Theo đó, VSIP bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cây cao su do thanh lý sớm với giá bình quân 1,3 tỷ đồng/ha, tương ứng tổng giá trị 898,3 tỷ đồng. Số tiền này dự kiến chi trả trong hai năm 2019 và 2020, bắt đầu từ tháng 9/2019.

    VSIP sẽ chia cho Phước Hòa được 20% lợi nhuận từ hoạt động cho thuê đất. Trong mọi trường hợp, lợi nhuận VSIP chia cho Phước Hòa sẽ không thấp hơn 1,2 tỷ đồng/ha (tính trên diện tích 691 ha), đồng nghĩa với việc Phước Hòa sẽ nhận không thấp hơn 829,2 tỷ đồng. Số tiền này VSIP sẽ chia cho Phước Hòa theo tiến độ cho thuê đất.

    Ngoài ra, VSIP trả tiền đền bù cho Phước Hòa đối với tài sản khác trên đất (bao gồm đường giao thông, mương, cống, vật kiến trúc, điểm giao nhận mủ, hồ chứa, nhà đội ...) theo phương án đền bù được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt.

    Bên cạnh hai bên đang thống nhất những điều khoản cuối cùng để ký hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong đó Phước Hòa sẽ góp 20% vốn điều lệ vào dự án VSIP III và được chia lợi nhuận theo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của toàn bộ dự án.

    Ngày 10/9, thông tin từ Phước Hòa cho biết công ty đã thống nhất phương án hợp tác đầu tư và bàn giao đất để thực hiện dự án khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2 và dự án VSIP III. Với Nam Tân Uyên 2, UBND tỉnh Bình Dương đã thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án, đồng thời Trung tâm phát triển quỹ đất Bình Dương đã ký quyết định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Phước Hòa và Nam Tân Uyên đang rà soát các điều khoản để 2 bên chính thức ký kết hợp đồng bồi thường ngay trong tháng 9. Mức bồi thường và hỗ trợ thiệt hại vẫn như phương án cũ là 2,5 tỷ đồng/ha.

    Ngày 22/7, Phước Hòa ban hành nghị quyết về việc thành lập công ty con để thực hiện dự án KCN Tân Lập I, huyện Bắc Tân Uyên. Tiến độ dự án theo thông báo hôm 11/9 của Phước Hòa là đang khẩn trương theo kế hoạch. Công ty phối hợp cùng đối tác và đơn vị tư vấn để thực hiện lập dự án, quy hoạch, báo cáo đánh giá môi trường… để trình các cấp có thẩm quyền và Chính phủ phê duyệt dự án. Theo kế hoạch, công ty sớm nhất sẽ trình Chính phủ phê duyệt và triển khai dự án từ đầu năm 2020.
    CaiBang, CDbenly125TTTBngoc thích bài này.
  2. SAOTHAIDUONG

    SAOTHAIDUONG Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    1.342
    Topic này hay nè. Cho đăng ký hộ khẩu thường trú nghen chủ top
    PHR thích bài này.
  3. TTBngoc

    TTBngoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/09/2008
    Đã được thích:
    4.925
    Nếu ngày mai PHR đóng phiên tăng, sẽ có phân kỳ dương khả năng là tạo đáy.
    Nếu không tăng, chúng ta hy vọng có thể mua được ở mức giá thấp hơn tương đối nữa :p
    Mỗi 1 phiên cổ phiếu giảm giá, tôi thực sự cảm thấy vui mừng và biết ơn những người đang bán ra.
    Khi cổ phiếu tăng tôi lại lúng túng không quyết định được có nên mua hay chờ tiếp.
    PHR thích bài này.
  4. PHR

    PHR Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2019
    Đã được thích:
    7.802
    VN sẽ trở thành công xưỡng mới của thế giới
    Năm thứ tư liên tiếp xuất khẩu cán mốc kỷ lục

    Cập nhật: 16:49 | 12/12/2019





    TBCKVN - Sau 11 tháng năm 2019, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 55,6 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm trước...
    [​IMG]
    Người Việt bán hàng trên Amazon có tốc độ tăng trưởng hàng đầu châu Á
    [​IMG]
    Hà Nội: Thu hơn 4.434 tỷ đồng từ chống buôn lậu và gian lận thương mại
    [​IMG]
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Tại buổi Họp báo thường kỳ ngày 12/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu của nước ta đạt 241,7 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2018, đạt chỉ tiêu 7 - 8% của Quốc hội giao; kim ngạch nhập khẩu đạt 230,7 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đầu năm ước đạt 241,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 74,72 tỷ USD, tăng 18,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) ước đạt 166,7 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ.

    Tỉ trọng của khối doanh nghiệp trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung cũng tăng lên mức 30,95% so với 29,16% của 11 tháng năm 2018.

    “Với tiến độ như hiện nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ vượt mốc 500 tỷ USD vào nửa sau tháng 12/2019. Đây là năm thứ tư liên tiếp xuất khẩu cán mốc kỷ lục”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay.

    Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 55,6 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là thị trường EU đạt 38 tỷ USD, giảm 2,3%; Trung Quốc đạt 37,4 tỷ USD, giảm 0,6%; thị trường ASEAN đạt 23,4 tỷ USD, tăng 2,4%; Nhật Bản đạt 18,6 tỷ USD, tăng 7,6%; Hàn Quốc đạt 18,4 tỷ USD, tăng 10,1%.
    Hàng hóa Việt Nam đã tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới từ việc tận dụng các FTA đã có hiệu lực và đang tiếp tục đàm phán, ký kết. Nhất là khi cộng đồng doanh nghiệp tận dụng tốt hơn cơ hội từ các FTA sẽ là yếu tố tích cực thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hóa. Đặc biệt, cùng với việc không ngừng cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp hoạt động đã và đang là động lực rất lớn trong việc phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng như thu hút mở rộng đầu tư và xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, một vấn đề được lãnh đạo Bộ Công Thương nhắc đến là nguy cơ hàng hóa Trung Quốc có thể qua Việt Nam lẩn tránh thuế vào thị trường Mỹ trong đó, điển hình là ngành gỗ của Việt Nam với sự tăng đột biến về trị giá xuất nhập khẩu của mặt hàng gỗ dán.

    “Để hạn chế tình trạng trên, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 22/2019/TT-BCT ngày 12/11/2019 quy định về việc tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất sang Mỹ. Mục tiêu nhằm tăng cường quản lý xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ để phòng tránh gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, dẫn tới nguy cơ Mỹ có thể áp dụng các biện pháp siết chặt quản lý đối với gỗ dán xuất khẩu của Việt Nam, tác động tiêu cực đến sản xuất trong nước”, Thứ trưởng cho hay.
  5. PHR

    PHR Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2019
    Đã được thích:
    7.802
    VN vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trên khắp thế giới
    Đối thoại để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư tại Việt Nam

    Cập nhật: 17:07 | 12/12/2019





    Chiều 12/12, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ (ACAPR) và Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã tổ chức hội nghị đối thoại cấp cao về đề tài cải thiện môi trường đầu tư và thương mại Việt Nam.
    [​IMG]
    Bản tin bất động sản chiều ngày 12/12: Nguồn cung nhà ở năm 2019 bằng một nửa năm 2017
    [​IMG]
    Sắp lên đô thị loại I, phố núi Pleiku hút nhà đầu tư BĐS
    [​IMG]
    Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Hoàng Anh
    Đây là hội nghị lần thứ 4 của Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng với doanh nghiệp. Hội nghị hôm nay có sự tham dự của nhiều đại biểu là lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu, đại diện bộ, ban, ngành để cùng thảo luận về những thách thức đối với hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cũng như các giải pháp cải cách TTHC thuận lợi cho nhà đầu tư quốc tế tại Việt Nam.Dự buổi đối thoại có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng; Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam Nicolas Audier...

    Cắt giảm thực chất, "cởi trói" cho doanh nghiệp

    Theo ông Nicolas Audier, Chủ tịch EuroCham tại Việt Nam, hội nghị đối thoại cho thấy Chính phủ Việt Nam đang rất nghiêm túc trong việc xây môi trường đầu tư và thương mại hấp dẫn và cởi mở, ghi nhận những ý tưởng và đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu.

    Cũng theo Chủ tịch EuroCham tại Việt Nam, cuộc đối thoại này là một tín hiệu tích cực tại thời điểm quan trọng trong quá trình phê chuẩn Hiệp định Thương mai Tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA). Việc thể hiện rằng Việt Nam sẵn sàng mở cửa và hỗ trợ giải quyết những thách thức mà các doanh nghiệp châu Âu hoạt động tại Việt Nam đang đối mặt là rất quan trọng trong bối cảnh Nghị viện châu Âu dự kiến sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu vào đầu năm tới.

    Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, Việt Nam là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh với hơn 90 triệu người tiêu dùng, lực lượng lao động trẻ, năng động, sáng tạo. Theo công bố của Diễn đàn kinh tế thế giới tháng 9 vừa qua, chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Việt Nam tăng 10 bậc, từ vị trí thứ 77 lên thứ 67/141 nền kinh tế và xếp thứ 7 trong khu vực ASEAN.

    Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thời gian qua rất quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế -xã hội đất nước, trong đó, thúc đẩy mạnh mẽ cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

    Đối với cắt giảm điều kiện kinh doanh, năm 2019, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét, sửa đổi bổ sung Luật Đầu tư, trong đó có đề xuất bãi bỏ, sửa đổi và bổ sung một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện để bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Chính phủ cũng đã ban hành 3 Nghị định để tiếp tục cắt giảm thêm 106 điều kiện kinh doanh, nâng tổng số điều kiện kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa từ năm 2018 đến nay lên tới 3.451/6.191 điều kiện kinh doanh.

    Về cải cách kiểm tra chuyên ngành, Chính phủ đã chính thức cắt giảm 6.776/9.926 dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành, giúp tiết kiệm hơn 12 triệu ngày công, tương đương trên 5.440 tỷ đồng/năm .Theo tính toán, việc cắt giảm này giúp tiết kiệm hơn gần 6 triệu ngày công, tương đương hơn 893,9 tỷ đồng mỗi năm.

    Trong năm 2019, Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành phải đánh giá độc lập kết quả cắt giảm điều kiện kinh doanh từ năm 2018 và tiếp tục rà soát, trình Chính phủ bãi bỏ, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh không rõ ràng, không cụ thể, không khả thi và công bố đầy đủ các điều kiện kinh doanh đã được bãi bỏ, đơn giản hóa.


    Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, để hoạt động cắt giảm điều kiện kinh doanh thực chất hơn và thật sự đi vào cuộc sống, “cởi trói” cho doanh nghiệp, Chính phủ sẽ căn cứ trên những tiêu chí rõ ràng để đánh giá các điều kiện kinh doanh và tính toán việc cắt giảm, đơn giản hóa. Từ tiêu chí đó, các bộ, ngành có phương án cắt giảm phù hợp và cũng là cơ sở để kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện cắt giảm điều kiện kinh doanh trên thực tế, bảo đảm việc cắt giảm điều kiện kinh doanh mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp.

    Để tiếp tục cải cách toàn diện, thực chất hơn hoạt động kiểm tra chuyên ngành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cải cách mạnh mẽ thủ tục hải quan theo hướng điện tử hóa, hướng tới hải quan điện tử, phù hợp chuẩn mực quốc tế; thống nhất một đầu mối là cơ quan hải quan là thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu (trừ các mặt hàng liên quan đến an ninh, quốc phòng, kiểm dịch), bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm.

    Đối với phát triển chính phủ điện tử, thời gian qua, Việt Nam đã có những thành tựu bước đầu nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với các cơ quan hành chính nhà nước mà còn giúp thay đổi căn bản mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

    Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, các hội nghị đối thoại doanh nghiệp mà Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC tiến hành là một trong những nội dung nhằm triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để cải cách các cơ chế, chính sách, TTHC nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ các rào cản, khó khăn vướng mắc trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh, cắt giảm chi phí, gia tăng hiệu quả hoạt động.Cởi mở, thẳng thắn để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

    Chính vì vậy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP mong rằng, tại hội nghị các đại biểu sẽ trao đổi cởi mở, thẳng thắn, cầu thị và đồng lòng đề xuất những giải pháp tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Bộ trưởng đề nghị các đại biểu nêu cụ thể các khó khăn vướng mắc đang là cản trở lớn với phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, các rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Về phía lãnh đạo các bộ, cơ quan sẽ lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, trao đổi trực tiếp vào từng vấn đề với tinh thần thẳng thắn, không né tránh.

    Từ những đối thoại này, VPCP và các cơ quan liên quan sẽ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng xem xét những điều chỉnh hợp lý trong thời gian tới.

    Cuộc đối thoại thường niên này là hoạt động mới nhất trong chuỗi các hoạt động giữa cộng đồng doanh nghiệp châu Âu với Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng và VPCP.

    [​IMG]
  6. MunMin_15

    MunMin_15 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2019
    Đã được thích:
    1.155
    Mừng topic mới.
    Chúc các bác sức khỏe và luôn kiên định.
    PHR thích bài này.
  7. dautu6688

    dautu6688 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2018
    Đã được thích:
    716
  8. PHR

    PHR Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2019
    Đã được thích:
    7.802
    Nhận định về việc phr chi tạm ứng cổ tức hơi bất thường chia làm ba đợt 10/2/3/4. Tôi chia sẽ với các bạn thế này.
    Năm 2019 là năm mà phr đề ra kế hoạch 5 năm (2020-2025) mỗi năm ln sau thuế>1000 tỷ. Năm 2019: 900 tỷ. Cổ tức tối thiểu 40%. Đây là năm bản lề của kế hoạch 5 năm khi phr tập trung chuyển hướng sxkd từ cao su sang tập trung phát triển kcn. Lđ cty rất kỳ vọng với hướng đi mới. Tự tin đề xuất mức chi ctuc bằng tiền cao nhất từ trước đến nay.
    Đến hết quý 3/2019. Tại bctc riêng. Lũy kế lnst đạt 429 tỷ. Tiền và tương đương >500 tỷ
    Ln quý 4 này ước đạt 170 tỷ (chưa tính nhận khoản bồi thường 700 tỷ từ NTC), trong đó
    Ln gộp từ cao su 50 tỷ, cổ tức 40 tỷ, thanh lý cây 80 tỷ. Lnst quý 4 khoảng 141 tỷ. Tổng lnst 4 quý đạt 570 tỷ.
    Giả sử cty ko nhận đc 700 tỷ của ntc quý 4 thì sao đây.
    =>cty khó có thể chi ứng 30% bằng tiền đợt 1/2019. Lý do. 30% tương đương cty phải chi 405 tỷ. Ln 2019 còn lại chỉ 165 tỷ.
    Theo đại hội cổ đông 2019. Cty phải trích lập tối thiểu 20% quỹ đt phát triển tương đương 114 tỷ. Ln còn lại chưa phân phối còn 165-114=51 tỷ.
    Vậy thì cty chỉ còn trích đc 10% quỹ khen thưởng và phúc lợi, trong khi đề ra tối thiểu 20%. Năm 2018 trích quỹ này 17%
    => Chắc chắn sẽ ko có cổ tức đợt 2.
    Thông thường các cty xác định ko thể hoàn thành kế hoạch thì phải điều chỉnh kế hoạch để đảm bảo phân phối ln cho đúng với tình hình kinh doanh cũng như đảm bảo phúc lợi cho cán bộ nhân viên.
    Nhưng đến hiện cty vẫn chưa thay đổi kế hoạch thì chúng ta khẳng định cty phải hoàn thành kế hoạch bằng mọi giá vì đây là năm bản lề quan trọng trong kế hoạch 5 năm của cty cũng như tập đoàn gvr khi chuyển sàn, bán vốn nhà nước.
    => Cty hoàn thành tối thiểu 100% kế hoạch.
    Hiện tại ntc đã chuẩn bị sẵn sàng tiền chuyển cho phr trên tk thanh toán rồi. Chuyển đủ 863 tỷ luôn. Tức là 713 tỷ, quý 3 đã chuyển 150tỷ rồi.
    Tại sao cty phải chi ứng làm 3 đợt mà ko phải 1 đợt trong khi cty vẫn có đủ tiền và hoàn thành đúng kế hoạch?
    Tôi thông tin thêm. Lãnh đạo cty cân nhắc rất thận trọng việc chi ứng 30% vừa rồi, trong khi tập đoàn chỉ đạo chi tối thiểu 45%.
    Như tôi đã phân tích. Nếu cty ko hoàn thành thì khó có thể chi ứng đợt 1 30% chứ chưa nói đến 45%. Việc chi ứng 3 đợt là để cty dự phòng các khoản đầu tư vào đầu năm 2020 cũng như cân đối nguồn tiền về trong quý 1/2020. Trong đó góp vốn 20% dự án vsip 3, góp vốn dự án Tân Lập I với đối tác Đài Loan...
    Trên đây là vài chia sẽ với phrers
    color8x, TTBngocMunMin_15 thích bài này.
  9. CDbenly125T

    CDbenly125T Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2018
    Đã được thích:
    1.009
    "..Năm 2019 là năm mà phr đề ra kế hoạch 5 năm (2020-2025) mỗi năm ln sau thuế>1000 tỷ. Năm 2019: 900 tỷ. Cổ tức tối thiểu 40%..."

    Theo KHKD đã công bố là 1246 tỷ trước thuế --> 1034 tỷ ST (-17% thuế TNDN).

    Vậy là không đạt KH sao bác @PHR ?
  10. TTBngoc

    TTBngoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/09/2008
    Đã được thích:
    4.925
    Việc chi trả cổ tức chia làm nhiều đợt liên quan đến phân bổ dòng tiền chứ không liên quan đến LNST các bạn ạ.
    Phải khách quan nhìn nhận rằng PHR chưa có dư dả tiền mặt như nhiều công ty KCN khác. Nhưng điều đó không thành vấn đề vì tiền nhiều thì tài sản khác giảm đi thôi mà.
    PHR thích bài này.

Chia sẻ trang này