Cơ hội đầu tư PHR

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi PHR, 12/12/2019.

5385 người đang online, trong đó có 539 thành viên. 20:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 127410 lượt đọc và 742 bài trả lời
  1. PHR

    PHR Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2019
    Đã được thích:
    7.802
    Thái Lan mạnh tay phá bỏ diện tích cao su
    Thứ Bảy, 7/12/2019, 22:19
    Khánh Lan
    (TBKTSG Online) - Đầu tuần này, Thái Lan đã thông qua kế hoạch giảm 21% diện tích trồng cao su trên toàn quốc, đồng thời nâng giá xuất khẩu cao su tăng gấp ba lần trong vòng 20 năm.

    [​IMG]
    Nông dân đi thăm vườn cao su ở huyện Muang, tỉnh Trang, Thái Lan. Ảnh: Bangkok Post
    Thái Lan là nước sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, đóng góp đến 40% nguồn cung toàn cầu. Tuy nhiên trong những năm gần đây, đời sống của nông dân trồng cao su ở nước này gặp khó khăn khi giá cao su giảm mạnh do nhu cầu bên ngoài suy yếu.

    Phó phát ngôn viên chính phủ Thái Lan, Rachada Dhnadirek, cho biết để kích giá cao su tăng và ổn định thu nhập của công dân, chính phủ đã phê duyệt các mục tiêu phải đạt được vào năm 2036 so với năm 2016, bao gồm giảm 21% diện tích trồng cao su từ 3,73 triệu hecta xuống còn 2,94 triệu hecta; tăng giá trị xuất khẩu cao su tự nhiên và các sản phẩm cao su từ 8,28 tỉ đô la lên 26,5 tỉ đô la mỗi năm.


    Chính phủ nước này cũng đề ra mục tiêu nâng sản lượng cao su trung bình trên mỗi rai (0,16 hecta) thêm 65% và tăng mức tiêu thụ cao su trong nước từ 13,6% lên mức 35% tổng sản lượng cao su mỗi năm.

    Hiện nay, nhiều nông dân Thái Lan đang chặt bỏ cây cao su và chuyển sang trồng cây sầu riêng để tận dụng nhu cầu khổng lồ từ Trung Quốc. Thái Lan là nước duy nhất được phép xuất khẩu trực tiếp sầu riêng nguyên trái sang Trung Quốc.

    Kế hoạch giảm diện tích trồng cao su được Thái Lan thông qua giữa lúc hoạt động xuất khẩu của nước này bị tác động nặng nề do các căng thẳng thương mại trên toàn cầu và đồng baht tăng giá mạnh.

    Thái Lan đẩy mạnh xuất khẩu cao su trong những tháng gần đây sau khi hợp tác với Indonesia và Malaysia, hai nước thành viên khác trong Hội đồng Cao su quốc tế ba bên (ITRC), để giảm sản lượng xuất khẩu khẩu cao su từ tháng 5 đến tháng 9. Thỏa thuận hợp tác này đã giúp ITRC giảm xuất khẩu 441.848 tấn cao su, vượt xa mục tiêu ban đầu 240.000 tấn.

    Tuần trước, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit cho hay, gần đây Thái Lan đã ký được các hợp đồng xuất khẩu cao su với trị giá 34 triệu baht (1,13 tỉ đô la).

    Giá cao su giao ngay trên thị trường quốc tế phục hồi mạnh mẽ trong những tháng ITRC hạn chế xuất khẩu nhưng bắt đầu giảm nhanh từ cuối tháng 9, quay trở lại các mức giá hồi đầu năm.

    Hôm 5-12, ITRC thông báo tổ chức này đang cân nhắc hạn chế xuất khẩu cao su trở lại để bình ổn giá. ITRC cho biết sản lượng cao su toàn cầu trong năm 2019 có thể giảm 800.000 tấn do các đợt bùng phát dịch nấm pestalotiopsis (gây rụng lá), các điều kiện thời tiết thất thường và do nông dân trì hoãn khai thác mủ cao su vì giá quá thấp.

    ITRC đặc biệt lo ngại về diễn biến lây lan nhanh của dịch nấm pestalotiopsis và những thiệt hại do dịch bệnh này gây ra. ITRC cũng bày tỏ lo lắng trước tình hình giá cao su ảm đạm, có thể ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân trồng cao su.

    Bệnh nấm pestalotiopsis đã ảnh hưởng đến 380.000 hecta cao su ở Indonesia, 52.000 hecta cao su ở Thái Lan và 5.000 hecta ở Malaysia. Tại một số khu vực trồng cao su ở Thái Lan, dịch này khiến sản lượng mủ giảm đến 50%. Căn bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Malaysia vào năm 1975, bùng phát trở vào năm 2016, ban đầu là ở vùng Sumatra của Indonesia, rồi sau đó lan rộng ra các nước trồng cao su khác ở Đông Nam Á.

    Tháng trước, Thái Lan đã thử nghiệm sử dụng thiết bị bay tự hành (drone) để phun thuốc trừ sâu ở một số diện tích cao su bị bệnh nấm pestalotiopsis. ITRC cảnh báo, dịch bệnh này có thể làm suy giảm sản lượng cao su từ 70-90%.

    Hiệp hội Cao su quốc tế (IRC) cho biết một trong những lý do khiến dịch này này lây lan nhanh là sức đề kháng của cây cao su quá yếu sau nhiều năm bị nông dân bỏ bê do giá cao su quá thấp.

    Theo Reuters, The Nation
  2. Arya1202

    Arya1202 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2010
    Đã được thích:
    193
    Bài này có thời nào rồi bác. Có chặt cây cao su thì giá có lên đ.c đâu bạn
  3. Arya1202

    Arya1202 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2010
    Đã được thích:
    193
    Đối với cp cao su và dạng như PHR thì P/E 9 là quá đắt bạn. Chỉ là lãi đột biến là không duy trì được cao. Hết đột biến thì lợi nhuận sụt giảm. Giao dịch của PHR nó đang thể hiện là như vây. tt không bao giờ sai cả.
  4. letran2016

    letran2016 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2015
    Đã được thích:
    556
    Dpr hôm nay cũng tăng dữ!
  5. MunMin_15

    MunMin_15 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2019
    Đã được thích:
    1.155
    DPR ngày mai là GD không hưởng quyền nhận 5k đồng cổ tức, chi trả 30.3.2020.
    Tuy nhiên nguồn tiền trả cổ tức của DPR lấy từ LN lũy kế từ trước đến nay chứ năm 2019 thì không đủ (chắc cũng do bị ép phải chia cao), cho nên là câu chuyện tương lai 2020 có còn tăng trưởng để chia cao được như vậy nữa không lại khiến nhà đầu tư phải tốn nơ-ron.
    PHR tiềm năng và câu chuyện còn dài, tuy vậy từ giờ đến ngày lăn chốt tôi đoán giao dịch rất khó chịu. Ai lăn chốt mới có ăn. Ai muốn ăn xổi là mất phần.
    PHR thích bài này.
  6. PHR

    PHR Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2019
    Đã được thích:
    7.802
    Tôi thấy bạn ko hiểu về phr nhiều và cả cái chứng vịt này. Bạn phải tìm hiểu thêm nhé. Phr là vỏ cao su, hồn công nghiệp rồi
    CDbenly125T thích bài này.
  7. SAOTHAIDUONG

    SAOTHAIDUONG Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    1.342
    VN sẽ là công xưởng của thế giới. Bình Dương sẽ là công xưởng của VN. BCM và PHR sẽ là công xưởng của Bình Dương, suy ra PHR sẽ là công xưởng của thế giới.
  8. Arya1202

    Arya1202 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2010
    Đã được thích:
    193
    Nếu vậy thì bạn nói cho tôi hiểu, nếu PHR tốt vậy thì giá trên thị trường phản ánh cái gì. Bạn bảo bg nó là đáy của 3 tháng trước đâu có nghĩa là nó ko phá tiếp. Với việc gd kiểu này tôi nghĩ 1-2 phiên nữa, PHR sẽ lại phá đáy 51 để xuống tiếp. Còn Vỏ cao su hay hồn Công nghiệp thì có lẽ 3 năm tới PHR mới biết đ.c thế nào. Còn hiện tại bg tôi đang thấy mức giá này phản ánh hết kỳ vọng vào doanh nghiệp rồi.
  9. PHR

    PHR Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2019
    Đã được thích:
    7.802
    Tôi thấy bạn quan tâm phr thì tôi thấy bạn nhìn vào cơ cấu doanh thu và ln 9t đầu năm ko đến từ cao su mà chủ yếu là thu nhập khác và từ khu công nghiệp. Hiện tại cty đã sở hữu trực tiếp và gián tiếp cả ngàn hecta kcn. Năm 2020 tiếp tục tăng diện tích kcn. Cty đã định hướng kế hoạch 2019-2025 tập trung chuyển 10k đất cao su sang kcn, đô thị, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao.
    Media viết đầy ra đó. Bạn tìm hiểu đi.
    Còn thị trường ko phải lúc nào cũng phán ánh đúng giá trị doanh nghiệp.
    SAOTHAIDUONG thích bài này.
  10. CDbenly125T

    CDbenly125T Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2018
    Đã được thích:
    1.009
    Chắc FLC, ROS... phù hợp tiêu chí của bạn.
    Bạn bán hết PHR đi, nó xấu lắm rồi, sang tuần phá đáy 50 đấy. Nhá!
    TT không bao giờ sai, chỉ có những thằng dốt mới không nhận ra cơ hội.

    Lúc VCS giá 63 (T5/2019) cũng nhiều thằng phán như bạn hôm nay, mình chỉ lặng lẽ ôm vào.
    Lúc TV2 giá 140-170 (chưa chia) cũng vậy...

    Thôi nhá, bán hết đi và đầu tư vào FLC, ROS cho "ngon, ăn bằng lần"kkk.

Chia sẻ trang này