CƠ HỘI ĐẦU TƯ x3 tài khoản

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tranlocvnd, 18/07/2022.

7890 người đang online, trong đó có 1089 thành viên. 14:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 59975 lượt đọc và 331 bài trả lời
  1. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.872
    ngon lành hè, múc
    vantruong15 thích bài này.
  2. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.872
  3. Tranlocvnd

    Tranlocvnd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2019
    Đã được thích:
    111
    [​IMG]

    Cafe F cập nhật thông tin ITC, P.E hiện tại còn 5x. Nếu định giá theo RNAV, NPV ....giá trị hợp lý ITC ở 4x
    --- Gộp bài viết, 04/08/2022, Bài cũ: 04/08/2022 ---
    kieuphong1996 thích bài này.
  4. Tranlocvnd

    Tranlocvnd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2019
    Đã được thích:
    111
    Khuyến nghị mua cổ phiếu ITC với giá mục tiêu 27.400 đồng/CP

    CTCK BIDV (BSC)

    Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế trong 9 tháng đầu năm 2021 của Công ty cổ phần Đầu tư - Kinh doanh nhà (ITC – sàn HOSE) đạt lần lượt 350 tỷ đồng (tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái) và 62 tỷ đồng (giảm 11%) đóng góp chủ yếu từ công tác triển khai kinh doanh căn hộ tại Terra Royal.

    Các dự án đã hoàn thành nhưng chưa ghi nhận doanh thu trong nhiều năm như KDC Long Phước, Cao ốc Thịnh Vượng có tín hiệu tích cực trong năm 2021 khi đã bán/chuyển nhượng được một phần với biên lợi nhuận cao.

    Luận điểm đầu tư: ITC đang giao dịch tại mức định giá hấp dẫn so với các doanh nghiệp cùng ngành.

    Bên cạnh đó, công tác triển khai thi công các dự án trọng điểm đúng tiến độ và tín hiệu tích cực từ các dự án tồn đọng đã lâu.

    BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế trong năm 2021 của ITC lần lượt đạt 705 tỷ đồng (giảm 24% so với năm trước) và 137 tỷ đồng (tăng trưởng 1%),EPS fw = 1.724 đồng và P/E fw=13.0, P/B fw= 1.1.

    Chúng tôi khuyến nghị muamã cổ phiếu ITCvới giá mục tiêu27.400 đồng/CP, upside +26,8% so với giá ngày 26/11/2021 theo phương pháp P/B và mức chiết khấu vào giá 20%.
  5. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.872
    ngon lành, múc
  6. Tranlocvnd

    Tranlocvnd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2019
    Đã được thích:
    111
    Lịch sử giá cổ phiếu ITC và những thông tin cần biết
    Không lâu sau khi lên sàn, giá cổ phiếu ITC giảm rất mạnh. Sau khi tạo đáy, giá cổ phiếu ITC dần hồi phục và tăng trưởng cho tới tận cuối năm 2021.
    [​IMG]
    Lịch sử giá cổ phiếu ITC và những thông tin cần biết
    Cổ phiếu ITC là của công ty nào?
    Cổ phiếu ITC của Công ty Cổ phần Đầu tư - Kinh doanh nhà và được giao dịch trên sàn HoSE.

    Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Đầu tư - Kinh doanh nhà
    Vốn điều lệ: 797.262.940.000 đồng

    Trụ sở chính: 18 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đakao, Quận 1, TP. HCM

    Điện thoại: (028) 3823 0256 – 3822 5985 – 3910 5960 – 3910 5961

    Fax: (028) 3829 3764

    Website: www.intresco.com.vn

    Email: intresco@intresco.com.vn

    Quá trình hình thành và phát triển
    Công ty Cổ phần Đầu tư - Kinh doanh nhà tiền thân là doanh nghiệp nhà nước Đầu tư - Kinh doanh nhà thuộc Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn TNHH MTV được cổ phần hóa theo Quyết định số 23/2000/QĐ-TTg ngày 18/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ.

    Ngày 29/11/2000, Công ty đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty và chính thức đi vào hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần vào tháng 1/2001.

    Ngày 19/10/2009, Niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM.

    Tháng 11/2020, tăng vốn điều lệ công ty lên 797.262.940.000 đồng.

    Ai là người đang nắm giữ nhiều cổ phiếu ITC nhất?
    Khối lượng cổ phiếu ITC đang được niêm yết trên sàn HoSE là 87.654.427 cổ phiếu.

    Cổ đông sở hữu nhiều cổ phiếu ITC nhất hiện nay là Công ty Cổ phần Thiết kế Kiến trúc Tương Lai với 21.635.726 cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 24,81%. Cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu ITC thứ hai là Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn - TNHH MTV với tỷ lệ sở hữu 16,26% và tiếp theo là Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn Việt với tỷ lệ sở hữu là 4,78%.

    Lịch sử giá cổ phiếu ITC qua các năm
    Lịch sử giá cổ phiếu ITC
    [​IMG]
    Lịch sử giá cổ phiếu ITC. Nguồn đồ thị: TVSI
    Giá cổ phiếu ITC có biến động khá trồi sụt kể từ khi được giao dịch trên sàn HoSE. Giá cổ phiếu ITC tăng khi mới lên sàn rồi giảm cho đến giữa tháng 1 năm 2012 thì chạm đáy. Kể từ đó, giá cổ phiếu ITC có xu hướng tăng giảm đan xen với biên độ mạnh. Từ giữa tháng 7 năm 2021, giá duy trì xu hướng tăng cho đến cuối năm 2021 rồi đảo chiều giảm mạnh.

    Giá cổ phiếu ITC cao nhất là bao nhiêu?
    Giá cổ phiếu ITC cao nhất là 28.250 đồng/cổ phiếu vào ngày 29/04/2010 (tính theo giá điều chỉnh).

    Giá cổ phiếu ITC thấp nhất là bao nhiêu?
    Giá cổ phiếu ITC thấp nhất là 4.350 đồng/cổ phiếu vào ngày 13/01/2012 (tính theo giá điều chỉnh).

    Có nên mua cổ phiếu ITC hay không?
    Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư - Kinh doanh nhà
    Năm 2020, ITC vượt mức kế hoạch 10% doanh thu và tăng 100% so với năm 2019. Lợi nhuận vượt 17% so với kế hoạch và tăng hơn 21% so với năm trước.

    Năm 2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của ITC lần lượt đạt 776 tỷ đồng và 132 tỷ đồng, giảm 16% và 2,6% so với năm 2020.

    Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu ITC?
    Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu ITC tại ngày 11/03/2022 là 18.100 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 1.810.000 đồng/lần mua.

    Định hướng phát triển của ITC
    Đầu tư phát triển các dự án bất động sản theo hướng đa dạng hóa có chọn lọc các sản phẩm phù hợp với từng thời kỳ phát triển của thị trường, cùng với phương thức kinh doanh đa dạng và dịch vụ chuyên nghiệp.

    Mở rộng các hình thức huy động vốn, tăng cường hợp tác đầu tư với các đối tác trong và ngoài nước để đảm bảo nguồn lực tài chính, học tập kinh nghiệm, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư và chất lượng quản trị doanh nghiệp.

    Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân sự trung và cao cấp, củng cố công tác quản trị công ty theo hướng chuyên nghiệp để đáp ứng mục tiêu phát triển và nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

    Nguồn: vietnamfinance.vn
  7. Tranlocvnd

    Tranlocvnd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2019
    Đã được thích:
    111
    Khi loạt “ông lớn” Vingroup, Sun Group, Novaland, Him Lam, Bitexco...cùng đi xây nhà ở xã hội


    Lãnh đạo hàng loạt tập đoàn lớn như Vingroup, Sun Group, Him Lam, Bitexco, Becamex...đã đồng loạt cam kết đồng hành cùng Chính phủ thực hiện đề án hoàn thành xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội vào năm 2030.


    Tại Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết tính đến nay, cả nước, đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân, quy mô xây dựng khoảng 156.000 căn, với tổng diện tích hơn 7,79 triệu m2.

    Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Bộ sẽ chủ trì lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng 1 triệu căn hộ cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2022-2030.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị báo cáo tóm tắt về triển khai thực hiện và đề xuất giải pháp thúc đẩy chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

    Đứng trước mục tiêu này, nhiều lãnh đạo tập đoàn hàng đầu Việt Nam như Vingroup, Novaland, Sun Group, Him Lam, Bitexco... bày tỏ sẵn sàng tham gia, đồng hành cùng với Chính phủ thực hiện nhiệm vụ này.

    Cụ thể, đại diệnTập đoàn Vingroup, Chủ tịch HĐQT Vinhomes Phạm Thiếu Hoa cho biết: “Tập đoàn phấn đấu 5 năm tới sẽ đầu tư500.000 căn nhà ở xã hội”.

    Đại diệnTập đoàn Novalandcũng cho biết, sẵn sàng nhận nhiệm vụ đầu tư xây dựng200.000 căn hộ nhà ở xã hộitại các tỉnh thành phía nam và trọng tâm là TP.HCM.

    Ông Dương Công Minh, Chủ tịchTập đoàn Him Lamcũng sẵn sàng đăng ký tham gia 75.000 căn hộ nhà ở xã hộitừ nay đến năm 2030. Đây là quỹ đất mà doanh nghiệp đã có.

    Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng quản trịTập đoàn Sun Group Đặng Minh Trường cùng với Chủ tịch Chủ tịch Tập đoàn BitexcoVũ Quang Hội…cho biết cũng đều sẵn sàng tham gia vào mục tiêu hoàn thành 1 triệu căn nhà ở xã hội vào năm 2030.

    Kiến nghị gỡ nút thắt xây dựng nhà ở xã hội Chủ tịch HĐQT Vinhomes đề xuất: “Chủ doanh nghiệp có đất hoặc thu mua đất làm nhà ở xã hội xin được cơ chế chỉ định thầu, chứ không đấu thầu, còn các chỉ tiêu do cơ quan nhà nước phê duyệt”.

    Ông Hoa cho hay, liên quan đến vấn đề quy hoạch, hiện nay tất cả đề án có nhà ở xã hội liên quan đến các chỉ tiêu mới về diện tích nhà ở xã hội từ 25-70 m2. Do vậy tất cả các đề án quy hoạch, quy hoạch chi tiết 1/500 phải điều chỉnh lại vì sẽ tăng chỉ tiêu dân số, tăng cả tiện ích xã hội, tiện ích hạ tầng xã hội,… Điều này dẫn đến phải điều chỉnh quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết, nhưng nếu làm sẽ rất lâu.

    “Chúng tôi đề nghị Chính phủ vào cuộc, cho phép song song với các địa phương điều chỉnh quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết thì cho phép doanh nghiệp tài trợ hoặc tham gia vào điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 các dự án nhà ở xã hội để đẩy nhanh tiến độ, còn các chỉ tiêu, quy hoạch về dân số, hạ tầng do các cơ quan nhà nước phê duyệt chứ doanh nghiệp không gia vào việc này”, ông Hoa đề xuất.

    [​IMG]
    Chủ tịch HĐQT Vinhomes - Phạm Thiếu Hoa đề xuất doanh nghiệp có đất hoặc thu mua đất làm nhà ở xã hội xin được cơ chế chỉ định thầu, chứ không đấu thầu

    Ngoài ra, hiện nay thủ tục phê duyệt dự án nhà ở xã hội rất lâu. Qua thông tin của các sở, ngành là tối thiểu 600 ngày hoặc dài hơn. Vị này cho rằng, cần rút ngắn xuống từ 90 đến 120 ngày để các địa phương công bố các đề án, dự án nhà ở xã hội, các doanh nghiệp tham gia nộp hồ sơ. Song song với đó, chính quyền thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết 1/500, với tinh thần rút ngắn thủ tục hành chính, có cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các nhà đầu tư làm nhà ở xã hội.

    Tại hội nghị, ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sun Groupcũng đặt ra vấn đề quy định của Luật Nhà ở thì đối tượng mua nhà ở xã hội gồm 10 đối tượng là cá nhân mua nhà ở xã hội đã hạn chế nguồn cầu về nhà ở xã hội.

    Do vậy, đại diện Sun Group kiến nghị mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội đối với tổ chức (có thể là doanh nghiệp) mua nhà ở xã hội để cho cá nhân, người lao động có thu nhập thấp thuê mua hoặc thuê dài hạn hoặc bán cho người lao động của chính doanh nghiệp đó mà có nhu cầu với giá ưu đãi.

    [​IMG]
    Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sun Group Đặng Minh Trường kiến nghị mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội.

    Mặt khác, trường hợp địa phương đã bố trí quỹ đất dành cho nhà ở xã hội đảm bảo nhu cầu của địa phương, thì cũng mong các bộ, ngành xem xét không cần bố trí thêm quỹ đất nhà ở xã hội đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị. Đối với trường hợp này, doanh nghiệp được phép đóng tiền sử dụng đất phải nộp đối với quỹ đất 20% nhà ở xã hội, đồng thời, phân quyền cho địa phương là cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

    Còn Chủ tịch Tập đoàn Bitexco Vũ Quang Hội cho rằng nếu có chính sách hữu hiệu thì trong vòng chỉ 2 năm là giải quyết được cơ bản về nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp.

    Ông Hội cũng băn khoăn các đối tượng được đưa ra ở hội nghị chỉ ghi là nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân. Tuy nhiên, ở thời điểm này, nền kinh tế tri thức gắn với các khu công nghệ cao rất nhiều. Chính vì vậy, đối tượng được thuê mua nhà cần mở ra là trí thức, kỹ sư, chuyên gia kỹ thuật, chuyên gia cao cấp… Chúng ta mở rộng đối tượng để xây các khu nhà cao cấp hơn, để các chuyên gia có thể thuê dài hạn hoặc thuê-mua.

    "Chúng tôi cam kết đóng góp phát triển quỹ nhà nhưng nhà nước cần có cơ chế chính sách để doanh nghiệp thực thi một cách dễ dàng, không để quá nhiều đầu mối, đi gặp quá nhiều các cơ quan… Chính phủ nên nghiên cứu để đưa vào 1 đầu mối, chỉ 1 cơ quan đưa ra quyết định", ông Hội đề xuất.

    [​IMG]
    Chủ tịch Tập đoàn Bitexco Vũ Quang Hội: Cần nâng chính sách cũ thành chính sách mới để hỗ trợ cho các đối tượng, toàn bộ người dân đều vào cuộc.

    Ông Dương Công Minh, Chủ tịch Tập đoàn Him Lam cho rằng, quan trọng nhất trong mục tiêu phát triển nhà ở xã hội phải có tiêu chuẩn, quy chuẩn và có chính sách để hỗ trợ người dân phát triển thì mới nhanh được, đáp ứng được nhu cầu đại đa số, lại giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

    Những dự án nhà ở thương mại nhưng có 20% nhà ở xã hội, như vậy rất nhỏ lẻ và manh mún, bất cập. Nên quy hoạch khu vực nhà ở xã hội tập trung. Các địa phương cần có quy hoạch riêng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Trong khu công nghiệp, cũng không thuần túy là nhà ở công nhân mà còn các đối tượng làm việc trong khu công nghiệp, cũng đều phải được tính toán, quy hoạch trong đấy.

    [​IMG]
    Ông Dương Công Minh, Chủ tịch Tập đoàn Him Lam đề xuất nên quy hoạch khu vực nhà ở xã hội tập trung.

    Sau khi nghe báo cáo và phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng chủ trì, xây dựng đề án đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp trong giai đoạn từ nay tới năm 2030, hoàn thành ngay trong tháng 8 này.

    Để xây dựng và triển khai đề án này, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố báo cáo trước ngày 15/8 về các dự án nhà ở xã hội đang triển khai, các vị trí đất đã có chủ trương xây dựng nhà ở xã hội nhưng chưa triển khai, lập kế hoạch triển khai cho thời gian tới với số lượng dự án, căn hộ cụ thể từ nay tới năm 2030 để bảo đảm nhu cầu địa phương. Chính phủ sẽ nghiên cứu, tổng hợp, giao kế hoạch cụ thể.

    "Các doanh nghiệp đã đăng ký đầu tư, xây dựng trên 1,2 triệu căn hộ từ nay tới năm 2030, cần nói đi đôi với làm, không để người dân mất niềm tin", Thủ tướng yêu cầu.
  8. Tranlocvnd

    Tranlocvnd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2019
    Đã được thích:
    111
    Rất nhiều tin tốt cho ITC


    100 dự án công ở TP HCM chưa giải ngân đồng nào
    Bảy tháng qua có đến 100 dự án đầu tư công tại thành phố có tỷ lệ giải ngân bằng 0, trong đó hầu hết công trình này đều vốn trên 200 tỷ đồng.

    Thông tin được ông Lê Trương Hải Hiếu, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND TP HCM đưa ra tại cuộc họp kinh tế - xã hội trên địa bàn 7 tháng đầu năm, sáng 4/8. Tỷ lệ giải ngân của TP HCM hiện chỉ đạt 26%, thấp hơn bình quân cả nước là 5%, trong khi mục tiêu giải ngân cả năm của địa phương này là 95%.

    "Tốc độ giải ngân rất chậm, có tới 100 dự án tỷ lệ giải ngân bằng 0, 12 dự án giải ngân dưới 10%", ông Hiếu nói.

    [​IMG]
    Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP HCM Lê Trương Hải Hiếu nêu kết quả giám sát đầu tư công, sáng 4/8. Ảnh:HMC

    Trong khi đó, Giám đốc Kho bạc Nhà nước TP HCM Nguyễn Hoàng Hải cho biết việc giải ngân chậm nằm ở nhóm dự án được bố trí vốn lớn, trên 200 tỷ đồng. Các dự án giải ngân 0 đồng chủ yếu do Ban Quản lý Dự án Công trình dân dụng và công nghiệp làm chủ đầu tư.

    Cụ thể, dự án xây Bệnh viện Nhi đồng TP HCM được bố trí vốn 1.000 tỷ đồng nhưng kéo dài từ 2019 đến nay chưa giải ngân được đồng nào; dự án đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật cụm y tế xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh (277 tỷ đồng); Trung tâm triển lãm TP HCM (350 tỷ)... cũng tương tự.

    Nhiều dự án lớn của Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông có tỷ lệ giải ngân dưới 10% như: hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, vốn bố trí 200 tỷ, mới giải ngân 9,3 tỷ (5%); nút giao An Phú 375 tỷ, giải ngân 14 tỷ (4%); vệ sinh môi trường thành phố giai đoạn 2 bố trí 1.990 tỷ, giải ngân 73 tỷ (4%)...

    Theo ông Hải, hàng tháng, hàng quý, Kho bạc Nhà nước đều có văn bản nhắc nhở các chủ đầu tư, yêu cầu nộp hồ sơ thanh toán từng phần theo quy định. Tất cả hồ sơ gửi đến Kho bạc được giải quyết đúng hạn 100%, tuy nhiên, đến nay số hồ sơ hoàn thành gửi về vẫn rất ít.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Kho bạc Nhà nước TP HCM, báo cáo tại cuộc họp sáng 4/8. Ảnh:HMC

    Lý giải nguyên nhân tỷ lệ giải ngân thấp, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Trần Văn Bảy cho biết do việc thẩm định giá bồi thường chậm trễ, chủ yếu ách tắc ở khâu của quận huyện. Nguyên nhân do vướng mắc trong pháp lý của dự án và khâu thuê đơn vị thẩm định giá có khó khăn.

    "Thẩm định giá dự án bồi thường thù lao không nhiều, trách nhiệm lớn, lại không có chế tài nào để ép các công ty thẩm định giá nên địa phương loay hoay tìm tư vấn", ông nói và cho biết sở này đã giới thiệu nhiều đơn vị có năng lực, thậm chí "cầu cứu" Bộ giới thiệu tư vấn, nhưng khi thành phố tiếp cận thì các doanh nghiệp này cũng lấy lý do từ chối.

    Bên cạnh đó, nhiều quận huyện chậm bồi thường tái định cư dẫn đến giá thời điểm bồi thường chênh lệch so với giá thẩm định khiến người dân phản ứng. Tuy nhiên, các trường hợp này lại không có cơ sở pháp lý để thẩm định lại, vì giá thời điểm thẩm định hoàn toàn đúng. Ngoài ra, còn một điểm nghẽn khác là thiếu nền tái định cư do người dân không chịu tái định cư bằng căn hộ, dù quỹ nhà có sẵn.

    [​IMG]
    Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi kết luận cuộc họp, sáng 4/8. Ảnh:HMC

    Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi yêu cầu từ nay đến cuối năm các sở ngành phải có giải pháp đẩy nhanh giải ngân đầu tư công. Ông nhận định Sở Quy hoạch và Kiến trúc cũng có phần trách nhiệm vì chậm lập quy hoạch phân khu 1/500 bởi nhiều dự án chậm do vướng mắc này.

    "Ví dụ như các dự án đã ký kết trong hội nghị xúc tiến đầu tư vào Hóc Môn - Củ Chi hồi tháng 4, đến nay "công việc không chạy" do chưa phù hợp quy hoạch", ông Mãi nói, đồng thời đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư khi lập kế hoạch đầu tư công 2023 cần rút kinh nghiệm, tránh tình trạng "không có tiền thì kêu nhưng có tiền lại làm rất chậm".
  9. Tranlocvnd

    Tranlocvnd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2019
    Đã được thích:
    111
    CTCP ĐẦU TƯ - KINH DOANH NHÀ (HSX: ITC) CANH MUA 17 Giá mục tiêu: 21.000 VND Upside: 24 % Giá hiện tại 16.900 đ/cp Khoảng giá 52w 10.154 – 18.200 P/E 17.16 EPS 4 quý gần nhất 1.008 đ BVPS Q2/2019 22.638 đ CTCP Thiết kế kiến trúc Tương Lai TCT Địa ốc Sài Gòn Khác Diễn biến giá Agriseco – Chăm lo gieo trồng đồng vốn của bạn Kết quả kinh doanh 2018 %yoy TTM %yoy Doanh thu thuần 622 3,7% 487 -21,7% Lợi nhuận gộp 103 -12,0% 94 -8,7% LN HĐKD 77 -0,0% 60 -22,1% LNTT 85 1,2% 67 -21,2% LNST 82 2,5% 69 -15,9% Giao dịch khối ngoại CƠ HỘI ĐẦU TƯ • Công ty Cổ phần Đầu tư - Kinh doanh Nhà (Intresco) tiền thân là Doanh nghiệp nhà nước được sớm cổ phần hóa từ những năm 2000. Công ty tích lũy được quỹ đất sạch khu vực nội đô thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Trong một vài năm tới, công ty sẽ tích cực khai thác giá trị tiềm năng của các mảnh đất này. Ngoài ra, ITC cũng đặt ra các định hướng dài hạn khác bên cạnh phát triển bất động sản nhà ở, là phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng và điện mặt trời. • Năm 2019, ITC hoàn thành các hạng mục cuối cùng để bàn giao dự án Terra Royal tại Quận 3, tp Hồ Chí Minh và Quý 4. Đây là cao ốc căn hộ - khách sạn tọa lạc tại khu đất vàng 2 mặt tiền Lý Chí Thắng và Nam Kỳ Khởi Nghĩa với tổng mức đầu tư gần 2000 tỷ. Dự kiến khu căn hộ của dự án này mang lại cho ITC 200 tỷ lợi nhuận cho năm nay. Danh mục dự án gối đầu của Intresco cũng khá dồi dào. Công ty bắt đầu triển khai kinh doanh dự án căn hộ cao ốc Terra Flora (Nhơn Trạch, Đồng Nai). Quỹ đất còn lại sẽ được phát triển trong tương lai bao gồm Khu Dân cư Tương Bình Hiệp (Bình Dương) 19.3 ha, KDC Star Village 55 ha tại Nhà Bè, KDC Intresco 6A Bình Chánh. • Công ty bắt đầu khởi sắc trong hoạt động kinh doanh vài năm trở lại đây khi tích cực triển khai các dự án bất động sản. ITC có cơ cấu tài chính tương đối lành mạnh, trả cổ tức bằng tiền thường xuyên. RỦI RO Hiệu quả các dự án bất động sản là một dấu hỏi khi công ty chỉ ghi nhận biên gộp tương đối thấp dưới 15% ở các dự án trước đó. KHUYẾN NGHỊ Intresco với bề dày lịch sử đã tích lũy được quỹ đất lớn và đang được tích cực khai thác trong năm nay. Năm 2019 là điểm rơi lợi nhuận của ITC khi bàn giao dự án đất vàng Terra Royal tại Quận 3 tp. Hồ Chí Minh, cũng như tiến hành triển khai các dự án quan trọng khác như Terra Flora, KDC Tương Bình Hiệp… Tuy nhiên bên cạnh rủi ro ngành bất động sản, các dự án Intresco ghi nhận biên lợi nhuận khá thấp và chưa xứng tầm với tiềm năng. Định giá RNAV phù hợp cho ITC ở mức 21.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn thị giá 24%. Cổ phiếu ITC đang điều chỉnh nhưng vẫn giữ trend tăng giá, cho vị thế mua an toàn để hướng về nhịp vượt đỉnh ngắn hạn qua vùng 18.
  10. nhandoigiatri

    nhandoigiatri Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/10/2019
    Đã được thích:
    17.127
    Cụ này trong tổ lái rồi. Quá đẳng cấp
    :-bd

Chia sẻ trang này